UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 66/2008/QĐ-UBND | Vinh, ngày 14 tháng 10 năm 2008 |
BAN HÀNH QUY CHẾ BỔ NHIỆM, BỔ NHIỆM LẠI, LUÂN CHUYỂN, TỪ CHỨC, MIỄN NHIỆM CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LÃNH ĐẠO
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26/02/1998 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29/4/2003;
Căn cứ Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo;
Căn cứ Quyết định số 63/2008/QĐ-UBND ngày 02 tháng 10 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 357/TTr-SNV ngày 04 tháng 9 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
BỔ NHIỆM, BỔ NHIỆM LẠI, LUÂN CHUYỂN, TỪ CHỨC, MIỄN NHIỆM CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LÃNH ĐẠO
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 66/2008/QĐ-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng.
1. Phạm vi điều chỉnh:
Quy chế này quy định việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo ở các cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc UBND tỉnh, Sở, cơ quan ngang Sở, UBND các huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh Nghệ An.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Giám đốc, Phó Giám đốc Sở (và tương đương) thuộc UBND tỉnh;
b) Trưởng, Phó các phòng (và tương đương) thuộc sở, UBND các huyện, thành phố, thị xã;
c) Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng (và tương đương) các Chi cục trực thuộc sở; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, các sở và UBND các huyện, thành phố, thị xã;
d) Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng Công ty Nhà nước; Chủ tịch Công ty, Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên (gọi chung là doanh nghiệp nhà nước);
1. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo phải đảm bảo đúng quy trình, thủ tục và đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp uỷ, tổ chức Đảng có thẩm quyền;
2. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy trách nhiệm của người đứng đầu (sau đây gọi là Thủ trưởng) cơ quan, đơn vị; cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển phải có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. Trường hợp có số phiếu giới thiệu ngang nhau thì do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định.
3. Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và điều kiện, tiêu chuẩn của cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo;
4. Bảo đảm sự ổn định, kế thừa và phát triển của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị;
5. Cấp nào có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm thì cấp đó có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm hoặc chấp nhận đơn từ chức của cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo;
6. Đối với một số chức vụ đặc thù, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm đã được quy định tại các văn bản pháp luật khác thì phải áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
7. Việc bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo trước hết xem xét đối với những người trong quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, ưu tiên cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số và cán bộ trẻ tuổi hơn.
1. Thời hạn mỗi lần bổ nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo là 5 năm;
2. Thời gian giữ một chức vụ không quá 2 nhiệm kỳ.
1. Đạt tiêu chuẩn chung của cán bộ, công chức, viên chức và tiêu chuẩn cụ thể của
từng chức danh bổ nhiệm theo quy định của Đảng và Nhà nước; đối với các huyện vùng cao nếu trưởng, phó phòng là người dân tộc thiểu số thì yêu cầu có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên.
2. Có đầy đủ hồ sơ cá nhân được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác nhận, có kê khai tài sản, thu nhập theo quy định;
3. Tuổi bổ nhiệm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức được đề nghị bổ nhiệm lần đầu không quá 55 tuổi đối với nam và không quá 50 tuổi đối với nữ;
Riêng đối với Trưởng phòng và tương đương thuộc UBND các huyện, thành phố, thị xã tuổi bổ nhiệm lần đầu không quá 50 tuổi, đối với Phó trưởng phòng và tương đương không quá 45 tuổi (cả nam và nữ).
b) Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo đã thôi giữ chức vụ lãnh đạo trong vòng 5 năm, nếu được xem xét để bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo tương đương chức vụ lãnh đạo đã giữ thì không tính điều kiện về tuổi bổ nhiệm.
4. Có đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
5. Không bổ nhiệm những người trong thời gian đang bị thi hành kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.
1. Tờ trình đề nghị bổ nhiệm (đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo đề nghị cấp trên bổ nhiệm);
2. Sơ yếu lý lịch (theo mẫu 1a-BNV/2007 ban hành kèm theo Quyết định số 06/2007/QĐ-BNV ngày 18/6/2007 của Bộ Nội vụ) do cá nhân tự khai được thủ trưởng cơ quan xác nhận;
3. Biên bản kiểm phiếu giới thiệu bổ nhiệm của hội nghị cán bộ, công chức hoặc hội nghị cốt cán;
4. Bản tự nhận xét đánh giá;
5. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ về trình độ các mặt: chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học, ...
