Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 686/QĐ-BNN-QLCL

Hà Nội, ngày 01 tháng 04 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ LÀM VIỆC VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CÁC THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO DỰ ÁN "TĂNG CƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM THỦY SẢN VÀ MUỐI GIAI ĐOẠN 2011-2015" VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN NĂM 2013

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 1165/QĐ-BNN-TCCB ngày 21/5/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Dự án “Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và muối giai đoạn 2011-2015”;

Căn cứ Quyết định số 2331/QĐ-BNN-TCCB ngày 21/5/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Ban chỉ đạo dự án “Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và muối giai đoạn 2011-2015”;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này:

1. Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo dự án và Phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ đạo dự án “Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và muối giai đoạn 2011-2015”.

2. Kế hoạch thực hiện dự án năm 2013.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
-Như Điều 3;
- Bộ trưởng Cao Đức Phát (để b/cáo);
- Các Vụ: KH, TC, TCCB, KHCN&MT;
- Các Cục: QLCL, TT, CN, BVTV, TY;
- Thanh tra Bộ; Trường CBQL I, II;
- Cá nhân (theo phân công);
- Lưu: VT, QLCL.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO DỰ ÁN




Nguyễn Thị Xuân Thu

 

QUY CHẾ LÀM VIỆC

CỦA BAN CHỈ ĐẠO DỰ ÁN "TĂNG CƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN NGHIỆP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM THỦY SẢN VÀ MUỐI GIAI ĐOẠN 2011-2015"
(Ban hành kèm theo Quyết định số 686/QĐ-BNN-QLCL ngày 01/4/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Ban Chỉ đạo dự án “Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và muối giai đoạn 2011-2015” (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo dự án) là tổ chức giúp Bộ trưởng trong chỉ đạo và phối hợp thực hiện Quyết định số 1165/QĐ-BNN-TCCB ngày 21/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Dự án “Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và muối giai đoạn 2011-2015”.

Điều 2. Quy chế này quy định chế độ làm việc của Ban Chỉ đạo dự án.

Điều 3. Các thành viên Ban Chỉ đạo dự án tham gia các hoạt động chung của Ban Chỉ đạo dự án và thực hiện nhiệm vụ do Trưởng ban chỉ đạo dự án phân công. "

Điều 4. Trưởng ban chỉ đạo dự án sử dụng con dấu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động của Dự án.

Điều 5. Ban Chỉ đạo dự án có Ban Quản lý dự án là bộ phận thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo dự án, đặt tại Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản; được sử dụng con dấu và tài khoản của Cục để hoạt động theo quy định của pháp luật.

Chương 2.

NHIỆM VỤ CỦA BAN CHỈ ĐẠO DỰ ÁN

Điều 6. Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo dự án

1. Nghiên cứu, đề xuất kế hoạch phối hợp hoạt động giữa Bộ và địa phương trong triển khai, thực hiện Dự án.

2. Điều hòa, phối hợp các hoạt động Dự án; chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện Dự án theo quy định pháp luật.

3. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Dự án theo đúng mục tiêu, tiến độ, chất lượng và hiệu quả quy định tại văn kiện dự án và quy định của pháp luật.

Điều 7. Nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ đạo dự án

Nhiệm vụ cụ thể của các thành viên Ban Chỉ đạo dự án do Trưởng ban chỉ đạo dự án phân công.

Chương 3.

CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA BAN CHỈ ĐẠO DỰ ÁN

Điều 8. Chế độ làm việc

1. Ban Chỉ đạo dự án làm việc theo chế độ tập thể thông qua các phiên họp thường kỳ và đột xuất dưới sự chủ trì của Trưởng ban chỉ đạo hoặc Phó Trưởng ban chỉ đạo dự án khi được ủy quyền.

2. Các thành viên của Ban Chỉ đạo dự án làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Mỗi thành viên Ban Chỉ đạo dự án chịu trách nhiệm chỉ đạo giải quyết một số công việc của Dự án "Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và muối" liên quan trực tiếp đến lĩnh vực của đơn vị mình phụ trách; phối hợp chặt chẽ với các thành viên khác của Ban Chỉ đạo dự án để đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác đào tạo, bồi dưỡng theo sự phân công của Trưởng ban chỉ đạo dự án.

