Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 639/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 29 tháng 4 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Du lịch ngày 19/6/2017;

Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

Căn cứ Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 19/10/2016 của Tỉnh ủy Quảng Ngãi về phát triển dịch vụ, du lịch Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Chương trình hành động số 23-CTr/TU ngày 27/4/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

Căn cứ Kết luận số 17-KL/TU ngày 19/4/2016 của Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 3, khóa XIX về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị và phục vụ sản xuất kinh doanh giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Nghị quyết số 38/2017/NQ-HĐND ngày 14/7/2017 của Hội đồng nhân dân về việc thông qua Đề án phát triển dịch vụ, du lịch tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 504/QĐ-UBND ngày 10/4/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 418/TTr-SVHTTDL ngày 20/4/2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- VPUB: PVP, các Phòng N/cứu, CBTH;
- Lưu: VT, KGVX.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Ngọc Dũng

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 639/QĐ-UBND ngày 29/4/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh)

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

Phát triển nguồn nhân lực du lịch đảm bảo số lượng, chất lượng, cân đối về cơ cấu, ngành nghề và trình độ đào tạo, chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, đáp ứng nhu cầu của xã hội và ngành du lịch tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

b) Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2020 tạo việc làm cho khoảng 14.500 người trong đó, lao động trực tiếp 4.800 người, trong đó có 70% được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc.

- Đến năm 2025 tạo việc làm cho 20.000 người, trong đó, lao động trực tiếp là khoảng 8.200 người; trong đó có 80% được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc.

- Đến năm 2030 tạo việc làm cho gần 25.500 người, trong đó, lao động trực tiếp là 12.000 người; trong đó có 85% được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc.

* Đối với nhân lực trực tiếp trong du lịch

- Trình độ trên đại học: Năm 2025 là 450 người và năm 2030 là 650 người; trình độ đại học, cao đẳng: Năm 2025 là 2.000 người và năm 2030 là 2.700 người; trình độ trung cấp: Năm 2025 là 3.000 người và năm 2030 là 5.000 người;

- Đến năm 2025, nhân lực làm việc trong quản lý nhà nước là 18 người, quản trị doanh nghiệp (cấp trưởng, phó phòng trở lên) là 550 người; nghiệp vụ ở nghề chính (lễ tân, phục vụ buồng, phục vụ bàn và bar, chế biến món ăn, hướng dẫn viên, lữ hành và đại lý du lịch, ngành khác) là 8.000 người.

- Đến năm 2030, nhân lực làm việc trong quản lý nhà nước là 20 người; quản trị doanh nghiệp (cấp trưởng, phó phòng trở lên) là 750 người; nghiệp vụ ở nghề chính (lễ tân, phục vụ buồng, phục vụ bàn và bar, chế biến món ăn, hướng dẫn viên, lữ hành và đại lý du lịch, ngành khác) là 12.000 người.

- Tăng tỷ lệ lao động được đào tạo về ngoại ngữ lên 35% năm 2025 và 45% năm 2030.

- Tăng số lượng hướng dẫn viên du lịch trung bình mỗi năm 8%, trong đó số lượng hướng dẫn viên du lịch quốc tế là 6%/năm.

2. Nội dung Kế hoạch

a) Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch

a1) Đào tạo theo hình thức tập trung

* Hệ sơ cấp:

- Đối tượng: Người học trong độ tuổi lao động;

- Chuyên ngành đào tạo: Lễ tân; nhân viên phục vụ buồng, phòng; phục vụ bàn, quầy bar; chế biến các món ăn.

- Số lượng đào tạo: Khoảng 1.100 người.

* Đào tạo, thi lấy chứng chỉ đào tạo viên (VTOS - Bộ tiêu chuẩn kỹ năng cần thiết về nghề Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn)

- Đối tượng: Người quản lý, nhân viên đang công tác tại các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh;

- Chuyên ngành đào tạo: Quản lý khách sạn, phục vụ nhà hàng.

- Số lượng đào tạo: Khoảng 460 người.

a2) Bồi dưỡng ngắn hạn

* Về quản lý nhà nước

- Đối tượng: Cán bộ, công chức quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh, cấp huyện (thị xã, thành phố), cấp xã (phường, thị trấn).

- Nội dung: Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ quản lý nhà nước về du lịch, tập trung nghiệp vụ quản lý chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch và xúc tiến du lịch.

- Số lượng: Khoảng 480 người.