6. Bản nhận xét hoặc thông báo của cấp uỷ có thẩm quyền quản lý cán bộ.
7. Nhận xét đánh giá của cấp uỷ Đảng cơ quan, đơn vị.
8. Nhận xét của đại điện cấp uỷ hoặc Ban cán sự khối, xóm, bản (có xác nhận của Đảng uỷ cơ sở) về việc chấp hành pháp luật và đạo đức lối sống của cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm và gia đình tại nơi cư trú.
9. Bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định;
10. Ý kiến nhận xét của cấp uỷ cấp trên trực tiếp. (Đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền Huyện uỷ quản lý).
1. Đối với nguồn nhân sự tại chỗ:
a) Bước 1: Cơ quan, đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về chủ trương, số lượng và dự kiến phân công công tác đối với chức vụ sẽ bổ nhiệm.
b) Bước 2: Lãnh đạo cơ quan, đơn vị đánh giá lại cán bộ trong quy hoạch để đề xuất phương án nhân sự. Trường hợp sau khi đánh giá, nguồn cán bộ trong quy hoạch không đáp ứng nhu cầu thì đề nghị cấp có thẩm quyền giới thiệu nhân sự.
c) Bước 3: Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận, lựa chọn giới thiệu nhân sự bổ nhiệm để đưa ra hội nghị lấy phiếu tín nhiệm, một chức danh giới thiệu 1 đến 3 người;
d) Bước 4: Tổ chức hội nghị lấy phiếu tín nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức đề nghị xem xét bổ nhiệm. Trường hợp nếu lấy phiếu giới thiệu đạt trên 50% thì có thể không cần lấy phiếu tín nhiệm.
e) Bước 5: Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có).
f) Bước 6: Lấy ý kiến của cấp uỷ có thẩm quyền quản lý cán bộ và ý kiến của cấp uỷ nơi cán bộ, công chức thường trú.
g) Bước 7: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị ra quyết định bổ nhiệm cán bộ hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét bổ nhiệm.
2. Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác:
a) Bước 1: Cơ quan, đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về chủ trương, số lượng và dự kiến phân công công tác đối với người được bổ nhiệm.
b) Bước 2: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị đề xuất nhân sự hoặc cấp có thẩm quyền giới thiệu.
c) Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền (Sở Nội vụ, Phòng tổ chức cán bộ, Văn phòng Sở, Phòng Nội vụ các huyện, thành, thị) gặp cán bộ, công chức, viên chức được đề nghị bổ nhiệm trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác; làm việc với cấp uỷ và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị nơi cán bộ, công chức, viên chức đang công tác để trao đổi ý kiến về nhu cầu bổ nhiệm, tìm hiểu và xác minh lý lịch của cán bộ, công chức, viên chức; trao đổi với cấp uỷ, lãnh đạo cơ quan đề xuất tìm nhận sự để nói rõ về phẩm chất, năng lực, tiêu chuẩn của cán bộ, công chức, viên chức được dự kiến bổ nhiệm..
d) Bước 4: Lấy ý kiến của cấp uỷ có thẩm quyền quản lý cán bộ và ý kiến nhận xét của cấp uỷ nơi cán bộ, công chức, viên chức thường trú.
e) Bước 5: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tiếp nhận và quyết định bổ nhiệm hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét bổ nhiệm.
Điều 7. Tổ chức hội nghị lấy phiếu tín nhiệm.
1. Báo cáo chủ trương, yêu cầu bổ nhiệm, tiêu chuẩn cán bộ, công chức, viên chức sẽ bổ nhiệm.
2. Thông báo danh sách nhân sự do tập thể lãnh đạo giới thiệu, tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác, nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, triển vọng phát triển, dự kiến sẽ phân công công tác.
3. Phát hiện và giới thiệu bổ sung nhân sự của hội nghị (ngoài danh sách nhân sự do lãnh đạo giới thiệu).
4. Ghi phiếu lấy ý kiến giới thiệu. Phiếu lấy ý kiến về nhân sự được in thành danh sách theo thứ tự A, B, C.... (ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, chức vụ, đơn vị công tác, trình độ các mặt) có đóng dấu ở góc bên trái.
5. Hình thức lấy phiếu tín nhiệm là bỏ phiếu kín (không phải ký tên). Nếu cơ quan, đơn vị có số lượng cán bộ, công chức, viên chức từ 100 người trở lên thì lấy phiếu giới thiệu của cán bộ chủ chốt, bao gồm: tập thể lãnh đạo, cấp uỷ cơ quan, đơn vị; cấp trưởng, cấp phó các tổ chức chuyên môn, cấp trưởng các đơn vị trực thuộc; Bí thư, Phó Bí thư cấp uỷ Đảng của các đơn vị trực thuộc; đại diện Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính; Đối với cơ quan, đơn vị có số lượng cán bộ, công chức, viên chức dưới 100 người thì lấy phiếu tín nhiệm toàn thể cán bộ, công chức, viên chức cơ quan, đơn vị.
