Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 655/QĐ-BNN-TCTS

Hà Nội, ngày 09 tháng 3 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH CHUYỂN GIAO, ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ TÁI CƠ CẤU NGÀNH THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2017-2020

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 07/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Kế hoạch chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành thủy sản giai đoạn 2017-2020” với các nội dung cơ bản sau đây:

1. Quan điểm xây dựng kế hoạch

Xây dựng Kế hoạch chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ phải phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững và đảm bảo hội nhập kinh tế và theo xu hướng phát triển khoa học công nghệ của quốc tế. Kế hoạch tập trung vào việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật nhằm:

- Nâng cao năng suất khai thác, giảm tổn thất sau thu hoạch trên tàu lưới vây, lưới rê, lưới chụp, nghề câu khai thác các đối tượng chủ lực như: cá ngừ, mực, cá nổi ở vùng biển xa bờ;

- Nâng cao chất lượng giống, năng suất nuôi trồng và chất lượng sản phẩm các đối tượng nuôi chủ lực và đặc sản như: cá tra, tôm nước lợ, cá rô phi, nhuyễn thể, tôm hùm;

- Tạo kênh thông tin, phát triển thị trường khoa học công nghệ để giúp doanh nghiệp, người dân tiếp cận, chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến ở trong nước và quốc tế để chuyển giao, ứng dụng vào thực tế sản xuất.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung

Thúc đẩy các hoạt động chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào các lĩnh vực khai thác, bảo quản sản phẩm trên tàu cá và nuôi trồng thủy sản nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; giảm tổn thất sau thu hoạch và phát triển bền vững ngành thủy sản.

2.1. Mục tiêu cụ thể

- Tạo được cơ sở dữ liệu khoa học công nghệ và kênh thông tin kết nối, huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân để phát triển thị trường khoa học công nghệ, thực hiện giao dịch, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để tăng năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh;

- Thúc đẩy, công nhận được và phát hành rộng rãi tối thiểu 12 tiến bộ kỹ thuật (05 tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực khai thác thủy sản và 07 tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản) để: i) nâng cao hiệu quả khai thác (tăng >25% so với hiện tại), giảm tổn thất sau thu hoạch (giảm >20% so với hiện tại) các đối tượng khai thác chủ lực: cá ngừ đại dương, mực, cá nổi lớn và cá nổi nhỏ trên cá tàu nghê lưới vây, lưới rê, lưới chụp và nghề câu; ii) nâng cao chất lượng giống, năng suất nuôi và chất lượng sản phẩm các đối tượng nuôi chủ lực và đặc sản: cá tra, tôm nước lợ, nhuyễn thể, cá rô phi và tôm hùm;

- Xây dựng được tối thiểu 40 mô hình trình diễn ứng dụng khoa học công nghệ gắn với mô hình hợp tác xã và tổ hợp tác đạt hiệu quả kinh tế tăng >25% so với mô hình sản xuất truyền thống;

- Tối thiểu 1.500 tổ chức, cá nhân được đào tạo, tập huấn các kỹ thuật, kỹ năng để ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong khai thác và nuôi trồng các đối tượng chủ lực, đặc sản vào thực tế sản xuất.

3. Nội dung

3.1. Tuyên truyền, phổ biến các tiến bộ khoa học công nghệ và chính sách của Nhà nước về chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ

- Tổ chức các diễn đàn để tuyên truyền, giới thiệu các tiến bộ khoa học công nghệ về khai thác, nuôi trồng thủy sản và bảo quản sản phẩm; chính sách của Nhà nước về chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ để huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân cho hoạt động chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ;

- Tổng hợp và phát hành các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về khoa học công nghệ trong các lĩnh vực khai thác, bảo quản và nuôi trồng thủy sản các đối tượng chủ lực để các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất;

- Xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử tích hợp, cập nhật, đăng tải kịp thời các tiến bộ khoa học công nghệ, mô hình sản xuất tiên tiến, các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ trong và ngoài nước trên cơ sở dữ liệu và trên trang tin điện tử của Tổng cục Thủy sản để các tổ chức, cá nhân trao đổi, giao dịch, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất;

- Tổ chức hội chợ, chợ công nghệ và thiết bị công nghệ để các tổ chức, cá nhân trao đổi, giao dịch và thực hiện các dịch vụ chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ.

