- 1 Luật Giáo dục 2005
- 2 Luật giáo dục sửa đổi năm 2009
- 3 Nghị định 86/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021
- 4 Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2019 về tăng cường huy động nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2025 do Chính phủ ban hành
- 5 Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn cơ sở vật chất trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6 Quyết định 1296/QĐ-UBND năm 2020 về Đề án “Phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kon Tum đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”
- 1 Luật viên chức 2010
- 2 Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 3 Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Quốc hội ban hành
- 4 Thông tư liên tịch 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ ban hành
- 5 Quyết định 404/QĐ-TTg năm 2015 về phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 7 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8 Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ Trường tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 9 Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BGDĐT năm 2015 hợp nhất Quyết định về Điều lệ trường mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 10 Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
- 11 Nghị định 127/2018/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục
- 12 Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong cơ sở giáo dục phổ thông công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 13 Luật giáo dục 2019
- 14 Thông tư 36/2018/TT-BTC hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 15 Chỉ thị 16/CT-TTg năm 2018 về đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 17 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019
- 18 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 19 Kết luận 51-KL/TW năm 2019 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 20 Thông tư 18/2019/TT-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 21 Thông tư 17/2019/TT-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 22 Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT về Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 23 Nghị định 71/2020/NĐ-CP quy định về lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở
- 24 Nghị định 116/2020/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm
- 25 Quyết định 4660/QĐ-BGDĐT về danh mục các mô đun bồi dưỡng giáo viên cốt cán và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán để thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 26 Quyết định 628/QĐ-TTg năm 2020 Kế hoạch thực hiện Kết luận 51-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 27 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 28 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
- 29 Nghị quyết 56/2020/NQ-HĐND về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 30 Nghị quyết 25/NQ-HĐND năm 2021 thông qua Đề án phát triển đội ngũ giáo viên mầm non và phổ thông ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
- 31 Luật Giáo dục 2005
- 32 Luật giáo dục sửa đổi năm 2009
- 33 Nghị định 86/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021
- 34 Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2019 về tăng cường huy động nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2025 do Chính phủ ban hành
- 35 Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn cơ sở vật chất trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 36 Quyết định 1296/QĐ-UBND năm 2020 về Đề án “Phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kon Tum đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 715/QĐ-UBND | Kon Tum, ngày 05 tháng 8 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở;
Căn cứ Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm;
Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;
Căn cứ Nghị quyết số 25/NQ-HĐND ngày 09 tháng 7 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Đề án phát triển đội ngũ giáo viên mầm non và phổ thông ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ giáo viên mầm non và phổ thông ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án), với các nội dung chủ yếu sau:
a) Mục tiêu tổng quát
Phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đạt chuẩn về trình độ, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tâm huyết, chủ động, sáng tạo, đủ năng lực tạo ra những chuyển biến tích cực, tiến bộ về chất lượng giáo dục trong điều kiện hội nhập sâu rộng giai đoạn 2021 - 2030. b) Mục tiêu cụ thể
- Đào tạo giáo viên:
Đào tạo nâng chuẩn giáo viên theo Nghị định số 71/2020/NĐ-CP: 720 giáo viên, trong đó:
Từ năm 2021 đến năm 2025: Đào tạo 432 giáo viên, đạt 60% (gồm đào tạo trung cấp lên đại học 179 giáo viên, đào tạo cao đẳng lên đại học 253 giáo viên). Ưu tiên đào tạo giáo viên công tác vùng dân tộc thiểu số.
Từ năm 2025 đến năm 2030: Đào tạo 288 giáo viên, đạt 40% (đào tạo cao đẳng lên đại học 288 giáo viên).
Đào tạo giáo viên trên chuẩn: Phấn đấu đến năm 2030 có 75% đối với giáo viên cấp mầm non, 5% đối với giáo viên cấp tiểu học và trung học cơ sở, 17% đối với giáo viên cấp trung học phổ thông đạt trên chuẩn.
Đào tạo đại học văn bằng 2: 155 giáo viên.