Riêng đối tượng là Trưởng, phó phòng:
- Lấy phiếu tín nhiệm cán bộ, công chức, viên chức trong phòng;
- Lấy phiếu tín nhiệm tập thể lãnh đạo, cấp uỷ cơ quan, đơn vị; cấp trưởng, cấp phó các tổ chức chuyên môn cơ quan, đơn vị; cấp trưởng các đơn vị trực thuộc; đại diện Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh;
6. Phương thức ghi phiếu: Phiếu có 2 cột đồng ý và không đồng ý. Người tham gia bỏ phiếu đánh dấu (X) vào ô mà mình chọn. Ngoài ra phiếu còn có dòng để người tham gia bỏ phiếu, giới thiệu nhân sự khác hoặc ý kiến khác.
7. Kiểm phiếu, lập biên bản và lưu trữ.
a) Phiếu giới thiệu có giá trị tham khảo quan trọng nhưng không phải là căn cứ duy nhất để quyết định;
b) Nếu trong danh sách giới thiệu chỉ có một người thì số phiếu phải đạt trên 60% tổng số người được triệu tập họp lấy phiếu; nếu trong danh sách có từ 2 người trở lên thì số phiếu chỉ cần quá 50% số người được triệu tập họp lấy phiếu là có giá trị để giới thiệu
lãnh đạo xem xét.
1. Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm được xem xét để bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.
2. Việc bổ nhiệm lại phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ công tác của từng cơ quan,
đơn vị, phải đảm bảo tính ổn định và phát triển.
3. Không bổ nhiệm lại cán bộ lãnh đạo cấp trưởng đã giữ chức vụ 2 nhiệm kỳ ở một chức vụ cho một vị trí công tác hoặc đang chịu hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên.
4. Cán bộ lãnh đạo không được bổ nhiệm lại do quá 2 nhiệm kỳ, được cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ xem xét sắp xếp, bố trí vào vị trí công tác phù hợp với điều kiện cụ thể của từng cơ quan
Điều 9. Điều kiện bổ nhiệm lại.
1. Cơ quan, đơn vị có nhu cầu;
2. Hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ;
3. Đạt tiêu chuẩn cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo quy định tại thời điểm xem xét bổ nhiệm lại, đáp ứng được yêu cầu công tác trong thời gian tới;
4. Đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.
Điều 10. Thời hạn bổ nhiệm lại và không bổ nhiệm lại.
1. Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo được bổ nhiệm trước khi Quy chế này có hiệu lực, nếu đã có thời gian giữ chức vụ từ đủ 5 năm trở lên (tính từ khi có quyết định bổ nhiệm) đều phải tiến hành xem xét bổ nhiệm lại.
2. Những cán bộ tính đến tuổi nghỉ hưu không còn đủ một nhiệm kỳ, nếu vẫn đáp ứng yêu cầu công việc thì không tiến hành quy trình bổ nhiệm lại mà vẫn tiếp tục giữ chức vụ cho đến tuổi nghỉ hưu.
3. Cán bộ, công chức, viên chức đã giữ chức vụ lãnh đạo 2 nhiệm kỳ, nếu còn dưới 2 năm công tác trước khi đến tuổi nghỉ hưu, cấp có thẩm quyền xem xét quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu.
Điều 11. Trình tự bổ nhiệm lại.
1. Trước 3 tháng khi hết thời hạn bổ nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm lại phải tiến hành quy trình xem xét bổ nhiệm lại cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo và quyết định bổ nhiệm lại cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo phải được thực hiện trước khi hết thời hạn bổ nhiệm.
2. Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo làm báo cáo tự nhận xét đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ theo hướng dẫn tại Quy chế đánh giá cán bộ, công chức, viên chức gửi Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc cấp có thẩm quyền;
3. Tập thể cán bộ, công chức, viên chức (hoặc tập thể lãnh đạo) trong cơ quan, đơn vị tham gia ý kiến. Sau đó gửi biên bản lên Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc cấp có thẩm quyền;
4. Lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo đánh giá và đề xuất ý kiến bằng phiếu kín bổ nhiệm lại hay không bổ nhiệm lại;
5. Chi uỷ hoặc Thường vụ Đảng uỷ cơ quan, đơn vị có ý kiến bằng văn bản về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm lại.
