BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 67/1999/QĐ-BNN/TY | Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 1999 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 1/11/1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 93/ CP ngày 27/11/1993 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Thú y;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y, Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Chất lượng sản phẩm,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này: "Quy định về điều kiện và kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở chế biến, kinh doanh sản phẩm động vật".
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ban hành.
Điều 3: Các ông Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Thú y, Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Chất lượng sản phẩm, Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
VỀ ĐIỀU KIỆN VÀ KIỂM TRA VỆ SINH THÚ Y ĐỐI VỚI CƠ SỞ CHẾ BIẾN, KINH DOANH SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 67/1999/QĐ/BNN-TY ngày 20 tháng 4 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Điều 1 - Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Điều kiện vệ sinh thú y" là các yêu cầu vệ sinh thú y đối với địa điểm cơ sở, nhà xưởng, cửa hàng, trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ, người hoạt động chế biến, kinh doanh sản phẩm động vật.
2. "Chế biến sản phẩm động vật" là những công việc được tiến hành sau công đoạn giết mổ động vật để làm thức ăn cho người, thức ăn chăn nuôi hoặc làm nguyên liệu cho công nghiệp bao gồm:
a) Pha lóc thịt, làm lòng;
b) Nấu, làm khô, ướp muối, sấy, hun khói, làm lạnh sản phẩm động vật;
c) Đóng gói, bảo quản, vận chuyển sản phẩm động vật trong cơ sở.
3. "Kinh doanh sản phẩm động vật" là các hoạt động mua, bán, hành nghề bảo quản; hành nghề vận chuyển sản phẩm động vật.
4. "Vật liệu" bao gồm bao bì dùng để đóng gói, bảo quản, vận chuyển dùng trong chế biến, kinh doanh sản phẩm động vật.
5. "Ô nhiễm" là sự nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp các chất bẩn, mầm bệnh.
6. "Vệ sinh" là việc loại bỏ các chất bẩn, mầm bệnh.
7. "Cơ sở chế biến sản phẩm động vật" là các cơ sở được thành lập sau khi được cơ quan Thú y, Y tế, Môi trường thẩm định và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động theo thủ tục quy định tại pháp luật Thú y và các pháp luật khác có liên quan.
8. "Cơ quan kiểm tra vệ sinh thú y" đối với cơ sở chế biến, kinh doanh sản phẩm động vật là cơ quan thú y có thẩm quyền được giao nhiệm vụ kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
9. "Tiêu độc" là việc sử dụng các hoá chất và các tác nhân vật lý thích hợp theo yêu cầu về mặt vệ sinh để làm sạch bề mặt, loại trừ vi khuẩn.
10. "Phụ phẩm ăn được" của động vật đã giết mổ là những phần sau khi được cán bộ thú y kiểm tra và cho sử dụng làm thức ăn cho người.
11. "Cơ sở đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y" là cơ sở chế biến, kinh doanh sản phẩm động vật đã được cơ quan thú y có thẩm quyền kiểm tra vệ sinh thú y đạt tiêu chuẩn cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y và giấy đăng ký để chế biến, đóng gói, bảo quản sản phẩm động vật.
12. "Đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y để làm thức ăn cho người" là đã qua kiểm tra, đóng dấu hoặc dán tem vệ sinh thú y.
13. "Cán bộ kiểm tra vệ sinh thú y" do cơ quan thú y có thẩm quyền cử để kiểm tra vệ sinh thú y đối với các khâu của quá trình chế biến sản phẩm động vật.
14. "Lấy mẫu kiểm tra vệ sinh thú y" là các thao tác kỹ thuật được tiến hành trên cơ sở áp dụng những nguyên tắc, thủ tục, điều kiện kỹ thuật theo quy định để thu thập vật thể, phi vật thể nhất định thể hiện thực trạng vệ sinh thú y của cơ sở.
15. "Lô sản phẩm" là một lượng sản phẩm được sản xuất ở một cơ sở theo cùng một quy trình công nghệ và trong một khoảng thời gian liên tục, cùng một loại bao bì.
Điều 2 - Phạm vi, đối tượng áp dụng
1. Sản phẩm động vật, nguyên liệu nguồn gốc động vật, thực phẩm nguồn gốc động vật (sau đây gọi tắt là sản phẩm động vật) - theo quy định tại Điều 2, Pháp lệnh Thú y; Khoản 13, 14, 15 của Điều 2, Quy định về thi hành Pháp lệnh Thú y ban hành kèm theo Nghị định số 93/CP ngày 27/11/1993 của Chính phủ - được chế biến tại các cơ sở để tiêu thụ trực tiếp hoặc tiếp tục chế biến đều phải kiểm tra và đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo Quy định này.
2. Các cơ sở chế biến sản phẩm động vật (sau đây gọi tắt là cơ sở) bao gồm: xí nghiệp, xưởng, nơi chế biến, đóng gói, bảo quản sản phẩm động vật để tiêu thụ trong nước, xuất khẩu của Nhà nước, tập thể, tư nhân và các cơ sở có vốn đầu tư từ nước ngoài hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam.
