Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 636/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 31 tháng 3 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TƯ PHÁP

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 2. Sở Tư pháp có trách nhiệm:

1. Cập nhật các thủ tục hành chính mới được công bố vào Hệ thống thông tin thủ tục hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế theo đúng quy định.

2. Công bố công khai Danh mục thủ tục hành chính này tại trụ sở cơ quan và trên Trang Thông tin điện tử của Sở Tư pháp.

3. Triển khai thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền theo hướng dẫn tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Cục KSTTHC, VP Chính phủ;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các cơ quan CM thuộc UBND tỉnh (qua mạng)
- UBND các huyện, thị xã, thành phố (qua mạng);
- Các PCVP, các CV, Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, NC.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Khắc Đính

 

PHỤ LỤC

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TƯ PHÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 636/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)

Phần I

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

STT

Tên thủ tục hành chính

Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung

I.

Lĩnh vực Hộ tịch

 

1.

Cấp bản sao trích lục hộ tịch

Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính

II.

Lĩnh vực Lý lịch tư pháp

 

2.

Cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho công dân Việt Nam, người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam

Thông tư số 244/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính

3.

Cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (đối tượng là công dân Việt Nam, người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam)

4.

Cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho cơ quan tiến hành tố tụng (đối tượng là công dân Việt Nam, người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam)

III.

Lĩnh vực Nuôi con nuôi

 

5.

Cấp giấy xác nhận công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới đủ điều kiện nhận trẻ em của nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới làm con nuôi

Nghị định số 114/2016/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ

6.

Đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

7.

Giải quyết việc người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi

8.

Giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong trường hợp trẻ em có nhu cầu chăm sóc đặc biệt

9.

Giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong trường hợp con riêng, cháu ruột, người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam từ 12 tháng trở lên

10.

Giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong trường hợp thông qua thủ tục giới thiệu trẻ em

 

IV.

Lĩnh vực Quốc tịch

 

11.

Nhập quốc tịch Việt Nam

Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính

12.

Trở lại quốc tịch Việt Nam

13.

Thôi quốc tịch Việt Nam

14.

Xác nhận có quốc tịch Việt Nam

15.

Xác nhận là người gốc Việt Nam

Ghi chú: Các thủ tục hành chính trên được sửa đổi, bổ sung phần nội dung liên quan phí, lệ phí; các nội dung khác không thay đổi.

Phần II

NỘI DUNG CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

I. Lĩnh vực Hộ tịch:

1. Cấp bản sao trích lục hộ tịch

Trình tự thực hiện:

- Người có yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (địa chỉ: số 09 Tôn Đức Thắng, phường Phú Hội, thành phố Huế).

Trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch của cá nhân thì gửi văn bản yêu cầu nêu rõ lý do cho Sở Tư pháp.

- Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ do người yêu cầu xuất trình hoặc nộp.

- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.

- Hồ sơ yêu cầu cấp bản sao trích lục sau khi đã được hướng dẫn theo quy định mà không được bổ sung đầy đủ, hoàn thiện thì người tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ. Việc từ chối tiếp nhận hồ sơ phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó ghi rõ lý do từ chối, người tiếp nhận ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên.

- Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu thấy hồ sơ đầy đủ và phù hợp, công chức làm công tác hộ tịch căn cứ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch, ghi nội dung bản sao trích lục hộ tịch, báo cáo Giám đốc Sở Tư pháp ký cấp bản sao trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.

* Lưu ý:

+ Trường hợp người yêu cầu nộp giấy tờ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu xuất trình bản chính; nếu người yêu cầu chỉ nộp bản chụp và xuất trình bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký vào bản chụp xác nhận về việc đã đối chiếu nội dung giấy tờ đó, không được yêu cầu người đi đăng ký nộp bản sao có chứng thực giấy tờ đó.

+ Trường hợp pháp luật quy định xuất trình giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ xuất trình, đối chiếu với thông tin trong Tờ khai và trả lại cho người xuất trình, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm bản sao giấy tờ đó. Người tiếp nhận có thể chụp 01 bản giấy tờ xuất trình hoặc ghi lại thông tin của giấy tờ xuất trình để lưu hồ sơ.

+ Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận đúng, đủ hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật hộ tịch, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm giấy tờ mà pháp luật hộ tịch không quy định phải nộp.

Cách thức thực hiện:

- Người có yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch;

- Người thực hiện yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; cơ quan, tổ chức có yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch có thể trực tiếp gửi văn bản yêu cầu hoặc gửi hồ sơ, văn bản yêu cầu qua hệ thống bưu chính.

Thành phần hồ sơ:

* Giấy tờ phải xuất trình:

- Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch.

Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ phải xuất trình nêu trên.

* Giấy tờ phải nộp:

- Tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch theo mẫu đối với trường hợp người yêu cầu là cá nhân.

- Văn bản yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch nêu rõ lý do trong trường hợp người yêu cầu là cơ quan, tổ chức.

- Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: Ngay trong ngày tiếp nhận hồ sơ; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bản sao trích lục hộ tịch

Phí, lệ phí:

Phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch: 8.000 đồng/bản sao trích lục

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch

Căn cứ pháp lý:

- Luật hộ tịch năm 2014;

- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch;

- Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch;

- Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người có gốc quốc tịch Việt Nam, lệ phí quốc tịch.

Ghi chú: “Phần chữ in nghiêng là nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế”

 

II. Lĩnh vực Lý lịch tư pháp

1. Cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho công dân Việt Nam, người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam

Trình tự thực hiện:

- Nộp hồ sơ:

+ Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi người đó thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi người đó tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh.

+ Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thì nộp tại Sở Tư pháp nơi người đó cư trú.

Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nộp hồ sơ trực tiếp cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (địa chỉ: số 09 Tôn Đức Thắng, phường Phú Hội, thành phố Huế) từ thứ hai đến thứ sáu và buổi sáng thứ bảy (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 14 giờ đến 17 giờ) hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc đăng ký trực tuyến.

- Sở Tư pháp phối hợp với các cơ quan liên quan xác minh, tra cứu thông tin để cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người có yêu cầu.

- Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp hoặc qua dịch vụ bưu chính.

Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc đăng ký trực tuyến.

Thành phần hồ sơ:

- Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu quy định (Mẫu số 03/2013/TT-LLTP; Mẫu số 04/2013/TT-LLTP).

- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp; Bản sao sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp (Trường hợp nộp bản chụp thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu. Trường hợp không có bản chính để đối chiếu thì nộp bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật).

- Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 (trường hợp người được ủy quyền là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người ủy quyền thì không cần văn bản ủy quyền). Văn bản ủy quyền phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp, trừ trường hợp người yêu cầu cấp lý lịch tư pháp số 2 là người chưa thành niên thì cha, mẹ của người chưa thành niên yêu cầu cấp Phiếu lý lịch số 2.

- Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được ủy quyền (trường hợp ủy quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1)

Ngoài ra, người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thuộc đối tượng được miễn hoặc giảm lệ phí phải xuất trình các giấy tờ để chứng minh.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì thời hạn không quá 15 ngày.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.