Điều 9. Chế độ họp

1. Ban Chỉ đạo dự án họp định kỳ 6 tháng và họp hàng năm để đánh kết quả thực hiện giai đoạn trước và thông qua kế hoạch giai đoạn sau; trường hợp cần thiết, Trưởng ban chỉ đạo dự án có thể triệu tập họp bất thường.

2. Các phiên họp của Ban Chỉ đạo dự án phải được thông báo bằng văn bản về nội dung, thời gian và địa điểm trước tối thiểu 05 ngày làm việc. Các thành viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm nghiên cứu văn bản, chuẩn bị ý kiến thảo luận, bố trí thời gian tham gia đầy đủ các phiên họp của Ban Chỉ đạo dự án.

3. Trường hợp các thành viên của Ban Chỉ đạo dự án vắng mặt tại các cuộc họp vì lý do khách quan thì phải báo cáo xin phép Trưởng ban chỉ đạo dự án và phải cử cán bộ, đi họp thay để nắm tình hình, tham gia và tiếp thu các ý kiến của cuộc họp.

Điều 10. Chế độ thông tin, báo cáo

1. Trước khi kết thúc năm, các thành viên của Ban Chỉ đạo dự án báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao và đề xuất nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn tiếp theo gửi cho Trưởng ban chỉ đạo dự án thông qua Ban Quản lý dự án để tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo dự án xem xét, xử lý.

2. Các thông tin, báo cáo, văn bản chỉ đạo, điều hành của Ban Chỉ đạo dự án được gửi đến tất cả các thành viên của Ban Chỉ đạo dự án bằng văn bản.

Điều 11. Hoạt động kiểm tra của Ban Chỉ đạo dự án

1. Hoạt động kiểm tra của Ban Chỉ đạo được thực hiện thường xuyên trên cơ sở chương trình, kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện các hoạt động của Dự án. Trường hợp cần thiết, Ban Chỉ đạo dự án có thể kiểm tra đột xuất theo chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ đạo.

2. Các thành viên Ban Chỉ đạo dự án ngoài việc kiểm tra thường xuyên để nắm, giám sát tình hình triển khai thực hiện các hoạt động của Dự án thuộc lĩnh vực đơn vị mình quản lý còn có trách nhiệm tham gia kiểm tra các đơn vị, địa phương theo sự phân công của Trưởng ban chỉ đạo dự án.

Điều 12. Các thành viên Ban Chỉ đạo dự án hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng; trường hợp vi phạm Quy chế này và không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Điều 13. Trường hợp các thành viên Ban Chỉ đạo dự án đi công tác, học tập dài hạn (từ 3 tháng trở lên) hoặc thay đổi phân công công tác, điều chuyển sang cơ quan khác công tác thì phải báo cáo bằng văn bản gửi Trưởng ban chỉ đạo xem xét, điều chỉnh kịp thời.

Chương 4.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14. Bổ sung, sửa đổi Quy chế

Trường hợp cần bổ sung, sửa đổi Quy chế, Phó Trưởng ban thường trực báo cáo Trưởng ban chỉ đạo dự án xem xét, quyết định.

Điều 15. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề gì vướng mắc vượt quá thẩm quyền, Ban Chỉ đạo dự án tổng hợp ý kiến trình Bộ trưởng xem xét, quyết định./.

 

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

CÁC THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM THỦY SẢN VÀ MUỐI GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 686/QĐ-BNN-QLCL ngày 01/4/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Thành viên Ban Chỉ đạo (ông/bà)

Vị trí trong Ban Chỉ đạo DA

Chức trách, nhiệm vụ

Ghi chú

1

Nguyễn Thị Xuân Thu - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT

Trưởng Ban Chỉ đạo DA

Trưởng Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hoạt động chung của Ban Chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

- Giúp Bộ trưởng chỉ đạo, điều phối hoạt động giữa các Tổng cục, Cục, Vụ triển khai thực hiện Dự án;

- Triệu tập, chủ trì các cuộc họp thường kỳ và đột xuất của Ban Chỉ đạo;

- Điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo và đôn đốc kiểm tra việc thực hiện;

- Quyết định những vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo dự án;

- Báo cáo và đề xuất với Bộ trưởng những biện pháp chỉ đạo và giải quyết kịp thời khi thấy cần thiết.