1. Cục Thú y chịu trách nhiệm kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở, sản phẩm động vật của các cơ sở chế biến xuất khẩu, nhập khẩu, các cơ sở kinh doanh sản phẩm động vật của tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;
2. Chi cục Thú y tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở, sản phẩm động vật của các cơ sở chế biến, các cơ sở kinh doanh sản phẩm động vật để tiêu thụ trong nước, thuộc phạm vi địa phương.
VỆ SINH THÚ Y ĐỐI VỚI CƠ SỞ CHẾ BIẾN SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT
Điều 4 - Địa điểm của cơ sở phải bảo đảm các yêu cầu sau:
1. Cao ráo, thoáng khí, không bị ô nhiễm do bụi, khói, hóa chất độc hại bởi môi trường và không gây ô nhiễm cho xung quanh;
2. Cách biệt khu dân cư và các công trình công cộng theo quy định;
3. Có tường bao quanh và đường đi bên trong cơ sở phải bằng xi măng, bê tông hoặc rải nhựa. Cổng ra vào phải có phương tiện để khử trùng, tiêu độc cho người, phương tiện vận chuyển.
Điều 5 - Việc bố trí cơ sở phải bảo đảm các yêu cầu sau:
1/ Có 3 khu chính là:
a/ Khu I gồm:
Nơi nhập và kho chứa nguyên liệu dùng để chế biến;
Khu vực chế biến sản phẩm;
- Nơi chế biến từ nguyên liệu thành bán thành phẩm, thành phẩm;
- Nơi chế biến sản phẩm phụ;
Khu vực xử lý các sản phẩm phụ;
- Nơi chứa da, sừng, móng, lông, mỡ và các phụ phẩm khác không ăn được (đối với cơ sở chế biến các sản phẩm từ gia súc hoặc gia cầm);
- Nơi xử lý các sản phẩm động vật sử dụng làm thức ăn chăn nuôi;
- Nơi xử lý các sản phẩm động vật phải hủy bỏ.
b/ Khu II gồm:
Nơi cấp đông, đóng gói (nếu có);
Nơi bảo quản;
Nơi xuất sản phẩm.
c/ Khu III là khu hành chính gồm:
Văn phòng của cơ sở;
Bộ phận kiểm tra vệ sinh thú y.
2/ Riêng khu I và khu II phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Có diện tích tương ứng với quy mô công suất của cơ sở, thông gió, đủ ánh sáng;
b) Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải, xác động vật;
c) Có nơi vệ sinh, thay quần áo riêng biệt cho từng khu;
d) Dụng cụ bố trí dùng riêng cho mỗi khu.
Điều 6 - Nước dùng trong chế biến sản phẩm động vật phải bảo đảm các yêu cầu sau:
1. Đối với các cơ sở chế biến xuất khẩu, phải là nước sạch, đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, được Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương thuộc Cục Thú y kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng cho sản xuất; Đối với các cơ sở sản xuất phục vụ tiêu dùng trong nước, phải là nước sạch, đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y do Chi cục Thú y kiểm tra trước khi đi vào sản xuất.
2. Lượng nước sạch phải đủ dùng trong tất cả các khu của cơ sở; khu vực nguồn nước (giếng nước, tháp nước) và xung quanh phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y trong xây dựng và trong quá trình cung cấp nước;
3. Phải có đủ nước nóng để vệ sinh dụng cụ, thiết bị dùng trong chế biến, bảo quản, vận chuyển sản phẩm động vật trong cơ sở hoặc xử lý sản phẩm động vật.
Điều 7- Việc kiểm tra vệ sinh thú y nước dùng trong cơ sở được thực hiện trong các trường hợp sau:
1. Cơ sở mới thành lập;
2. Sau khi sửa chữa hệ thống cấp nước của cơ sở: sửa giếng, tháp nước hoặc thiết bị máy móc dùng để bơm nước, lọc nước, dẫn nước;
3. Do thiếu lượng nước sạch phải sử dụng loại nước khác vào chế biến;
4. Khi nghi ngờ nước nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn;
5. Kiểm tra định kỳ theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 8- Nhà xưởng phải bảo đảm các yêu cầu sau:
1. Sạch sẽ, dễ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc; chống được nóng; đủ ánh sáng;
2. Kết cấu xây dựng phải tương ứng với dây chuyền công nghệ chế biến, bảo đảm vệ sinh;
3. Tường phải ốp bằng vật liệu đến độ cao ít nhất 2m; dễ rửa, dễ khử trùng, tiêu độc. Mặt tường phải trơn, phẳng, có màu sáng trắng;
4. Sàn nhà phải dễ rửa, dễ khử trùng, không có kẽ nứt, không trơn trượt; Mặt sàn dốc nghiêng về phía thoát nước; Nơi tiếp giáp tường và sàn có độ cong thích hợp;
5. Hệ thống nước thải được bố trí hợp lý và kín phù hợp với quy định về môi trường;
6. Có hệ thống hút bụi, khí độc, hơi nóng, hơi ẩm và những yếu tố khác có khả năng gây ô nhiễm cho sản phẩm động vật;
7. Có trang bị các phương tiện để rửa tay, có đủ nước nóng khoảng 400C; Có xà phòng hoặc hóa chất không có mùi để vệ sinh tay;
8. ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng điện trắng phải đủ theo quy định sau:
a) Nơi kiểm tra vệ sinh thú y cường độ ánh sáng ít nhất là 450 lux;
b) Các nơi khác, cường độ ánh sáng ít nhất là 200 lux;
c) Đèn chiếu sáng trong bất cứ công đoạn nào của khu I đều phải có lưới bảo vệ.