Cơ quan phối hợp: Cơ quan công an; Cơ quan Tòa án; Cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng; Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; cơ quan, tổ chức, cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (Mẫu số 03/2013/TT-LLTP);

- Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (dùng cho cá nhân trong trường hợp ủy quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 và cá nhân là cha, mẹ của người chưa thành niên yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2) (Mẫu số 04/2013/TT-LLTP).

Phí, lệ phí:

- Phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp: 200.000 (đồng/lần/người).

- Phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp của sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ (gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ (hoặc chồng), con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi dưỡng liệt sỹ): 100.000 (đồng/lần/người).

- Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp đề nghị cấp trên 02 Phiếu lý lịch tư pháp trong một lần yêu cầu, thì kể từ phiếu thứ 3 trở đi tổ chức thu phí được thu thêm 5.000 đồng/phiếu.

- Các trường hợp miễn phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp:

+ Trẻ em theo quy định tại Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

+ Người cao tuổi theo quy định tại Luật người cao tuổi.

+ Người khuyết tật theo quy định tại Luật người khuyết tật.

+ Người thuộc hộ nghèo theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020.

+ Người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của pháp luật.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phiếu lý lịch tư pháp số 1, số 2.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

Căn cứ pháp lý:

- Luật Lý lịch tư pháp năm 2009;

- Nghị định số 111/2010/NĐ-CP ngày 23/11/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lý lịch tư pháp;

- Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp;

- Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 10 tháng 5 năm 2012 hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp;

- Thông tư số 16/2013/TT-BTP ngày 11/11/2013 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 26/7/2011 về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp;

- Thông tư số 244/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.

Ghi chú: “Phần chữ in nghiêng là nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế"

 

2. Cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (đối tượng là công dân Việt Nam, người nước ngoài đang cư trú ở Việt Nam)

Trình tự thực hiện:

- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội có nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho các đối tượng liên quan gửi văn bản trực tiếp tại Sở Tư pháp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc đăng ký trực tuyến;

- Sở Tư pháp phối hợp với các cơ quan liên quan xác minh, tra cứu thông tin để cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

- Nhận kết quả tại Sở Tư pháp hoặc qua dịch vụ bưu chính.

Cách thức thực hiện: Gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc đăng ký trực tuyến

Thành phần hồ sơ: Văn bản yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 dành cho cơ quan, tổ chức (Mẫu số 05a/2013/TT-LLTP).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì thời hạn không quá 15 ngày.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.

Cơ quan phối hợp: Cơ quan công an; Cơ quan Tòa án; Cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng; Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; cơ quan, tổ chức, cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Văn bản yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 dành cho cơ quan, tổ chức (Mẫu số 05a/2013/TT-LLTP).

Phí, lệ phí: Không.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phiếu lý lịch tư pháp số 1.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

Căn cứ pháp lý:

- Luật Lý lịch tư pháp năm 2009;

- Nghị định số 111/2010/NĐ-CP ngày 23/11/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lý lịch tư pháp;

- Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp;

- Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 10 tháng 5 năm 2012 hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp;

- Thông tư số 16/2013/TT-BTP ngày 11/11/2013 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 26/7/2011 về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp;

- Thông tư số 244/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.

Ghi chú: “Phần chữ in nghiêng là nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế"

 

3. Cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho cơ quan tiến hành tố tụng (đối tượng là công dân Việt Nam, người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam)

Trình tự thực hiện:

- Cơ quan tiến hành tố tụng có nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho các đối tượng liên quan gửi văn bản trực tiếp tại Sở Tư pháp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc đăng ký trực tuyến;

- Sở Tư pháp phối hợp với các cơ quan liên quan xác minh, tra cứu thông tin để cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

- Nhận kết quả tại Sở Tư pháp hoặc qua dịch vụ bưu chính.

Cách thức thực hiện: Gửi văn bản yêu cầu trực tiếp tại Sở Tư pháp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc đăng ký trực tuyến. Trường hợp khẩn cấp, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng có thể yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp qua điện thoại, fax hoặc bằng các hình thức khác và có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp.

Thành phần hồ sơ: Văn bản yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 dành cho cơ quan tiến hành tố tụng (Mẫu số 05b/2013/TT-LLTP).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì thời hạn không quá 15 ngày.

Trường hợp khẩn cấp thì thời hạn không quá 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp

Cơ quan phối hợp: Cơ quan công an; Cơ quan Tòa án; Cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng; Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; cơ quan, tổ chức, cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan tiến hành tố tụng.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Văn bản yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 dành cho cơ quan tiến hành tố tụng (Mẫu số 05b/2013/TT-LLTP).

Phí, lệ phí: Không.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phiếu lý lịch tư pháp số 2.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

Căn cứ pháp lý:

- Luật Lý lịch tư pháp năm 2009;

- Nghị định số 111/2010/NĐ-CP ngày 23/11/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lý lịch tư pháp;

- Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp;

- Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 10 tháng 5 năm 2012 hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp;

- Thông tư số 16/2013/TT-BTP ngày 11/11/2013 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 26/7/2011 về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp;

- Thông tư số 244/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.

Ghi chú: “Phần chữ in nghiêng là nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế”

 

III. Lĩnh vực Nuôi con nuôi

1. Xác nhận công dân Việt Nam thường trú khu vực biên giới đủ điều kiện nhận trẻ em của nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới làm con nuôi

Trình tự thực hiện:

- Công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới nhận trẻ em của nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới làm con nuôi nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp;

* Địa chỉ và thời gian tiếp nhận: số 09 Tôn Đức Thắng, phường Phú Hội, thành phố Huế; từ thứ hai đến thứ sáu và buổi sáng thứ bảy (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 14 giờ đến 17 giờ).

- Sở Tư pháp xem xét, cấp giấy xác nhận người nhận con nuôi có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp.

Thành phần hồ sơ:

Hồ sơ của người nhận con nuôi:

- Đơn xin nhận con nuôi theo mẫu quy định; (Bản chính)

- Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; (Bản sao)

- Phiếu lý lịch tư pháp; (Bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng)

- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân (Bản sao nếu là Giấy chứng nhận kết hôn hoặc bản gốc nếu là giấy xác nhận tình trạng độc thân).

- Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (Bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng);

- Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp (trường hợp cha dượng, mẹ kế hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi thì không cần văn bản này) (bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 30 ngày, trường hợp cần xác minh thì có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.

Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân xã, nơi người xin nhận con nuôi thường trú.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn xin nhận con nuôi (Mẫu TP/CN-2014/CN.02);

- Tờ khai hoàn cảnh gia đình của người nhận con nuôi (mẫu sử dụng cho người nhận con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) - TP/CN-2011/CN.06.

