ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 675/QĐ-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 11 tháng 04 năm 2013 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT CỐ ĐÔ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Thi đua Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua Khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Xét đề nghị của Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh và Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế xét tặng Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Bãi bỏ các quy định trước đây của Ủy ban nhân dân tỉnh về xét tặng Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô trái với Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT CỐ ĐÔ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 675/QĐ-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2013 của Ủy ban Nhân dân tỉnh)
Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế (viết tắt là Giải thưởng VHNT Cố đô).
1. Giải thưởng VHNT Cố đô là giải thưởng Nhà nước cấp tỉnh, được xét 05 năm một lần cho những tác phẩm, công trình sáng tạo văn học nghệ thuật tiêu biểu, có giá trị nhằm biểu dương những hoạt động văn học nghệ thuật, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; khuyến khích, đẩy mạnh hoạt động văn học nghệ thuật phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân trên địa bàn tỉnh;
2. Cơ quan thường trực của Ban tổ chức Giải thưởng VHNT Cố đô đặt tại Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh;
Điều 3. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này áp dụng đối với những tác phẩm, công trình sáng tạo, nghiên cứu, lý luận phê bình văn học nghệ thuật thuộc các lĩnh vực âm nhạc, kiến trúc, múa, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, văn học, văn nghệ dân gian của các tác giả, nhóm tác giả trong địa bàn tỉnh; thời gian kể từ ngày 01 tháng 04 của năm đầu kỳ giải thưởng đến ngày 31 tháng 03 của năm cuối kỳ giải thưởng.
2. Đối tượng áp dụng
a) Cá nhân, tập thể, tổ chức đang sinh sống, làm việc trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có tác phẩm, công trình đảm bảo các điều kiện theo quy định được quyền đăng ký tham dự giải thưởng;
b) Các tác giả đang trong thời gian thi hành một trong những hình thức xử lý do có hành vi vi phạm pháp luật theo quy định thì không được đăng ký tham gia.
1. Việc xét tặng Giải thưởng VHNT Cố Đô được tổ chức theo nguyên tắc công khai, công bằng, minh bạch và chính xác;
2. Các tác giả có tác phẩm, công trình đạt giải thưởng được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận kèm tiền thưởng theo mức thưởng của mỗi loại giải thưởng (trong đó tác phẩm dịch thuật được hưởng 80% theo giá trị mỗi loại giải thưởng); số lượng và mức tiền thưởng của mỗi loại giải thưởng do Ban Tổ chức giải thưởng đề xuất, trình Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt.
1. Ngân sách địa phương (cấp qua tài khoản của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh);
2. Tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước; các nguồn hợp pháp khác.
Điều 6. Cơ cấu, nhiệm vụ của Ban tổ chức và Hội đồng xét tặng giải thưởng
1. Cơ cấu thành phần Ban Tổ chức:
Ban tổ chức Giải thưởng VHNT Cố đô do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT, gồm:
a) Trưởng ban: một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Các Phó Trưởng ban:
- Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT (Phó Ban trực);
- Giám đốc hoặc một Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
c) Thành viên: mời lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; lãnh đạo Sở Tài chính, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Thi đua Khen thưởng tỉnh...;
d) Thư ký: Chánh Văn phòng Liên hiệp các Hội VHNT.
2. Cơ cấu thành phần và số lượng thành viên Hội đồng xét tặng giải thưởng:
a) Hội đồng xét tặng Giải thưởng VHNT Cố đô gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, thư ký và các thành viên, được cơ cấu thành 09 Hội đồng, gồm: 08 (tám) Hội đồng sơ khảo chuyên ngành theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Quy chế này và 01 (một) Hội đồng chung khảo.