Điều 9 - Thiết bị, dụng cụ sử dụng trong cơ sở phải đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Thiết bị, dụng cụ có tiếp xúc với sản phẩm động vật phải có bề mặt nhẵn, phẳng, không thấm nước, không gỉ và phải làm từ vật liệu bền vững không gây độc hại, gây ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm động vật và dễ vệ sinh, tiêu độc;
2. Các thiết bị, dụng cụ để pha lóc, chế biến sản phẩm động vật phải dễ vệ sinh, khử trùng cả bên trong, bên ngoài và phải dùng riêng không sử dụng vào các công đoạn khác. Thiết bị đặt cố định phải bố trí để thuận tiện cho thao tác, dễ vệ sinh, tiêu độc gầm và xung quanh thiết bị;
3. Bộ phận chuyển động của thiết bị phải được bôi trơn bằng chất không gây ô nhiễm cho sản phẩm;
Nước thải trong quá trình thiết bị hoạt động phải được dẫn thoát ngay ra hệ thống nước thải;
4. Phải có dụng cụ riêng để chứa đựng các sản phẩm động vật không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y phải xử lý và phải có ký hiệu riêng cho từng loại;
5. Không dùng hòm, thùng bằng gỗ hoặc bằng bìa các-tông tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm động vật trong việc pha lọc, đóng gói, bảo quản;
6. Phải làm vệ sinh hàng ngày đối với các thiết bị, dụng cụ dùng trong chế biến sản phẩm động vật;
Trong trường hợp dụng cụ có tiếp xúc với sản phẩm động vật bị ô nhiễm, thì phải vệ sinh, tiêu độc ngay theo quy định.
Đ - Vệ sinh thú y trong chế biến sản phẩm động vật
Điều 10 - Cơ sở phải thực hiện các quy định sau:
1. Tuân thủ triệt để quy trình sản xuất, chế biến sản phẩm động vật đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
2. Khi thay đổi địa điểm sản xuất phải thực hiện việc đăng ký theo thủ tục quy định;
3. Chỉ được phép chế biến các sản phẩm động vật khi nguyên liệu, chất phụ gia đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra và cho phép sử dụng;
4. Kiểm tra tiêu chuẩn các nguyên liệu, chất phụ gia trước khi đưa vào sản suất bằng phương pháp cảm quan, dùng thiết bị;
5. Nguyên liệu phải được rửa ở khu vực riêng;
6. Sản phẩm động vật có yêu cầu xử lý nhiệt hoặc làm lạnh thì phải bảo đảm nhiệt độ, thời gian đúng quy định, phải thường xuyên kiểm tra các thiết bị này và có ghi chép, theo dõi.
Điều 11 - Bao bì sản phẩm động vật phải bảo đảm các yêu cầu sau:
1. Vật liệu dùng để đóng gói kể cả vật liệu không bao gói trực tiếp sản phẩm động vật đều phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh thực phẩm theo quy định và phải bảo đảm vệ sinh trong quá trình bao gói, vận chuyển, bảo quản;
2. Vật liệu dùng để bao gói, đóng gói phải để ở nơi khô ráo, sạch sẽ, bảo đảm yêu cầu vệ sinh;
3. Vật liệu bao gói trực tiếp thực phẩm phải không độc hại, không gây ô nhiễm sản phẩm động vật. Chữ in trên bao bì không tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm động vật; Mực in không được thấm qua bao bì và không ảnh hưởng tới màu, mùi, chất lượng sản phẩm;
4. Vật liệu chứa đựng sản phẩm động vật như khay, thùng phải làm bằng vật liệu không gỉ, không bị ăn mòn, không gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm;
5. Hòm thùng đóng gói sản phẩm động vật phải có lót trong trừ trường hợp các sản phẩm động vật đã được bao gói.
Điều 12 - Kho chứa nguyên liệu để chế biến phải bảo đảm các yêu cầu sau:
1. Có thiết bị làm lạnh, đủ ánh sáng, độ ẩm, độ lưu thông không khí theo quy định với từng loại sản phẩm động vật. Có thiết bị, phương tiện để kiểm tra và ghi chép các chỉ tiêu này;
2. Thuận tiện cho việc bốc xếp, vệ sinh, khử trùng, tiêu độc và không để bị nhiễm bẩn hoặc có thay đổi khác làm giảm chất lượng sản phẩm;
3. Chỉ được chứa số lượng, khối lượng nguyên liệu hoặc sản phẩm tương ứng với công suất thiết kế. Có sư ghi chép chi tiết số lượng xuất, nhập hàng ngày;
4. Phải sắp xếp hợp lý để nguyên liệu, sản phẩm động vật bảo đảm có độ lạnh đồng đều.Trong trường hợp xếp thịt lên nhau thỗ tránh để thịt chảy nước xuống dưới.