Lệ phí: Không.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận đủ điều kiện nhận trẻ em của nước láng giềng cư trú tại khu vực biên giới làm con nuôi.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Người xin nhận con nuôi phải có đủ điều kiện như sau:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên - không áp dụng đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú bác ruột nhận cháu làm con nuôi;

- Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi - không áp dụng đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú bác ruột nhận cháu làm con nuôi;

- Có tư cách đạo đức tốt.

Các trường hợp không được nhận con nuôi:

- Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

- Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

- Đang chấp hành hình phạt tù;

- Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Căn cứ pháp lý:

- Luật nuôi con nuôi 2010;

- Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật nuôi con nuôi;

- Thông tư số 12/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi.

- Thông tư số 24/2014/TT-BTP ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi.

- Nghị định số 114/2016/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài.

Ghi chú: “Phần chữ in nghiêng là nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế’’

 

2. Đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Trình tự thực hiện:

- Người có yêu cầu đăng ký lại việc nuôi con nuôi nộp Tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp nơi cha mẹ nuôi và con nuôi thường trú hoặc nơi đã đăng ký việc nuôi con nuôi trước đây.

* Địa chỉ và thời gian tiếp nhận: số 09 Tôn Đức Thắng, phường Phú Hội, thành phố Huế; từ thứ hai đến thứ sáu và buổi sáng thứ bảy (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 14 giờ đến 17 giờ).

- Giám đốc Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân tỉnh ký Quyết định cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài để cấp cho người yêu cầu đăng ký lại.

Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp.

Thành phần hồ sơ:

- Tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi. Trường hợp yêu cầu đăng ký lại tại Sở Tư pháp không phải là nơi trước đây đã đăng ký việc nuôi con nuôi, thì Tờ khai phải có cam kết của người yêu cầu đăng ký lại về tính trung thực của việc đăng ký nuôi con nuôi trước đó và có chữ ký của ít nhất hai người làm chứng.

Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.

Cơ quan phối hợp: Không

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi - TP/CN-2011/CN.04.

Lệ phí: Miễn lệ phí

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài (đối với việc đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Việc nuôi con nuôi đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam nhưng sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ đăng ký nuôi con nuôi bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được;

- Cha, mẹ nuôi và con nuôi đều còn sống vào thời điểm yêu cầu đăng ký lại.

Căn cứ pháp lý:

- Luật nuôi con nuôi 2010;

- Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật nuôi con nuôi;

- Thông tư số 12/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi.

- Nghị định số 114/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08 tháng 7 năm 2016 quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài.

Ghi chú: “Phần chữ in nghiêng là nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế"

 

3. Giải quyết việc người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi

Trình tự thực hiện:

- Người nhận con nuôi nộp hồ sơ của mình và của người được nhận làm con nuôi tại Sở Tư pháp nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú;

* Địa chỉ và thời gian tiếp nhận: số 09 Tôn Đức Thắng, phường Phú Hội thành phố Huế; từ thứ hai đến thứ sáu và buổi sáng thứ bảy (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 14 giờ đến 17 giờ).

- Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người có liên quan; Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi cần được xác minh thì Sở Tư pháp đề nghị Công an tỉnh xác minh; cơ quan công an có trách nhiệm xác minh và trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp.

- Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định; Trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

- Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi;

- Sở Tư pháp đăng ký việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch, tổ chức lễ giao nhận con nuôi tại trụ sở Sở Tư pháp với sự có mặt của đại diện Sở Tư pháp, người được nhận làm con nuôi, cha mẹ nuôi, đại diện cơ sở nuôi dưỡng đối với trẻ em được xin nhận làm con nuôi từ cơ sở nuôi dưỡng hoặc cha mẹ đẻ, người giám hộ đối với người được xin nhận làm con nuôi từ gia đình và gửi quyết định cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi.

Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp.

Thành phần hồ sơ:

Hồ sơ của người nhận con nuôi:

- Đơn xin nhận con nuôi theo mẫu quy định; (Bản chính)

- Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; (Bản sao)

- Phiếu lý lịch tư pháp; (Bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng)

- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân (Bản sao nếu là Giấy chứng nhận kết hôn hoặc bản gốc nếu là giấy xác nhận tình trạng độc thân).

- Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (Bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng);

- Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp (trường hợp cha dượng, mẹ kế hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi thì không cần văn bản này) (bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng).

Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi:

- Giấy khai sinh;

- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

- Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

- Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất năng lực hành vi dân sự;

- Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết:

- Sở Tư pháp: 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp phải xác minh thì tăng thêm 30 ngày.

- Ủy ban nhân dân tỉnh: 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.

Cơ quan phối hợp: Cơ quan Công an tỉnh

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn xin nhận con nuôi (Mẫu TP/CN-2014/CN.02);

- Tờ khai hoàn cảnh gia đình của người nhận con nuôi (mẫu sử dụng cho người nhận con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) - TP/CN-2011/CN.06

Lệ phí: 4.500.000 đồng/trường hợp

Giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài đối với các trường hợp sau:

a) Cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài;

b) Nhận hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột làm con nuôi thì từ trẻ em thứ hai trở đi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài;

c) Trường hợp nhận con nuôi thuộc cả hai trường hợp quy định tại điểm a, điểm b thì người nộp lệ phí được lựa chọn áp dụng mức giảm lệ phí theo quy định tại điểm a hoặc điểm b nêu trên.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định về việc cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài (bản chính - mẫu sử dụng cho việc đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Ủy ban nhân dân tỉnh)- TP/CN-2011/CNNNg.01

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Người nhận con nuôi phải có đủ điều kiện như sau:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên - không áp dụng đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú bác ruột nhận cháu làm con nuôi;

- Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi - không áp dụng đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú bác ruột nhận cháu làm con nuôi;

- Có tư cách đạo đức tốt.

Các trường hợp không được nhận con nuôi:

- Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

- Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

- Đang chấp hành hình phạt tù;

- Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Căn cứ pháp lý:

- Luật nuôi con nuôi 2010;

- Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật nuôi con nuôi;

- Thông tư số 12/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi.

- Thông tư số 24/2014/TT-BTP ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2011/TT-BTT ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi;

- Nghị định số 114/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08 tháng 7 năm 2016 quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài.

Ghi chú: “Phần chữ in nghiêng là nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế"

 

4. Giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong trường hợp trẻ em có nhu cầu chăm sóc đặc biệt

Trình tự thực hiện:

- Cơ sở nuôi dưỡng lập danh sách trẻ em kèm hồ sơ của trẻ xin ý kiến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và chuyển danh sách tới Sở Tư pháp sau khi có ý kiến đồng ý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Sở Tư pháp gửi Cục Con nuôi danh sách trẻ em có nhu cầu chăm sóc đặc biệt để Cục Con nuôi đề nghị các Văn phòng con nuôi nước ngoài hỗ trợ khám sức khỏe chuyên sâu, chăm sóc y tế và tìm gia đình thay thế ở nước ngoài cho trẻ em.