- Quyết định thành lập Ban Quản lý Dự án "Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và muối giai đoạn 2011-2015”.

 

2

Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản

Phó Trưởng Ban thường trực

Phó Trưởng Ban thường trực giúp Trưởng Ban Chỉ đạo.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch giải pháp thực hiện Dự án;

- Thường trực Ban Chỉ đạo và thay mặt Trưởng Ban Chỉ đạo khi Trưởng Ban Chỉ đạo ủy quyền;

- Đôn đốc việc phối hợp với các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ để điều phối, hướng dẫn tổ chức thực hiện các kế hoạch, giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và muối;

- Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo đôn đốc các ủy viên Ban Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Quy chế này;

- Định kỳ hàng năm tiến hành tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và muối;

- Trực tiếp chỉ đạo, điều hành Ban Quản lý Dự án; Quyết định thành lập và chỉ đạo các Tổ công tác.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Trưởng Ban Chỉ đạo phân công.

 

3

Phạm Hùng - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

Phó Trưởng Ban

Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo:

- Chỉ đạo, đôn đốc, theo dõi việc triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.

- Chủ trì thẩm định, phê duyệt giáo trình, tài liệu; nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm.

- Phối hợp với Vụ Tài chính, Vụ Kế hoạch bố trí kinh phí;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Trưởng Ban Chỉ đạo phân công.

 

4

Phạm Thanh Huyền - Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính

Thành viên

Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo:

- Chủ trì, phối hợp với Vụ Kế hoạch cân đối kinh phí đào tạo, bồi dưỡng tổng thể và hàng năm; thẩm định trình phê duyệt dự toán chi tiết; tổng hợp dự toán hàng năm.

- Đôn đốc, theo dõi việc bố trí kinh phí thực hiện Dự án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Trưởng Ban Chỉ đạo phân công.

 

5

Nguyễn Giang Thu - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Thành viên

Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo:

- Phối hợp thẩm định giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Trưởng Ban Chỉ đạo phân công.

 

6

Nguyễn Thị Hồng - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch

Thành viên

Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo:

- Phối hợp với các thành viên thuộc Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Tài chính thẩm định, bố trí kinh phí;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Trưởng Ban Chỉ đạo phân công.

 

7

Đặng Nhật Tân - Phó Chánh Thanh tra Bộ

Thành viên

Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo:

- Chủ trì, phối hợp Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản biên soạn trình cấp thẩm quyền phê duyệt tài liệu, giáo trình giảng dạy nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành chất lượng, ATTP nông, lâm thủy sản; phối hợp giảng dạy nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Trưởng Ban Chỉ đạo phân công.

 

8

Bùi Sĩ Doanh- Phó Cục trưởng Cục bảo vệ Thực vật

Thành viên

Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo:

- Chủ trì, phối hợp biên soạn trình cấp thẩm quyền, phê duyệt tài liệu, giáo trình giảng dạy nghiệp vụ quản lý chất lượng ATTP lĩnh vực bảo vệ thực vật; phối hợp giảng dạy nghiệp vụ và cấp chứng nhận, chứng chỉ nghiệp vụ chuyên ngành.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Trưởng Ban Chỉ đạo phân công.

 

9

Phạm Đồng Quảng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt

Thành viên

Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo:

- Chủ trì, phối hợp biên soạn trình cấp thẩm quyền phê duyệt tài liệu, giáo trình giảng dạy nghiệp vụ quản lý chất lượng, ATTP lĩnh vực trồng trọt; phối hợp giảng dạy nghiệp vụ và cấp chứng nhận, chứng chỉ nghiệp vụ chuyên ngành.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Trưởng Ban Chỉ đạo phân công.