Điều 13 - Kho bảo quản phải thực hiện các quy định sau đây:
1. Bảo đảm các yêu cầu theo quy định tại điều 13, Quy định này;
2. Chỉ được đưa sản phẩm khi nhiệt độ ở mức cho phép vào phòng lạnh;
3. Không đặt trực tiếp sản phẩm động vật xuống sàn kho mà phải đặt trên đệm lót, giá lót;
4. Bảo quản theo từng chủng loại sản phẩm động vật. Không bảo quản cùng một nơi các loại sản phẩm có thể tác động lẫn nhau làm giảm chất lượng;
5. Nhiệt độ bảo quản phải phù hợp với từng loại sản phẩm động vật.
Điều 14 - Phòng cấp đông phải thực hiện các quy định sau đây:
1. Bảo đảm các yêu cầu theo quy định tại điều 14, Quy định này;
2. Thịt không để trong thùng, hộp thì phải treo hoặc đựng trong các khay kim loại không gỉ nhưng không để thịt tiếp xúc trực tiếp với đáy khay;
Bố trí để khí lạnh lưu thông hợp lý xung quanh thịt.
Điều 15 - Vận chuyển trong cơ sở theo quy định sau:
1. Bảo đảm trong khi vận chuyển sản phẩm động vật từ khu này sang khu khác không để bị ô nhiễm hoặc bị giảm chất lượng;
2. Không để thịt lẫn vớicác sản phẩm động vật khác trong quá trình vận chuyển.
I - Vệ sinh, khử trùng, tiêu độc
Điều 16 - Việc vệ sinh, khử trùng, tiêu độc nhà xưởng theo quy định sau:
1. Hàng năm phải làm tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc nhà xưởng ít nhất 2 lần. Cơ sở hoạt động theo mùa vụ thì phải tổng vệ sinh, tiêu độc trước và sau mỗi mùa hoạt động;
2. Giữa các khu vực trong cơ sở phải có nơi vệ sinh, khử trùng tiêu độc cho người, phương tiện di chuyển từ khu này sang khu khác;
3. Sau mỗi ca phải làm vệ sinh tiêu độc sàn, nền. Việc vệ sinh không được gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm động vật đang chế biến và không được để các chất bẩn còn lại trên bề mặt nhà xưởng, máy mocc;
4. Trường hợp có sự cố cho người hoặc sản phẩm động vật có thể phun nước sát trùng bằng áp suất cao để cọ rửa.
Điều 17 - Việc vệ sinh, khử trùng, tiêu độc thiết bị, dụng cụ theo quy định sau:
1. Trước mỗi ca sản xuất phải kiểm tra lại vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ.... Chỉ khi các thiết bị, dụng cụ đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y thì mới tiến hành sản xuất;
2. Sau mỗi ca sản xuất phải tiến hành vệ sinh khử trùng các thiết bị, dụng cụ theo yêu cầu của từng loại sản phẩm động vật được chế biến. Nếu dùng nước thì nhiệt độ nước nóng phải trên 800C;
3. Việc bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt các thiết bị , máy móc chỉ được tiến hành sau ca sản xuất hoặc giữa ca trong trường hợp các sản phẩm động vật chế biến đã chuyển hết đến nơi khác.
Điều 18 - Việc vệ sinh, khử trùng, tiêu độc các dụng cụ thủy tinh theo quy định sau:
1. Việc vệ sinh các dụng cụ thủy tinh như chai, lọ, bình chứa...phải qua ít nhất 3 công đoạn sau: ngâm, rửa, tráng lại. Khi ngâm rửa phải thay nước nhiều lần. Nhiệt độ của nước rửa phải điều chỉnh tùy theo độ nhiễm bẩn của dụng cụ, khi tráng phải dùng nước chảy liên tục;
2. Việc vệ sinh khử trùng, tiêu độc các dụng cụ phải tiến hành ngoài khu vực chế biến, và phải có nước nóng - lạnh, sàn cứng, không trơn, không có kẽ nứt, dễ thoát nước.
Điều 19 - Xử lý các phụ phẩm, chất thải
1. Phải có các thùng riêng được đánh dấu phân biệt để sử dụng với các mục đích sau:
a) Thùng chứa phụ phẩm không dùng cho người nhưng dùng làm thức ăn gia súc;
b) Thùng chứa các phụ phẩm phải hủy bỏ;
c) Thùng chứa rác thải;
Các loại thùng này đều phải có nắp đậy, dễ vận chuyển và phải vệ sinh, khử trùng, tiêu độc ngay sau khi mang đi xử lý.
2. Phải có khu vực riêng để xử lý các sản phẩm phụ dùng làm thức ăn chăn nuôi hoặc không sử dụng được phải hủy bỏ.
Điều 20- Việc vệ sinh cho người theo quy định sau:
1. Có phòng thay quần áo, nhà tắm riêng cho cán bộ, công nhân, các phòng này không mở thông trực tiếp sang các phòng sản xuất; có nơi rửa tay sau khi làm việc được trang bị van ấn, nước nóng, nước lạnh;
2. Có trang bị bảo hộ lao động phù hợp với công việc trong quá trình sản xuất, xong ca phải để đúng nơi quy định. Khi chế biến, bao gói, vận chuyển sản phẩm động vật trong cơ sở phải dùng quần áo bảo hộ sạch, đội mũ, đeo khẩu trang;
3. Không ăn uống tại khu vực sản xuất hoặc mặc quần áo bảo hộ đến khu hành chính, nhà ăn của cơ sở;
4. Trước khi bắt đầu sản xuất hoặc sau khi vệ sinh cá nhân phải rửa tay bằng nước nóng và xà phòng, dùng bàn chải cọ rửa tay; giấy lau tay phải bỏ vào thùng có nắp đậy.