6. Sau khi có kết quả bằng phiếu tín nhiệm, lãnh đạo cơ quan, đơn vị trao đổi quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định.
1. Đối với trường hợp thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị. a) Sơ yếu lý lịch (theo mẫu 1a-BNV/2007 ban hành kèm theo Quyết định số 06/2007/QĐ-BNV ngày 18/6/2007 của Bộ Nội vụ) do cá nhân tự khai có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức;
b) Bản tự nhận xét đánh giá việc thực hiện chức trách nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ;
c) Biên bản kiểm phiếu giới thiệu tín nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị.
d) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ về trình độ các mặt: chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học, ...
e) Nhận xét của đại điện cấp uỷ hoặc Ban cán sự khối, xóm, bản về ý thức chấp hành pháp luật và đạo đức lối sống của cán bộ, công chức được bổ nhiệm và gia đình tại nơi thường trú.
f) Bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định;
g) Nhận xét, đánh giá của cấp uỷ cơ quan, đơn vị.
2. Đối với trường hợp đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét bổ nhiệm lại.
a) Sơ yếu lý lịch (theo mẫu 1a-BNV/2007 ban hành kèm theo Quyết định số 06/2007/QĐ-BNV ngày 18/6/2007 của Bộ Nội vụ) do cá nhân tự khai có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức;
b) Bản tự nhận xét đánh giá việc thực hiện chức trách nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ;
c) Biên bản kiểm phiếu giới thiệu tín nhiệm của Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức cơ quan, đơn vị.
d) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ về trình độ các mặt: chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học, ...
e) Bản nhận xét của cấp uỷ Đảng quản lý cán bộ hoặc lãnh đạo của cơ quan đơn vị. f) Nhận xét đánh giá của cấp uỷ Đảng cơ quan, đơn vị.
g) Nhận xét của đại điện cấp uỷ hoặc Ban cán sự khối, xóm, bản về việc chấp hành pháp luật đạo đức lối sống của cán bộ, công chức được bổ nhiệm và gia đình tại nơi thường trú.
h) Bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định;
i) Ý kiến nhận xét của ban Thường vụ huyện, thành, thị uỷ (đối với đơn vị trực thuộc về Đảng).
1. Việc luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo giữ một chức vụ khác theo quy hoạch nhằm đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo phải căn cứ vào yêu cầu công tác và phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực, sở trường của người được luân chuyển.
2. Thời gian luân chuyển tối thiểu là 3 năm. Đối với một số chức vụ, lĩnh vực, cơ quan, đơn vị đặc thù có thể quy định thời hạn mỗi lần luân chuyển ngắn hơn theo quy định của Bộ, ngành Trung ương.
Điều 14. Trình tự luân chuyển.
Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo được tiến hành hàng năm theo trình tự sau:
1. Cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức;
2. Cấp uỷ, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thảo luận phê duyệt kế hoạch luân chuyển hàng năm trong phạm vi thuộc thẩm quyền của mình;
3. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị gặp cán bộ, công chức, viên chức để trao đổi về chủ trương luân chuyển; nghe cán bộ, công chức, viên chức trình bày nguyện vọng và đề xuất ý kiến cá nhân trước khi ra quyết định;
4. Thủ trưởng và tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị quyết định cụ thể từng trường
hợp luân chuyển thuộc thẩm quyền quản lý.
5. Cán bộ, công chức, viên chức phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định luân chuyển. Các cấp có thẩm quyền quyết định phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
1. Bảo lưu phụ cấp chức vụ nếu mức phụ cấp chức vụ cũ cao hơn mức phụ cấp chức vụ mới đảm nhiệm. Thời gian bảo lưu phụ cấp theo thời gian cấp có thẩm quyền quyết định luân chuyển.
2. Cơ quan, đơn vị tiếp nhận cán bộ có trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho cán bộ luân chuyển đến nhận công tác.
3. Khi hết thời hạn luân chuyển các cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ phải đánh giá và cân nhắc việc bố trí công việc mới cho cán bộ được luân chuyển theo hướng:
a) Cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét bố trí
chức vụ cao hơn.
b) Cán bộ hoàn thành nhiệm vụ được đề nghị bố trí chức vụ tương đương.
c) Đối với những cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ cần xem xét cụ thể để bố trí lại công tác khác cho phù hợp.