 

10

Trần Đình Luân - Phó Cục trưởng Cục Thú y

Thành viên

Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo:

- Chủ trì, phối hợp biên soạn trình cấp thẩm quyền phê duyệt tài liệu, giáo trình giảng dạy nghiệp vụ quản lý chất lượng, ATTP lĩnh vực thú y; phối hợp giảng dạy nghiệp vụ và cấp chứng nhận, chứng chỉ nghiệp vụ chuyên ngành.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Trưởng Ban Chỉ đạo phân công.

 

11

Nhữ Văn Cẩn - Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản, Tổng cục Thủy sản

Thành viên

Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo:

- Chủ trì, phối hợp biên soạn trình cấp thẩm quyền phê duyệt tài liệu, giáo trình giảng dạy nghiệp vụ quản lý chất lượng, ATTP lĩnh vực nuôi trồng thủy sản; phối hợp giảng dạy nghiệp vụ và cấp chứng nhận, chứng chỉ nghiệp vụ chuyên ngành.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Trưởng Ban Chỉ đạo phân công.

 

12

Nguyễn Thị Phương Nga - Chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ

Thành viên

Thư ký Ban Chỉ đạo dự án

 

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN DỰ ÁN "TĂNG CƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM THỦY SẢN VÀ MUỐI" NĂM 2013
(Ban hành kèm theo Quyết định số 686/QĐ-BNN-QLCL ngày 01/4/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Các hoạt động

Nhiệm vụ

Sản phẩm đầu ra dự kiến

Khung thời gian

Kính phí (1000 đ)

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

i

ii

iii

iv

v

vi

vii

viii

1

Khảo sát, đánh giá nhu cầu đào tạo ở trung ương, địa phương

 

99.100

 

 

1.1

Khảo sát, đánh giá nhu cầu đào tạo ở trung ương, địa phương

- Xây dựng mẫu phiếu điều tra, khảo sát

Phiếu điều tra, khảo sát

01-30/3/2013

 

Cục QLCL NLS&TS (viết tắt là NAFIQAD)

Các cơ quan, đơn vị liên quan

1.2

- Gửi phiếu điều tra

- Đi điều tra 5 tỉnh (Hải Phòng, Lào Cai, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Cần Thơ)

- Văn bản, phiếu gửi Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành

- Văn bản, phiếu gửi 63 tỉnh thành phố (Sở NN&PTNT; Chi cục QLCL)

01-30/3/2013

 

NAFIQAD

Các đơn vị liên quan

1.3

- Tổng hợp phiếu, đánh giá nhu cầu đào tạo năm 2013

Báo cáo tổng hợp nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng CMNV quản lý chất lượng nông lâm thủy sản trung ương, địa phương năm 2013

01-30/3/2013

 

NAFIQAD

 

2

Xây dựng bộ bài giảng nghiệp vụ quản lý chất lượng nông lâm thủy sản

 

449.800

NAFIQAD

Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ KHCN & Môi trường

2.1

Xây dựng và trình Ban Chỉ đạo DA thông qua đề cương (khung) bài giảng nghiệp vụ quản lý chất lượng nông lâm thủy sản năm 2013

Đề cương bài giảng kiến thức cơ bản về quản lý chất lượng, ATTP.

Đề cương bài giảng được phê duyệt

01-15/3/2013

 

NAFIQAD

Các đơn vị liên quan

Đề cương bài giảng nghiệp vụ quản lý chất lượng, ATTP trong lĩnh vực thủy sản (kiểm tra điều kiện sản xuất, lấy mẫu, thẩm định, giám sát, truy suất nguồn gồc...)