Điều 21 - Công nhân làm việc trong cơ sở phải theo quy định sau:
1. Được khám sức khoẻ và đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế;
2. Phải khám sức khoẻ định kỳ .
Điều 22 - Việc kiểm tra vệ sinh thú y trong cơ sở phải theo quy định sau:
1. Phải bố trí phòng làm việc riêng cho công tác kiểm tra vệ sinh thú y tại cơ sở;
2. Trong trường hợp có cán bộ thú y thường xuyên kiểm tra vệ sinh thú y tại cơ sở thì phải bố trí nơi thay quần áo, nhà vệ sinh, phương tiện rửa tay có nước nóng, lạnh, van không phải vặn.
VỆ SINH THÚ Y ĐỐI VỚI CƠ SỞ KINH DOANH SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT
Điều 23 - Cửa hàng, người bán thịt, các sản phẩm động vật khác phải bảo đảm các quy định sau:
1. Chỉ được phép bán trên thị trường các loại thịt, sản phẩm động vật khác đã được đóng dấu "kiểm soát giết mổ" hoặc dán tem vệ sinh thú y hợp lệ, trong thời gian bán, các sản phẩm động vật đó không được biến chất;
2. Mặt bàn bày bán thịt bọc bằng hợp kim không gỉ hoặc vật liệu khác nhưng không gây ảnh hưởng đến chất lượng thịt, không có kẽ nứt, dễ vệ sinh;
Hàng ngày phải cọ rửa sạch bàn, thớt và các dụng cụ bằng gỗ khác;
3. Cân, máy xay thịt, dao, các thứ để đựng (đĩa, khay...), các dụng cụ khác (để mài dao, cưa, búa...) phải luôn sạch sẽ, chỉ dùng để bán, chế biến thịt và hàng ngày phải rửa sạch bằng nước nóng, rồi khử trùng.
4. Cấm bán rong thịt và các sản phẩm động vật khác;
5. Chỉ được sử dụng các vật liệu bao gói sạch mới đảm bảo không gây ô nhiễm hoặc làm biến chất sản phẩm động vật;
6. Người bán thịt và các sản phẩm động vật khác phải đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế. Khi bán hàng phải mặc quần áo bảo hộ sạch sẽ.
Điều 24 - Cơ sở bảo quản sản phẩm động vật phải bảo đảm các yêu cầu sau:
1. Có địa chố cố định, thuận tiện cho việc xuất, nhập sản phẩm động vật;
2. Có đủ thiết bị làm lạnh, phương tiện cần thiết bảo đảm yêu cầu bảo quản sản phẩm động vật;
3. Bề mặt trong kho phải luôn sạch sẽ. Phải xếp thịt hoặc sản phẩm động vật để luôn có không khí lưu thông giữa các miếng, thân thịt;
4. Có sổ sách theo dõi nhiệt độ bảo quản và xuất nhập của cơ sở.
Điều 25 - Cơ sở vận chuyển sản phẩm động vật phải đảm bảo các yêu cầu sau:
1. ở các thành phố, thị xã, nơi tập trung dân cư, khu công nghiệp phải thực hiện việc vận chuyển thịt, các sản phẩm động vật khác để sử dụng cho người bằng các xe chuyên dùng;
2. Xe chuyên dùng theo quy định sau:
a) Mặt trong của thùng xe chứa sản phẩm động vật phải bằng vật liệu không gỉ, phẳng, nhẵn, không thấm nước; dễ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc;
b) Cấu trúc, trang bị đáp ứng được yêu cầu về nhiệt độ với từng loại sản phẩm động vật trong suốt thời gian vận chuyển;
c) Không xếp lẫn thịt với phủ tạng hoặc các sản phẩm động vật khác khi vận chuyển;
d) Sau khi bốc dỡ phải vệ sinh, khử trùng theo quy định;
3. Không được sử dụng các phương tiện đã chở các chất độc hại, chất thải để vận chuyển sản phẩm động vật sử dụng cho người, chế biến thức ăn chăn nuôi.
Điều 26- Hồ sơ đối với tư chức, cá nhân có cơ sở chế biến sản phẩm động vật mới thành lập
1. Hồ sơ đăng ký thẩm định điều kiện vệ sinh thú y gồm:
a) Đơn xin thẩm định;
b) Tờ trình về điều kiện vệ sinh thú y cơ sở. Mỗi địa điểm sản xuất phải có 1 tờ trình riêng;
c) Nhân sự: người quản lý, kỹ thuật, công nhân;
d) Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thành lập cơ sở.
2. Hồ sơ đăng ký nộp về
a) Cục Thú y, đối với cơ sở chế biến sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu.
b) Chi cục Thú y đối với cơ sở chế biến sản phẩm động vật tiêu thụ trong nước.