- Sở Tư pháp xác nhận trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài chuyển hồ sơ cho Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp;

- Văn phòng con nuôi nước ngoài nộp hồ sơ của người nước ngoài có nguyện vọng nhận trẻ em có nhu cầu chăm sóc đặc biệt làm con nuôi tại Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp;

- Cục Con nuôi kiểm tra, thẩm định hồ sơ của người nước ngoài nhận trẻ em có nhu cầu chăm sóc đặc biệt làm con nuôi;

- Cục Con nuôi thông báo kết quả tìm gia đình thay thế ở nước ngoài cho trẻ em có nhu cầu chăm sóc đặc biệt cho Cơ quan con nuôi Trung ương của nước ngoài hữu quan và người nhận con nuôi về việc chấp thuận cho nhận đích danh trẻ em làm con nuôi;

- Văn phòng con nuôi nước ngoài gửi văn bản của cha mẹ nuôi đồng ý nhận trẻ làm con nuôi và văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc trẻ em sẽ được nhập cảnh và thường trú tại nước đó;

- Cục Con nuôi chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi cho Sở Tư pháp nơi trẻ em được nhận làm con nuôi thường trú để trình Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định cho nhận con nuôi.

- Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài;

- Sau khi có quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tư pháp thông báo cho người nhận con nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi;

- Sở Tư pháp đăng ký việc nuôi con nuôi và tổ chức lễ giao nhận con nuôi;

- Bộ Tư pháp cấp Giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi nước ngoài.

Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Hồ sơ xin nhận con nuôi bao gồm:

+ Đơn xin nhận con nuôi;

+ Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

+ Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;

+ Bản điều tra tâm lý, gia đình;

+ Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;

+ Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;

+ Phiếu lý lịch tư pháp;

+ Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân.

Các giấy tờ nêu trên do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được dịch sang tiếng Việt Nam và hợp pháp hóa lãnh sự tại Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

Thời hạn giải quyết:

+ Thời gian lập danh sách trẻ em có nhu cầu chăm sóc đặc biệt: Ngay khi tiếp nhận hoặc trong quá trình chăm sóc trẻ em.

+ Thời gian Sở Tư pháp báo cáo danh sách trẻ em có nhu cầu chăm sóc đặc biệt tới Cục Con nuôi: 7 ngày, kể từ ngày nhận được danh sách do Cơ sở nuôi dưỡng chuyển tới.

+ Thời gian nộp hồ sơ: Bắt đầu từ khi được Cục Con nuôi cho phép hỗ trợ chăm sóc y tế và tìm gia đình thay thế cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt đến khi hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày trẻ em được xác nhận đủ điều kiện làm con nuôi người nước ngoài hoặc 60 ngày trong trường hợp đặc biệt.

+ Thời gian Cục Con nuôi kiểm tra, thẩm định hồ sơ: 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

+ Thời gian thông báo của Cục Con nuôi: 7 ngày, kể từ ngày chấp thuận kết quả tìm gia đình thay thế.

+ Thời gian Văn phòng con nuôi nước ngoài gửi văn bản của cha mẹ nuôi đồng ý nhận trẻ em làm con nuôi và văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hữu quan về việc trẻ em sẽ được nhập cảnh và thường trú ở nước ngoài hữu quan: 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của Cục Con nuôi (hoặc 60 ngày trong trường hợp trẻ em khuyết tật hoặc mắc bệnh quá nặng, người nhận con nuôi phải có thời gian để tham vấn ý kiến của bác sỹ).

+ Thời gian Cục Con nuôi chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi cho Sở Tư pháp: 7 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý nhận trẻ em làm con nuôi của cha mẹ nuôi và văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài về việc trẻ em sẽ được nhập cảnh và thường trú tại nước ngoài.

+ Thời gian Sở Tư pháp trình hồ sơ cho Ủy ban nhân dân tỉnh: 7 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ do Cục Con nuôi chuyển đến.

+ Thời gian Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài: 7 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Văn phòng con nuôi nước ngoài và cha mẹ nuôi nước ngoài.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp; Sở Tư pháp; Ủy ban nhân dân tỉnh.

Cơ quan phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Cơ quan công an tỉnh.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định về việc cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài.

Lệ phí: 9.000.000 đồng/trường hợp

- Giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài đối với các trường hợp sau:

a) Cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài;

b) Nhận hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột làm con nuôi thì từ trẻ em thứ hai trở đi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài;

c) Trường hợp nhận con nuôi thuộc cả hai trường hợp quy định tại điểm a, điểm b thì người nộp lệ phí được lựa chọn áp dụng mức giảm lệ phí theo quy định tại điểm a hoặc điểm b nêu trên.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn xin nhận nuôi con nuôi theo mẫu không đích danh.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Người xin nhận con nuôi có đủ các điều kiện sau:

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

+ Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

+ Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

+ Có tư cách đạo đức tốt.

- Người được nhận làm con nuôi phải dưới 16 tuổi, và từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đối với trường hợp được cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

Căn cứ pháp lý:

- Luật nuôi con nuôi;

- Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi;

- Thông tư số 24/2014/TT-BTP ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi;

- Thông tư số 15/2014/TT-BTP ngày 20 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn tìm gia đình thay thế ở nước ngoài cho trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo, trẻ em từ 5 tuổi trở lên, hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột cần tìm gia đình thay thế;

- Thông tư số 21/2011/TT-BTP ngày 21 tháng 11 năm 2011 của Bộ Tư pháp về việc quản lý văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.

- Nghị định số 114/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08 tháng 7 năm 2016 quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài

Ghi chú: “Phần chữ in nghiêng là nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế”

 

5. Giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong trường hợp con riêng, cháu ruột, người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam từ 12 tháng trở lên

Trình tự thực hiện:

- Người nhận con nuôi trực tiếp nộp hồ sơ của mình và của người được nhận làm con nuôi cho Cục Con nuôi. Trường hợp có lý do chính đáng mà không thể trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi, người nhận con nuôi ủy quyền bằng văn bản cho người có quan hệ họ hàng, thân thích thường trú tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi hoặc gửi cho Cục Con nuôi qua đường bưu điện theo hình thức bảo đảm.

- Cục Con nuôi kiểm tra, thẩm định hồ sơ, nếu cần thiết, Cục Con nuôi lấy ý kiến của chuyên gia tâm lý, y tế, gia đình, xã hội để xác định người xin nhận con nuôi có điều kiện tốt nhất để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.

- Trường hợp chấp thuận hồ sơ, Cục Con nuôi chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi về Sở Tư pháp để trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định. Trường hợp không chấp thuận, Cục Con nuôi trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do bằng văn bản.

- Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, tiến hành lấy ý kiến của những người liên quan trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Trường hợp trẻ em bị bỏ roi cần được xác minh thì Sở Tư pháp đề nghị Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác minh; cơ quan công an có trách nhiệm xác minh và trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp.

- Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài.

- Sau khi có quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tư pháp thông báo cho người xin nhận con nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi.

- Sở Tư pháp đăng ký việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch và tổ chức lễ giao nhận con nuôi tại trụ sở Sở Tư pháp.