Đề cương bài giảng được phê duyệt

01-15/3/2013

 

NAFIQAD

Tổng cục Thủy sản, các đơn vị liên quan

Đề cương bài giảng nghiệp vụ quản lý chất lượng, ATTP đối với động vật và sản phẩm động vật trên cạn dùng làm thực phẩm

Đề cương bài giảng được phê duyệt

01-15/3/2013

 

NAFIQAD

Cục thú y, Cục Chăn nuôi, các đơn vị liên quan

Đề cương bài giảng nghiệp vụ quản lý chất lượng, ATTP đối với thực vật và sản phẩm thực vật dùng làm thực phẩm

Đề cương bài giảng được phê duyệt

01-15/3/2013

 

NAFIQAD

Cục Bảo vệ Thực vật, Cục Trồng trọt, các đơn vị liên quan

Đề cương bài giảng nghiệp vụ kiểm nghiệm (hệ thống quản lý Phòng kiểm nghiệm theo ISO/IEC 17025, thống nhất phương pháp phân tích/ quy trình phân tích chuẩn, đánh giá Phòng kiểm nghiệm chất lượng nông lâm thủy sản)

Đề cương bài giảng được phê duyệt

01-15/3/2013

 

NAFIQAD

Cục Bảo Vệ thực vật, Cục Trồng trọt

Đề cương bài giảng nghiệp vụ kiểm nghiệm chuyên ngành chất lượng ATTP nông lâm thủy sản

Đề cương bài giảng được phê duyệt

01-15/3/2013

 

NAFIQAD

Thanh tra Bộ, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Thú y, Tổng cục Thủy sản

2.2

Biên soạn bộ bài giảng nghiệp vụ quản lý chất lượng nông lâm thủy sản

Xây dựng nội dung bài giảng theo đề cương đã được phê duyệt tại mục 2.1

Dự thảo bộ bài giảng chuyên môn nghiệp vụ quản lý chất lượng nông lâm thủy sản năm 2013

01-30/3/2013

 

NAFIQAD

Các Cục, Tổng cục chuyên ngành

2.3

Trình Ban Chỉ đạo dự án phê duyệt bộ bài giảng bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý chất lượng nông lâm thủy sản năm 2013

Trình Bộ phê duyệt bộ bài giảng bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý chất lượng nông lâm thủy sản năm 2013

Bộ bài giảng bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý chất lượng nông lâm thủy sàn năm 2013 được phê duyệt

01-15/4/2013

 

NAFIQAD

Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ KHCN& Môi trường

2.4

Tổ chức in, phát hành tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý chất lượng nông lâm thủy sản

Thuê in tài liệu, đóng quyển/ hoặc in sách

500 cuốn sách (hoặc bộ tài liệu in, đóng quyển, bìa bóng kính, gáy xoắn)

15/5/2013

 

NAFIQAD

 

3

Tổ chức các lớp (khóa) đào tạo, bồi dưỡng tiểu giảng viên (TOT) trung ương, địa phương

Tháng 6 đến tháng 11/2012

2.451.100

 

 

3.1

Đợt 1: Các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về chất lượng và quản lý chất lượng nông lâm thủy sản

 

 

NAFIQAD

Giảng viên các Tổng cục, Cục chuyên ngành; giảng viên Các cơ quan đơn vị liên quan, các địa phương

a

Lớp 1 (Tại Hà Nội)

Đào tạo, bồi dưỡng công chức các Tổng cục, Cục (QLCL NLS&TS, Chăn nuôi, Trồng trọt, Thú y, BVTV, CBTM NLS và nghề muối, Thủy sản, Lâm nghiệp)

50 tiểu giảng viên

03-14/6/2012

 

Trung tâm Kiểm nghiệm kiểm chứng và Tư vấn chất lượng nông lâm thủy sản

Trường CBQL nông nghiệp PTNT I

b

Lớp 2 (Tại Hà Nội)

Đào tạo, bồi dưỡng công chức các Chi cục QLCL NLS&TS, Chi cục/ Phòng (Thú y, Bảo vệ thực vật, Thủy sản, Chăn nuôi, Trồng trọt) các tỉnh: Hà Giang, Sơn La, Cao Bằng, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Tuyên Quang, Yên Bái, Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Bắc Giang

90 tiểu giảng viên (6 tiểu giảng viên/ tỉnh)

