ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 67/2012/QĐ-UBND | Bắc Ninh, ngày 08 tháng 10 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC HỖ TRỢ LÃI SUẤT SAU ĐẦU TƯ CHO CÁC DOANH NGHIỆP TỈNH BẮC NINH NĂM 2012
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 12 tháng 2 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 5 năm 2004;
Căn cứ Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2011 của Chính Phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội;
Căn cứ Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 3 tháng 01 năm 2012 của Chính Phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2012;
Căn cứ Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường;
Căn cứ thông báo kết luận phiên họp UBND tỉnh ngày 19/9/2012;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư về các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ngân sách tỉnh Bắc Ninh hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với các khoản vay trung và dài hạn (từ 1 năm trở lên) bằng đồng Việt Nam cho các doanh nghiệp có trụ sở chính tại Bắc Ninh, sử dụng nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng để thực hiện dự án đầu tư mới, đầu tư chiều sâu, mở rộng dự án, đổi mới kỹ thuật, công nghệ, thiết bị trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thuộc một số lĩnh vực được quy định tại Điều 2.
Điều 2: Đối tượng và phạm vi áp dụng
1. Đối tượng được hỗ trợ lãi suất: Là các doanh nghiệp trong nước có trụ sở chính và thực hiện dự án đầu tư tại tỉnh Bắc Ninh, vay vốn trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng để thực hiện các dự án đầu tư mới, đầu tư chiều sâu, mở rộng dự án, đổi mới công nghệ, thiết bị trên địa bàn tỉnh, thuộc một trong các lĩnh vực sau:
- Doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm;
- Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong các cụm công nghiệp.
- Doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa thay thế hàng nhập khẩu.
- Doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm công nghiệp phụ trợ.
- Doanh nghiệp đầu tư dự án sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch.
- Doanh nghiệp có sử dụng trên 50 lao động (theo danh sách đóng bảo hiểm xã hội, không tính số lao động thuộc các doanh nghiệp khác trong hệ thống công ty mẹ).
- Doanh nghiệp thực hiện đóng góp các khoản vào ngân sách nhà nước trên 50 tỷ đồng/năm.
2. Các dự án đầu tư của các đối tượng nêu trên đã được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư (về vốn vay và hỗ trợ lãi suất tiền vay) theo các Quyết định khác do Chính phủ hoặc UBND tỉnh ban hành (còn hiệu lực) không thuộc đối tượng áp dụng tại quyết định này.
Điều 3: Nguyên tắc, thời hạn và mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.
1. Nguyên tắc xác định:
- Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư được tính cho từng dự án và cấp cho Chủ đầu tư (doanh nghiệp được hưởng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư) sau khi Chủ đầu tư đã trả nợ vay đầu tư (nợ gốc theo phân kỳ đã quy định của hợp đồng tín dụng và lãi vay) cho tổ chức tín dụng theo hợp đồng và khế ước vay và sau khi dự án (hoặc hạng mục công trình độc lập) đưa vào sản xuất kinh doanh. Trường hợp dự án đầu tư nhiều giai đoạn thì giai đoạn đầu phải hoàn thành đưa vào sử dụng mới được xem xét hỗ trợ cho giai đoạn tiếp theo.
- Chủ đầu tư chỉ nhận được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với số vốn vay để đầu tư tài sản cố định và trong phạm vi tổng số vốn đầu tư tài sản cố định được duyệt của dự án.
2. Thời hạn vay: Việc hỗ trợ lãi suất tiền vay sau đầu tư được thực hiện hàng năm và áp dụng đối với các khoản vay trung, dài hạn (trên 12 tháng) thực hiện giải ngân từ 01/01/2011 trở đi.
Đối với các khoản vay thuộc dự án hỗ trợ lãi suất sau đầu tư được xử lý khoanh, miễn, giảm nợ gốc, lãi vay tại ngân hàng thì không được tính hỗ trợ lãi suất tại thời điểm đó.
3. Thời gian hỗ trợ lãi suất: 12 tháng, kể từ ngày hồ sơ hỗ trợ được cấp có thẩm quyền xét duyệt.
4. Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư:
Mức lãi suất hỗ trợ là 0,2%/tháng (2,4%/năm), tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế theo quy định tại khoản 1 và 2 điều này nhưng không quá 500 triệu đồng/Doanh nghiệp;
5. Phương pháp xác định số tiền hỗ trợ lãi suất:
Số tiền hỗ trợ = Số dư tính lãi x 0,2% x Số tháng vay được hỗ trợ
Trong đó:
- Số dư tính lãi để tính hỗ trợ lãi suất tiền vay sau đầu tư là dư nợ tính theo số dư trên bảng kê tính lãi ngân hàng (hoặc số dư nợ gốc còn lại) thực tế hàng tháng;
- Số tháng được vay hỗ trợ là số tháng doanh nghiệp được hưởng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư từ tháng bắt đầu trả nợ gốc theo phân kỳ đã quy định của hợp đồng tín dụng và lãi vay trong thời gian từ ngày 01/01/2011 trở đi.