3.2. Xây dựng các mô hình trình diễn ứng dụng khoa học công nghệ

3.2.1. Lĩnh vực khai thác thủy sản

Đánh giá, công nhận và xây dựng mô hình ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ sau đây vào sản xuất:

- Quy trình kỹ thuật khai thác cá ngừ và cá nổi nhỏ ở vùng biển xa bờ bằng tàu lưới vây đuôi;

- Quy trình kỹ thuật khai thác cá ngừ đại dương, cá nổi lớn bằng nghề câu tay và câu vàng;

- Quy trình công nghệ khai thác mực, cá nôi nhỏ bằng lưới chụp ở vùng biển xa bờ;

- Quy trình công nghệ bảo quản cá ngừ đại dương, mực và cá nổi trên tàu khai thác hải sản xa bờ bằng hầm bảo quản sử dụng vật liệu Polyurethane, nước biển lạnh, đá sệt, đá vẩy, hệ thống lạnh kết hợp:

- Mô hình sản xuất theo chuỗi liên kết, hợp tác xã, tổ hợp tác khai thác cá ngừ đại dương và mực ống xuất khẩu.

3.2.2. Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản

Đánh giá, công nhận và xây dựng mô hình ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ sau đây vào sản xuất:

- Ứng dụng hệ thống nuôi tuần hoàn (RAS) trong sản xuất giống cá tra, tôm nước lợ;

- Quy trình công nghệ sản xuất giống chất lượng cao: Cá tra, tôm nước lợ, cá rô phi, nhuyễn thể;

- Ứng dụng công nghệ lọc sinh học (biofloc) trong nuôi công nghiệp (thâm canh, siêu thâm canh) tôm thẻ chân trắng và cá rô phi;

- Quy trình kỹ thuật nuôi quảng canh, sinh thái (tôm - rừng, tôm - lúa) và bán thâm canh tôm nước lợ an toàn sinh học và bảo đảm chất lượng sản phẩm;

- Quy trình kỹ thuật nuôi thâm canh, siêu thâm canh, sử dụng chế phẩm vi sinh, không sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm nước lợ, cá tra, rô phi, tôm hùm phòng chống dịch bệnh và bảo đảm an toàn thực phẩm;

- Quy trình kỹ thuật nuôi nhuyễn thể phòng chống dịch bệnh và bảo đảm an toàn thực phẩm;

- Mô hình sản xuất theo chuỗi liên kết, hợp tác xã, tổ hợp tác nuôi cá tra, tôm nước lợ, cá rô phi, nhuyễn thể và tôm hùm.

3.3. Đào tạo, tập huấn, tham quan mô hình ứng dụng khoa học công nghệ

- Phối hợp với các tổ chức liên quan tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho các cơ sở khai thác và nuôi trồng thủy sản; đoàn tham quan, học tập các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ để áp dụng và thực tế sản xuất;

- Kết nối với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài để trình diễn mô hình ứng dụng khoa học công nghệ tại Việt Nam hoặc đưa các doanh nghiệp, ngư dân Việt Nam sang thăm quan, học tập các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ, thiết bị và công nghệ tiên tiến ở nước ngoài.

4. Sản phẩm dự kiến

- Cơ sở dữ liệu, phần mềm chợ trực tuyến công nghệ, thiết bị công nghệ, các ấn phẩm về khoa học công nghệ, kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ và mô hình sản xuất tiên tiến;

- Tối thiểu 30 diễn đàn được tổ chức để tuyên tuyền, phổ biến, giới thiệu các tiến bộ khoa học công nghệ và chính sách của Nhà nước về chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ;

- Ít nhất 12 quy trình kỹ thuật, mô hình sản xuất tiên tiến được công nhận là tiến bộ kỹ thuật để chuyển giao vào thực tế sản xuất;

- Xây dựng được tối thiểu 40 mô hình trình diễn ít nhất 12 tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đạt hiệu quả kinh tế tăng trên 25% so với mô hình sản xuất truyền thống;

- Ít nhất 1.500 tổ chức, cá nhân được đào tạo, tập huấn kỹ thuật ứng dụng khoa học công nghệ trong khai thác và nuôi trồng các đối tượng chủ lực.