17-28/6/2012

 

Trung tâm Kiểm nghiệm kiểm chứng và Tư vấn chất lượng nông lâm thủy sản

Trường CBQL nông nghiệp PTNT I

c

Lớp 3 (Tại Hà Nội)

Đào tạo, bồi dưỡng công chức các Chi cục QLCL NLS&TS, Chi cục/ Phòng (Thú y, Bảo vệ thực vật, Thủy sản, Chăn nuôi, Trồng trọt) các tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị

90 tiểu giảng viên (6 tiểu giảng viên/ tỉnh)

1-13/7/2012

 

Trung tâm Kiểm nghiệm kiểm chứng và Tư vấn chất lượng nông lâm thủy sản

Trường CBQL nông nghiệp PTNT I

d

Lớp 4 (Tại Tp Hồ Chí Minh )

Đào tạo, bồi dưỡng công chức các Chi cục QLCL NLS&TS, Chi cục/ Phòng (Thú y, Bảo vệ thực vật, Thủy sản, Chăn nuôi, Trồng trọt) các tỉnh: TT-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai, Đăk lăk, Đăknông

66 tiểu giảng viên (6 tiểu giảng viên/ tỉnh)

15-27/7/2012

 

Trung tâm Kiểm nghiệm kiểm chứng và Tư vấn chất lượng nông lâm thủy sản

Trường CBQL Nông nghiệp và PTNT II

e

Lớp 5 (Tại Tp Hồ Chí Minh)

Đào tạo, bồi dưỡng công chức các Chi cục QLCL NLS&TS, Chi cục/ Phòng (Thú y, Bảo vệ thực vật, Thủy sản, Chăn nuôi, Trồng trọt) các tỉnh: Lâm Đồng, Tp Hồ Chí Minh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa- VT, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp

66 tiểu giảng viên (6 tiểu giảng viên/ tỉnh)

29/7-09/8/2012

 

Trung tâm Kiểm nghiệm kiểm chứng và Tư vấn chất lượng nông lâm thủy sản

Trường CBQL Nông nghiệp và PTNTII

f

Lớp 6 (Tại Tp Hồ Chí Minh)

Đào tạo, bồi dưỡng công chức các Chi cục QLCL NLS&TS, Chi cục/ Phòng (Thú y, Bảo vệ thực vật, Thủy sản, Chăn nuôi, Trồng trọt) các tỉnh: An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau

66 tiểu giảng viên (6 tiểu giảng viên/ tỉnh)

12-23/8/2012

 

Trung tâm Kiểm nghiệm kiểm chứng và Tư vấn chất lượng nông lâm thủy sản

Trường CBQL Nông nghiệp và PTNT II

3.2

Đợt 2: Các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nghiệp vụ quản lý chất lượng, ATTP đối với thủy sản: động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật dùng làm thực phẩm (2 tuần/ lớp); Trong đó:

- Đối tượng học viên, đồng ý thực hiện như tại mục 3.1

- Tuần 1: Nghiệp vụ quản lý chất lượng, ATTP đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản dùng làm thực phẩm (1 tuần);

- Tuần 2:

+ Nghiệp vụ quản lý chất lượng, ATTP đối với động vật, sản phẩm động vật trên cạn dùng làm thực phẩm

+ Nghiệp vụ quản lý chất lượng, ATTP đối với thực vật, sản phẩm thực vật dùng làm thực phẩm

Tháng 9-11/2013

 

NAFIQAD/Trung tâm Kiểm nghiệm kiểm chứng và Tư vấn chất lượng nông lâm thủy sản

Giảng viên Tổng cục, chuyên ngành, giảng viên Các cơ quan đơn vị liên quan, các địa phương

4

Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản cho công chức, viên chức chuyên trách công tác quản lý, kiểm soát chất lượng nông lâm thủy sản ở địa phương (dự kiến 2,205 lượt học viên)

Thực hiện 2014

 

NAFIQAD/ Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản

Cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, Huyện

Kinh phí dự kiến: 3.000.000.000đ