Điều 4. Điều kiện để các doanh nghiệp được hưởng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.
Các doanh nghiệp thảo mãn các quy định tại
1. Doanh nghiệp được xét hưởng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư phải đảm bảo có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, tài chính lành mạnh, chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định của nhà nuớc về nộp ngân sách nhà nuớc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thất nghiệp, không nợ đọng thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác bao gồm cả thuế xuất nhập khẩu trong năm liền kề và không vi phạm pháp luật.
2. Dự án được hỗ trợ lãi suất tiền vay sau đầu tư phải đáp ứng đồng thời các điều kiện cụ thể là:
- Dự án đã thực hiện đăng ký đầu tư theo quy định (được cấp Giấy chứng nhận đầu tư hoặc xác nhận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền);
- Được các tổ chức tín dụng cho vay vốn và dự án đã đưa vào sản xuất kinh doanh;
- Đã trả nợ khoản vay đầu tư (nợ gốc theo phân kỳ quy định tại hợp đồng tín dụng và lãi vay); Đối với các khoản vay được xử lý khoanh, miễn, giảm nợ gốc, lãi vay tại tổ chức tín dụng thì không được tính hỗ trợ lãi suất thời điểm đó.
- Đối với các dự án đầu tư dở dang, được xét hỗ trợ lãi suất tiền vay sau đầu tư là các hạng mục công trình độc lập đã hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng.
Điều 5. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
1. Các doanh nghiệp thuộc phạm vi, đối tượng và đáp ứng điều kiện quy định tại điều 1, điều 2, điều 4 quyết định này lập thành 3 bộ hồ sơ đề nghị Ngân sách tỉnh Bắc Ninh cấp hỗ trợ lãi suất tiền vay sau đầu tư.
2. Nội dung hồ sơ gồm:
- Công văn của Doanh nghiệp đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và có cam kết bằng văn bản về triển khai thực hiện dự án theo đúng các quy định hiện hành, bảo đảm đúng tiến độ đã cam kết, chất lượng công trình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về bảo vệ môi trường, sử dụng vốn vay đúng mục đích theo kế hoạch đầu tư của dự án, không được sử dụng tài sản tạo thành từ vốn vay để thế chấp, sang nhượng, chuyển đổi… trong thời gian chưa trả xong nợ vay (trừ việc thế chấp đối với các tổ chức tín dụng đã cho vay vốn để thực hiện dự án).
- Bản sao Giấy chứng nhận Đầu tư hoặc xác nhận đầu tư;
- Báo cáo quyết toán đầu tư được chủ đầu tư phê duyệt đối với những dự án đã hoàn thành toàn bộ. Những dự án lớn được chia thành nhiều giai đoạn thực hiện theo phân kỳ đầu tư, giai đoạn hoàn thành từng hạng mục công trình/dự án phải có biên bản nghiệm thu ban giao từng giai đoạn, báo cáo quyết toán từng hạng mục công trình/dự án đầu tư đó được chủ đầu tư xác nhận.
- Bản sau Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh;
- Bản sao báo cáo tài chính đã nộp cơ quan có thẩm quyền của 2 năm trước liền kề và đã được tiến hành kiểm toán và ghi nhận, có báo cáo quyết toán thuế kèm theo.
- Bản đối chiếu công nợ hàng năm giữa chủ đầu tư với tổ chức tín dụng kể từ thời điểm bắt đầu cho vay cho tới khi thanh lý hợp đồng.
- Bản xác nhận danh sách đóng bảo hiểm xã hội của Bảo hiểm xã hội (đối với các doanh nghiệp được hưởng hỗ trợ lãi suất tiền vay sau đầu tư do có sử dụng từ trên 50 lao động).
3. Hồ sơ đề nghị Ngân sách tỉnh Bắc Ninh hỗ trợ lãi suất sau đầu tư gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để làm đầu mối, xem xét, kiểm tra.
4. Khi nhận được hồ sơ theo khoản 2 điều này, Sở Kế hoạch chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tiến hành xem xét, thẩm tra, xác định mức hỗ trợ đối với từng dự án, trình UBND tỉnh phê duyệt. Thời hạn xem xét, thẩm tra, xét duyệt hỗ trợ lãi suất không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định của doanh nghiệp.
Điều 6. Quản lý, cấp phát khoản hỗ trợ lãi suất.
Khi có quyết định phê duyệt của UBND tỉnh về khoản hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho từng dự án, Sở Tài chính thực hiện việc cấp phát khoản hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho doanh nghiệp.
Điều 7. Trách nhiệm của các đơn vị liên quan.
1. Doanh nghiệp được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
a. Lập, trình duyệt dự án đầu tư theo quy định hiện hành.
b. Thực hiện đúng cam kết về thực hiện dự án và sử dụng nguồn vốn, cho phép tổ chức tín dụng cung cấp hồ sơ liên quan dự án theo yêu cầu của cơ quan quản lý có liên quan (nếu cần).