1. Cán bộ, công chức, viên chức được bố trí sang công tác khác hoặc được bổ nhiệm chức vụ mới thì đương nhiên thôi giữ chức vụ đang đảm nhiệm.
2. Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo xin từ chức thì làm đơn gửi lãnh đạo cơ quan trực tiếp quản lý xem xét quyết định.
3. Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo do nhu cầu công tác hoặc trong các trường hợp như: sức khoẻ không đảm bảo, hoặc không hoàn thành nhiệm vụ, hoặc vi phạm kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước nhưng chưa đến mức bị thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức thì cấp có thẩm quyền có thể xem xét miễn nhiệm và bố trí công tác khác không chờ hết thời hạn bổ nhiệm.
Điều 17. Thời hiệu quyết định, chuẩn y từ chức, miễn nhiệm.
1. Trong thời hạn 1 tháng, kể từ khi nhận được đơn từ chức, Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo phải xem xét để quyết định hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.
2. Khi chưa được cấp có thẩm quyền chuẩn y đơn từ chức thì cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao.
3. Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo sau khi từ chức được cơ quan quản lý bố trí công tác khác.
Điều 18. Công bố quyết định nhân sự.
1. Cơ quan, đơn vị nơi cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo công tác có trách nhiệm tổ chức công bố quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo.
2. Cấp nào ra quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm thì cấp đó công bố quyết định đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo.
Chủ tịch UBND tỉnh uỷ quyền Giám đốc Sở Nội vụ công bố các quyết định nhân sự diện Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.
3. Cơ quan, đơn vị có cán bộ nhận quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm có trách nhiệm tổ chức công bố, thành phần gồm: Lãnh đạo và cán bộ chủ chốt cơ quan, đơn vị và đại diện một số cơ quan liên quan.
Giám đốc Sở Nội vụ có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện Quyết định này.
Trong quá trình thực hiện có vấn đề gì vướng mắc, các Sở, cơ quan ngang Sở, các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước báo cáo về Uỷ ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) để xem xét, sửa đổi, bổ sung.
- 1 Quyết định 5038/QĐ-UBND năm 2012 xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành từ 31/12/2011 trở về trước
- 2 Quyết định 26/2019/QĐ-UBND về Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý do tỉnh Nghệ An ban hành
- 3 Quyết định 249/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ và một phần
- 4 Quyết định 249/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ và một phần
- 1 Quyết định 27/2017/QĐ-UBND Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm đối với công chức, viên chức giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 2 Quyết định 11/2013/QĐ-UBND Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm đối với công chức, viên chức giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 3 Quyết định 63/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 4 Quyết định 1036/QĐ-UBND năm 2008 về quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức miễn nhiệm cán bộ giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, ban và tương đương trực thuộc các sở, ban, ngành cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng doanh nghiệp Nhà nước tỉnh Kiên Giang
- 5 Quyết định 28/2007/QĐ-UBND về quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo do tỉnh Trà Vinh ban hành
- 6 Quyết định 06/2007/QĐ-BNV ban hành thành phần hồ sơ cán bộ, công chức và mẫu biểu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 7 Quyết định 127/2005/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, tuyển dụng, điều động và bổ nhiệm, nâng bậc lương, miễn nhiệm, bãi nhiệm cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Tây Ninh
- 8 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 9 Quyết định 961/2003/QĐ-UB về Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành
- 10 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003
- 11 Quyết định 27/2003/QĐ-TTg quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ công chức lãnh đạo do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12 Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998
- 1 Quyết định 961/2003/QĐ-UB về Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành
- 2 Quyết định 5038/QĐ-UBND năm 2012 xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành từ 31/12/2011 trở về trước
- 3 Quyết định 127/2005/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, tuyển dụng, điều động và bổ nhiệm, nâng bậc lương, miễn nhiệm, bãi nhiệm cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Tây Ninh
- 4 Quyết định 11/2013/QĐ-UBND Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm đối với công chức, viên chức giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 5 Quyết định 1036/QĐ-UBND năm 2008 về quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức miễn nhiệm cán bộ giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, ban và tương đương trực thuộc các sở, ban, ngành cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng doanh nghiệp Nhà nước tỉnh Kiên Giang
- 6 Quyết định 28/2007/QĐ-UBND về quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo do tỉnh Trà Vinh ban hành
- 7 Quyết định 27/2017/QĐ-UBND Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm đối với công chức, viên chức giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 8 Quyết định 26/2019/QĐ-UBND về Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý do tỉnh Nghệ An ban hành
- 9 Quyết định 249/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ và một phần