Điều 27 - Hồ sơ đối với tổ chức, cá nhân có cơ sở bảo quản sản phẩm động vật
1. Hồ sơ đăng ký thẩm định vệ sinh thú y cơ sở gồm:
a) Đơn xin thẩm định;
b) Tờ khai về điều kiện vệ sinh thú y của cơ sở;
c) Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thành lập cơ sở.
2. Nộp hồ sơ đăng ký về Cục Thú y đối với cơ sở phục vụ xuất khẩu, nhập khẩu hoặc về Chi cục Thú y đối với cơ sở phục vụ tiêu dùng trong nước.
Điều 28 - Đối với tổ chức, cá nhân có phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật
1. Hồ sơ đăng ký thẩm định điều kiện vệ sinh thú y phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật gồm:
a) Đơn xin thẩm định;
b) Tờ khai về điều kiện vệ sinh thú y của phương tiện vận chuyển;
c) Bản sao các giấy tờ liên quan đến hoạt động vận chuyển sản phẩm động vật của tổ chức, cá nhân có phương tiện vận chuyển.
2. Nộp hồ sơ đăng ký về Cục Thú y đối với cơ sở phục vụ xuất khẩu, nhập khẩu hoặc về Chi cục Thú y đối với cơ sở phục vụ tiêu dùng trong nước.
Điều 29 - Hồ sơ đối với tổ chức, cá nhân có cửa hàng, quầy hàng sản phẩm động vật
1. Hồ sơ đăng kyù thẩm định điều kiện vệ sinh thú y cửa hàng sản phẩm động vật gồm:
a) Đơn xin thẩm định;
b) Tờ khai về điều kiện vệ sinh thú y của cửa hàng, quầy hàng;
c) Bản sao các giấy tờ liên quan đến hoạt động kinh doanh các sản phẩm động vật.
2. Nộp hồ sơ đăng ký về Chi cục Thú y.
1. Kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, trong phạm vi 30 ngày đối với cơ sở chế biến hoặc 15 ngày đối với cửa hàng, kho bảo quản, phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật , cơ quan thú y có thẩm quyền phải thẩm định điều kiện vệ sinh thú y của cơ sở.
Khi đủ điều kiện, cơ quan thú y cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y cho cơ sở chế biến, cửa hàng, phương tiện vận chuyển. Khi kết luận thẩm định là không đủ điều kiện, tổ chức, cá nhân có thể đề nghị thẩm định lại sau khi đã sửa chữa, khắc phục những nội dung chưa đạt yêu cầu trong lần thẩm định trước.
2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y là cơ sở pháp lý để cơ quan có thẩm quyền xét cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động và có giá trị 02 năm kể từ ngày cấp.
Một tháng trước khi hết hạn phải làm thủ tục đăng ký lại.
Điều 31 - Kiểm tra vệ sinh thú y đối với sản phẩm động vật ở các cơ sở
Việc kiểm tra vệ sinh thú y đối với sản phẩm động vật ở các cơ sở chế biến, kinh doanh sản phẩm động vật ở các cửa hàng, quầy hàng, ở chợ được thực hiện theo quy định tại "Thủ tục kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật và kiểm tra vệ sinh thú y" ban hành kèm theo quyết định số 389 NN - TY/QĐ ngày 15/4/1994 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
1. Thẩm định trước khi cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y; Trước khi cơ sở hoạt động trở lại sau một thời gian ngừng chế biến, kinh doanh;
2. Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y định kỳ trong quá trình chế biến, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển sản phẩm động vật;
3. Giám định theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền khi có tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về vệ sinh thú y liên quan đến cơ sở chế biến, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển sản phẩm động vật.
1. Khi cần thiết phải kiểm tra ở phòng thí nghiệm bằng các kỹ thuật tổ chức học, ký sinh trùng, vi trùng, huyết thanh học, độc chất học, hóa học...;
2. Nghi sản phẩm động vật mang mầm bệnh hoặc có biểu hiện không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y.
Điều 34 - Cơ quan, tổ chức được quyền lấy mẫu
1. Cục Thú y.
2. Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Tư chức Thanh tra (khi nhận nhiệm vụ thanh tra).
Điều 35 - Quy định về người lấy mẫu
1. Người lấy mẫu phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Là cán bộ thuộc các cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 34, Quy định này;
b) Có kiến thức và thành thạo thao tác kỹ thuật lấy mẫu để đạt tiêu chuẩn quy định về mẫu.
2. Người lấy mẫu có quyền:
a) Yêu cầu tổ chức, cá nhân xuất trình giấy tờ cần thiết liên quan đến điều kiện vệ sinh thú y, sản phẩm động vật cần lấy mẫu ;
b) Quyết định phương pháp, lượng mẫu cần lấy theo quy định.
3. Người lấy mẫu có nghĩa vụ:
a) Xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 34 bản Quy định này khi thi hành nhiệm vụ. Trong trường hợp người lấy mẫu là thanh tra viên thì phải xuất trình thẻ thanh tra viên;
b) Dụng cụ lấy mẫu, bảo quản, đựng mẫu và thực hiện lấy mẫu theo đúng quy định;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về thao tác kỹ thuật, thủ tục tiến hành trong quá trình lấy mẫu bảo quản, vận chuyển, bàn giao mẫu cho cơ quan kiểm tra vệ sinh thú y.
