UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 64/2005/QĐ-UBND | Thái Bình, ngày 31 tháng 10 năm 2005 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14/6/2005; Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND ngày 3/12/2004;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Môi trường ngày 27/12/1993;
Căn cứ Pháp lệnh Đê điều ngày 24/8/2000;
Căn cứ Pháp lệnh phòng, chống bão, lụt ngày 24/8/2000;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 76/2000/NĐ-CP ngày 15/12/2000 về việc quy định chi tiết thi hành Luật Khoáng sản (sửa đổi); số 35/CP ngày 23/4/1997 về việc xử lý hành chính vi phạm về Luật Khoáng sản; số 175/CP ngày 18/10/1994 về hướng dẫn thi hành Luật Môi trường; số 171/2003/NĐ-CP ngày 26/12/2003 quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Đê điều; số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai; số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này bản “Quy định về việc quản lý hoạt động thăm dò, khai thác cát, sử dụng bến bãi để chứa và trung chuyển cát thuộc các sông và bãi biển trên địa bàn tỉnh Thái Bình”.
Điều 2. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm phổ biến và hướng dẫn thực hiện Quy định này.
Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh, các Giám đốc sở, Thủ trưởng ban, ngành thuộc tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ, KHAI THÁC CÁT, SỬ DỤNG BẾN BÃI ĐỂ CHỨA VÀ TRUNG CHUYỂN CÁT THUỘC CÁC SÔNG VÀ BÃI BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 64/QĐ-UBND ngày 31/10/2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình)
Quy định này quy định thẩm quyền, điều kiện, trình tự, thủ tục cấp giấy phép thăm dò, khai thác cát, sử dụng bến bãi để chứa và trung chuyển cát tại khu vực lòng sông, bãi bồi, bãi sông, bãi biển ngoài phạm vi bảo vệ đê điều thuộc các sông: Sông Hồng, sông Luộc, sông Trà Lý, sông Hóa và bãi biển huyện Tiền Hải, huyện Thái Thụy.
Quy định trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, Ủy ban nhân dân các cấp và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động khoáng sản nêu trên.
1. Đối tượng: Các tổ chức kinh tế Việt Nam được thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã; các cá nhân Việt Nam có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đã được cấp có thẩm quyền cấp phép hoạt động sản xuất kinh doanh có nội dung là thăm dò địa chất khoáng sản; khai thác, vận chuyển cát.
2. Bến bãi là diện tích đất để chứa và đường vận chuyển từ bãi chứa đến đường giao thông để trung chuyển cát. Người sử dụng đất không được xây dựng công trình trái với pháp lệnh đê điều và các quy định về xây dựng cơ bản đã ban hành. Khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền vì sự an toàn của đê điều và thoát lũ thì người sử dụng đất phải đóng cửa bến bãi không kèm theo điều kiện nào.
Thời gian sử dụng bến bãi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Các vị trí thăm dò, khai thác cát, sử dụng bến bãi để chứa và trung chuyển cát phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
1. Thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Bảo đảm an toàn đê điều, giao thông, yêu cầu của công tác phòng chống bão lụt và bảo đảm vệ sinh môi trường xung quanh.
3. Nằm ngoài phạm vi các khu vực sau:
- Khu vực có di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng.
- Khu vực ảnh hưởng hoặc dành riêng cho mục đích quốc phòng, an ninh.
- Khu vực thuộc phạm vi bảo vệ đê, kè bờ sông, bờ biển, cống, đập và công trình giao thông quan trọng.
- Khu vực dành riêng cho các hoạt động tôn giáo.
- Khu vực rừng phòng hộ, khu vực bảo tồn địa chất.
- Khu vực đô thị hoặc khu công nghiệp có công trình kết cấu hạ tầng.
1. Quy hoạch, kế hoạch khu vực thăm dò, khai thác cát và sử dụng bến bãi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đề án đầu tư thăm dò, khai thác cát, sử dụng bến bãi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt các nội dung:
- Về diện tích, ranh giới khu vực và thời gian thăm dò, khai thác cát.
- Về đảm bảo an toàn đê, kè, cống và thoát lũ.
- An toàn các công trình giao thông đường bộ, đường thủy.
- Bảo đảm về vệ sinh môi trường.