Trong trường hợp đặc biệt cần thay đổi chủ sơ hữu dưới mọi hình thức, phải báo cáo UBND tỉnh và được UBND tỉnh chấp thuận.
c. Trường hợp chủ đầu tư sử dụng vốn vay được ngân sách tỉnh hỗ trợ lãi suất sau đầu tư không đúng mục tiêu đầu tư đã được UBND tỉnh phê duyệt thì không được tiếp tục tham gia chương trình hỗ trợ lãi suất sau đầu tư; đồng thời phải hoàn trả ngân sách phần kinh phí đã được hỗ trợ tính đến thời điểm vi phạm.
d. Báo cáo tình hình, tiến độ thực hiện dự án, tiến độ giải ngân và sử dụng vốn vay, các đề xuất, kiến nghị (nếu có), gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các tổ chức tín dụng cho vay vốn trước ngày 10 tháng 1 hàng năm.
2. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư
a. Là cơ quan đầu mối tiếp nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, lấy ý kiến của các sở, ban, ngành, tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, quyết định. Nội dung trình duyệt bao gồm: Tên doanh nghiệp, tên dự án đầu tư, tổng mức vốn vay tổ chức tín dụng, dư nợ cho vay được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, thời gian hỗ trợ, số tiền được ngân sách hỗ trợ.
b. Tổng hợp tình hình thực hiện hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, báo cáo UBND tỉnh.
c. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh quyết định nguồn vốn hỗ trợ trong dự toán ngân sách tỉnh dành cho đầu tư phát triển hàng năm.
3. Trách nhiệm của Sở Tài Chính.
a. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, thẩm tra, xác định mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với từng dự án trình UBND tỉnh phê duyệt.
b. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, đề xuất với UBND tỉnh, trình HĐND tỉnh về nguồn vốn hỗ trợ lãi suất sau đầu tư trong dự toán ngân sách tỉnh hàng năm.
c. Thực hiện việc cấp phát khoản hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo quyết định của UBND tỉnh.
4. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý chuyên ngành đối với các dự án có liên quan.
- Sở Công thương, Sở Khoa học và Công Nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm xem xét về sự phù hợp của dự án đầu tư đối với đối tượng và phạm vi quy định tại
- Cục thuế tỉnh: có ý kiến và xác nhận doanh nghiệp có nợ đọng thuế hay không (tính đến thời điểm nhận hồ sơ) của doanh nghiệp theo văn bản đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh: xác nhận doanh nghiệp có nợ đọng thuế hay không (tỉnh đến thời điểm nhận hồ sơ) của doanh nghiệp theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Sau 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thẩm tra, các cơ quan quản lý chuyên ngành có trách nhiệm trả lời bằng văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trong đó nêu rõ chấp thuận hay không chấp thuận. Trường hợp quá thời gian quy định, nếu không có văn bản trả lời thì xem như đồng ý và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND tỉnh.
Điều 8. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định, bổ sung, điều chỉnh kịp thời.
Điều 9. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Lao động Thương binh và Xã hội; Ngân hành Nhà nước Chi nhánh Bắc Ninh, Cục Thuế tỉnh; Cục Hải quan tỉnh; Bảo hiển Xã hội tỉnh; Chủ đầu tư và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. UBND TỈNH |
- 1 Quyết định 14/2013/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư phát sinh trong năm 2013 cho doanh nghiệp của tỉnh Bạc Liêu
- 2 Quyết định 2495/QĐ-UBND về hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho doanh nghiệp của thành phố Hà Nội năm 2013
- 3 Quyết định 4406/QĐ-UBND năm 2012 sửa đổi Quyết định 2650/QĐ-UB quy định hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho doanh nghiệp của Thành phố Hà Nội
- 4 Quyết định 2650/QĐ-UBND năm 2012 sửa đổi Quyết định 5487/QĐ-UB quy định về hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho doanh nghiệp của Thành phố Hà Nội
- 5 Nghị quyết 13/NQ-CP năm 2012 giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường do Chính phủ ban hành
- 6 Nghị quyết 01/NQ-CP về giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012 do Chính phủ ban hành
- 7 Quyết định 5487/QĐ-UBND năm 2011 hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho doanh nghiệp của thành phố Hà Nội
- 8 Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội do Chính phủ ban hành
- 9 Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi 2004
- 10 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 11 Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 12 Luật các Tổ chức tín dụng 1997
- 1 Quyết định 14/2013/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư phát sinh trong năm 2013 cho doanh nghiệp của tỉnh Bạc Liêu
- 2 Quyết định 2495/QĐ-UBND về hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho doanh nghiệp của thành phố Hà Nội năm 2013
- 3 Quyết định 4406/QĐ-UBND năm 2012 sửa đổi Quyết định 2650/QĐ-UB quy định hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho doanh nghiệp của Thành phố Hà Nội
- 4 Quyết định 2650/QĐ-UBND năm 2012 sửa đổi Quyết định 5487/QĐ-UB quy định về hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho doanh nghiệp của Thành phố Hà Nội
- 5 Quyết định 5487/QĐ-UBND năm 2011 hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho doanh nghiệp của thành phố Hà Nội