b) Các thành viên được mời tham gia Hội đồng xét tặng giải thưởng phải là những người hoạt động trên lĩnh vực văn học nghệ thuật có uy tín trong nước, khu vực và trong tỉnh:
- Thành viên Hội đồng sơ khảo do Ban Chấp hành các Hội chuyên ngành thành viên giới thiệu. Số lượng thành viên của mỗi Hội đồng sơ khảo do Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh ra quyết định thành lập, tùy thuộc vào từng chuyên ngành để cơ cấu số lượng phù hợp nhưng tối đa không quá 07 người/Hội đồng;
- Hội đồng chung khảo do Trưởng Ban tổ chức Giải thưởng VHNT Cố đô quyết định thành lập. Thành phần, số lượng thành viên Hội đồng chung khảo do Ban Chấp hành Liên hiệp các Hội VHNT giới thiệu nhưng tối đa không quá 13 người và phải có đại diện của cơ quan quản lý nhà nước về văn học nghệ thuật trên địa bàn tỉnh.
c) Thành viên Ban tổ chức, Hội đồng sơ khảo và Hội đồng chung khảo là những người không có tác phẩm, công trình đăng ký tham dự giải thưởng; không có người thân là cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em và những người có quan hệ ruột thịt... có tác phẩm, công trình đăng ký tham dự giải thưởng.
3. Nhiệm vụ của Hội đồng sơ khảo và chung khảo:
Hội đồng sơ khảo và Hội đồng chung khảo được thành lập để giúp Ban tổ chức giải thưởng thẩm định, đánh giá chất lượng các tác phẩm, công trình VHNT đăng ký tham dự Giải thưởng VHNT Cố đô theo nguyên tắc dân chủ, khách quan, công bằng, minh bạch và chính xác.
1. Định kỳ 5 năm một lần, Ban tổ chức Giải thưởng VHNT Cố đô công bố Thể lệ quy định về điều kiện, tiêu chuẩn đối với các tác phẩm, cụm (bộ) tác phẩm, công trình, cụm (bộ) công trình đăng ký tham dự giải thưởng; quy định về đối tượng; giới hạn thời gian, thời hạn nhận tác phẩm; số lượng, thời điểm công bố và tổ chức trao giải thưởng...;
2. Sau khi có Thông báo Thể lệ giải thưởng, cơ quan Thường trực giải thưởng có trách nhiệm thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về toàn văn nội dung Thể lệ; đồng thời, tham mưu Trưởng Ban tổ chức Giải thưởng thành lập Tổ giúp việc để giúp Ban tổ chức tiếp nhận, tổng hợp danh sách tác phẩm, công trình đăng ký tham dự giải thưởng theo từng thể loại.
Căn cứ vào bảng tổng hợp của Tổ giúp việc, cơ quan Thường trực Ban tổ chức báo cáo Trưởng Ban tổ chức xem xét cho ý kiến trước khi chuyển cho các thành viên Hội đồng sơ khảo để tiến hành chấm theo từng Hội đồng chuyên ngành.
Đối với những tác phẩm, công trình không đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét tăng theo quy định, cơ quan Thường trực giải thưởng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản, nêu lý do cụ thể cho cá nhân, tổ chức có liên quan được biết;
3. Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Trưởng Ban tổ chức giải thưởng, cơ quan Thường trực của Ban tổ chức có trách nhiệm triệu tập thành viên của từng Hội đồng sơ khảo, thống nhất phương thức chấm và tiến hành chấm sơ khảo, đánh giá, thẩm định tác phẩm, công trình về mặt chuyên môn theo từng loại hình văn học nghệ thuật;
a) Đối với các tác phẩm, công trình thuộc các lĩnh vực văn học, văn nghệ dân gian, lý luận phê bình: Các thành viên Hội đồng tiến hành đọc độc lập để đánh giá, thẩm định, nhận xét, xếp loại tác phẩm, công trình, chấm điểm (bằng phiếu kín), ký vào phiếu nhận xét, chấm điểm và gửi cho cơ quan Thường trực Ban tổ chức tổng hợp trình Trưởng Ban tổ chức giải thưởng trước khi chuyển Hội đồng chung khảo chấm;
b) Đối với các tác phẩm, công trình thuộc các lĩnh vực âm nhạc, múa, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, kiến trúc: Ban tổ chức cùng các thành viên Hội đồng thống nhất phương thức chấm phù hợp với từng loại hình nhưng phải phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và đặc điểm của từng kỳ giải thưởng (có thể tiến hành thảo luận, đánh giá công khai, nhưng việc chấm điểm phải bằng phiếu kín). Kết thúc việc chấm điểm, mỗi thành viên Hội đồng đều phải ký vào biên bản phiên họp xét, thẩm định, chấm điểm của Hội đồng.
