Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 65/2010/QĐ-UBND

Đồng Xoài, ngày 12 tháng 10 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BÃI BỎ QUYẾT ĐỊNH SỐ 61/2006 /QĐ-UBND NGÀY 05/6/2006 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM BÌNH PHƯỚC

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03/12/2004;

Theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 2743/TTr-SGDĐT ngày 27 tháng 9 năm 2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Bãi bỏ Quyết định số 61/2006/QĐ-UBND ngày 05/6/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Phước

Lý do: Hình thức Quyết định số 61/2006/QĐ-UBND ngày 05/6/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh không còn phù hợp với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND.

Điều 2. Giao Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Phước xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động trình Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận theo đúng quy định tại Thông tư số 14/2009.TT-BGDĐT ngày 28/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường cao đẳng.

Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Trương Tấn Thiệu

 

QUY ĐỊNH

CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ĐƯỢC LUÂN CHUYỂN, ĐIỀU ĐỘNG, BIỆT PHÁI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 62/2010/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2010 của UBND tỉnh)

Chương I

ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN, THỜI GIAN VÀ THẨM QUYỀN THỰC HIỆN

Điều 1. Luân chuyển

1. Đối tượng: Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ Phó Trưởng phòng cấp huyện hoặc tương đương trở lên, được cấp có thẩm quyền quyết định luân chuyển theo yêu cầu, nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.

2. Tiêu chuẩn:

a) Có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực công tác đã được thể hiện qua thực tiễn;

b) Thuộc diện quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, đơn vị;

c) Tuổi đời không quá 45 tuổi đối với nam, không quá 40 tuổi đối với nữ.

3. Các hình thức luân chuyển:

a) Luân chuyển từ tỉnh về huyện, thị xã;

b) Luân chuyển từ huyện, thị xã này sang huyện, thị xã khác;

c) Luân chuyển từ huyện, thị xã về các xã, phường, thị trấn.

4. Thời haïn luân chuyển: Không quá 05 năm.

Điều 2. Điều động

1. Đối tượng: Cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện.

2. Tiêu chuẩn:

a) Có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực công tác;

b) Đạt chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công chức cấp tỉnh, cấp huyện theo quy định của UBND tỉnh;

c) Tuổi đời: Không quá 55 tuổi đối với nam, không quá 50 tuổi đối với nữ.

3. Các hình thức điều động :

a) Từ các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh đến nhận công tác lâu dài tại các cơ quan, đơn vị cấp huyện;

b) Từ các cơ quan, đơn vị cấp huyện đến nhận công tác lâu dài tại các xã, phường, thị trấn.

4. Việc điều động được thực hiện:

a) Theo yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể của tổ chức;

b)Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng cán bộ, công chức và viên chức giữa các cơ quan, tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 3. Biệt phái

1. Đối tượng

Cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước tại các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện.

2. Tiêu chuẩn

a) Có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực công tác;

b) Đạt chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công chức cấp tỉnh, cấp huyện theo quy định của UBND tỉnh;

c) Tuổi đời: Không quá 55 tuổi đối với nam, không quá 50 tuổi đối với nữ;

d) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; am hiểu hệ thống chính trị cấp xã, am hiểu những nét đặc thù vùng đồng bào dân tộc thiểu số, am hiểu phong tục, tập quán của đồng bào tại địa phương, có khả năng tuyên truyền, vận động quần chúng.

3. Các hình thức biệt phái

a) Biệt phái cán bộ, công chức, viên chức từ tỉnh, huyện, thị xã đến các huyện, thị xã, xã vùng trọng điểm biên giới;

b) Biệt phái cán bộ, công chức, viên chức từ tỉnh, huyện, thị xã đến các huyện, thị xã, xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chậm phát triển kinh tế – xã hội;

c) Biệt phái cán bộ, công chức, viên chức từ tỉnh, huyện, thị xã đến các huyện, thị xã mới thành lập.

4. Thời haïn biệt phái

Không quá 03 năm. Đối với một số ngành, lĩnh vực đặc thù, thời hạn biệt phi thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Biên chế

Biên chế của cán bộ, công chức và viên chức luân chuyển, biệt phái vẫn thuộc biên chế của cơ quan, đơn vị cũ. Biên chế của cán bộ, công chức và viên chức điều động thuộc biên chế của cơ quan, đơn vị mới.

Điều 5. Thẩm quyền luân chuyển, điều động, biệt phái:

1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức khối Đảng, đoàn thể cấp tỉnh: Do Ban Thường vụ Tỉnh ủy hoặc Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy (trong trường hợp được Tỉnh ủy ủy quyền) thực hiện.

2. Đối với cán bộ, công chức, viên chức khối nhà nước cấp tỉnh: Do Chủ tịch UBND tỉnh hoặc Giám đốc Sở Nội vụ (trong trường hợp được UBND tỉnh ủy quyền, phân cấp) thực hiện.

3. Đối với cán bộ, công chức, viên chức khối Đảng, đoàn thể cấp huyện: Do Bí thư Huyện ủy, Thị ủy hoặc Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy, Thị ủy (trong trường hợp được Huyện ủy, Thị ủy ủy quyền) thực hiện.