5. Kinh phí thực hiện

Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện các nhiệm vụ ưu tiên giai đoạn 2017- 2020 là 164.800 triệu đồng (Một trăm sáu mươi tư tỷ tám trăm triệu đồng chẵn), trong đó: 81.300 triệu đồng (Tám mươi mốt tỷ ba trăm triệu đồng chẵn) từ nguồn ngân sách nhà nước, còn lại 83.500 triệu đồng (Tám mươi ba tỷ năm trăm triệu đồng chẵn) từ các nguồn khác.

6. Giải pháp thực hiện

- Tập trung nguồn lực cho chuyển giao khoa học công nghệ trọng yếu gắn với tái cơ cấu ngành thủy sản và xây dựng nông thôn mới thông qua việc sắp xếp, điều phối các chương trình nghiên cứu khoa học cấp quốc gia, cấp Bộ; dự án khuyến ngư, xây dựng nông thôn mới,... do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý;

- Các địa phương xây dựng kế hoạch chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ riêng cho địa phương theo định hướng chung của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tập trung nguồn lực tạo chuyển biến trong toàn ngành;

- Tổ chức các diễn đàn có sự tham gia của doanh nghiệp, người dân và các tổ chức trong và ngoài nước để thu hút sự quan tâm, nguồn lực cho hoạt động chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất thủy sản;

- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các dự án nhập công nghệ, xây dựng các mô hình trình diễn để các tổ chức, cá nhân thăm quan, học tập, nhân rộng trong thực tế sản xuất;

- Đặt hàng các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ để tạo ra các sản phẩm khoa học công nghệ trọng tâm nêu trong Kế hoạch này. Thực hiện khảo sát, tổng kết các kinh nghiệm, mô hình sản xuất tiên tiến trong thực tế để xây dựng thành các tiến bộ kỹ thuật phục vụ việc chuyển giao, ứng dụng, nhân rộng trong thực tế sản xuất;

- Phối hợp với các tổ chức quốc tế để tổ chức đoàn tham quan ở nước ngoài hoặc mời các tổ chức, cá nhân nước ngoài trình diễn mô hình khoa học công nghệ tại Việt Nam để các tổ chức, cá nhân liên quan tham quan, học tập;

- Tổ chức lại sản xuất theo hướng lấy thị trường đầu ra là trọng tâm, với quy mô phù hợp theo hướng liên kết chuỗi để thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tế sản xuất;

- Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cho các tổ chức khoa học công nghệ và xây dựng cơ chế chính sách gắn kết giữa các tổ chức khoa học công nghệ với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và tổ chức tín dụng.

7. Tổ chức thực hiện

7.1. Tổng cục Thủy sản

- Thực hiện nhiệm vụ là cơ quan đầu mối quản lý và triển khai thực hiện Kế hoạch này;

- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân liên quan tham gia thực hiện các nhiệm vụ được phê duyệt tại Kế hoạch này;

- Chủ trì thực hiện một số nhiệm vụ được phân công theo chức năng nhiệm vụ;

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết thực hiện Kế hoạch này và báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của Bộ trưởng.

7.2. Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường

- Rà soát, đề xuất các chính sách thúc đẩy hoạt động chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tế sản xuất;

- Bố trí kinh phí sự nghiệp khoa học triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học để tạo ra các tiến bộ kỹ thuật ưu tiên và kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện các nhiệm vụ khuyến nông lĩnh vực thủy sản trên cơ sở các tiến bộ kỹ thuật được công nhận theo định hướng nội dung của Kế hoạch này.