Điều 36 -Việc lấy mẫu để kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y cơ sở theo trình tự sau:
1. Quan sát:
a) Tình trạng chung và các yếu tố ảnh hưởng đến vệ sinh thú y của cơ sở như vật lý, hóa học...;
b) Bố trí của cơ sở: nguồn nước, hệ thống thoát nước, vệ sinh khử trùng, tiêu độc...;
2. Dùng các thiết bị để kiểm tra nhanh: độ bụi, độ ồn, độ ẩm, nhiệt độ không khí, độ pH của nước, độ sáng, độ chuyển động không khí, nồng độ các khí NH3, CO2, H2S...;
3. Lấy mẫu để kiểm tra trong phòng thí nghiệm:
a) Xác định độ nhiễm khuẩn, nấm mốc của không khí;
b) Xác định các chỉ tiêu về vi sinh vật, hóa học của nước dùng trong cơ sở, nước thải.
Điều 37 - Việc lấy mẫu thịt và các sản phẩm động vật khác theo trình tự sau:
1. Xem xét đối chiếu các giấy tờ có liên quan với lô hàng định lấy mẫu; Tình trạng bao bì của lô hàng;
2. Lấy mẫu theo cách ngẫu nhiên từ các vị trí khác nhau trong lô sản phẩm với số lượng đủ để tạo thành mẫu phân tích và mẫu lưu;
3. Các mẫu phân tích và mẫu lưu được cho vào đồ đựng, làm kín lại và dán nhãn. Đồ đựng mẫu phải làm bằng vật liệu không gây biến đổi chất lượng sản phẩm từ khi lấy mẫu đến khi mẫu được phân tích;
4. Niêm phong mẫu. Trên niêm phong phải có chữ ký của những người tham gia lấy mẫu và người chứng kiến việc lấy mẫu;
5. Lập biên bản lấy mẫu theo biểu mẫu quy định. Biên bản làm thành 02 bản, 01 bản lưu ở cơ sở được lấy mẫu; 01bản lưu ở cơ quan kiểm tra vệ sinh thú y. Trong trường hợp lấy mẫu để thanh tra, giám định thì thêm 01 bản lưu ở cơ quan thanh tra .
Điều 38 - Quy định về lấy mẫu đối với thịt, mật ong, sữa, trứng và các sản phẩm động vật khác
Khối lượng, số lượng của mỗi mẫu để kiểm tra vệ sinh thú y đối với thịt, mật ong, sữa, trứng và các sản phẩm động vật khác được thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN).
Điều 39 - Quy định về vận chuyển mẫu
1. Mẫuđã lấy xong phải chuyển đến cơ quan kiểm tra vệ sinh thú y trong phạm vi 3 ngày kể từ ngày lấy mẫu.
2. Mẫu phải được giữ ở nhiệt độ dưới 100C.
Điều 40 - Quy định việc lưu mẫu và hồ sơ tài liệu liên quan đến lấy mẫu
1. Lưu mẫu:
a) Các mẫu đã được kết luận phải được niêm phong, bảo quản để lưu mẫu trong điều kiện quy định.
b) Thời gian lưu mẫu: trong phạm vi 4 tháng kể từ ngày lấy mẫu.
2. Thời gian lưu trữ và xử lý hồ sơ tài liệu liên quan đến lấy mẫu theo quy định hiện hành.
Điều 42 - Cơ quan kiểm tra vệ sinh thú y có trách nhiệm:
1. Tổ chức thực hiện kiểm tra đủ các chỉ tiêu, chính xác và đúng thời hạn theo quy định đối với từng loại mẫu;
2. Bố trí cán bộ đủ tiêu chuẩn và cung cấp đầy đủ các dụng cụ, phương tiện để lấy mẫu, tiếp nhận mẫu đúng yêu cầu kỹ thuật kiểm tra;
3. Bảo đảm an toàn trong công tác kiểm tra vệ sinh thú y.
Điều 43 - Quy trình về nhận mẫu của cơ quan kiểm tra vệ sinh thú y
1. Bộ phận tiếp nhận mẫu phải lập hồ sơ nhận mẫu đối với mẫu do cán bộ thuộc cơ quan, tổ chức quy định tại điều 35, Quy định này, trực tiếp lấy. Hồ sơ gồm:
a) Biên bản lấy mẫu;
b) Biên bản nhận mẫu trong đó ghi rõ số lượng, tình trạng, điều kiện bảo quản và thời gian tiếp nhận mẫu. Biên bản được lập thành 2 bản để lưu nơi nhận và người lấy mẫu.
2. Mẫu do tổ chức, cá nhân gửi cho cơ quan kiểm tra vệ sinh thú y phải kèm theo hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị kiểm tra vệ sinh thú y;
b) Mẫu của từng loại được lấy, bao gói đúng quy định;
c) Biên bản lấy mẫu;
d) Kết quả đã kiểm tra (nếu có).