* Về quản lý, vận hành thiết chế văn hóa do nhà nước quản lý và hướng dẫn viên du lịch

- Đối tượng: Người quản lý, viên chức đang làm việc tại các Ban quản lý các khu di tích, bảo tàng, hướng dẫn viên du lịch và doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Nội dung: Cập nhật, phổ biến, giáo dục pháp luật; cập nhật kiến thức định kỳ cho hướng dẫn viên du lịch; cập nhật các kiến thức về văn hóa, di sản văn hóa - lịch sử, di sản thiên nhiên; thiết kế và xây dựng sản phẩm du lịch; kỹ năng giao tiếp, chăm sóc khách hàng; kỹ năng giao tiếp trong hoạt động du lịch...

- Số lượng: Khoảng 2.400 người.

* Về khai thác, kinh doanh tại các khu, điểm thăm quan, du lịch cộng đồng

- Đối tượng: Hộ kinh doanh, cộng đồng dân cư đang kinh doanh, khai thác các dịch vụ du lịch tại các khu, điểm du lịch, điểm tham quan trên địa bàn tỉnh.

- Nội dung: Bồi dưỡng kiến thức về du lịch cộng đồng; xây dựng và quảng bá sản phẩm du lịch cộng đồng; chế biến món ăn, tổ chức các hoạt động trải nghiệm; bảo vệ môi trường, tiếng Anh giao tiếp cơ bản, kỹ năng hướng dẫn thuyết minh tại điểm.

- Số lượng: Khoảng 1.200 người.

a3) Việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch nêu tại các điểm a1, a2 nêu trên, các đơn vị được giao nhiệm vụ chủ động tìm kiếm cơ sở đào tạo uy tín trên toàn quốc có cơ sở thực hành tốt, có trải nghiệm thực tế phù hợp xu hướng nhu cầu du lịch, thu hút được nhiều khách du lịch để hợp đồng tổ chức đào tạo.

b) Đối với chương trình đào tạo du lịch tại các cơ sở đào tạo của tỉnh

b1) Nội dung

Xây dựng chương trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ du lịch phù hợp với tiêu chuẩn nghề du lịch ASEAN, đảm bảo chuẩn quốc gia và quốc tế; xây dựng chuẩn năng lực dựa trên 03 tiêu chí kiến thức, kỹ năng và thái độ. Gắn kết chặt chẽ giữa trường học và cơ sở lưu trú du lịch trong việc giảng dạy và thực hành theo mô hình “Trường - khách sạn - nhà hàng” hay “Trường - công ty lữ hành”.

Chương trình đào tạo điều chỉnh theo hướng mở, dễ chuyển đổi, liên thông; cơ cấu chương trình được thiết kế theo các học phần cốt lõi và các học phần tự chọn. Phần cốt lõi cung cấp kiến thức, kỹ năng nền tảng của chuyên ngành đào tạo; phần tự chọn theo hướng chuyên sâu về các lĩnh vực du lịch theo vùng miền, khu vực địa lý, loại hình du lịch, tri thức bản địa.

Thời gian đào tạo cơ cấu hợp lý, rút ngắn tối đa phần lý thuyết theo Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân; tăng thời lượng thực hành, thực tập tại doanh nghiệp.

b2) Đối tượng thực hiện: Các trường có đào tạo có chuyên ngành du lịch.

c) Tăng cường cơ sở vật chất đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh

c1) Nội dung

Các cơ sở đào tạo có đào tạo chuyên ngành du lịch tìm kiếm và dành nguồn lực thỏa đáng để đầu tư xây dựng, duy trì và bổ sung cơ sở vật chất phục vụ cho thực hành, thực tập theo tiêu chí “thực nghiệm nghề nghiệp”, chú ý xây dựng hệ thống phòng thực hành tiêu chuẩn quốc tế dành cho ngành khách sạn, nhà hàng, khu lễ tân, dịch vụ bổ sung... Nghiên cứu và triển khai hệ thống khách sạn, nhà hàng và công ty dịch vụ du lịch theo mô hình thực nghiệm công ty trong trường đại học, cao đẳng.

Ưu tiên và khuyến khích các cơ sở đào tạo đầu tư cơ sở thực hành nghiệp vụ du lịch trực thuộc Trường theo mô hình doanh nghiệp trong trường học.

c2) Đối tượng thực hiện: Các trường có đào tạo có chuyên ngành du lịch.