7.3. Trung tâm Khuyến nông quốc gia

- Phối hợp với Tổng cục Thủy sản đề xuất kế hoạch thông tin, tuyên truyền, phổ biến khoa học công nghệ và tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, tham quan, học tập tại các mô hình trình diễn ứng dụng khoa học công nghệ;

- Chủ trì xây dựng mô hình trình diễn và thực hiện một số dự án khuyến nông lĩnh vực thủy sản được phê duyệt trong Kế hoạch này.

7.4. Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính

Trong khả năng ngân sách được giao hàng năm, xem xét cân đối kinh phí để thực hiện các nhiệm ưu tiên được phê duyệt trong Kế hoạch này.

7.5. Các tổ chức khoa học công nghệ

- Đề xuất và thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ và khuyến nông liên quan đến các đối tượng chủ lực được phê duyệt trong Kế hoạch này;

- Tập trung các nguồn lực để khảo sát, điều tra, nghiên cứu tạo ra các tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào thực tế sản xuất theo chức năng nhiệm vụ.

7.6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố

- Căn cứ vào Kế hoạch này xây dựng và trình Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt Kế hoạch chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ lĩnh vực thủy sản giai đoạn 2017-2020 phù hợp với điều kiện thực tiễn tại đại phương;

- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ của tỉnh, thành phố sau khi được phê duyệt;

- Định kỳ 06 tháng, hàng năm báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Tổng cục Thủy sản) kết quả thực hiện Kế hoạch chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ thủy sản tại địa phương.

7.7. Các hội, hiệp hội

- Nâng cao năng lực để đẩy mạnh vai trò, vị trí trong liên kết các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong sản xuất, kinh doanh, phát triển thị trường, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên;

- Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, các hội, hiệp hội tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chính sách, quy định của nhà nước và các tiến bộ kỹ thuật đến các hội viên để chủ động thực hiện;

- Phối hợp với các cơ quan liên quan trong nước và quốc tế tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho các hội viên theo quy định của pháp luật.

7.8. Doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh

- Tăng cường gắn kết trong sản xuất, thương mại vì quyền lợi quốc gia;

- Thành lập quỹ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới công nghệ tại doanh nghiệp để trở thành hạt nhân trong hoạt động chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong ngành thủy sản.

Điều 2. Tổng cục Thủy sản có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức có liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường (b/c);
- UBND các tỉnh, thành phố;
- Vụ KHCN&MT;
- Trung tâm KNQG;
- Vụ Kế hoạch;
- Vụ Tài chính;
- Các tổ chức KHCN;
- Hội, Hiệp hội liên quan;
- Website Bộ NN&PTNT, TCTS;
- Lưu: VT, TCTS (200b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Văn Tám

 

PHỤ LỤC

MỘT SỐ NHIỆM VỤ ƯU TIÊN THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 655/QĐ-BNN-TCTS ngày 09 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Nội dung

Mức kinh phí (tr.đồng)

Nguồn vốn

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

2017

2018

2019

2020

1

Tuyên truyền, phổ biến các tiến bộ khoa học công nghệ và chính sách của Nhà nước về chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ

3.300

2.700

2.700

2.700

 

 

 

1.1

Tổ chức các diễn đàn để tuyên truyền, giới thiệu các tiến bộ khoa học công nghệ về khai thác, nuôi trồng thủy sản và bảo quản sản phẩm; chính sách của Nhà nước về chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ để huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân cho hoạt động chuyển giao, ứng dụng KHCN.

2.200

2.200

2.200

2.200

NSNN

Tổng cục Thủy sản

- Trung tâm KNQG

- Vụ KHCN&MT

1.2

Tổng hợp và phát hành các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về khoa học công nghệ trong các lĩnh vực khai thác, bảo quản và nuôi trồng thủy sản các đối tượng chủ lực để các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

100

300

300

300

NSNN

Tổng cục Thủy sản

- Trung tâm KNQG

1.3

Cập nhật, đăng tải kịp thời khoa học công nghệ, mô hình sản xuất tiên tiến, các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ trong và ngoài nước trên cơ sở dữ liệu và trên trang tin điện tử của Tổng cục Thủy sản.