Điều 44 - Kiểm tra mẫu trong phòng thí nghiệm
Việc kiểm tra mẫu trong phòng thí nghiệm được thực hiện theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Đối với điều kiện vệ sinh thú y của cơ sở:
a) Mức A: Đạt tiêu chuẩn đầy đủ các chỉ tiêu vệ sinh thú y đã kiểm tra theo quy định; Được phép hoạt động;
b) Mức B: Đạt tiêu chuẩn không đầy đủ nhưng có thể khắc phục được rồi cho hoạt động;
c) Mức C: Không đạt tiêu chuẩn; Không được hoạt động .
2. Đối với sản phẩm động vật :
a) Mức A: Đạt tiêu chuẩn đầy đủ các chỉ tiêu vệ sinh thú y đã kiểm tra theo quy định; Được phép sử dụng cho người;
b) Mức B: Đạt tiêu chuẩn không đầy đủ nhưng không ảnh hưởng tới sức khỏe con người - Có thể sử dụng hoặc xử lý rồi cho sử dụng;
c) Mức C: Không đạt tiêu chuẩn chất lượng; Không được sử dụng cho người mà chuyển làm thức ăn chăn nuôi.
d) Mức D: Gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, động vật; Phải hủy bỏ, xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 46 - Thời hạn trả lời kết quả kiểm tra vệ sinh thú y
1. Đối với tiêu chuẩn vệ sinh thú y cơ sở : Trong phạm vi 10 ngày từ ngày nhận mẫu.
2. Đối với sản phẩm động vật: Trong phạm vi 5 ngày kể từ ngày nhận mẫu.
3. Phiếu kết quả kiểm tra vệ sinh thú y phải có các nội dung sau:
a) Tên mẫu, số lô, ngày sản xuất (nếu có); đơn vị được lấy mẫu; đơn vị gửi mẫu;
b) Ngày nhận mẫu, ngày trả lời kết quả;
c) Tài liệu, phương pháp được sử dụng khi kiểm tra vệ sinh thú y;
d) Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu theo quy định cho từng loại mẫu;
e) Kết luận theo quy định tại Điều 45, Quy định này.
Điều 47- Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan kiểm tra vệ sinh thú y của Nhà nước
1. Cục Thú y (Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương) là cơ quan có trách nhiệm cao nhất trong phạm vi cả nước về đánh giá tiêu chuẩn vệ sinh thú y của cơ sở, chất lượng sản phẩm động vật.
2. Các Trung tâm Thú y vùng thuộc Cục Thú y chịu trách nhiệm kiểm tra vệ sinh thú y đối với sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm kiểm tra vệ sinh thú y đối với điều kiện vệ sinh thú y sản phẩm động vật của các cơ sở chế biến, cửa hàng, quầy hàng sản phẩm động vật tiêu thụ trong phạm vi quản lý của điạ phương.
4. Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm kiểm tra vệ sinh thú y phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra của đơn vị mình.
Điều 48 - Trách nhiệm của cơ sở chế biến, kinh doanh sản phẩm động vật
1. Các cơ sở chế biến, kinh doanh sản phẩm động vật phải bảo đảm đủ điều kiện vệ sinh thú y của cơ sở và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm động vật do cơ sở chế biến, kinh doanh.
2. Nộp lệ phí, phí tổn thẩm định, kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
THANH TRA, KHIẾU NẠI,TỐ CÁO, XỬ LÝ VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ VỆ SINH THÚ Y
1. Cục Thú y thực hiện việc kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về vệ sinh thú y cơ sở, sản phẩm động vật; Xem xét, giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo và xử lý đơn vị, cá nhân vi phạm quy định vệ sinh thú y theo quy định pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân, trong nước, nước ngoài có hoạt động chế biến, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, bảo quản sản phẩm động vật trong phạm vi cả nước;
2. Chi cục Thú y tỉnh, thành phố trực thuộc Trung uơng thực hiện việc kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm quy định vệ sinh thú y đối với cơ sở, sản phẩm động vật lưu thông trong phạm vi địa phương mình theo quy định của pháp luật.
Điều 50 - Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo
1. Các cơ sở phải thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu của cơ quan kiểm tra, thanh tra về vệ sinh thú y và được quyền khiếu nại, tố cáo về kết luận, biện pháp xử lý khi kiểm tra, thanh tra vệ sinh thú y cơ sở, sản phẩm động vật tại cơ sở mình.
2. Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Điều 51- Xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về vệ sinh thú y
Tổ chức, cá nhận có hành vi vi phạm các quy định của Quy định này hoặc lợi dụng chức vụ để làm trái hoặc cản trở việc thực hiện Quy định thì tùy theo mức độ vi phạm mà xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 52 - Trách nhiệm thi hành
Cục trưởng Cục Thú y trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hưứng dẫn thi hành Quy định này.
Trong quá trình thực hiện Quy định này nếu có vướng mắc phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Thú y) xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
- 1 Quyết định 5530/QĐ-BNN-PC năm 2014 bãi bỏ văn bản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Quyết định 684/QĐ-BNN-PC năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2014
- 3 Quyết định 469/QĐ-BNN-PC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến hết ngày 31/12/2018
- 4 Quyết định 469/QĐ-BNN-PC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến hết ngày 31/12/2018
- 1 Quyết định 5530/QĐ-BNN-PC năm 2014 bãi bỏ văn bản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Quyết định 684/QĐ-BNN-PC năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2014
- 3 Quyết định 469/QĐ-BNN-PC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến hết ngày 31/12/2018