Đào tạo sinh viên sư phạm theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP: 337 sinh viên, trong đó:
Từ năm 2021 đến năm 2025: 185 sinh viên, đạt 54,9% (gồm đào tạo cao đẳng 87 sinh viên, đào tạo đại học 98 sinh viên).
Từ năm 2025 đến năm 2030: 152 sinh viên, đạt 45,1% (gồm đào tạo cao đẳng 75 sinh viên, đào tạo đại học 77 sinh viên).
- Tuyển dụng giáo viên: dự kiến tuyển dụng 1.890 giáo viên, trong đó:
Từ năm 2021 đến năm 2025: Tuyển dụng 1.262 giáo viên, đạt 66,8% (gồm 600 giáo viên mầm non, 415 giáo viên tiểu học, 242 giáo viên trung học cơ sở và 05 giáo viên trung học phổ thông).
Từ năm 2025 đến năm 2030: Tuyển dụng 628 giáo viên, đạt 33,2% (gồm 192 giáo viên mầm non, 290 giáo viên tiểu học, 146 giáo viên trung học cơ sở).
- Bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng triển khai Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018:
Từ năm 2021 đến năm 2025: 100% cán bộ quản lý, giáo viên được bồi dưỡng thường xuyên theo yêu cầu vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm; 100% cán bộ quản lý, giáo viên được bồi dưỡng triển khai Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
Từ năm 2025 đến năm 2030: 100% cán bộ quản lý, giáo viên tiếp tục được bồi dưỡng thường xuyên theo yêu cầu vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm.
a) Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân trên địa bàn tỉnh về vai trò, tầm quan trọng của phát triển đội ngũ giáo viên trong phát triển nguồn nhân lực của tỉnh: Tổ chức quán triệt, phổ biến, tuyên truyền sâu rộng trong toàn hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò, tầm quan trọng của phát triển đội ngũ giáo viên mầm non và phổ thông trong yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh; đặc biệt tuyên truyền đến đội ngũ nhà giáo về vai trò và vị trí nghề nghiệp, các yêu cầu trong công tác đổi mới giáo dục và đào tạo nhằm khuyến khích và hình thành ý thức tự học, học tập suốt đời, phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng tốt hơn công việc được giao.
b) Đổi mới công tác quản lý nhà nước về biên chế, tuyển dụng, sử dụng, đánh giá đội ngũ giáo viên: Thường xuyên rà soát, kiểm tra, đánh giá về số lượng, chất lượng và cơ cấu của đội ngũ giáo viên trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục gắn với sự phát triển về số lượng học sinh, quy mô mạng lưới trường lớp và yêu cầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Tổ chức điều động hợp lý nhằm giải quyết tình trạng thừa thiếu cục bộ giáo viên trên địa bàn toàn tỉnh; đồng thời kiến nghị cấp có thẩm quyền bổ sung biên chế giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu dạy học phù hợp với tình hình địa phương. Triển khai kịp thời công tác tuyển dụng viên chức hàng năm, nhằm bố trí đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu dạy học; nghiên cứu chính sách thu hút giáo viên giỏi, có trình độ chuyên môn cao đến làm việc tại tỉnh phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Phát huy vai trò trách nhiệm của người đứng đầu về công tác quản lý thực hiện nghiêm túc việc bố trí sử dụng viên chức hiệu quả, việc đánh giá phân loại viên chức hàng năm, trên cơ sở đó có biện pháp bố trí, sắp xếp giáo viên ở các cơ sở giáo dục tinh gọn, hiệu quả, nâng cao năng lực đội ngũ…
c) Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Tiếp tục tham mưu, hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp học theo hướng tinh gọn, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và quy mô phát triển giáo dục của địa phương; trong đó triển khai có hiệu quả Kế hoạch thực hiện Chương trình số 53-CTr/TU ngày 21 tháng 02 năm 2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Lập kế hoạch và từng bước thực hiện chuyển đổi một số trường từ công lập sang ngoài công lập ở những địa bàn có điều kiện thuận lợi nhằm huy động nguồn lực xã hội trong phát triển đội ngũ giáo viên trên địa bàn tỉnh. Thúc đẩy cơ chế tự chủ ở các đơn vị sự nghiệp công lập nhằm ưu tiên nguồn lực cho việc hỗ trợ các hoạt động giáo dục trong các trường công lập vùng khó khăn, tạo điều kiện hỗ trợ đội ngũ giáo viên phát huy năng lực.
d) Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng triển khai Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên: Chú trọng đặt hàng đào tạo sinh viên từ nguồn học sinh, sinh viên tại các địa phương trong tỉnh, đặc biệt là học sinh người dân tộc thiểu số để tuyển dụng theo địa chỉ, đảm bảo sự ổn định đội ngũ giáo viên công tác lâu dài và chủ động nguồn tuyển đối với các bộ môn và địa bàn khó thu hút. Thực hiện có hiệu quả cơ chế lựa chọn cơ sở đào tạo; xác định hình thức đào tạo; giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo cho cơ sở đào tạo giáo viên được lựa chọn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng giáo viên. Triển khai có hiệu quả chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông theo yêu cầu của vị trí việc làm. Phối hợp với các trường đại học, học viện được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao để bồi dưỡng hiệu quả 09 mô đun cho cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018; phối hợp kịp thời, chặt chẽ với các nhà xuất bản có sách giáo khoa được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, tổ chức hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa đảm bảo chất lượng, tiến độ, đáp ứng nhu cầu của cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh, trên địa bàn toàn tỉnh...
đ) Tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để đội ngũ cán bộ giáo viên phát huy năng lực và sáng tạo: Ưu tiên lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực thông qua chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học, các dự án thuộc vốn ODA, Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, các dự án thuộc ngân sách địa phương ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, các thiết chế văn hóa thể dục - thể thao nhằm tạo điều kiện để giáo viên phát huy đổi mới sáng tạo.
a) Về kinh phí đào tạo
Tổng kinh phí dự chi giai đoạn 1 (2021 - 2025): 61.390 triệu đồng, trong đó:
- Đào tạo nâng chuẩn theo Nghị định số 71/2020/NĐ-CP: 21.382 triệu đồng (tỉnh chi 70%: 14.967 triệu đồng, trung ương hỗ trợ 30%: 6.415 triệu đồng);
- Đào tạo sinh viên sư phạm theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP: 33.776 triệu đồng;
- Đào tạo đại học văn bằng 2 cho giáo viên: 6.232 triệu đồng.
Kinh phí thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên do ngân sách địa phương bảo đảm theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật; ngân sách trung ương hỗ trợ địa phương khi chưa cân đối được ngân sách để thực hiện nhiệm vụ này theo quy định của pháp luật về Ngân sách nhà nước.
Nguồn ngân sách ưu tiên đào tạo nâng chuẩn và hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm đào tạo theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP để chủ động nguồn tuyển ở các môn và vùng khó tuyển dụng giáo viên. Khuyến khích giáo viên chủ động học tập nâng cao trình độ chuyên môn.
b) Về kinh phí bồi dưỡng (bồi dưỡng giáo viên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018)
- Tổng kinh phí thực hiện bồi dưỡng giáo viên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là 73.428 triệu đồng, trong đó:
Đối với cấp Tiểu học: 21.899 triệu đồng.
Đối với cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông: 51.529 triệu đồng.
- Nguồn kinh phí thực hiện gồm:
Nguồn trung ương và các chương trình, dự án: 23.428 triệu đồng.
Nguồn địa phương: 50.000 triệu đồng.
(Trong đó nguồn kinh phí tập trung tại tỉnh: 25.000 triệu đồng; các huyện, thành phố, đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo: 25.000 triệu đồng).
1. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện Đề án đúng tiến độ và hiệu quả.
2. Sở Nội vụ
- Chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất cấp có thẩm quyền phân bổ chỉ tiêu biên chế đảm bảo về số lượng giáo viên đứng lớp tương ứng với quy mô phát triển trường lớp trên địa bàn tỉnh; đảm bảo nguồn nhân lực thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới theo lộ trình, đảm bảo đủ số lượng và cơ cấu cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới trên địa bàn toàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các Sở, ngành liên quan trình cấp có thẩm quyền quyết định giao chỉ tiêu, bố trí kinh phí thực hiện Đề án hiệu quả.
- Chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện, kiểm tra, đánh giá công tác tổ chức đào tạo nâng chuẩn, tuyển dụng, bố trí và sử dụng đối với viên chức ngành giáo dục hàng năm.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện việc đào tạo nâng chuẩn, trên chuẩn trình độ được đào tạo của giáo viên mầm non, phổ thông của Đề án phù hợp theo mục tiêu Đề án “Phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kon Tum đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan tổng hợp, cân đối và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí các nguồn vốn đầu tư từ nguồn ngân sách tỉnh và các chương trình, dự án khác để triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.
4. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu trình cấp có thẩm quyền xem xét cân đối, bố trí kinh phí thực hiện Đề án trong phạm vi khả năng ngân sách và theo phân cấp ngân sách hiện hành.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị liên quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí ngân sách cho các hoạt động của Kế hoạch thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
5. Sở Thông tin và Truyền thông: Hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan báo chí, truyền thông của tỉnh xây dựng tin, bài, phóng sự chuyên đề, biểu dương những điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt về đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông bằng nhiều hình thức, sáng tạo, tạo sự quan tâm, ủng hộ rộng rãi của xã hội đối với giáo dục phổ thông.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Ban hành văn bản chỉ đạo triển khai Đề án phù hợp với tình hình địa phương. Chủ trì phối hợp với các đơn vị đánh giá sơ kết, tổng kết định kỳ, kiểm tra giám sát việc triển khai Đề án trên phạm vi quản lý.
- Hàng năm xây dựng kế hoạch đào tạo nâng chuẩn giáo viên, đào tạo đại học văn bằng 2 cho giáo viên, đào tạo sinh viên sư phạm và kế hoạch bồi dưỡng để thực hiện tại địa phương, gửi Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chung của tỉnh.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục thuộc quyền quản lý bố trí giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch; có giải pháp điều động giáo viên, biên chế giáo viên nhằm phát huy đội ngũ, giải quyết tình trạng thừa thiếu cục bộ tại các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý.
- Giải quyết đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách cho giáo viên đi đào tạo nâng chuẩn, đào tạo văn bằng 2, sinh viên sư phạm đào tạo theo chỉ tiêu của các huyện, thành phố.
- Tổ chức tuyển dụng số sinh viên sư phạm hàng năm đối với số chỉ tiêu đăng ký đào tạo của địa phương theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP, từ nguồn sinh viên tự do (nếu còn nhu cầu) để bổ sung đội ngũ sau khi được cấp có thẩm quyền thống nhất.
7. Các cơ sở đào tạo: Các cơ sở đào tạo trong tỉnh, ngoài tỉnh được giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo nâng chuẩn giáo viên, sinh viên sư phạm, đại học văn bằng 2: Chuẩn bị tốt các điều kiện về đội ngũ, cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình để thực hiện đào đạt kết quả theo mục tiêu, chỉ tiêu của Đề án; đảm bảo chất lượng đào tạo và chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo do đơn vị thực hiện khi được giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo.
8. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh: Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các đoàn viên, hội viên và Nhân dân về mục đích, yêu cầu trong xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo; tăng cường công tác giám sát, phản biện xã hội trong quá trình triển khai các nhiệm vụ của Đề án; quan tâm huy động, ủng hộ tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để phát huy vai trò đội ngũ giáo viên trong phát triển giáo dục của tỉnh.
Điều 3. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông công lập là giải pháp đặc biệt quan trọng, then chốt trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (Nghị quyết số 29-NQ/TW) đánh giá tình hình: “Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp”. Một trong những nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 29-NQ/TW là phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo: “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo…”.
Luật Giáo dục năm 2009 quy định trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo như sau: Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học; có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở; có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông. Luật Giáo dục năm 2019 quy định trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên như sau: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non; có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Sau khi Luật Giáo dục năm 2019 có hiệu lực (từ ngày 01 tháng 7 năm 2020), phần lớn giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở cả nước nói chung và của tỉnh Kon Tum nói riêng đã không còn đạt chuẩn về trình độ đào tạo.
Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở gồm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025, bảo đảm đạt ít nhất 60% số giáo viên mầm non, trung học cơ sở và 50% giáo viên tiểu học đạt chuẩn về trình độ đào tạo; giai đoạn 2 thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2026 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2030, bảo đảm số giáo viên còn lại đạt chuẩn về trình độ đào tạo.
Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định sinh viên sư phạm do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ thực trạng thừa thiếu giáo viên để đặt hàng hoặc đấu thầu với cơ sở đào tạo giáo viên, bố trí ngân sách hỗ trợ sinh viên sư phạm tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học và hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm trong thời gian học tập tại trường. Trên cơ sở đó, hàng năm các địa phương xây dựng kế hoạch hỗ trợ sinh viên sư phạm nhằm phát triển và ổn định đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông công lập trên địa bàn.
Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bổ sung một số môn học bắt buộc và một số môn học tự chọn mới trong chương trình phổ thông nhằm phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kĩ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới phần nào đã làm bất hợp lý trong cơ cấu về môn học của đội ngũ giáo viên.
Vì vậy, việc xây dựng Đề án “Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” là cần thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng và từng bước đồng bộ về cơ cấu đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong giai đoạn hiện nay.
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
- Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
- Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
- Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Kết luận số 51-KL/TW ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Quyết định số 628/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 51-KL/TW ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
- Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;
- Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
- Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;
- Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở;
- Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm;
- Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
- Thông tư số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập;
- Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập;
- Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
- Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;
- Thông tư số 17/2019/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông;
- Thông tư số 18/2019/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông;
- Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên;
- Văn bản hợp nhất số 04/VBHN ngày 24 tháng 12 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quyết định ban hành Điều lệ trường mầm non;
- Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiểu học;
- Thông tư số 32/2020/BGDĐT ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;
- Quyết định số 4660/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 12 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành danh mục các mô đun bồi dưỡng giáo viên cốt cán và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán để thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông;
- Nghị quyết số 06-NQ/ĐH ngày 30 tháng 9 năm 2020 của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025;
- Nghị quyết số 56/2020/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025;
- Nghị quyết số 25/NQ-HĐND ngày 09 tháng 7 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Đề án phát triển đội ngũ giáo viên mầm non và phổ thông ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
1. Tổng quát về số lượng đơn vị trường, lớp, học sinh và cơ sở vật chất
a) Tổng quát về số lượng đơn vị trường, lớp, học sinh
- Năm học 2020-2021, toàn tỉnh có 374 trường mầm non và phổ thông, trong đó: 136 trường mầm non (24 trường mầm non ngoài công lập) và 99 trường tiểu học, 111 trường trung học cơ sở và tiểu học - trung học cơ sở (62 trường trung học cơ sở, 49 trường tiểu học - trung học cơ sở) và 28 trường trung học phổ thông. Hiện nay toàn tỉnh có 775 điểm trường lẻ (trong đó mầm non có 454 điểm trường lẻ, tiểu học có 321 điểm trường lẻ).
- Tổng số lớp năm học 2020-2021 là 5.742 lớp, trong đó mầm non: 1.609 lớp (mầm non công lập: 1.430 lớp); tiểu học: 2.487 lớp; trung học cơ sở 1.227 lớp; trung học phổ thông: 419 lớp.
- Tổng số học sinh năm học 2020-2021 là 161.081 học sinh, trong đó mầm non: 39.510 học sinh (công lập: 29.626 học sinh; tiểu học: 64.017 học sinh; trung học cơ sở 41.806 học sinh; trung học phổ thông: 15.748 học sinh).
Thời gian vừa qua, triển khai Đề án sắp xếp các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập trên địa bàn tỉnh nhằm thực hiện Chương trình số 53-CTr/TU ngày 21 tháng 02 năm 2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, đến năm học 2020 - 2021 đã có 49 xã, phường, thị trấn hoàn thành việc sắp xếp các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn; kết quả giảm 57 đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập do sáp nhập.
b) Về cơ sở vật chất
So với số lớp và số phòng học hiện có thì cấp học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở cơ bản đảm bảo nhu cầu 1 phòng/lớp. Hiện vẫn còn 71 phòng học tạm, mượn; 1.078 phòng học kiên cố, bán kiên cố xuống cấp cần cải tạo, sửa chữa; một số cơ sở giáo dục còn thiếu phòng học; nhiều trường thiếu phòng bộ môn, thư viện. Một số trường, điểm trường còn thiếu nước về mùa khô. Trang thiết bị dạy học hiện còn thiếu và chưa đồng bộ, lạc hậu, nhất là thiết bị dạy học ngoại ngữ, tin học, thiết bị thí nghiệm, thực hành; một số nơi được trang bị nhưng chưa phát huy tốt hiệu quả.
2. Tình hình đội ngũ giáo viên mầm non và phổ thông công lập
Trong những năm qua, đội ngũ nhà giáo không ngừng tăng về số lượng và chất lượng, cụ thể: Toàn ngành có 8.860 giáo viên công lập, trong đó: 2.081 giáo viên mầm non công lập; 3.379 giáo viên tiểu học; 2.357 giáo viên trung học cơ sở và 1.043 giáo viên trung học phổ thông. Về trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn: 7.178 người. Số lượng giáo viên cấp trung học phổ thông, trung học cơ sở cơ bản đáp ứng đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu, phù hợp với mạng lưới trường, lớp của địa phương. Mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập từng bước hình thành và phát triển ở các vùng thuận lợi, góp phần xây dựng đội ngũ nhà giáo trong điều kiện hiện nay.
Theo Luật Giáo dục năm 2005, 100% cán bộ quản lý đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn (trong đó trên chuẩn chiếm 91,0%), 100% giáo viên trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học đạt chuẩn trở lên (trong đó trung học phổ thông có 14,86% trên chuẩn, trung học cơ sở có 85,0% trên chuẩn, tiểu học 87,01% trên chuẩn), có 99,9% giáo viên mầm non công lập đạt chuẩn trở lên (trong đó có 72,6% trên chuẩn). Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện tốt Quy đinh về đạo đức nhà giáo, không ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Tuy nhiên, theo Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019 (Luật Giáo dục năm 2019), trình độ đạt chuẩn đào tạo của một số cấp học còn thấp, cụ thể: cấp trung học phổ thông có 1.043 giáo viên đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn 155 giáo viên (đạt tỷ lệ 14,86%); Cấp trung học cơ sở có 2.014 giáo viên đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn 14 giáo viên (đạt tỷ lệ 0,59%); cấp tiểu học có 2.364 giáo viên đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn 02 giáo viên (đạt tỷ lệ 0,05%); cấp mầm non (công lập) có 1.757 giáo viên đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn 895 giáo viên (đạt tỷ lệ 43%).
Các cơ quan quản lý đã triển khai đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách về lương, phụ cấp lương và các chế độ khác đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo quy định hiện hành của Nhà nước.
(Có phụ lục 1 kèm theo)
3. Đánh giá chung
a) Thuận lợi
Phát triển giáo dục trong đó công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non và phổ thông các cấp, bậc học luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự hỗ trợ và phối hợp đồng bộ giữa các ban, ngành, đoàn thể. Ngân sách tỉnh tập trung chi cho giáo dục và đào tạo tối thiểu ở mức khoảng 20% trên tổng chi ngân sách, đã tạo điều kiện phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời đảm bảo đầy đủ cho việc chi lương và các chế độ chính sách.
Mạng lưới trường lớp phát triển và sắp xếp theo hướng ngày càng tinh gọn; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tiếp tục được bổ sung, cải thiện, cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học. Khuyến khích tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân phát triển các cơ sở giáo dục mầm non tư thục ở vùng thuận lợi, huy động được các nguồn lực trong phát triển giáo dục mầm non và phổ thông.