3. Văn bản thỏa thuận của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thăm dò, khai thác cát về việc sử dụng đất để phục vụ cho việc thăm dò, khai thác, làm bến bãi trung chuyển cát.
4. Quyết định cho phép thăm dò, khai thác cát của Ủy ban nhân dân tỉnh.
1. Bến bãi phải đầu tư, xây dựng theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm các yêu cầu của công tác quản lý theo nội dung của các khoản 2 và 3 tại Điều 3 trong Quy định này.
2. Phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho địa phương, cơ sở trong trường hợp thực hiện dự án thăm dò, khai thác, vận chuyển cát làm tổn hại đến các công trình, cơ sở hạ tầng của nhà nước, tập thể và cá nhân, gây ô nhiễm môi trường. Hình thức và kinh phí bồi thường căn cứ vào mức độ gây thiệt hại mà chính quyền địa phương và chủ đầu tư bàn bạc thống nhất.
3. Phải ưu tiên tiếp nhận nguồn lao động là người địa phương có cơ sở bến bãi trong việc thăm dò, khai thác, vận chuyển cát.
1. Sử dụng đất đúng mục đích, phạm vi ranh giới và thời gian theo quyết định đã được phê duyệt hoặc theo hợp đồng đã được ký kết.
2. Phải bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng đối với người có đất bị thu hồi cho dự án thăm dò, khai thác, kinh doanh cát theo quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ và Quyết định số 20/2005/QĐ-UB ngày 24/2/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính theo chế độ, chính sách của nhà nước quy định và chấp hành đúng nội dung tại khoản 2 và 3 của Điều 5 trong Quy định này.
4. Thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên và đảm bảo an toàn đê điều, hành lang thoát lũ, an toàn các công trình giao thông, không để xảy ra tai nạn trong quá trình thăm dò, khai thác cát, sử dụng bến bãi.
5. Hợp đồng với cơ quan chức năng thực hiện việc quan trắc, giám sát sự biến động của dòng chảy và hiện tượng xói, lở. Thực hiện nghiêm việc báo cáo kết quả hoạt động về Sở Tài nguyên và Môi trường để báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh theo Quyết định số 23/2004/QĐ-BTNMT ngày 28/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
6. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện các nghĩa vụ có liên quan khác theo quy định của pháp luật đã ban hành.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP THĂM DÒ, KHAI THÁC CÁT,
SỬ DỤNG BẾN BÃI ĐỂ CHỨA VÀ TRUNG CHUYỂN CÁT
Điều 8. Hồ sơ xin cấp giấy phép thăm dò cát bao gồm:
1. Đơn xin cấp giấy phép thăm dò khoáng sản theo mẫu số 5 trong Quy định được ban hành kèm theo Quyết định số 06/QĐ-BTNMT ngày 19/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường về trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động khoáng sản.
2. Đề án thăm dò khoáng sản kèm theo bốn (04) bộ bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản lập trên nền bản đồ địa hình hệ thống tọa độ vuông góc VN2000 theo nguyên tắc:
a) Ranh giới khu vực thăm dò khoáng sản diện tích một kilômét vuông (1km2) trở lên được khoanh định theo hình ô vuông khép kín trên bản đồ tỉ lệ 1:50.000 (mẫu số 6)
b) Khu vực thăm dò có diện tích nhỏ hơn một kilômét vuông (1km2) khoanh định trên bản đồ tỉ lệ nhỏ hơn 1:5.000 (mẫu số 6a).
3. Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của Công chứng Nhà nước đối với tổ chức xin cấp giấy phép thăm dò khoáng sản là tổ chức trong nước.
Điều 9. Hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác cát bao gồm:
1. Đơn xin cấp giấy phép khai thác cát theo mẫu số 12 kèm theo 04 bộ bản đồ khu vực khai thác khoáng sản lập trên nền bản đồ địa hình có tỷ lệ không nhỏ hơn 1:5.000 hệ tọa độ vuông góc VN2000 (mẫu số 13).
2. Quyết định phê duyệt báo cáo kết quả thăm dò và trữ lượng mỏ cát tại địa điểm xin khai thác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Báo cáo nghiên cứu khả thi khai thác cát.