(Chi tiết nội dung đào tạo nguồn nhân lực có sử dụng ngân sách nhà nước đến năm 2025 tại Phụ lục 2).

d) Tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch

Tổng kinh phí của Kế hoạch giai đoạn 2021-2025 khoảng 50,6 tỷ đồng, trong đó kinh phí xã hội hóa là 39,2 tỷ đồng; ngân sách nhà nước là 11,4 tỷ đồng. Trong đó kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch giai đoạn 2021-2025 từ ngân sách Nhà nước được phân bổ lồng ghép từ các nguồn: (i) Kinh phí sự nghiệp kinh tế du lịch giao cho ngành văn hóa là 6,6 tỷ đồng; (ii) kinh phí đào tạo cho lao động nông thôn là 2,2 tỷ đồng; (iii) kinh phí đào tạo cán bộ, công chức, viên chức là 720 triệu đồng (chi tiết tại Phụ lục 1):

3. Giải pháp thực hiện Kế hoạch

a) Nâng cao nhận thức và tăng cường tuyên truyền về phát triển nguồn nhân lực du lịch

- Tuyên truyền rộng rãi về vai trò của ngành du lịch, các thông tin về định hướng, chính sách và hoạt động du lịch đến các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức và cộng đồng trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Tuyên truyền, giáo dục hướng nghiệp trong hệ thống giáo dục phổ thông để định hướng học sinh lựa chọn nghề, lựa chọn trường, cơ sở đào tạo liên quan đến ngành du lịch; phát huy vai trò của các trung tâm hướng nghiệp, giới thiệu việc làm trong việc hướng các em học sinh phổ thông lựa chọn nghề, ngành học trong lĩnh vực du lịch.

- Tuyên truyền, khuyến khích người lao động tự tìm kiếm, tham gia các khóa đào tạo để nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ, nhất là ngoại ngữ; khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch tổ chức đào tạo và đào tạo lại để giữ chân và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng và kinh nghiệm.

b) Tăng cường công tác quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch

- Xây dựng và hoàn thiện chính sách, cơ chế và cụ thể hóa văn bản quy phạm pháp luật về bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng nhân lực du lịch ở địa phương.

- Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động du lịch, dự báo được nguồn lực cần cho ngành trong 5 năm và 10 năm tới nhằm gắn kết được cung - cầu về nhân lực du lịch.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh với độ chính xác cao và đầy đủ thông tin của các doanh nghiệp du lịch đang hoạt động, thông tin chi tiết về nguồn nhân lực cho ngành du lịch, hệ thống đào tạo ngành du lịch

- Cải cách hành chính trong quản lý phát triển nguồn nhân lực du lịch, xác định rõ trách nhiệm và quyền lợi của các thành phần tham gia vào phát triển nhân lực du lịch.

c) Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ngành du lịch

- Tổ chức các lớp đào tạo cho đội ngũ công chức, viên chức du lịch từ cấp tỉnh đến cơ sở về nâng cao chuyên môn, kỹ năng mềm, kỹ năng mới trong quản lý; tạo điều kiện cho đội ngũ này tham gia các lớp tập huấn do Tổng Cục Du lịch và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức để được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm thông qua các chuyến công tác, khảo sát và tham gia hội nghị, hội thảo khoa học ở các nước có ngành du lịch phát triển.

d) Nâng cao chất lượng của các cơ sở đào tạo ngành du lịch

- Các cơ sở đào tạo về du lịch tăng cường đầu tư xây dựng, duy trì và bổ sung cơ sở vật chất phục vụ cho thực hành, thực tập của người học. Bổ sung, hoàn thiện cơ sở vật chất hoạt động thực hành theo tiêu chí “Thực nghiệm nghề nghiệp”.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đầu tư xây dựng và hoàn thiện cổng thư viện số; ứng dụng các phần mềm quản lý doanh nghiệp du lịch, khách sạn, lữ hành vào trong quá trình giảng dạy cho sinh viên.

- Ưu tiên và khuyến khích các cơ sở đào tạo đầu tư các cơ sở thực hành nghiệp vụ du lịch trực thuộc Trường theo mô hình doanh nghiệp trong trường học.

- Nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ du lịch phù hợp với tiêu chuẩn nghề du lịch ASEAN; thường xuyên đổi mới chương trình, nội dung, hình thức đào tạo.

- Xây dựng chiến lược dài hạn về phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu, có chính sách thu hút, đãi ngộ đối với nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành du lịch về giảng dạy tại các trường; xây dựng quy chuẩn giảng viên ngành du lịch.

đ) Tăng cường liên kết trong phát triển nguồn nhân lực du lịch

- Liên kết với các doanh nghiệp tổ chức những cuộc khảo sát thực tế định kỳ chất lượng nguồn nhân lực du lịch hiện tại để xây dựng kế hoạch tổ chức các khóa đào tạo.