200

200

200

200

NSNN

Tổng cục Thủy sản

- Trung tâm Tin học và Thống kê

1.4

Xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử tích hợp, chợ trực tuyến công nghệ và thiết bị.

800

 

 

 

NSNN

Tổng cục Thủy sản

 

2

Xây dựng các mô hình trình diễn ứng dụng khoa học công nghệ

6.900

42.300

42.100

41.900

 

 

 

 

Lĩnh vực khai thác hải sản:

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Quy trình công nghệ khai thác mực, cá nổi nhỏ bằng lưới chụp ở vùng biển xa bờ.

1.200

1.000

1.000

800

NSNN

Viện NCHS

Các tỉnh, thành phố ven biển

2.2

Quy trình kỹ thuật khai thác cá ngừ và cá nổi nhỏ ở vùng biển xa bờ bằng tàu lưới vây đuôi.

 

25.000

25.000

25.000

Doanh nghiệp

Doanh nghiệp

- Tổng cục Thủy sản

- Viện NCHS

2.3

Quy trình kỹ thuật khai thác cá ngừ đại dương, cá nổi lớn bằng nghề câu tay và câu vàng.

 

600

600

600

NSNN

Viện NCHS

Các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa

2.4

Quy trình công nghệ khai thác các đối tượng có giá trị kinh tế cao (cá thu, ngừ, chim, hồng, dưa, song) bằng nghề lưới rê hỗn hợp.

 

600

600

600

NSNN

Viện NCHS

Các tỉnh, thành phố ven biển

2.5

Quy trình công nghệ bảo quản cá ngừ đại dương, mực và cá nổi trên tàu khai thác hải sản xa bờ bằng ứng dụng vật liệu polyurethane, nước biển lạnh, đá sệt, đá vẩy, hệ thống lạnh kết hợp.

 

2.100

2.100

2.100

NSNN

Viện NCHS

- Các tỉnh, thành phố ven biển;

- Các doanh nghiệp

2.6

Mô hình sản xuất theo chuỗi liên kết khai thác cá ngừ đại dương và mực ống xuất khẩu.

 

800

600

600

NSNN

Viện NCHS

- Các tỉnh, thành phố ven biển;

- VASEP, Hội nghề cá

2.7

Điều tra, khảo sát ứng dụng khoa học công nghệ và xây dựng hồ sơ công nghệ TBKT trong khai thác hải sản.

1.000

1.000

1.000

1.000

NSNN

Tổng cục Thủy sản

Các tổ chức KHCN

 

Lĩnh vực nuôi trong thủy sản:

 

 

 

 

 

 

 

2.8

Quy trình kỹ thuật nuôi công nghiệp (thâm canh, siêu thâm canh) tôm nước lợ phòng chống dịch bệnh và bảo đảm an toàn thực phẩm.

1.200

1.200

1.200

1.200

NSNN

Viện NC NTTS I, Viện NC NTTS II, Viện NC NTTS III

- Các tỉnh, thành phố ven biển;

- Trung tâm KNQG;

- Cơ sở NTTS

2.9

Quy trình công nghệ sản xuất giống chất lượng cao: cá tra, tôm nước lợ, cá rô phi, nhuyễn thể.

 

2.400

2.400

2.400

NSNN

Viện NC NTTS I, Viện NC NTTS II, Viện NC NTTS III

- Các tỉnh, thành phố ven biển;

- Trung tâm KNQG;

- Cơ sở NTTS

2.10

Quy trình kỹ thuật nuôi nhuyễn thể phòng chống dịch bệnh và bảo đảm an toàn thực phẩm.

 

1.200

1.200

1.200

NSNN

Viện NC NTTS I, Viện NC NTTS II, Viện NC NTTS III

- Các tỉnh, thành phố ven biển;

- Trung tâm KNQG;

- Cơ sở NTTS

2.11

Mô hình sản xuất theo chuỗi liên kết nuôi cá tra, tôm nước lợ và tôm hùm.