4. Sau khi các Hội đồng sơ khảo kết thúc việc chấm vòng sơ khảo, bộ phận Thường trực Ban tổ chức giải thưởng có trách nhiệm lập hồ sơ tác phẩm, báo cáo Trưởng Ban tổ chức giải thưởng về kết quả chấm điểm vòng sơ khảo trước khi chuyển Hội đồng chung khảo chấm vòng chung khảo; phương thức chấm điểm ở vòng chung khảo do Trưởng Ban tổ chức giải thưởng quyết định sau khi trao đổi, thống nhất với các thành viên Hội đồng chung khảo;
5. Điểm chấm của vòng sơ khảo và vòng chung khảo được tính theo thang điểm 10; điểm lẻ khi chấm là 0,25. Nếu điểm của thành viên nào chênh lệch cao hoặc thấp hơn 1 điểm so với điểm trung bình của đa số thành viên Hội đồng thì điểm của thành viên đó sẽ không có giá trị tính điểm. Kết quả điểm sẽ là điểm bình quân của số thành viên Hội đồng còn lại.
Kết thúc việc chấm điểm, mỗi thành viên Hội đồng đều phải ký vào biên bản phiên họp xét, thẩm định, chấm điểm của Hội đồng;
6. Kết quả xét tặng giải thưởng sẽ được Ban tổ chức giải thưởng công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sau 15 ngày kể từ ngày công bố, Ban tổ chức giải thưởng hoàn chỉnh thủ tục, trình Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt.
7. Việc tổ chức Lễ trao thưởng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định trên cơ sở đề nghị của Ban tổ chức Giải thưởng.
Điều 8. Quy định về thể loại, tiêu chuẩn, điều kiện xét tặng
1. Thể loại xét tặng:
a) Âm nhạc: Ca khúc, tác phẩm khí nhạc; công trình nghiên cứu, lý luận phê bình về âm nhạc;
b) Kiến trúc: Bản thiết kế công trình đã được xây dựng; công trình nghiên cứu, lý luận phê bình về kiến trúc;
c) Múa: Kịch bản múa, các tác phẩm múa đã được dàn dựng và công diễn; công trình nghiên cứu, lý luận phê bình về múa;
d) Mỹ thuật: Tác phẩm hội họa, đồ họa, điêu khắc, videoart, sắp đặt, trình diễn; công trình nghiên cứu, lý luận phê bình về mỹ thuật;
đ) Nhiếp ảnh: Ảnh màu, ảnh đen trắng; công trình nghiên cứu, lý luận phê bình về nhiếp ảnh;
e) Sân khấu: Kịch bản sân khấu, vở diễn sân khấu đã được dàn dựng và công diễn; công trình nghiên cứu, lý luận phê bình về sân khấu;
g) Văn học: Tác phẩm thơ, truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, tùy bút, tản văn, truyện dịch, kịch bản văn học...; công trình nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học;
h) Văn nghệ dân gian: Tác phẩm, công trình nghiên cứu, biên khảo; lý luận phê bình về văn nghệ dân gian.
2. Tiêu chuẩn xét tặng:
a) Các tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật tham dự giải thưởng phải là những tác phẩm tiêu biểu, có giá trị cao về nội dung, tư tưởng, chất lượng nghệ thuật, phù hợp bản sắc văn hóa dân tộc, có tác dụng góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc và sự nghiệp văn học nghệ thuật của đất nước, đồng thời đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển tỉnh nhà trong giai đoạn hội nhập và phát triển;
b) Các tác phẩm văn học nghệ thuật phản ánh về đề tài đất nước, con người quê hương Thừa Thiên Huế; ưu tiên các mảng đề tài lịch sử, cách mạng kháng chiến, truyền thống văn hóa dân tộc, thiếu niên, nhi đồng, dân tộc thiểu số; đề tài về công cuộc đổi mới trong xây dựng và bảo vệ đất nước; ca ngợi, biểu dương những nhân tố tiêu biểu, tích cực trong xã hội.
c) Những tác phẩm, công trình phải được chính tác giả, nhóm tác giả đăng ký tham gia giải thưởng.