- Bộ Tư pháp chứng nhận việc nuôi con nuôi đã được giải quyết theo đúng quy định của Luật nuôi con nuôi và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (nếu có yêu cầu).

Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp.

Thành phần hồ sơ:

Hồ sơ của người nhận con nuôi

- Đơn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi theo mẫu quy định; (Bản chính)

- Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; (Bản sao công chứng)

- Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam; (Bản chính)

- Bản điều tra về tâm lý, gia đình; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi)

- Văn bản xác nhận về tình trạng sức khỏe; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi)

- Văn bản xác nhận về thu nhập và tài sản; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi)

- Phiếu lý lịch tư pháp; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi)

- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân (Bản sao nếu là Giấy chứng nhận kết hôn hoặc bản gốc nếu là giấy xác nhận tình trạng độc thân).

- Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh, bao gồm:

+ Bản sao giấy chứng nhận kết hôn của cha dượng hoặc mẹ kế với mẹ đẻ hoặc cha đẻ của người được nhận làm con nuôi.

+ Giấy tờ, tài liệu để chứng minh người nhận con nuôi là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi.

+ Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã, nơi cư trú tại Việt Nam và giấy tờ, tài liệu khác để chứng minh người nhận con nuôi là người nước ngoài đang làm việc, học tập liên tục tại Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi.

Các giấy tờ nêu trên nếu do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được dịch sang tiếng Việt Nam và hợp pháp hóa tại Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại

Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi:

- Giấy khai sinh;

- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

- Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

- Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất năng lực hành vi dân sự;

- Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng;

- Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em; (trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi thì không cần văn bản này).

Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

Thời hạn giải quyết:

- Cục Con nuôi kiểm tra, thẩm định hồ sơ: 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ, tiến hành lấy ý kiến của những người liên quan: 20 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ do Cục Con nuôi chuyển đến; trường hợp phải xác minh thì tăng thêm 30 ngày.

- Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài: 7 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp; Sở Tư pháp; Ủy ban nhân dân tỉnh.

Cơ quan phối hợp: Cơ quan Công an địa phương (nếu cần thiết).

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn xin nhận đích danh trẻ em Việt Nam làm con nuôi -TP/CN-2014/CNNNg.04

- Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em -TP/CN-2014/CNNNg.05

Lệ phí: 9.000.000 đồng/trường hợp

- Giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài đối với các trường hợp sau:

a) Cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài;

b) Nhận hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột làm con nuôi thì từ trẻ em thứ hai trở đi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài;

c) Trường hợp nhận con nuôi thuộc cả hai trường hợp quy định tại điểm a, điểm b thì người nộp lệ phí được lựa chọn áp dụng mức giảm lệ phí theo quy định tại điểm a hoặc điểm b nêu trên.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

- Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

- Có tư cách đạo đức tốt.

- Thường trú ở những nước cùng là thành viên của Điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam.

- Đáp ứng các điều kiện theo pháp luật của nước nơi người đó thường trú.

Các trường hợp không được nhận làm con nuôi:

- Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

- Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

- Đang chấp hành hình phạt tù;

- Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Căn cứ pháp lý:

- Luật nuôi con nuôi 2010;

- Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật nuôi con nuôi;

- Thông tư số 15/2014/TT-BTP ngày 20 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn tìm gia đình thay thế ở nước ngoài cho trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo, trẻ em từ 5 tuổi trở lên, hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột cần tìm gia đình thay thế;

- Thông tư số 12/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi.

- Thông tư số 24/2014/TT-BTP ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi;

- Nghị định số 114/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08 tháng 7 năm 2016 quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài.

Ghi chú: “Phần chữ in nghiêng là nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế”

 

6. Giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong trường hợp thông qua thủ tục giới thiệu trẻ em

Trình tự thực hiện:

- Người nhận con nuôi thường trú tại nước là thành viên của điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi với Việt Nam nộp hồ sơ cho Cục Con nuôi thông qua tổ chức con nuôi của nước đó được cấp phép hoạt động tại Việt Nam; nếu nước đó không có tổ chức con nuôi được cấp phép tại Việt Nam, thì người nhận con nuôi nộp hồ sơ cho Cục Con nuôi thông qua Cơ quan đại diện ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự tại Việt Nam.

- Cục Con nuôi kiểm tra, thẩm định hồ sơ, nếu cần thiết thì lấy ý kiến chuyên gia.

- Trường hợp chấp thuận hồ sơ, Cục Con nuôi chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi về Sở Tư pháp. Trường hợp không chấp thuận, Cục Con nuôi trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do bằng văn bản.

- Sở Tư pháp giới thiệu trẻ em và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh cho ý kiến.

- Sở Tư pháp chuyển cho Cục Con nuôi 01 bộ hồ sơ của trẻ em kèm theo văn bản đồng ý của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Cục Con nuôi kiểm tra kết quả giới thiệu trẻ em. Nếu cần thiết thì Cục Con nuôi tham vấn ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý, y tế, gia đình xã hội.

- Cục Con nuôi lập bản đánh giá việc trẻ em Việt Nam đủ điều kiện được cho làm con nuôi nước ngoài và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú.

- Người nhận con nuôi gửi giấy đồng ý và xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc trẻ em sẽ được nhập cảnh và thường trú tại nước mà trẻ em được nhận làm con nuôi;

- Cục Con nuôi thông báo cho Sở Tư pháp ý kiến đồng ý của người xin nhận con nuôi.

- Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài.

- Sau khi có quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tư pháp thông báo cho người xin nhận con nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi;

- Sở Tư pháp đăng ký việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch và tổ chức lễ giao nhận con nuôi tại trụ sở Sở Tư pháp;

- Bộ Tư pháp chứng nhận việc nuôi con nuôi đã được giải quyết theo đúng quy định của Luật nuôi con nuôi và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (nếu có yêu cầu).

Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp; Sở Tư pháp.

Thành phần hồ sơ:

- Đơn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi theo mẫu quy định; (Bản chính)

- Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; (Bản sao chứng thực)

- Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam; (Bản chính)

- Bản điều tra về tâm lý, gia đình; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi)

- Văn bản xác nhận về tình trạng sức khỏe; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi)

- Văn bản xác nhận về thu nhập và tài sản; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi)

- Phiếu lý lịch tư pháp; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi)

- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân (Bản sao nếu là Giấy chứng nhận kết hôn hoặc bản gốc nếu là giấy xác nhận tình trạng độc thân).

Các giấy tờ nêu trên do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được dịch sang tiếng Việt Nam và hợp pháp hóa tại Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

Thời hạn giải quyết:

- Cục Con nuôi kiểm tra, thẩm định hồ sơ: 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

- Sở Tư pháp giới thiệu trẻ em: 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người nhận con nuôi;

- Ủy ban nhân dân tỉnh cho ý kiến: 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình;

- Cục Con nuôi kiểm tra báo cáo kết quả giới thiệu trẻ em và thông báo cho người nhận con nuôi: 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả giới thiệu trẻ em làm con nuôi;

- Cục Con nuôi thông báo cho Sở Tư pháp ý kiến đồng ý của người xin nhận con nuôi: 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú thông báo về sự đồng ý của người nhận con nuôi đối với trẻ em được giới thiệu, xác nhận trẻ em sẽ được nhập cảnh và thường trú tại nước nơi mà trẻ em được nhận làm con nuôi.