4. Bản báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
5. Văn bản thỏa thuận các khu vực và thời gian khai thác cát bảo đảm khả năng thoát lũ và an toàn đê điều do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
6. Văn bản thỏa thuận về bảo vệ các công trình giao thông và bảo đảm an toàn giao thông đường thủy được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận
7. Văn bản thỏa thuận về sử dụng đất của chính quyền địa phương
8. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được phép hoạt động khai thác cát do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp có chứng thực của Công chứng Nhà nước.
Điều 10. Thẩm quyền, trình tự thực hiện:
1. UBND tỉnh là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò, khai thác cát và sử dụng bến bãi để chứa và trung chuyển cát trên địa bàn tỉnh sau khi có thẩm định bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tiếp nhận, thẩm định hồ sơ xin cấp phép và trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định việc cấp giấy phép thăm dò, khai thác cát, sử dụng bến bãi để chứa và trung chuyển cát thuộc địa bàn tỉnh.
- Trong quá trình thẩm định nếu văn bản trả lời của các cơ quan hữu quan có ý kiến khác nhau, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức chủ trì việc trao đổi để thống nhất nội dung và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
- Trường hợp chủ đầu tư xin cấp giấy phép thăm dò, khai thác cát ở khu vực giáp ranh với tỉnh khác, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm liên hệ với các ngành hữu quan của các tỉnh: chủ trì, tổ chức bàn bạc thống nhất việc thực hiện các nội dung theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường trước khi trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.
3. Thời gian thực hiện đối với hồ sơ xin cấp giấy phép thăm dò, khai thác cát lòng sông, ven biển:
- Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp không hợp lệ; cơ quan tiếp nhận phải thông báo cho chủ đầu tư biết để hoàn thiện.
- Trong thời hạn 45 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của các tổ chức, cá nhân trong nước (thời hạn trên không bao gồm thời gian lấy ý kiến của các cơ quan hữu quan), Sở Tài nguyên và Môi trường phải hoàn thành việc thẩm định hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét việc cấp hoặc không cấp giấy phép cho chủ đầu tư.
- Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do cơ quan tiếp nhận trình, Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy phép thăm dò, khai thác cát và chuyển lại hồ sơ cho cơ quan tiếp nhận.
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm trao giấy phép cho tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép thăm dò, khai thác cát hoặc trả lời bằng văn bản về lý do giấy phép không được cấp.
Điều 11. Thủ tục giao đất, cho thuê đất phục vụ cho thăm dò, khai thác cát và làm bến bãi
1. Đối với chủ đầu tư là đơn vị tổ chức:
Cùng với việc lập hồ sơ xin cấp phép thăm dò, khai thác cát, tổ chức có nhu cầu sử dụng đất để phục vụ cho hoạt động và làm bến bãi thì tiến hành đồng thời việc làm thủ tục xin giao đất, thuê đất nộp 02 bộ hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường, hồ sơ gồm có:
a) Đơn xin giao đất, thuê đất.
b) Văn bản thỏa thuận địa điểm hoặc văn bản cho phép đầu tư hoặc văn bản đồng ý cho xây dựng công trình của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên địa điểm đã được xác định.
c) Quyết định dự án đầu tư hoặc bản sao giấy phép đầu tư có chứng nhận của cơ quan nhà nước: trường hợp dự án đầu tư của tổ chức không sử dụng vốn ngân sách nhà nước hoặc không phải dự án có vốn đầu tư nước ngoài thì phải có văn bản thẩm định về nhu cầu sử dụng đất của Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 30 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ.
d) Văn bản xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc chấp hành pháp luật về đất đai đối với các dự án đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trước đó.
đ) Giấy phép và bản đồ khu vực thăm dò, khai thác cát.
2. Đối với chủ đầu tư là cá nhân:
Sau khi có quyết định cho phép thăm dò, khai thác cát của Ủy ban nhân dân tỉnh, chủ đầu tư trình Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện về việc hợp đồng sử dụng đất phục vụ cho công tác thăm dò, khai thác cát, làm bến bãi để chứa và trung chuyển cát theo quy đinh của pháp luật.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THĂM DÒ, KHAI THÁC CÁT, SỬ DỤNG BẾN BÃI VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CẤP, CÁC NGÀNH
1. Lập quy hoạch và hoạch định chính sách, biện pháp bảo vệ, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên cát, sử dụng bến bãi, kết hợp với việc bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên khác, bảo vệ an ninh trật tự xã hội, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân và nhà nước.