 

500

500

500

NSNN

Viện NC NTTS I, Viện NC NTTS II, Viện NC NTTS III

- Các tỉnh, thành phố ven biển;

- VASEP, Hiệp hội cá tra;

-Cơ sở NTTS

2.12

Ứng dụng công nghệ lọc sinh học (biofloc) trong nuôi công nghiệp (thâm canh, siêu thâm canh) tôm thẻ chân trắng và cá rô phi.

 

1.200

1.200

1.200

NSNN

Viện NC NTTS I, Trường CĐTS, Viện kỹ thuật môi trường và công nghệ dân dụng - Israel

- Các tỉnh, thành phố ven biển;

- Trung tâm KNQG;

- Cơ sở NTTS

2.13

Ứng dụng mô hình phòng trị bệnh sữa trên tôm hùm nuôi lồng.

 

1.200

1.200

1.200

NSNN

Viện NC NTTS III

Các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa

2.14

Xây dựng mô hình nuôi tôm nước lợ theo tiêu chuẩn VietGap.

2.500

2.500

2.500

2.500

NSNN

Trung tâm KNQG

Các tỉnh, thành phố ven biển:

2.15

Điều tra, khảo sát ứng dụng khoa học công nghệ và xây dựng hồ sơ công nghệ TBKT trong nuôi trồng.

1.000

1.000

1.000

1.000

NSNN

Tổng cục Thủy sản

Các tổ chức KHCN

3

Đào tạo, tập huấn, tham quan mô hình ứng dụng khoa học công nghệ.

3.000

6.000

7.000

3.000

 

 

 

3.1

Đào tạo, tập huấn ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất thủy sản.

500

1.000

1.500

1.500

NSNN

Tổng cục Thủy sản

- Trung tâm KNQG;

- Các tổ chức KHCN;

- Các tỉnh, thành phố;

- Các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản

3.2

Tham quan mô hình ứng dụng khoa học công nghệ trong nước.

500

1.000

1.500

1.500

NSNN

Tổng cục Thủy sản

- Trung tâm KNQG;

- Các tổ chức KHCN;

- Các tỉnh, thành phố;

- Các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản

3.3

Tham quan mô hình tàu lưới vây đuôi, câu cá ngừ đại dương và công nghệ bảo quản sản phẩm trên tàu cá ở nước ngoài (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan).

1.000

2.000

2.000

 

NSNN và Doanh nghiệp

Tổng cục Thủy sản

- Trung tâm KNQG;

- Các tổ chức KHCN;

- Các tỉnh, thành phố;

- Các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản

3.4

Tham quan mô hình sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản an toàn sinh học, bảo đảm vệ sinh thực phẩm ở nước ngoài (Đài Loan, Israel, Ecuador)

1.000

2.000

2.000

 

NSNN và doanh nghiệp

Tổng cục Thủy sản

- Trung tâm KNQG;

- Các tổ chức KHCN;

- Các tỉnh, thành phố;

- Các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản

4

Quản lý thực hiện kế hoạch

660

580

580

580

 

 

 

5.1

Kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch hàng năm về chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ.

200

200

200

200

NSNN

Tổng cục Thủy sản

 

5.2

Tổ chức hội nghị, hội thảo, hội đồng đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch.

310

200

200

200

NSNN

Tổng cục Thủy sản

 

5.3

Tổ chức các hội đồng đánh giá, công nhận, rà soát TBKT, thẩm định công nghệ, thiết bị.

100

100

100

100

NSNN

Tổng cục Thủy sản

 

5.3

Chi quản lý các nhiệm vụ.

30

30

30

30

NSNN

Tổng cục Thủy sản

 

5.4

Chi khác (thiết bị văn phòng, bưu chính...).

20

50

50

50

NSNN

Tổng cục Thủy sản

 

 

Tổng cộng: 164.800

12.860

51.580

52.380

47.980