- Sở Tư pháp trình hồ sơ cho Ủy ban nhân dân tỉnh: 7 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ do Cục Con nuôi chuyển đến.

- Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài: 7 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp; Sở Tư pháp; Ủy ban nhân dân tỉnh.

Cơ quan phối hợp: Cơ quan Công an tỉnh (nếu cần thiết).

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi (không đích danh - dùng cho trường hợp người nhận con nuôi nộp hồ sơ thông qua tổ chức con nuôi nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam) - TP/CN-2014/CNNNg.04.a

Lệ phí: 9.000.000 đồng/trường hợp

- Giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài đối với các trường hợp sau:

a) Cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài;

b) Nhận hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột làm con nuôi thì từ trẻ em thứ hai trở đi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài;

c) Trường hợp nhận con nuôi thuộc cả hai trường hợp quy định tại điểm a, điểm b thì người nộp lệ phí được lựa chọn áp dụng mức giảm lệ phí theo quy định tại điểm a hoặc điểm b nêu trên.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Người nhận con nuôi có đủ điều kiện như sau:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

- Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

- Có tư cách đạo đức tốt.

- Thường trú ở những nước cùng là thành viên của Điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam.

- Đáp ứng các điều kiện theo pháp luật của nước nơi người đó thường trú.

Các trường hợp không được nhận làm con nuôi:

- Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

- Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

- Đang chấp hành hình phạt tù;

- Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Căn cứ pháp lý:

- Luật nuôi con nuôi 2010;

- Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật nuôi con nuôi;

- Thông tư số 12/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi;

- Thông tư số 24/2014/TT-BTP ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi;

- Nghị định số 114/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08 tháng 7 năm 2016 quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài.

Ghi chú: “Phần chữ in nghiêng là nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế"

 

IV. Lĩnh vực Quốc tịch

1. Nhập quốc tịch Việt Nam

Trình tự thực hiện:

- Người có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (địa chỉ: số 09 Tôn Đức Thắng, phường Phú Hội, thành phố Huế) từ thứ hai đến thứ sáu và buổi sáng thứ bảy (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 14 giờ đến 17 giờ) hoặc gửi qua hệ thống bưu chính.

- Trong trường hợp hồ sơ không có đầy đủ các giấy tờ quy định hoặc không hợp lệ thì Sở Tư pháp thông báo ngay để người xin nhập quốc tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an tỉnh xác minh về nhân thân của người xin nhập quốc tịch Việt Nam.

- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Trong thời gian này, Sở Tư pháp phải tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam.

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp.

- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì gửi thông báo bằng văn bản cho người xin nhập quốc tịch Việt Nam để làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài hoặc là người không quốc tịch. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy cho thôi quốc tịch nước ngoài của người xin nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét quyết định.

Trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài, người xin nhập quốc tịch Việt Nam là người không quốc tịch thì trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin nhập quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện cho nhập quốc tịch Việt Nam hoặc không được Chủ tịch nước đồng ý cho nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp có thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp để thông báo cho người nộp hồ sơ nhập quốc tịch Việt Nam.

- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định của Chủ tịch nước cho nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp gửi cho người được nhập quốc tịch Việt Nam bản sao Quyết định, kèm theo bản trích sao danh sách. Gửi Sở Tư pháp theo dõi, quản lý, thống kê các việc đã giải quyết về quốc tịch.

- Sở Tư pháp trao quyết định cho nhập quốc tịch của Chủ tịch nước cho cá nhân xin nhập quốc tịch Việt Nam.

Cách thức thực hiện: Người có yêu cầu nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thành phần hồ sơ:

- Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam (theo mẫu);

- Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;

- Bản khai lý lịch (theo mẫu);

- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

- Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt là một trong các giấy tờ sau đây: bản sao bằng tốt nghiệp sau đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở của Việt Nam; bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chứng nhận trình độ tiếng Việt do cơ sở đào tạo tiếng Việt của Việt Nam cấp;

- Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam;

- Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam gồm một trong các giấy tờ sau: giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản; giấy xác nhận mức lương hoặc thu nhập do cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc cấp; giấy xác nhận của cơ quan thuế về thu nhập chịu thuế; giấy tờ chứng minh được sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam; giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thường trú của người xin nhập quốc tịch Việt Nam về khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam của người đó.

* Trường hợp Người xin nhập quốc tịch Việt Nam được miễn một số điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam thì nộp giấy tờ chứng minh điều kiện được miễn, cụ thể là:

+ Người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam phải nộp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn chứng minh quan hệ hôn nhân;

+ Người là cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam phải nộp bản sao Giấy khai sinh hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con;

+ Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam phải nộp bản sao Huân chương, Huy chương, giấy chứng nhận danh hiệu cao quý khác hoặc giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam;

- Người mà việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải nộp giấy chứng nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, được cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận về việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ sẽ đóng góp cho sự phát triển của một trong các lĩnh vực nói tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này.

Số lượng hồ sơ: 03 bộ, được lưu trữ tại Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp.

Thời hạn giải quyết: 125 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (trong đó, Bộ Tư pháp và các cơ quan Trung ương 70 ngày)

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch nước

Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chủ tịch nước, Chính phủ, Bộ Tư pháp, UBND tỉnh, Sở Tư pháp.

Cơ quan phối hợp: Công an tỉnh

Kết quả: Quyết định về việc cho nhập Quốc tịch Việt Nam

Lệ phí: 3.000.000 đồng/trường hợp

Các trường hợp sau đây được miễn lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam:

a) Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam phải là người được tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý khác của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận về công lao đặc biệt đó.

b) Người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú.

c) Người di cư từ Lào được phép cư trú xin nhập quốc tịch Việt Nam, theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

- Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam (mẫu TP/QT-2010-ĐXNQT.1)

- Tờ khai lý lịch (mẫu TP-QT-2010-TKLL)

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam, thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu đủ các điều kiện sau đây:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;

- Tuân thủ hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;

- Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng xã hội Việt Nam

- Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên;

- Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam

- Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

- Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

- Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Nghị định 78/2009/NĐ-CP trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép.

Căn cứ pháp lý:

- Luật quốc tịch Việt Nam 24/2008/QH12 có hiệu lực 01/7/2009.

- Luật số 56/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam;

- Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam;

- Thông tư số 08/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp hướng dẫn mẫu giấy tờ về quốc tịch và mẫu sổ tiếp nhận các việc về quốc tịch.

- Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Quốc tịch Việt Nam;

- Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT-BTP-BNG-BCA ngày 31 tháng 01 năm 2013 sửa đổi, bổ sung Điều 13 Thông tư Liên tịch số 05/2010/TTLT-BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam;

- Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người có gốc quốc tịch Việt Nam, lệ phí quốc tịch.

Ghi chú: "Phần chữ in nghiêng là nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế"

 

2. Trở lại quốc tịch Việt Nam

Trình tự thực hiện

- Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam nếu cư trú ở trong nước nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (địa chỉ: số 09 Tôn Đức Thắng, phường Phú Hội, thành phố Huế) từ thứ hai đến thứ sáu và buổi sáng thứ bảy (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 14 giờ đến 17 giờ).

- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an tỉnh xác minh về nhân thân của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam.

- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Trong thời gian này, Sở Tư pháp phải tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam.

- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp.

- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin trở lại quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam thì gửi thông báo bằng văn bản cho người đó để làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài hoặc là người không quốc tịch.

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy xác nhận thôi quốc tịch nước ngoài của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

Trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài, người xin trở lại quốc tịch Việt Nam là người không quốc tịch thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin trở lại quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

- Sở Tư pháp trao quyết định cho trở lại quốc tịch của Chủ tịch nước cho cá nhân xin trở lại quốc tịch.

Cách thức thực hiện:

Người có yêu cầu nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam (theo mẫu);

- Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;

- Bản khai lý lịch (theo mẫu);

- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

- Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam;

- Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008.

* Số lượng hồ sơ: Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam phải lập thành 3 bộ, được lưu trữ tại Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tư pháp và cơ quan tiếp nhận hồ sơ

Thời hạn giải quyết: 85 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ (trong đó, Bộ Tư pháp và các cơ quan Trung ương 55 ngày).

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch nước

Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chủ tịch nước, Chính phủ, Bộ Tư pháp, UBND tỉnh, Sở Tư pháp.

Cơ quan phối hợp: Công an tỉnh

Kết quả: Giấy chứng nhận

Lệ phí: 2.500.000 đồng/trường hợp

Các trường hợp sau đây được miễn lệ phí xin trở lại quốc tịch Việt Nam:

a) Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xin trở lại quốc tịch Việt Nam.

Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam phải là người được tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý khác của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận về công lao đặc biệt đó.

b) Người mất quốc tịch xin trở lại quốc tịch Việt Nam mà có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

- Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam (theo mẫu TP/QT-2010-ĐXNQT1)

- Tờ khai lý lịch (theo mẫu TP/QT-2010-TKLL)

Yêu cầu, điều kiện

- Người đã mất quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 26 của Luật này có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

+ Xin hồi hương về Việt Nam;

+ Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam;

+ Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

+ Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Thực hiện đầu tư tại Việt Nam;

+ Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài.

- Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

- Trường hợp người bị tước quốc tịch Việt Nam xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải sau ít nhất 5 năm, kể từ ngày bị tước quốc tịch mới được xem xét cho trở lại quốc tịch Việt Nam.

- Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây, tên gọi này phải được ghi rõ trong Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam.

- Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:

+ Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

+ Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

+ Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Căn cứ pháp lý

- Luật quốc tịch Việt Nam 24/2008/QH12 có hiệu lực 01/7/2009.

- Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.

- Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Quốc tịch Việt Nam;

- Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT-BTP-BNG-BCA ngày 31 tháng 01 năm 2013 sửa đổi, bổ sung Điều 13 Thông tư Liên tịch số 05/2010/TTLT-BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam;

- Thông tư số 08/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp hướng dẫn mẫu giấy tờ về quốc tịch và mẫu sổ tiếp nhận các việc về quốc tịch.

- Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người có gốc quốc tịch Việt Nam, lệ phí quốc tịch.

Ghi chú: “Phần chữ in nghiêng là nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế”

 

3. Thôi quốc tịch Việt Nam

Trình tự thực hiện

- Người xin thôi quốc tịch Việt Nam nếu cư trú ở trong nước nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (địa chỉ: số 09 Tôn Đức Thắng, phường Phú Hội, thành phố Huế) từ thứ hai đến thứ sáu và buổi sáng thứ bảy (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 14 giờ đến 17 giờ).

- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm đăng thông báo về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử ở địa phương trong ba số liên tiếp và gửi đăng trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp; đồng thời, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an tỉnh xác minh về nhân thân của người xin thôi quốc tịch Việt Nam.

- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Trong thời gian này, Sở Tư pháp phải tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam.

- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp.

- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin thôi quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được thôi quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

- Sở Tư pháp trao quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam của Chủ tịch nước cho cá nhân xin thôi quốc tịch Việt Nam.

Cách thức thực hiện: Người có yêu cầu nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thành phần hồ sơ:

- Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam (theo mẫu);

- Bản khai lý lịch (theo mẫu);

- Bản sao Hộ chiếu Việt Nam, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác quy định tại Điều 11 của Luật này;

- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

- Giấy tờ xác nhận về việc người đó đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này;

- Giấy xác nhận không nợ thuế do Cục thuế nơi người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp.

- Đối với người trước đây là cán bộ, công chức, viên chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu, thôi việc, bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên chưa quá 5 năm thì còn phải nộp giấy của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã ra quyết định cho nghỉ hưu, cho thôi việc, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

Số lượng hồ sơ: 03 bộ, được lưu trữ tại Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp.

Thời hạn giải quyết: 70 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (trong đó, Bộ Tư pháp và cơ quan Trung ương 40 ngày)

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch nước

Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chủ tịch nước, Chính phủ, Bộ Tư pháp, UBND tỉnh, Sở Tư pháp.

Cơ quan phối hợp: Công an tỉnh

Kết quả: Quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam

Lệ phí: 2.500.000 đồng/trường hợp

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

- Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam (mẫu TP/QT-2010-ĐXNQT1)

- Tờ khai lý lịch (mẫu TP/QT-2010-TKLL)

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài thì có thể được thôi quốc tịch Việt Nam.

- Người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

- Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam;

- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Đang chấp hành bản án, quyết định của Tòa án Việt Nam;

- Đang bị tạm giam để chờ thi hành án;

- Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.

- Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

- Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam.

- Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được thôi quốc tịch Việt Nam.

- Người đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 Luật Quốc tịch Việt Nam mà cơ quan thuế hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ nợ có văn bản yêu cầu chưa cho người đó thôi quốc tịch Việt Nam thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ không giải quyết việc cho thôi quốc tịch Việt Nam.

Căn cứ pháp lý:

- Luật quốc tịch Việt Nam 24/2008/QH12 có hiệu lực 01/7/2009.

- Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.

- Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Quốc tịch Việt Nam;

- Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT-BTP-BNG-BCA ngày 31 tháng 01 năm 2013 sửa đổi, bổ sung Điều 13 Thông tư Liên tịch số 05/2010/TTLT-BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam;

- Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người có gốc quốc tịch Việt Nam, lệ phí quốc tịch.

Ghi chú: "Phần chữ in nghiêng là nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế"

 

4. Xác nhận có quốc tịch Việt Nam

Trình tự thực hiện:

- Khi có nhu cầu xin xác nhận có quốc tịch Việt Nam, người yêu cầu có thể nộp hồ sơ trực tiếp Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (địa chỉ: số 09 Tôn Đức Thắng, phường Phú Hội, thành phố Huế) từ thứ hai đến thứ sáu và buổi sáng thứ bảy (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 14 giờ đến 17 giờ) hoặc gửi qua hệ thống bưu chính.

- Giải quyết hồ sơ:

+ Đối với trường hợp có đủ cơ sở xác định quốc tịch Việt Nam: trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tư pháp chủ động kiểm tra, đối chiếu danh sách những người đã được thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị tước quốc tịch Việt Nam để xem xét và cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam;

+ Đối với trường hợp không đủ cơ sở xác định quốc tịch Việt Nam:

. Trường hợp không có đủ giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam: Sở Tư pháp đề nghị Bộ Tư pháp và Công an tỉnh nơi người yêu cầu đang cư trú hoặc nơi thường trú cuối cùng của người đó ở Việt Nam tiến hành xác minh.

. Trường hợp nghi ngờ tính xác thực của giấy tờ trong hồ sơ, Sở Tư pháp đề nghị các cơ quan, tổ chức liên quan tra cứu, kiểm tra, xác minh; Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị tra cứu, kiểm tra, xác minh, Bộ Tư pháp hoặc cơ quan, tổ chức liên quan có văn bản trả lời.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả tra cứu, kiểm tra, xác minh, Sở Tư pháp xem xét và cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam (theo mẫu TP/QT-2013-GXNCQTVN) nếu xác định được người yêu cầu đang có quốc tịch Việt Nam.

Trường hợp sau khi tiến hành tra cứu, kiểm tra, xác minh, vẫn không có đủ cơ sở để xác định người yêu cầu có quốc tịch Việt Nam thì Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho người đó biết.

Cách thức thực hiện: Cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp.

Thành phần hồ sơ:

- Tờ khai xác nhận có quốc tịch Việt Nam (theo mẫu) kèm 02 ảnh 4x6;

- Bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

- Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ: Giấy khai sinh; trường hợp Giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ; giấy chứng minh nhân dân; Hộ chiếu Việt Nam; Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi hoặc giấy tờ tương tự do chính quyền cũ trước đây cấp, kể cả giấy khai sinh trong đó không có mục quốc tịch hoặc mục quốc tịch bỏ trống nếu trên đó ghi họ tên Việt Nam (họ tên người yêu cầu, họ tên cha, mẹ);

- Tờ khai lý lịch và các giấy tờ như: Bản sao các giấy tờ về nhân thân, hộ tịch, quốc tịch của ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ruột, con; Bản sao giấy tờ có nội dung liên quan đến quốc tịch của đương sự do chế độ cũ cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975; Bản sao giấy tờ trên đó có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch gốc Việt Nam do các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp trong trường hợp không có giấy tờ chứng minh quốc tịch nêu trên.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết:

- Trường hợp khẳng định người yêu cầu có quốc tịch Việt Nam: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

- Trường hợp không đủ cơ sở xác định quốc tịch Việt Nam: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp

Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp, Công an tỉnh và các cơ quan liên quan.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam

Phí: 100.000 đồng/trường hợp

- Miễn phí: Đối tượng là kiều bào Việt Nam tại các nước láng giềng có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú được miễn phí xác nhận là có quốc tịch Việt Nam.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai xác nhận có quốc tịch Việt Nam (theo mẫu TP/QT-2013 -TKXNCQTVN

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Người đã từng có quốc tịch Việt Nam.

Căn cứ pháp lý:

- Luật Quốc tịch Việt Nam;

- Nghị định 78/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam

- Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Quốc tịch Việt Nam;

- Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT-BTP-BNG-BCA ngày 31 tháng 01 năm 2013 sửa đổi, bổ sung Điều 13 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT-BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam;

- Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người có gốc quốc tịch Việt Nam, lệ phí quốc tịch (bổ sung).

Ghi chú: “Phần chữ in nghiêng là nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế”

 

5. Xác nhận là người gốc Việt Nam

Trình tự thực hiện:

- Khi có nhu cầu xác nhận là người gốc Việt Nam, người yêu cầu có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (địa chỉ: số 09 Tôn Đức Thắng, phường Phú Hội, thành phố Huế) từ thứ hai đến thứ sáu và buổi sáng thứ bảy (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 14 giờ đến 17 giờ) hoặc gửi qua hệ thống bưu chính.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị xác nhận là người gốc Việt Nam, Sở Tư pháp xem xét các giấy tờ do người yêu cầu xuất trình và kiểm tra, đối chiếu cơ sở dữ liệu, tài liệu có liên quan đến quốc tịch (nếu có), nếu xét thấy có đủ cơ sở để xác định người đó có nguồn gốc Việt Nam thì cấp cho người đó Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam (theo mẫu TP/QT-2013-GXNLNGVN).

Trường hợp không có đủ cơ sở để xác định người yêu cầu là người gốc Việt Nam, thì Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho người đó biết.

Cách thức thực hiện: Cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp

Thành phần hồ sơ:

- Tờ khai xác nhận là người gốc Việt Nam (theo mẫu) kèm 02 ảnh 4x6;

- Bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

- Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch Việt Nam được xác định theo nguyên tắc huyết thống hoặc có cha hoặc mẹ, ông nội hoặc bà nội, ông ngoại hoặc bà ngoại đã từng có quốc tịch Việt Nam theo huyết thống;

- Giấy tờ khác có liên quan làm căn cứ để tham khảo bao gồm:

+ Giấy tờ về nhân thân, hộ tịch, quốc tịch do các chế độ cũ cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 cũng là căn cứ để Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài xem xét, xác định quốc tịch Việt Nam của người đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam (bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);

+ Giấy bảo lãnh của Hội đoàn người Việt Nam ở nước mà người yêu cầu đang cư trú, trong đó xác nhận người đó có gốc Việt Nam;

+ Giấy bảo lãnh của người có quốc tịch Việt Nam, trong đó xác nhận người yêu cầu có gốc Việt Nam;

+ Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp trong đó ghi quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch gốc Việt Nam (bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam (theo mẫu TP/QT-2013-GXNLNGVN).

Phí. 100.000 đồng/trường hợp

- Miễn phí: Đối tượng là kiều bào Việt Nam tại các nước láng giềng có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú được miễn phí xác nhận là người gốc Việt Nam.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai xác nhận là người gốc Việt Nam (theo mẫu TP/QT-2013-TKXNLNGVN).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Người đã từng có gốc Việt Nam

Căn cứ pháp lý:

- Luật Quốc tịch Việt Nam;

- Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam;

- Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Quốc tịch Việt Nam;

- Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT-BTP-BNG-BCA ngày 31 tháng 01 năm 2013 sửa đổi, bổ sung Điều 13 Thông tư Liên tịch số 05/2010/TTLT-BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam;

- Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người có gốc quốc tịch Việt Nam, lệ phí quốc tịch.

Ghi chú: "Phần chữ in nghiêng là nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế”