ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6946/QĐ-UBND | Đà Nẵng, ngày 24 tháng 09 năm 2015 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG THI ĐUA - KHEN THƯỞNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Căn cứ Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng;
Căn cứ Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Căn cứ Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29 tháng 8 năm 2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;
Căn cứ Thông tư số 15/2014/TT-BNV ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 4980/QĐ-UBND ngày 02 tháng 7 năm 2010 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng;
Căn cứ Quyết định số 3056/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2015 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc kiện toàn Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng tại Tờ trình số 29/TTr-SNV ngày 3 tháng 9 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành và thay thế Quyết định số 8806/QĐ-HĐTĐKT ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố Đà Nẵng.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố và các tập thể, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG THI ĐUA - KHEN THƯỞNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 6946/QĐ-UBND ngày 24 tháng 3 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố Đà Nẵng (sau đây gọi tắt là Hội đồng) do UBND thành phố quyết định thành lập, là cơ quan tham mưu cho cấp ủy Đảng và chính quyền thành phố về công tác thi đua, khen thưởng của địa phương.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng
1. Tham mưu Chủ tịch UBND thành phố:
a) Phát động các phong trào thi đua theo thẩm quyền;
b) Kiểm tra, giám sát các phong trào thi đua và thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật về thi đua, khen thưởng;
c) Tặng các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng;
d) Hướng dẫn thành lập, quy định nhiệm vụ, quyền hạn, thành phần đối với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thành phố.
2. Định kỳ đánh giá kết quả phong trào thi đua và công tác khen thưởng; tham mưu việc sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng; kiến nghị, đề xuất các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong từng năm và từng giai đoạn.
THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG VÀ CƠ QUAN THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG
Điều 3. Cơ cấu thành viên Hội đồng
1. Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch UBND thành phố.
2. Các Phó Chủ tịch Hội đồng:
- Phó Chủ tịch UBND thành phố phụ trách văn xã làm Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng;
- Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng làm Phó Chủ tịch Hội đồng;
- Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng làm Phó Chủ tịch Hội đồng;
- Giám đốc Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng làm Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng.
3. Các ủy viên:
- Đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng;
- Đại diện lãnh đạo Ban Dân vận Thành ủy Đà Nẵng;
- Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng;
- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thành phố Đà Nẵng;
- Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Đà Nẵng;
- Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Đà Nẵng;
- Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Đà Nẵng;
- Giám đốc Công an thành phố Đà Nẵng;
- Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố Đà Nẵng;
- Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng;
- Giám đốc Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng;
- Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng;
- Chánh Thanh tra thành phố Đà Nẵng;
- Chánh Văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng;
- Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng;
- Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố Đà Nẵng làm ủy viên Thường trực Hội đồng.
Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Hội đồng
1. Chủ tịch Hội đồng
a) Lãnh đạo, điều hành và chịu trách nhiệm trước Thành ủy, UBND thành phố về toàn bộ hoạt động của Hội đồng;
b) Phân công nhiệm vụ cho các Phó Chủ tịch Hội đồng, thành viên Hội đồng; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác và các nhiệm vụ đã giao cho từng thành viên Hội đồng;
c) Phê duyệt chương trình kế hoạch công tác của Hội đồng;
d) Điều hành việc tổ chức xem xét, bỏ phiếu đề nghị khen thưởng đối với các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo quy định;
đ) Triệu tập, chủ trì và kết luận các phiên họp của Hội đồng;
e) Thực hiện việc ủy quyền, phân công cho Phó Chủ tịch Hội đồng xử lý công việc khi vắng mặt.
2. Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng
a) Chịu trách nhiệm chủ trì, kết luận các phiên họp của Hội đồng, thay mặt Chủ tịch Hội đồng ký các văn bản của Hội đồng, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy chế và các quyết định về chủ trương công tác của Hội đồng khi Chủ tịch Hội đồng đi vắng và ủy quyền;
b) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Khoản 7, Điều 4 Quy chế này và các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.
3. Phó Chủ tịch Hội đồng - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố:
a) Chịu trách nhiệm phụ trách phong trào thi đua của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức nghề nghiệp;
b) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Khoản 7, Điều 4 Quy chế này và các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.
4. Phó Chủ tịch Hội đồng - Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố:
a) Chịu trách nhiệm phụ trách phong trào thi đua trong công nhân viên chức và lao động thuộc các thành phần kinh tế;
b) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Khoản 7, Điều 4 Quy chế này và các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.
5. Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng:
a) Chỉ đạo, điều hành hoạt động của Cơ quan Thường trực Hội đồng (Ban Thi đua - Khen thưởng);
b) Tham mưu Chủ tịch Hội đồng ban hành chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng;
c) Thường trực giải quyết công việc của Hội đồng; ký các văn bản của Hội đồng theo sự ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng;
d) Thay mặt Chủ tịch Hội đồng tham dự các cuộc họp có liên quan chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng khi được ủy quyền;
đ) Giúp Chủ tịch Hội đồng kiểm tra, giám sát, đôn đốc các thành viên Hội đồng tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác và nhiệm vụ đã được giao;
e) Theo dõi, kiểm tra, định kỳ đánh giá việc thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng;
g) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Khoản 7, Điều 4 Quy chế này và các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.
6. Ủy viên Thường trực Hội đồng
a) Điều hành Cơ quan Thường trực Hội đồng thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 6 Quy chế này;
b) Thực hiện nhiệm vụ chi tiêu tài chính theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng - Chủ tịch UBND thành phố;
c) Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn quy định ở Khoản 7, Điều 4 Quy chế này.
7. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Hội đồng
a) Là người đại diện lãnh đạo cho cơ quan, đoàn thể tham gia với tư cách là đại diện cho một tổ chức, được sử dụng bộ máy của cơ quan mình để thực hiện những nhiệm vụ theo quy định của Quy chế này;
b) Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng;
c) Theo dõi, chỉ đạo hoạt động của các cụm, khối thi đua và phong trào thi đua thuộc phạm vi của sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị, địa phương được phân công phụ trách;
d) Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác của Hội đồng;
đ) Tham dự đầy đủ và đóng góp ý kiến tại các phiên họp của Hội đồng. Trong trường hợp vắng mặt phải báo cáo Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Thường trực của Hội đồng và gửi ý kiến của mình bằng văn bản (đối với những vấn đề mà thành viên Hội đồng phải có ý kiến) về Cơ quan Thường trực Hội đồng để tổng hợp, báo cáo Hội đồng;
e) Thực hiện việc xem xét, bỏ phiếu đề nghị khen thưởng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo quy định.
Điều 5. Quan hệ giữa các thành viên Hội đồng
Các thành viên Hội đồng có mối quan hệ phối hợp công tác, dưới sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của Chủ tịch Hội đồng.
Điều 6. Cơ quan Thường trực Hội đồng
Ban Thi đua - Khen thưởng thuộc Sở Nội vụ là Cơ quan Thường trực Hội đồng, có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Chuẩn bị kế hoạch và chương trình công tác của Hội đồng;
2. Chuẩn bị điều kiện, nội dung, chương trình cho các cuộc họp Hội đồng; gửi hồ sơ, tài liệu cho các thành viên Hội đồng trước mỗi kỳ họp; tổng hợp ý kiến của các thành viên Hội đồng và lập thủ tục đề nghị khen thưởng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo quy định;
3. Tổ chức triển khai thực hiện các kết luận của Chủ tịch Hội đồng, giải quyết các công việc chuyên môn, nghiệp vụ của Hội đồng;
4. Chủ động triển khai, đôn đốc thực hiện kế hoạch, chương trình công tác đã được Hội đồng thông qua, ngoại trừ những công việc thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng;
5. Đảm bảo các điều kiện làm việc của Hội đồng, dự trù kinh phí hoạt động của Hội đồng;
6. Cử thư ký các cuộc họp của Hội đồng để tổng hợp các ý kiến của thành viên Hội đồng, soạn thảo các văn bản kết luận của Chủ tịch Hội đồng (hoặc người được ủy quyền) trong các phiên họp của Hội đồng thông báo cho các thành viên.
PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG, KINH PHÍ CỦA HỘI ĐỒNG
Điều 7. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng
1. Hội đồng hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, các kế hoạch, chương trình công tác của Hội đồng đều được thảo luận dân chủ và quyết định theo đa số.
2. Hội đồng quyết định tập thể những vấn đề sau đây:
a) Đề xuất các chủ trương, chính sách, biện pháp triển khai công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố theo đúng chủ trương của Đảng, quy định của Nhà nước và nhiệm vụ do Thành ủy, UBND thành phố giao;
b) Quyết định kế hoạch, chương trình công tác theo chỉ đạo của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương hoặc chỉ đạo của UBND thành phố;
c) Xét và đề nghị khen thưởng theo quy định.
3. Hội đồng bình xét các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng bằng hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín:
a) Đối với danh hiệu Chiến sĩ thi đua thành phố, Chiến sĩ thi đua toàn quốc, danh hiệu vinh dự Nhà nước, Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước phải có số phiếu đồng ý của ít nhất 90% tổng số thành viên Hội đồng (nếu thành viên Hội đồng vắng mặt thì Cơ quan Thường trực Hội đồng lấy ý kiến bằng văn bản);
b) Các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng khác phải được có số phiếu đồng ý của ít nhất 65% tổng số thành viên Hội đồng (nếu thành viên Hội đồng vắng mặt thì Cơ quan Thường trực Hội đồng lấy ý kiến bằng văn bản).
4. Cơ quan Thường trực Hội đồng và Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng thẩm định hồ sơ và trả lời các trường hợp đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố cho ý kiến về các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền cấp bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
1. Hội đồng họp định kỳ 6 tháng một lần, nhằm đánh giá kết quả phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng 6 tháng đầu năm và tổng kết năm.
2. Thời gian họp Hội đồng xét và đề nghị khen thưởng như sau:
a) Đợt 1: Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, Hội đồng cho ý kiến đối với việc xét và đề nghị khen thưởng Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố cho các đơn vị thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, trong đó có 3 nhiệm vụ trọng tâm được UBND thành phố giao trong năm trước;
b) Đợt 2: Trước ngày 25 tháng 4 hàng năm, Hội đồng cho ý kiến đối với hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua thành phố, danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc, Cờ thi đua của Chính phủ và các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước về thành tích kinh tế - xã hội;
c) Đợt 3: Trước ngày 20 tháng 10 hàng năm, Hội đồng cho ý kiến đối với hồ sơ đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước của ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố;
d) Ngoài các đợt họp nêu trên, Hội đồng còn họp đột xuất để xét duyệt hồ sơ đề nghị khen thưởng thành tích chuyên đề, xuất sắc đột xuất; đề nghị khen thưởng tổ chức, cá nhân người nước ngoài theo yêu cầu công tác đối ngoại;
đ) Những trường hợp đặc biệt do yêu cầu về thời gian và tính chất công việc, không triệu tập được phiên họp toàn thể Hội đồng, Cơ quan Thường trực Hội đồng gửi văn bản xin ý kiến đến từng thành viên Hội đồng và tổng hợp các ý kiến của thành viên báo cáo Chủ tịch Hội đồng xem xét, quyết định.
3. Khi cần thiết, Chủ tịch Hội đồng triệu tập cuộc họp bất thường của Hội đồng.
Điều 9. Công tác kiểm tra, giám sát của Hội đồng
1. Thực hiện kế hoạch, chương trình kiểm tra hàng năm theo chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố;
2. Hội đồng triển khai việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với công tác thi đua, khen thưởng ở các đơn vị, địa phương, các khối thi đua, các đơn vị trung ương có đăng ký thi đua trên địa bàn thành phố;
3. Các thành viên Hội đồng có trách nhiệm chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra và triển khai công tác kiểm tra theo kế hoạch đã được Chủ tịch Hội đồng phê duyệt; báo cáo bằng văn bản cho Chủ tịch Hội đồng (qua Cơ quan Thường trực Hội đồng) ngay sau khi kết thúc kiểm tra để tổng hợp và báo cáo Hội đồng.
Điều 10. Chế độ thông tin báo cáo
1. Hội đồng thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Nhà nước và các quy định của UBND thành phố;
2. Các thành viên Hội đồng có trách nhiệm báo cáo cho Chủ tịch Hội đồng định kỳ 6 tháng và cả năm về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, công tác được phân công;
3. Cơ quan Thường trực Hội đồng tổng hợp giúp Chủ tịch Hội đồng thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
Kinh phí hoạt động của Hội đồng được bố trí trong dự toán ngân sách thành phố giao cho Ban Thi đua - Khen thưởng quản lý, sử dụng để chi cho công tác tổ chức, chỉ đạo các phong trào thi đua theo quy định và các nội dung chi như sau:
1. Chi phục vụ cho việc tổ chức chỉ đạo, kiểm tra phong trào thi đua tại các đơn vị, địa phương, cụm, khối thi đua của thành phố, dự các hội nghị về công tác thi đua, khen thưởng của Trung ương, của Cụm thi đua 5 thành phố trực thuộc Trung ương; đi công tác trình hồ sơ khen thưởng cấp Nhà nước;
2. Chi tiếp và làm việc với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương và Cụm thi đua 5 thành phố trực thuộc Trung ương về công tác thi đua, khen thưởng;
3. Chi văn phòng phẩm và các vật dụng cần thiết cho hoạt động của Hội đồng;
4. Chi kinh phí chuẩn bị các phiên họp của Hội đồng.
5. Chi trả tiền bồi dưỡng Ban biên tập duyệt tin, bài và tiền nhuận bút cho cộng tác viên có bài được đăng trên Trang Thông tin điện tử (website) của Hội đồng theo chế độ được duyệt;
6. Kinh phí nghiên cứu, thẩm định, kiểm tra, xét duyệt hồ sơ khen thưởng:
a) Thành viên Hội đồng: 900.000 đồng/người/quý;
b) Công chức, người lao động Cơ quan Thường trực Hội đồng và chuyên viên trực tiếp tham mưu công tác thi đua, khen thưởng cho Chủ tịch Hội đồng: 600.000 đồng/người/quý.
7. Các khoản chi khác thực hiện khi có ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng.
Điều 12. Quan hệ với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp và đơn vị, địa phương
1. Hội đồng chấp hành sự chỉ đạo, hướng dẫn thống nhất của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương về chủ trương, phương hướng triển khai nhiệm vụ, công tác và các quy định của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng.
2. Quan hệ làm việc giữa Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, các cơ quan công tác Đảng, các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể thành phố, UBND các quận, huyện, các khối thi đua, các đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn thành phố có liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng của thành phố là quan hệ chỉ đạo và phối hợp.
Các thành viên Hội đồng, tập thể, cá nhân thuộc Cơ quan Thường trực Hội đồng, các tập thể, cá nhân liên quan có thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ được Hội đồng xem xét, đề nghị Chủ tịch UBND thành phố khen thưởng.
Điều 14. Các thành viên Hội đồng và Cơ quan Thường trực Hội đồng có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Quy chế này.
Điều 15. Quy chế này làm căn cứ hoạt động của Hội đồng. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc, các tập thể, cá nhân báo cáo cho Chủ tịch UBND thành phố - Chủ tịch Hội đồng (qua Ban Thi đua - Khen thưởng - Cơ quan Thường trực Hội đồng) để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
- 1 Quyết định 1168/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Tuyên Quang
- 2 Quyết định 2005/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua, Khen thưởng tỉnh Nam Định
- 3 Quyết định 1704/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Khánh Hòa
- 4 Thông tư 15/2014/TT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 5 Thông tư 07/2014/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 42/2010/NĐ-CP, Nghị định 39/2012/NĐ-CP và Nghị định 65/2014/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Thi đua, khen thưởng do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 6 Nghị định 65/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi năm 2013
- 7 Luật thi đua, khen thưởng sửa đổi 2013
- 8 Nghị định 39/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng
- 9 Quyết định 4980/QĐ-UBND năm 2010 quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của các tổ chức phối hợp liên ngành thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng
- 10 Nghị định 42/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi Luật Thi đua, Khen thưởng
- 11 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 12 Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 1 Quyết định 1704/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Khánh Hòa
- 2 Quyết định 2005/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua, Khen thưởng tỉnh Nam Định
- 3 Quyết định 1168/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Tuyên Quang
- 4 Quyết định 435/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Bắc Kạn
- 5 Quyết định 1322/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Bình Phước