- Lựa chọn các cơ sở đào tạo hoặc trường đại học nước ngoài có uy tín cao trong lĩnh vực du lịch để liên kết. Chủ động kiểm tra giám sát quá trình liên kết với các trường đại học, cơ sở đào tạo nước ngoài.

- Mở rộng và phát huy các mối quan hệ hợp tác song phương và đa phương với các tổ chức quốc tế; mời các chuyên gia quốc tế về du lịch, các đào tạo viên du lịch quốc tế có kinh nghiệm đến Quảng Ngãi tham gia giảng dạy, đào tạo.

e) Huy động nguồn lực xã hội hóa

- Huy động các nguồn lực cho phát triển nhân lực du lịch, chú trọng huy động các nguồn lực từ các thành phần kinh tế và các tổ chức xã hội...;

- Có cơ chế, chính sách phát huy vai trò và nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp du lịch trong hoạt động đào tạo, tham gia vào xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề và chương trình, giáo trình đào tạo.

- Rà soát các chính sách đã ban hành, nghiên cứu vận dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, thủ tục hành chính, thông tin thị trường cho nhà đầu tư vào đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch.

4. Tổ chức thực hiện

a) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương và các cơ sở đào tạo có liên quan trong và ngoài tỉnh triển khai Kế hoạch; tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá, hướng dẫn, tổ chức, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch và tổng hợp báo cáo kết quả hàng năm về UBND tỉnh.

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn nhân lực du lịch tỉnh.

Xây dựng dự toán kinh phí trôn cơ sở lồng ghép kinh phí thực hiện từ nguồn kinh phí sự nghiệp giao cho ngành văn hóa được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện.

b) Sở Nội vụ

Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan hằng năm đưa vào kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã phụ trách công tác quản lý nhà nước về du lịch.

Thực hiện chính sách thu hút theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP ngày 05/12/2017 của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ đối với nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành du lịch về công tác tại cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh

Xây dựng dự toán kinh phí trên cơ sở lồng ghép kinh phí thực hiện từ nguồn kinh phí đào tạo cho cán bộ, công chức, viên chức được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện.

Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch kịp thời tham mưu UBND tỉnh đội ngũ nhân lực du lịch và các tổ chức kinh doanh có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển của ngành du lịch.

c) Sở Giáo dục và Đào tạo

Chú trọng tuyên truyền đến cán bộ, giáo viên và học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông định hướng phát triển du lịch của tỉnh trong giai đoạn 2020-2030; cung cấp thông tin, giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông về các ngành nghề đào tạo du lịch gắn với nhu cầu phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030.

d) Sở Tài chính

Chủ trì và phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh cân đối các nguồn vốn ngân sách để bố trí vốn đào tạo nhân lực du lịch phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh.

đ) Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Tài chính cân đối đảm bảo nguồn lực thực hiện Kế hoạch; phối hợp tham gia xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Phối hợp tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực: đào tạo nghề du lịch với sự đa dạng của các bậc đào tạo, đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh lữ hành, khách sạn - nhà hàng, khu du lịch, các dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm...

e) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Quản lý việc đào tạo nghề du lịch của các trường, trung tâm dạy nghề được phân cấp quản lý theo năng lực đào tạo của từng đơn vị (nếu có).

Xây dựng dự toán kinh phí trên cơ sở lồng ghép kinh phí thực hiện từ nguồn kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện.

Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan có liên quan tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghề du lịch theo Kế hoạch.

g) Sở Thông tin và Truyền thông

Hướng dẫn các cơ quan báo chí, truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh và các kết quả thực hiện Đề án phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

h) UBND huyện, thị xã, thành phố

Trong phạm vi quyền hạn của mình trực tiếp đánh giá thực trạng nhân lực của địa phương, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân lực một cách hợp lý, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu kinh tế - xã hội của địa phương; đồng thời, vận động cộng đồng địa phương nâng cao ý thức khai thác gắn với bảo tồn tài nguyên du lịch.

Báo cáo định kỳ cho UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tình hình đào tạo nguồn nhân lực tại địa phương.

i) Các trường đại học và cao đẳng có liên quan đến chuyên ngành du lịch trong tỉnh

Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong tỉnh xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh phù hợp, đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

k) Hiệp hội du lịch Quảng Ngãi

Tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong việc làm trung gian kết nối và xây dựng các thỏa thuận, chương trình hành động về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch; giới thiệu các chương trình, chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch đến các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

 

PHỤ LỤC 1

TỔNG HỢP KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 639/QĐ-UBND ngày 29/4/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh)

TT

Chương trình/Phân kỳ thực hiện–

Kinh phí (Triệu đồng)

Nguồn lực xã hội

Ngân sách

Tổng cộng

1

Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Ngãi

5,75

9,48

15,23

 

Năm 2021

1,3

2,0

3,3

 

Năm 2022

1,2

1,7

2,9

 

Năm 2023

0,9

1,8

2,7

 

Năm 2024

1,0

1,8

2,8

 

Năm 2025

1,35

2,18

3,53

2

Chương trình hỗ trợ cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch đổi mới chương trình đào tạo

10,4

1,16

11,55

 

Năm 2021

2,81

0,31

3,12

 

Năm 2022

2,40

0,27

2,67

 

Năm 2023

2,19

0,24

2,43

 

Năm 2024

1,69

0,19

1,88

 

Năm 2025

1,31

0,15

1,45

3

Chương trình tăng cường cơ sở vật chất cho đào tạo nguồn nhân lực du lịch tăng cường của các cơ sở đào tạo

23,11

0,78

23,88

 

Năm 2021

6,25

0,21

6,46

 

Năm 2022

5,34

0,18

5,52

 

Năm 2023

4,86

0,16

5,02

 

Năm 2024

3,76

0,13

3,88

 

Năm 2025

2,90

0,10

3,00

4

TỔNG KINH PHÍ

39,26

11,42

50,66

 

Năm 2021

10,36

2,52

12,88

 

Năm 2022

8,94

2,15

11,09

 

Năm 2023

7,95

2,2

10,15

 

Năm 2024

6,45

2,12

8,56

 

Năm 2025

5,56

2,43

7,98

 

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC NỘI DUNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CÓ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 639/QĐ-UBND ngày 29/4/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh)

TT

Hình thức và chương trình đào tạo, bồi dưỡng

Đối tượng

Số lượng (Người)

Số lớp

Thời gian đào tạo

Kinh phí (triệu đồng)

Xã hội hóa

Ngân sách

Tổng cộng

A

Năm 2021

 

1.175

 

 

1.295

1.985

3.280

I

THEO HÌNH THỨC ĐÀO TẠO TẬP TRUNG

1

Hệ sơ cấp và thường xuyên

1.1

Lễ tân

Người học trong độ tuổi lao động

40

1

- 03 tháng sơ cấp)

- dưới 03 (đào tạo thường xuyên)

100

80

180

1.2

Phục vụ buồng

60

2

03 tháng

150

120

270

1.3

Phục vụ bàn, bar

60

2

03 tháng

150

120

270

1.4

Chế biến món ăn

70

1

03 tháng

175

140

315

2

Đào tạo, thi lấy chứng chỉ đào tạo viên (VTOS)

2.1

Quản lý khách sạn

Người quản lý, nhân viên đang làm việc tại các cơ sở kinh doanh du lịch

45

1

04 tháng

270

0

270

2.2

Phục vụ nhà hàng

50

1

04 tháng

300

0

300

II

THEO HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG NGẮN HẠN

1

Các lớp bồi dưỡng cho đối tượng là cán bộ, công chức quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh, cấp huyện (thị xã, thành phố), cấp xã (phường, thị trấn) 3,2,1

1.1

Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về quy hoạch du lịch

 

50

1

05 ngày

0

75

75

1.2

Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch

 

50

1

05 ngày

0

75

75

2

Các lớp bồi dưỡng cho đối tượng là người quản lý, viên chức đang làm việc tại các Ban quản lý các khu di tích, bảo tàng và doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh

2.1

Lớp tập huấn thiết kế và xây dựng sản phẩm du lịch

 

50

1

05 ngày

75

75

150

2.2

Lớp tập huấn về kỹ năng giao tiếp và chăm sóc khách hàng

 

50

1

05 ngày

75

75

150

2.3

Lớp tập huấn phổ biến các văn bản pháp luật mới

 

200

2

02 ngày

0

200

200

2.4

Tập huấn thống kê

 

50

1

3 ngày

0

75

75

2.5

Bồi dưỡng quản lý khách sạn

 

50

1

5 ngày

0

125

125

2.6

Bồi dưỡng cập nhật kiến thức định kỳ cho HDV

 

50

1

3 ngày

0

75

75

2.7

Bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho người lái xe, lái tàu

 

50

1

3 ngày

0

75

75

3

Các lớp bồi dưỡng cho các hộ kinh doanh, cộng đồng dân cư đang kinh doanh, khai thác các dịch vụ du tịch tại các khu, điểm du lịch, điểm tham quan trên địa bàn tỉnh

3.1

Lớp bồi dưỡng nhận thức về du lịch cộng đồng

 

50

1

05 ngày

0

125

125

3.2

Lớp xây dựng và quảng bá sản phẩm du lịch cộng đồng

 

50

1

05 ngày

0

125

125

3.3

Bồi dưỡng nấu ăn, hướng dẫn chương trình trải nghiệm

 

50

1

05 ngày

0

125

125

3.4

Bồi dưỡng công tác bảo vệ môi trường

 

50

1

5 ngày

0

125

125

3.5

Tiếng Anh giao tiếp

 

50

1

7 ngày

0

175

175

B

Năm 2022

 

1100

 

 

1.215

1.690

2.905

I

THEO HÌNH THỨC ĐÀO TẠO TẬP TRUNG

1

Hệ sơ cấp và thường xuyên

1.1

Lễ tân

Người học trong độ tuổi lao động

30

1

- 03 tháng sơ cấp)

- dưới 03 (đào tạo thường xuyên)

75

60

135

1.2

Phục vụ buồng

55

2

03 tháng

137,5

110

247,5

1.3

Phục vụ bàn, bar

60

2

03 tháng

150

120

270

1.4

Chế biến món ăn

65

2

03 tháng

162,5

130

292,5

2

Đào tạo, thi lấy chứng chỉ đào tạo viên (VTOS)

2.1

Quản lý khách sạn

Người quản lý, nhân viên đang làm việc tại các cơ sở kinh doanh du lịch

40

1

04 tháng

240

0

240

2.2

Phục vụ nhà hàng

50

1

04 tháng

300

0

300

II

THEO HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG NGẮN HẠN

1

Các lớp bồi dưỡng cho đối tượng là cán bộ, công chức quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh, cấp huyện (thị xã, thành phố), cấp xã (phường, thị trấn) 3,2,1

1.1

Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về quy hoạch du lịch

 

40

1

05 ngày

0

60

60

1.2

Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch

 

40

1

05 ngày

0

60

60

2

Các lớp bồi dưỡng cho đối tượng là người quản lý, viên chức đang làm việc tại các Ban quản lý các khu di tích, bảo tàng, hướng dẫn viên du lịch và doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh

2.1

Lớp tập huấn thiết kế và xây dựng sản phẩm du lịch

 

50

1

05 ngày

75

75

150

2.2

Lớp tập huấn về kỹ năng giao tiếp và chăm sóc khách hàng

 

50

1

05 ngày

75

75

150

2.3

Lớp tập huấn phổ biến các văn bản pháp luật mới

 

150

2

02 ngày

0

150

150

2.4

Tập huấn thống kê

 

50

1

3 ngày

0

75

75

2.5

Bồi dưỡng quản lý khách sạn

 

50

1

5 ngày

0

125

125

2.6

Bồi dưỡng cập nhật kiến thức định kỳ cho HDV

 

50

1

3 ngày

0

75

75

2.7

Bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho người lái xe, lái tàu

 

50

1

3 ngày

0

75

75

3

Các lớp bồi dưỡng cho các hộ kinh doanh, cộng đồng dân cư đang kinh doanh, khai thác các dịch vụ du tịch tại các khu, điểm du lịch, điểm tham quan trên địa bàn tỉnh

3.1

Lớp bồi dưỡng nhận thức về du lịch cộng đồng

 

50

1

05 ngày

0

125

125

3.2

Lớp xây dựng và quảng bá sản phẩm du lịch cộng đồng

 

50

1

05 ngày

0

125

125

3.3

Bồi dưỡng nấu ăn, hướng dẫn chương trình trải nghiệm

 

50

1

05 ngày

0

125

125

3.4

Bồi dưỡng công tác bảo vệ môi trường

 

50

1

5 ngày

0

125

125

3.5

Tiếng Anh giao tiếp

 

50

1

7 ngày

0

175

175

C

Năm 2023

 

1110

 

 

882,5

1.810

2.695,5

I

THEO HÌNH THỨC ĐÀO TẠO TẬP TRUNG

1

Hệ sơ cấp và thường xuyên

1.1

Lễ tân

Người học trong độ tuổi lao động

30

1

- 03 tháng sơ cấp)

- dưới 03 (đào tạo thường xuyên)

75

60

135

1.2

Phục vụ buồng

50

2

03 tháng

125

100

225

1.3

Phục vụ bàn, bar

45

2

03 tháng

112,5

90

202,5

1.4

Chế biến món ăn

60

2

03 tháng

150

120

270

2

Đào tạo, thi lấy chứng chỉ đào tạo viên (VTOS)