- Trường hợp những tác phẩm, công trình do tổ chức đứng tên đăng ký tham gia giải thưởng thì phải được tác giả đó đồng ý bằng văn bản;
- Trường hợp những tác giả đã quá cố, hoặc những tác giả, do điều kiện bất khả kháng không có khả năng trực tiếp đăng ký tham gia giải thưởng thì đại diện hợp pháp của gia đình tác giả đó có quyền đứng tên hồ sơ tác phẩm, công trình đăng ký tham gia giải thưởng.
d) Ban Tổ chức giải thưởng VHNT Cố Đô không xét trao giải thưởng cho những tác phẩm, công trình đã đạt các Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh.
3. Điều kiện xét tặng:
a) Các tác phẩm, công trình đăng ký tham gia giải thưởng VHNT Cố Đô là những tác phẩm, công trình đã được công bố và sử dụng trong thời gian 05 năm quy định xét thưởng dưới các hình thức: xuất bản, triển lãm, xây dựng, biểu diễn, phát sóng... theo đặc trưng của từng loại hình;
b) Một tác phẩm, công trình chỉ được đề nghị xét tặng giải thưởng VHNT Cố Đô về một chuyên ngành văn học nghệ thuật. Không xét tuyển tập của nhóm tác giả có 04 tác giả trở lên;
c) Không chấp nhận các tác phẩm in, cụm (bộ) tác phẩm, công trình, cụm (bộ) công trình có sử dụng lại các tập hoặc các bài đã in đơn lẻ trong các tập đã được công bố trước thời điểm quy định về thời gian công bố của tác phẩm trong kỳ xét giải; không chấp nhận cụm (bộ) tác phẩm, công trình, cụm (bộ) công trình trong đó có một tác phẩm, công trình đã được trao giải thưởng của các giải thưởng trước;
4. Quy định về tác phẩm đăng ký tham gia giải thưởng:
a) Số lượng tác phẩm:
- Tác phẩm đơn lẻ: Từ 01 đến 03 tác phẩm;
- Cụm (bộ) tác phẩm, công trình, cụm (bộ) công trình: 01 cụm (bộ) tác phẩm, cụm (bộ) công trình.
b) Quy cách tác phẩm:
- Đối với các tác phẩm xuất bản thuộc các loại hình văn học nghệ thuật, tác giả nộp 01 bản gốc và 05 bản photocopy, trong đó, tập thơ phải có từ 20 bài trở lên, tập truyện ngắn, bút ký, tùy bút... phải từ 10 truyện, bài trở lên;
- Đối với tác phẩm điêu khắc, tượng đài, tranh hoành tráng, công trình kiến trúc, tác phẩm quy hoạch... tác giả nộp 05 ảnh cỡ 45 x 50, gồm một ảnh chụp tổng thể và 04 ảnh chụp 4 phía; đối với tranh cỡ lớn tác giả nộp 01 ảnh cỡ 50 x 75 và tất cả phải là ảnh chụp từ thực tế, không sử dụng hình ảnh được tạo ra hoặc chỉnh sửa từ các phần mềm máy tính);
- Đối với thể loại nghệ thuật videoart, sắp đặt, trình diễn..., ở vòng sơ khảo, tác giả nộp 05 ảnh chụp cỡ 45 x 50; nếu được chọn vào vòng chung khảo, tác giả phải chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, sắp đặt, trình diễn... và thuyết minh để Hội đồng trực tiếp nghe, xem và chấm điểm;
- Các tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh phải là những tác phẩm đã được giới thiệu rộng rãi dưới các hình thức như triển lãm cấp khu vực, toàn quốc hoặc triển lãm cấp tỉnh với số lượng từ 20 tác phẩm trở lên và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép triển lãm;
- Đối với các tác phẩm âm nhạc tác giả nộp văn bản nhạc kèm đĩa nhạc ghi âm, phối khí tác phẩm;
- Đối với các tác phẩm thuộc lĩnh vực múa, sân khấu phải là những tác phẩm đã được một đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp hoặc không chuyên dàn dựng và công diễn; tác giả nộp đĩa hoặc bộ đĩa ghi hình tác phẩm.
c) Tác phẩm, công trình đăng ký tham gia Giải thưởng VHNT Cố Đô phải là những tác phẩm, công trình không có tranh chấp về quyền tác giả, không có khiếu nại về nội dung và kết quả kể từ khi được công bố đến thời điểm xét tặng giải thưởng;
d) Ban tổ chức giải thưởng không hoàn trả tác phẩm đăng ký tham gia (trừ bản gốc tác phẩm mỹ thuật).
Điều 9. Quy định về Giải thưởng
Giải thưởng cho các tác phẩm, công trình đạt giải thưởng VHNT Cố Đô được xếp theo hạng A, B, C.
1. Giải thưởng VHNT Cố Đô được trao căn cứ theo chất lượng tác phẩm, không nhất thiết phải cơ cấu đủ các loại hình văn học nghệ thuật nếu loại hình đó không có tác phẩm, công trình đạt các tiêu chuẩn để trao thưởng.
2. Chỉ xét những tác phẩm, công trình nghiên cứu, sáng tạo văn học nghệ thuật, không xét các vai diễn của các nghệ sĩ, diễn viên chuyên và không chuyên nghiệp;
3. Mỗi tác giả có thể được xét nhiều giải khác nhau nếu có nhiều thể loại tác phẩm đăng ký tham gia giải thưởng. Quá trình hoạt động của tác giả, sự tác động tích cực về mặt văn hóa tư tưởng, góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước và tác giả là người dân tộc thiểu số được ưu tiên xem xét trong trường hợp có những tác phẩm, công trình có cùng kết quả điểm chấm bình quân của các thành viên Hội đồng xét tặng giải thưởng.
Điều 11. Ban tổ chức, Hội đồng sơ khảo, Hội đồng chung khảo Giải thưởng VHNT Cố đô và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện Quy chế này.
Điều 12. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề gì chưa phù hợp, các cá nhân, tổ chức có liên quan phản ánh về cơ quan Thường trực của Ban tổ chức Giải thưởng để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung.
- 1 Quyết định 2806/QĐ-UBND năm 2008 ban hành Quy chế xét tặng Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2 Quyết định 59/2018/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3 Quyết định 59/2018/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế
- 1 Quyết định 3643/QĐ-UBND năm 2017 về sửa đổi Điều 6 Quy chế Tặng thưởng Văn học - Nghệ thuật Khánh Hòa hàng năm kèm theo Quyết định 2800/QĐ-UBND do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 2 Quyết định 11/2016/QĐ-UBND năm 2016 Quy định điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự và thủ tục xét tặng Giải thưởng về khoa học và công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3 Quyết định 82/2014/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Hồ Xuân Hương do tỉnh Nghệ An ban hành
- 4 Quyết định 626/2013/QĐ-UBND Quy chế xét tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Sông Thương do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 5 Quyết định 1926/2009/QĐ-UBND về quy chế xét tặng giải thưởng văn học nghệ thuật tỉnh Hà Giang
- 6 Quyết định 2806/QĐ-UBND năm 2008 ban hành Quy chế xét tặng Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế
- 7 Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2005
- 8 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 9 Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 1 Quyết định 3643/QĐ-UBND năm 2017 về sửa đổi Điều 6 Quy chế Tặng thưởng Văn học - Nghệ thuật Khánh Hòa hàng năm kèm theo Quyết định 2800/QĐ-UBND do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 2 Quyết định 11/2016/QĐ-UBND năm 2016 Quy định điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự và thủ tục xét tặng Giải thưởng về khoa học và công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3 Quyết định 82/2014/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Hồ Xuân Hương do tỉnh Nghệ An ban hành
- 4 Quyết định 626/2013/QĐ-UBND Quy chế xét tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Sông Thương do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 5 Quyết định 1926/2009/QĐ-UBND về quy chế xét tặng giải thưởng văn học nghệ thuật tỉnh Hà Giang
- 6 Quyết định 2806/QĐ-UBND năm 2008 ban hành Quy chế xét tặng Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế