Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 65/2011/QĐ-UBND

Thủ Dầu Một, ngày 19 tháng 12 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ CỘNG TÁC VIÊN LÀM CÔNG TÁC BẢO VỆ, CHĂM SÓC TRẺ EM VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở CÁC KHU PHỐ, ẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị quyết số 60/2011/NQ-HĐND8 ngày 09 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VIII - kỳ họp thứ 3 về việc hỗ trợ cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới ở các khu phố, ấp trên địa bàn tỉnh Bình Dương;

Theo đề nghị của Liên Sở Lao động – Thương binh và Xã hội - Sở Nội vụ và Sở Tài chính tại Tờ trình số 71/TTrLS-SLĐTBXH-SNV-STC ngày 03 tháng 6 năm 2011 về chế độ phụ cấp đối với đội ngũ cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới ở các khu, ấp trên địa bàn tỉnh Bình Dương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành chế độ hỗ trợ đối với cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới ở các khu phố, ấp trên địa bàn tỉnh Bình Dương như sau:

1. Đối tượng áp dụng: Cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới ở các khu phố, ấp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

2. Số lượng: Mỗi khu phố, ấp 01 cộng tác viên.

3. Mức hỗ trợ:

Mức hỗ trợ hàng tháng đối với cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới ở khu phố, ấp như sau:

- Đối với cộng tác viên Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới tại 29 xã khó khăn trên địa bàn tỉnh (Kèm theo phụ lục danh sách): Được hỗ trợ theo hệ số 0,5 lần so với mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.

- Đối với cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới tại các xã, phường, thị trấn còn lại: Được hỗ trợ theo hệ số 0,3 lần so với mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.

4. Nhiệm vụ của cộng tác viên:

a) Về công tác Bảo vệ chăm sóc trẻ em:

- Khảo sát, thu thập số liệu về tình hình trẻ em ở khu phố, ấp; tham gia vào các hoạt động lập kế hoạch về bảo vệ, chăm sóc trẻ em của địa phương.

- Hỗ trợ cán bộ trẻ em cấp xã thực hiện các hoạt động truyền thông như: tuyên truyền Luật Bảo vệ chăm sóc trẻ em và giáo dục trẻ em, Tháng hành động vì trẻ em, Tết Trung thu, Tết Nguyên đán, hội thi, hội thảo, câu lạc bộ, …

- Xác định, theo dõi, quản lý các nhóm trẻ em có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.

- Phát hiện và báo cáo kịp thời các trường hợp trẻ em bị hành hạ ngược đãi, bị xâm hại tình dục, bị bóc lột sức lao động, bị xao nhãng…Đồng thời cùng cán bộ trẻ em cấp xã xây dựng kế hoạch và quản lý từng trường hợp trên.

b) Về công tác bình đẳng giới:

- Hỗ trợ cán bộ cấp xã xây dựng, tham mưu Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, kế hoạch về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương.

- Tổ chức thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; huy động nhân lực, kinh phí để thực hiện bình đẳng giới ở địa phương.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về giới và bình đẳng giới cho nhân dân địa phương.

- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương. Sơ kết, tổng kết, báo cáo đánh giá hàng năm và định kỳ về tình hình thực hiện bình đẳng giới trong phạm vi địa phương.

- Phối hợp cùng cán bộ cấp xã kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương.

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Nội vụ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Văn phòng: Quốc hội, Chính phủ;
- Các Bộ: Tài chính, LĐTB&XH, Nội vụ;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp ;
- TT Tỉnh ủy; TTHĐND, TT Đoàn ĐBQH tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQ và các đoàn thể cấp tỉnh;
- Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Các Ban xây dựng Đảng tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- LĐVP: Tỉnh ủy, ĐĐBQH-HĐND, UBND tỉnh;
- Thường trực HĐND và UBND các huyện, thị xã;
- Trung tâm công báo tỉnh, Website Bình Dương;
- Chuyên viên VP: ĐĐBQH-HĐND, UBND tỉnh, TH;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Thanh Cung

 

PHỤ LỤC

DANH SÁCH 29 XÃ KHÓ KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Kèm theo Quyết định số: 65/2011/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Địa bàn

Xã khó khăn

Ghi chú

Huyện Tân Uyên

(có 09 xã)

01

Tân Định

Quy định của Trung ương

02

Tân Thành

03

Lạc An

04

Hiếu Liêm

05

Đất Cuốc

06

Thường Tân

Quy định của tỉnh

07

Tân Lập

08

Tân Mỹ

09

Thạnh Hội

Huyện Phú Giao

(có 09 xã)

10

Tân Long

11

An Linh

Quy định của Trung ương

12

An Long

13

Phước Sang

14

An Thái

15

Vĩnh Hòa

16

An Bình

17

Tân Hiệp

18

Tam Lập

Huyện Dầu Tiếng

(có 08 xã)

19

Minh Tân

20

Minh Thạnh

21

Minh Hòa

22

Định An

Quy định của tỉnh

23

An Lập

24

Long Hòa

25

Long Tân

26

Định Thành

Huyện Bến Cát

(có 03 xã)

27

Tân Hưng

28

Hưng Hòa

29

Cây Trường 2