2.1

Quản lý khách sạn

Người quản lý, nhân viên đang làm việc tại các cơ sở kinh doanh du lịch

45

1

04 tháng

270

0

270

2.2

Phục vụ nhà hàng

45

1

04 tháng

270

0

270

II

THEO HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG NGẮN HẠN

1

Các lớp bồi dưỡng cho đối tượng là cán bộ, công chức quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh, cấp huyện (thị xã, thành phố), cấp xã (phường, thị trấn) 3,2,1

1.1

Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về quy hoạch du lịch

 

50

1

05 ngày

0

75

75

1.2

Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch

 

50

1

05 ngày

0

75

75

2

Các lớp bồi dưỡng cho đối tượng là người quản lý, viên chức đang làm việc tại các Ban quản lý các khu di tích, bảo tàng, hướng dẫn viên du lịch và doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh

2.1

Lớp tập huấn thiết kế và xây dựng sản phẩm du lịch

 

50

1

05 ngày

75

75

150

2.2

Lớp tập huấn về kỹ năng giao tiếp và chăm sóc khách hàng

 

50

1

05 ngày

75

75

150

2.3

Lớp tập huấn phổ biến các văn bản pháp luật mới

 

150

2

02 ngày

0

150

150

2.4

Tập huấn thống kê

 

50

1

3 ngày

0

75

75

2.5

Bồi dưỡng quản lý khách sạn

 

50

1

5 ngày

0

125

125

2.6

Bồi dưỡng cập nhật kiến thức định kỳ cho HDV

 

50

1

3 ngày

0

75

75

2.7

Bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho người lái xe, lái tàu

 

50

1

3 ngày

0

75

75

3

Các lớp bồi dưỡng cho các hộ kinh doanh, cộng đồng dân cư đang kinh doanh, khai thác các dịch vụ du tịch tại các khu, điểm du lịch, điểm tham quan trên địa bàn tỉnh

3.1

Lớp bồi dưỡng nhận thức về du lịch cộng đồng

 

50

1

05 ngày

0

125

125

3.2

Lớp xây dựng và quảng bá sản phẩm du lịch cộng đồng

 

50

1

05 ngày

0

125

125

3.3

Bồi dưỡng nấu ăn, hướng dẫn chương trình trải nghiệm

 

50

1

05 ngày

0

125

125

3.4

Bồi dưỡng công tác bảo vệ môi trường

 

50

1

5 ngày

0

125

125

3.5

Tiếng Anh giao tiếp

 

40

1

7 ngày

0

140

140

D

Năm 2024

 

1155

 

 

895

1.807,5

2.792,5

I

THEO HÌNH THỨC ĐÀO TẠO TẬP TRUNG

1

Hệ sơ cấp và thường xuyên

1.1

Lễ tân

Người học trong độ tuổi lao động

30

1

- 03 tháng sơ cấp)

- dưới 03 (đào tạo thường xuyên)

75

60

135

1.2

Phục vụ buồng

60

2

03 tháng

150

120

270

1.3

Phục vụ bàn, bar

55

2

03 tháng

137,5

110

247,5

1.4

Chế biến món ăn

65

2

03 tháng

162,5

130

292,5

2

Đào tạo, thi lấy chứng chỉ đào tạo viên (VTOS)

2.1

Quản lý khách sạn

Người quản lý, nhân viên đang làm việc tại các cơ sở kinh doanh du lịch

45

1

04 tháng

270

0

270

2.2

Phục vụ nhà hàng

40

1

04 tháng

240

0

240

II

THEO HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG NGẮN HẠN

1

Các lớp bồi dưỡng cho đối tượng là cán bộ, công chức quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh, cấp huyện (thị xã, thành phố), cấp xã (phường, thị trấn) 3,2,1

1.1

Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về quy hoạch du lịch

 

50

1

05 ngày

0

75

75

1.2

Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch

 

50

1

05 ngày

0

75

75

2

Các lớp bồi dưỡng cho đối tượng là người quản lý, viên chức đang làm việc tại các Ban quản lý các khu di tích, bảo tàng, hướng dẫn viên du lịch và doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh

2.1

Lớp tập huấn thiết kế và xây dựng sản phẩm du lịch

 

50

1

05 ngày

75

75

150

2.2

Lớp tập huấn về kỹ năng giao tiếp và chăm sóc khách hàng

 

50

1

05 ngày

75

75

150

2.3

Lớp tập huấn phổ biến các văn bản pháp luật mới

 

200

2

02 ngày

0

200

200

2.4

Tập huấn thống kê

 

50

1

3 ngày

0

75

75

2.5

Bồi dưỡng quản lý khách sạn

 

50

1

5 ngày

0

125

125

2.6

Bồi dưỡng cập nhật kiến thức định kỳ cho HDV

 

50

1

3 ngày

0

75

75

2.7

Bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho người lái xe, lái tàu

 

50

1

3 ngày

0

75

75

3

Các lớp bồi dưỡng cho các hộ kinh doanh, cộng đồng dân cư đang kinh doanh, khai thác các dịch vụ du tịch tại các khu, điểm du lịch, điểm tham quan trên địa bàn tỉnh

3.1

Lớp bồi dưỡng nhận thức về du lịch cộng đồng

 

45

1

05 ngày

0

112,5

112,5

3.2

Lớp xây dựng và quảng bá sản phẩm du lịch cộng đồng

 

45

1

05 ngày

0

112,5

112,5

3.3

Bồi dưỡng nấu ăn, hướng dẫn chương trình trải nghiệm

 

50

1

5 ngày

0

125

125

3.4

Bồi dưỡng công tác bảo vệ môi trường

 

50

1

5 ngày

0

125

125

3.5

Tiếng Anh giao tiếp

 

50

1

7 ngày

0

175

175

E

Năm 2025

 

1070

 

 

1.350

1.980

3.330

I

THEO HÌNH THỨC ĐÀO TẠO TẬP TRUNG

1

Hệ sơ cấp và thường xuyên

1.1

Lễ tân

Người học trong độ tuổi lao động

40

1

- 03 tháng sơ cấp)

- dưới 03 (đào tạo thường xuyên)

100

80

180

1.2

Phục vụ buồng

65

2

03 tháng

162,5

130

292,5

1.3

Phục vụ bàn, bar

65

2

03 tháng

162,5

130

292,5

1.4

Chế biến món ăn

70

2

03 tháng

175

140

315

2

Đào tạo, thi lấy chứng chỉ đào tạo viên (VTOS)

2.1

Quản lý khách sạn

Người quản lý, nhân viên đang làm việc tại các cơ sở kinh doanh du lịch

45

1

04 tháng

270

0

270

2.2

Phục vụ nhà hàng

55

1

04 tháng

330

0

330

II

THEO HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG NGẮN HẠN

1

Các lớp bồi dưỡng cho đối tượng là cán bộ, công chức quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh, cấp huyện (thị xã, thành phố), cấp xã (phường, thị trấn) 3,2,1

1.1

Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về quy hoạch du lịch

 

50

1

05 ngày

0

75

75

1.2

Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch

 

50

1

05 ngày

0

75

75

2

Các lớp bồi dưỡng cho đối tượng là người quản lý, viên chức đang làm việc tại các Ban quản lý các khu di tích, bảo tàng, hướng dẫn viên du lịch và doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh

2.1

Lớp tập huấn thiết kế và xây dựng sản phẩm du lịch

 

50

1

05 ngày

75

75

150

2.2

Lớp tập huấn về kỹ năng giao tiếp và chăm sóc khách hàng

 

50

1

05 ngày

75

75

150

2.3

Lớp tập huấn phổ biến các văn bản pháp luật mới

 

200

2

02 ngày

0

200

200

2.4

Tập huấn thống kê

 

50

1

3 ngày

0

75

75

2.5

Bồi dưỡng quản lý khách sạn

 

50

1

5 ngày

0

125

125

2.6

Bồi dưỡng cập nhật kiến thức định kỳ cho HDV

 

50

1

3 ngày

0

75

75

2.7

Bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho người lái xe, lái tàu

 

50

1

3 ngày

0

75

75

3

Các lớp bồi dưỡng cho các hộ kinh doanh, cộng đồng dân cư đang kinh doanh, khai thác các dịch vụ du tịch tại các khu, điểm du lịch, điểm tham quan trên địa bàn tỉnh

3.1

Lớp bồi dưỡng nhận thức về du lịch cộng đồng

 

40

1

05 ngày

0

100

100

3.2

Lớp xây dựng và quảng bá sản phẩm du lịch cộng đồng

 

50

1

05 ngày

0

125

125

3.3

Bồi dưỡng nấu ăn, hướng dẫn chương trình trải nghiệm

 

50

1

05 ngày

0

125

125

3.4

Bồi dưỡng công tác bảo vệ môi trường

 

50

1

5 ngày

0

125

125

3.5

Tiếng Anh giao tiếp

 

50

1

7 ngày

0

175

175