4. Đối với cán bộ, công chức, viên chức khối nhà nước cấp huyện: Do Chủ tịch UBND cấp huyện thực hiện.

5. Đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý khi thực hiện luân chuyển, điều động, biệt phái phải có ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

6. Đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy, Thị ủy quản lý khi thực hiện luân chuyển, điều động, biệt phái phải có ý kiến của Ban Thường vụ Huyện ủy, Thị ủy.

Chương II

CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH

Điều 6. Chính sách

1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức luân chuyển

a) Cán bộ, công chức, viên chức luân chuyển được giữ nguyên lương và các chế độ, chính sách khác (nếu có). Trường hợp luân chuyển từ vị trí có mức phụ cấp cao đến vị trí có mức phụ cấp thấp hơn, được bảo lưu mức phụ cấp chức vụ và các chế độ, chính sách hiện hưởng cho đến khi kết thúc thời hạn luân chuyển;

b) Cán bộ, công chức, viên chức luân chuyển hoàn thành nhiệm vụ thì được ưu tiên khi xét nâng ngạch, dự thi nâng ngạch, nâng lương trước thời hạn theo quy định về cấp độ, tiêu chuẩn nâng bậc lương trước thời hạn do UBND tỉnh ban hành (không tính vào 5% tổng biên chế trả lương của cơ quan theo quy định tại Thông tư số 03/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ). Các chính sách ưu tiên này được thực hiện 01 lần trong suốt quá trình luân chuyển;

c) Cán bộ, công chức, viên chức luân chuyển sau khi hoàn thành nhiệm vụ, trở về cơ quan cũ công tác được bố trí tương đương chức vụ cũ hoặc cao hơn.

2. Đối với cán bộ, công chức, viên chức biệt phi và điều động

a) Cán bộ, công chức, viên chức biệt phái được giữ nguyên lương, phụ cấp trách nhiệm, các quyền lợi khác (nếu có). Trường hợp địa bàn đến công tác có phụ cấp khu vực cao hơn thì được hưởng mức phụ cấp này;

b) Cán bộ, công chức, viên chức được điều động đến các huyện Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Đăng, Bù Gia Mập được giữ nguyên lương, phụ cấp trách nhiệm, các quyền lợi khác trong thời hạn 12 tháng. Trường hợp địa bàn đến công tác có phụ cấp khu vực cao hơn thì được hưởng mức phụ cấp này;

c) Cán bộ, công chức, viên chức biệt phái (riêng các huyện Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Đăng, Bù Gia Mập được áp dụng thêm cho đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức điều động) hoàn thành nhiệm vụ thì được ưu tiên khi xét nâng ngạch, dự thi nâng ngạch, nâng lương trước thời hạn theo quy định về cấp độ, tiêu chuẩn nâng bậc lương trước thời hạn do UBND tỉnh ban hành (không tính vào 5% tổng biên chế trả lương của cơ quan theo quy định tại Thông tư số 03/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ). Các chính sách ưu tiên này được thực hiện 01 lần trong suốt quá trình điều động, biệt phái.

d) Cán bộ, công chức, viên chức biệt phái sau khi hoàn thành nhiệm vụ, trở về cơ quan cũ công tác được bố trí tương đương chức vụ cũ hoặc cao hơn.

Điều 7. Chế độ

1. Trợ cấp ban đầu

a) Cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh được luân chuyển, điều động, biệt phái về công tác tại các cơ quan, đơn vị cấp huyện được hưởng trợ cấp ban đầu như sau:

- Trợ cấp 01 lần bằng 08 tháng lương tối thiểu nếu về công tác tại các huyện: Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Đăng, Bù Gia Mập;

- Trợ cấp 01 lần bằng 05 tháng lương tối thiểu nếu về công tác tại các huyện, thị xã khác (trừ thị xã Đồng Xoài), riêng cán bộ, công chức, viên chức là nữ, người dân tộc thiểu số được trợ cấp 01 lần bằng 08 tháng lương tối thiểu.

b) Cán bộ, công chức, viên chức được luân chuyển, điều động, biệt phái từ các huyện, thị xã về các xã (trừ các phường, thị trấn) được trợ cấp 01 lần bằng 05 tháng lương tối thiểu.

2. Trợ cấp thường xuyên hàng tháng

a) Trợ cấp thường xuyên hàng tháng bằng 30% mức lương hiện hưởng và phụ cấp (nếu có) đối với cán bộ, công chức, viên chức được luân chuyển, điều động, biệt phái trong các trường hợp sau:

- Từ tỉnh về công tác tại các huyện, thị xã (trừ thị xã Đồng Xoài);

- Từ huyện, thị xã này sang huyện, thị xã khác (trừ thị xã Đồng Xoài);

- Từ huyện, thị xã về công tác tại các xã (trừ các thị trấn) thuộc các huyện Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Đăng, Bù Gia Mập;

b) Trợ cấp thường xuyên hàng tháng bằng 20% mức lương hiện hưởng và phụ cấp (nếu có) đối với cán bộ, công chức, viên chức được luân chuyển, điều động, biệt phái từ huyện, thị xã về công tác tại các xã (trừ các thị trấn) không thuộc các huyện Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Đăng, Bù Gia Mập;

c) Cán bộ, công chức, viên chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về công tác tại các xã thuộc Chương trình 135 của Chính phủ ngoài việc được hưởng mức trợ cấp thường xuyên hàng tháng quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 2 Điều này còn được trợ cấp thêm 20% mức lương hiện hưởng và phụ cấp (nếu có);

d) Cán bộ, công chức, viên chức là nữ, người dân tộc thiểu số ngoài việc được hưởng mức trợ cấp thường xuyên hàng tháng quy định tại điểm a hoặc điểm b, điểm c khoản 2 Điều này được trợ cấp thêm 10% mức lương hiện hưởng và phụ cấp (nếu có);

đ) Thời gian hưởng trợ cấp hàng tháng trong 03 năm (36 tháng) đối với cán bộ, công chức, viên chức được điều động và bằng với thời gian luân chuyển, biệt phái đối với cán bộ, công chức, viên chức được luân chuyển, biệt phái.

3. Nhà công vụ

Thực hiện chế độ nhà công vụ thống nhất theo từng cấp tỉnh, huyện, xã. Cán bộ, công chức, viên chức luân chuyển, điều động, biệt phái đến công tác tại các huyện Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Đăng, Bù Gia Mập được hỗ trợ nhà ở. Nếu không bố trí được nhà công vụ mới chi trợ cấp, mức trợ cấp hàng tháng bằng ½ (một phần hai) tháng lương tối thiểu.

Chế độ trợ cấp này được hưởng trong thời gian 03 năm (36 tháng) đối với cán bộ, công chức, viên chức được điều động và bằng với thời gian luân chuyển, biệt phái đối với cán bộ, công chức, viên chức được luân chuyển, biệt phái.

4. Chế độ trợ cấp hàng tháng được chi trả cùng kỳ với tiền lương hàng tháng.

Các chế độ trợ cấp ban đầu và trợ cấp hàng tháng không làm căn cứ để đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.

Điều 8. Không áp dụng chế độ, chính sách tại Quy định này đối với các trường hợp luân chuyển, điều động, biệt phái từ tỉnh về huyện, thị xã; từ huyện, thị xã này sang huyện, thị xã khác; từ huyện, thị xã về các xã theo nguyện vọng cá nhân và không thuộc kế hoạch luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ, công chức, viên chức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Tổ chức thực hiện

1. Các sở, ban, ngành tỉnh

Căn cứ vào quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức và yêu cầu của công tác quản lý ngành, lĩnh vực, hàng năm Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh phối hợp với UBND các huyện, thị xã lập kế hoạch luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ, công chức, viên chức xuống các địa bàn cần thiết nhằm giải quyết yêu cầu, nhiệm vụ có liên quan, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.

2. UBND các huyện, thị xã

Hàng năm, lập và tổ chức thực hiện kế hoạch luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý. Thực hiện chế độ, chính sách và quản lý, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức luân chuyển, điều động, biệt phái hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

3. Sở Nội vụ

Tham mưu UBND tỉnh: Thẩm định kế hoạch luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ, công chức, viên chức hàng năm của các sở, ban, ngành tỉnh; quyết định việc luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ, công chức, viên chức; các lĩnh vực cần luân chuyển, điều động, biệt phái; xây dựng quy chế làm việc đối với cán bộ, công chức, viên chức được luân chuyển, điều động, biệt phái; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, cơng chức, viên chức được luân chuyển, điều động, biệt phái.

4. Đối với cán bộ, công chức, viên chức khối Đảng, đoàn thể

Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức khối Đảng, đoàn thể tỉnh khi luân chuyển, điều động, biệt phái thuộc thẩm quyền của Ban Thường vụ Tỉnh ủy hoặc Ban Tổ chức Tỉnh ủy (trong trường hợp được Ban Thường vụ Tỉnh ủy ủy quyền).

5. Cán bộ, công chức, viên chức được luân chuyển, điều động, biệt phái trước đây theo Quyết định số 14/QĐ-UBND ngày 07/01/2008 của UBND tỉnh về bổ sung một số chức danh và chế độ đối với cán bộ cơ sở; Quyết định số 3035/QĐ-UBND ngày 17/10/2009 của UBND tỉnh ban hành tạm thời về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động không thời hạn và tăng cường biệt phái có thời hạn đến công tác tại huyện Hớn Quản và huyện Bù Gia Mập, tính đến thời điểm Quy định này có hiệu lực còn trong thời gian được hưởng các chế độ, chính sách thì chuyển sang hưởng các chế độ, chính sách quy định tại Quy định này.

6.Việc luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ, công chức, viên chức phải thực hiện theo kế hoạch đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trừ những trường hợp thực hiện theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh.

7. Nguồn kinh phí chi trả chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức luân chuyển, điều động, biệt phái thực hiện theo phân cấp ngân sách nhà nước./.