2. Phê duyệt các báo cáo nghiên cứu khả thi về thăm dò, khai thác cát, sử dụng bến bãi, đảm bảo an toàn các công trình giao thông đường bộ, đường thủy, khả năng thoát lũ và an toàn về đê điều.
3. Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép thăm dò, khai thác cát, cho thuê đất thuộc thẩm quyền để thực hiện các dự án thăm dò, khai thác cát và sử dụng bến bãi để chứa và trung chuyển cát thuộc các sông, bãi biển trên địa bàn tỉnh.
4. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp quy về thăm dò, khai thác cát, sử dụng bến bãi để chứa và trung chuyển cát.
5. Quản lý việc xây dựng các công trình theo quy định về xây dựng cơ bản và pháp lệnh đê điều.
Điều 13. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
- Tham mưu và trực tiếp giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động thăm dò, khai thác cát, sử dụng bến bãi theo các nội dung của Điều 12 trong Quy định này
- Chấp hành tốt việc báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của các Bộ, ngành ở Trung ương, đồng thời phối, kết hợp chặt chẽ với các ngành, đơn vị hữu quan trong tỉnh thực hiện công tác khảo sát, thăm dò để lập quy hoạch tổng thể các khu vực khai thác cát và sử dụng bến bãi thuộc các sông, bãi biển trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Tuyên truyền, giáo dục và giám sát, kiểm tra việc thi hành pháp luật về khoáng sản đối với mọi tổ chức, cá nhân hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác cát trên địa bàn tỉnh.
- Có kế hoạch, biện pháp phối, kết hợp với các ngành chức năng trong tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân có hoạt động thăm dò, khai thác cát, sử dụng bến bãi thuộc các dòng sông, bãi biển trong tỉnh.
- Giải quyết hoặc tham gia giải quyết tranh chấp về hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác cát, sử dụng bến bãi để chứa và trung chuyển cát và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về lĩnh vực trên.
Điều 15. Sở Xây dựng có trách nhiệm:
- Giới thiệu địa điểm sử dụng đất cho các dự án thăm dò, khai thác, làm bến bãi để chứa và trung chuyển cát sau khi đã tham khảo ý kiến của các Sở, ngành liên quan và UBND huyện, thành phố
- Quản lý nhà nước về công nghiệp khai thác và quản lý việc xây dựng cơ bản các công trình của chủ đầu tư theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Sở Tài chính có trách nhiệm:
- Hướng dẫn chủ dự án thực hiện đúng các quy định về nghĩa vụ tài chính theo chính sách, chế độ nhà nước đã ban hành.
- Hướng dẫn chủ dự án và chính quyền cơ sở thực hiện tốt chính sách, phương án bồi thường thiệt hại trong giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất và giao đất cho chủ dự án.
- Giúp chính quyền cơ sở và chủ đầu tư thực hiện tốt nội dung khoản 2 Điều 5 trong Quy định này.
1. Thỏa thuận, giới thiệu địa điểm sử dụng đất cho các chủ đầu tư sau khi đã thống nhất với các Sở, ngành liên quan theo thẩm quyền quy định.
2. Chỉ đạo việc giải quyết các điều kiện liên quan đến việc sử dụng đất như:
- Thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.
- Phối hợp với chủ đầu tư triển khai công tác bồi thường thiệt hại để giải phóng mặt bằng và các điều kiện liên quan khác cho các tổ chức, cá nhân thực hiện các dự án thăm dò, khai thác cát, sử dụng bến bãi tại địa phương theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về khoáng sản của UBND cấp xã, các chủ đầu tư; giải quyết và tham gia giải quyết các tranh chấp về hoạt động thăm dò, khai thác cát, sử dụng bến bãi và xử lý các vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện dự án thuộc địa bàn huyện, thành phố.
4. Phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa được khai thác ở địa phương, kết hợp với việc bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên khác, bảo đảm an ninh, trật tự xã hội, bảo vệ tính mạng, sức khỏe của nhân dân, tài sản của nhà nước và của công dân.
Điều 19. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm:
1. Phối hợp với chủ đầu tư chỉ đạo việc thực hiện bồi thường thiệt hại cho các đối tượng để giải phóng mặt bằng trong việc triển khai các dự án hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác cát tại địa phương.
2. Tuyên truyền, giáo dục và kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về khoáng sản trong địa bàn quản lý, phát hiện các hành vi vi phạm, xử lý kịp thời theo thẩm quyền và báo cáo về Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh.
3. Trực tiếp quản lý các mốc, chỉ giới các bãi cát và quản lý các hộ khai thác, sử dụng bến bãi thuộc địa bàn hành chính.
4. Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa được khai thác kết hợp với bảo vệ môi trường và trật tự xã hội. Phối hợp với cơ quan thanh tra giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo có nội dung liên quan đến hoạt đông khoáng sản tại địa phương.
THANH TRA, KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM
1. Thanh tra chuyên ngành Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại các Điều 58, 59, 60, 61, 62 của Luật Khoáng sản; chủ trì phối hợp với thanh tra các Sở, ngành liên quan tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra, giám sát về việc bảo đảm an toàn đê điều, công trình xây dựng cơ bản, công trình giao thông, thủy lợi, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường, sinh thái và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên khác trên địa bàn quản lý.
2. Thanh tra tỉnh theo dõi, tổng hợp và tổ chức thực hiện việc thanh tra định kỳ theo thẩm quyền và theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thường xuyên thanh tra, kiểm tra các hoạt động thăm dò, khai thác cát, sử dụng bến bãi trên các sông, bãi biển thuộc địa bàn quản lý, kịp thời xử lý các hành vi vi phạm theo thẩm quyền và báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh.
1. Các tổ chức, cá nhân là chủ đầu tư có hành vi vi phạm nội dung của Quy định này, các cơ quan quản lý nhà nước các cấp không thực hiện trách nhiệm được giao, hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn, cố ý làm trái các quy định trên gây thiệt hại cho nhà nước, cho các tổ chức, cá nhân, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành và phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.
2. Các khiếu nại, tố cáo có liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động thăm dò, khai thác cát, sử dụng bến bãi được giải quyết theo quy định của luật khiếu nại, tố cáo.
Trong quá trình thực hiện Quyết định này, nếu có khó khăn vướng mắc, các cấp, các ngành và các đơn vị, cá nhân có liên quan gửi văn bản đề nghị về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi bổ sung cho phù hợp.
- 1 Quyết định 18/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản, đấu giá quyền khai thác khoáng sản, sử dụng bến bãi để chứa và trung chuyển khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 2 Quyết định 630/QĐ-UBND năm 2014 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành đến ngày 31/12/2013 hết hiệu lực thi hành
- 3 Quyết định 630/QĐ-UBND năm 2014 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành đến ngày 31/12/2013 hết hiệu lực thi hành
- 1 Quyết định 360/2013/QĐ-UBND về quản lý hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và sử dụng bãi tập kết vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 2 Quyết định 18/2006/QĐ-UBND quy định về hoạt động khai thác cát sông trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 3 Luật Khoáng sản sửa đổi 2005
- 4 Nghị định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 6 Nghị định 181/2004/NĐ-CP thi hành Luật Đất đai
- 7 Nghị định 182/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
- 8 Quyết định 23/2004/QĐ-BTNMT về báo cáo trong hoạt động khoáng sản do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 9 Nghị định 171/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Đê điều
- 10 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 11 Luật Đất đai 2003
- 12 Luật Hợp tác xã 2003
- 13 Quyết định 06/2003/QĐ-BTNMT Quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động khoáng sản do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 14 Nghị định 76/2000/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khoáng sản sửa đổi
- 15 Pháp lệnh Đê điều năm 2000
- 16 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão năm 2000
- 17 Luật Doanh nghiệp 1999
- 18 Nghị định 35-CP năm 1997 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về khoáng sản
- 19 Nghị định 175-CP năm 1994 hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường
- 20 Luật Bảo vệ môi trường 1993
- 1 Quyết định 18/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản, đấu giá quyền khai thác khoáng sản, sử dụng bến bãi để chứa và trung chuyển khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 2 Quyết định 18/2006/QĐ-UBND quy định về hoạt động khai thác cát sông trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 3 Quyết định 360/2013/QĐ-UBND về quản lý hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và sử dụng bãi tập kết vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 4 Quyết định 630/QĐ-UBND năm 2014 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành đến ngày 31/12/2013 hết hiệu lực thi hành