Đội ngũ giáo viên cơ bản đảm bảo về số lượng và cơ cấu; phần lớn yêu nghề, không ngừng nỗ lực học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh.
Các đơn vị, địa phương linh hoạt trong việc tuyển dụng, hợp đồng, điều động cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên; đáp ứng nhu cầu dạy học và yêu cầu nâng cao chất lượng; giải quyết chế độ nghỉ hưu cho một số cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên chưa đến tuổi nghỉ hưu nhưng không đảm bảo sức khỏe, không hoàn thành nhiệm vụ theo quy định; sắp xếp, bố trí công tác khác phù hợp đối với những giáo viên không đáp ứng được yêu cầu dạy học.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý cho cán bộ quản lý giáo dục; học tiếng dân tộc thiểu số tại chỗ cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên công tác tại các trường vùng dân tộc thiểu số và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy Tiếng Anh theo Đề án Ngoại ngữ quốc gia được đẩy mạnh; tổ chức có hiệu quả việc bồi dưỡng thường xuyên về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh các cấp học; đặc biệt là bồi dưỡng thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.
b) Khó khăn, bất cập
Hiện nay, số giáo viên chưa đạt chuẩn đào tạo mới theo Luật Giáo dục năm 2019 chiếm tỉ lệ còn cao, cụ thể: Mầm non (công lập): 324 giáo viên (15,57%); tiểu học: 1.015 giáo viên (30,04%); trung học cơ sở: 343 giáo viên (14,56%).
Cấp học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở còn thiếu giáo viên so với định mức quy định: Mầm non thiếu 574 giáo viên, tiểu học thiếu 387 giáo viên (đơn môn thiếu 167 giáo viên, đa môn thiếu 220 giáo viên), trung học cơ sở thiếu 180 giáo viên và trung học phổ thông thiếu 05 giáo viên. Cơ cấu giáo viên chưa hợp lý, vẫn còn tình trạng thừa thiếu cục bộ ở một số bộ môn cấp học trung học cơ sở, trung học phổ thông ở các địa phương.
(Có phụ lục 2, 3 kèm theo)
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện còn thiếu và chưa đồng bộ, lạc hậu, nhất là thiết bị dạy học ngoại ngữ, tin học, thiết bị thí nghiệm, thực hành; nhiều nơi còn tình trạng lớp ghép 2 hoặc 3 trình độ trong khi một số trường vùng thuận lợi số lượng học sinh trên lớp vượt quá quy định. Thực trạng trên gây khó khăn nhất định cho đội ngũ giáo viên trong đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng.
Đời sống vật chất và tinh thần đối với hầu hết các nhà giáo đang công tác tại các xã ở vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên nữ (về nhà ở, điều kiện sinh hoạt, đi lại...).
Năng lực của một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo; một bộ phận giáo viên chưa yên tâm gắn bó lâu dài ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; vẫn còn cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên chưa có ý thức, trách nhiệm cao, chưa tâm huyết với đổi mới giáo dục; một số giáo viên hạn chế về trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm, tiếp cận chậm, thiếu nhạy bén với việc đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh; một số giáo viên chưa biết tiếng dân tộc thiểu số tại chỗ, ít am hiểu văn hóa của địa phương, nên khó khăn trong việc tiếp cận giáo dục học sinh dân tộc thiểu số.
c) Nguyên nhân của các hạn chế, bất cập
- Quy mô dân cư nhỏ, phân tán dẫn đến mạng lưới trường lớp nhỏ, nhiều điểm trường lẻ, vì vậy số lớp và định mức giáo viên trên lớp cao hơn so với quy định.
Nguồn kinh phí đầu tư của Nhà nước còn hạn hẹp trong khi nhu cầu đầu tư lớn; điều kiện kinh tế, xã hội của tỉnh còn khó khăn, nguồn lực huy động từ xã hội hóa hạn chế.
Cơ chế chính sách trung ương thay đổi khiến cho các mục tiêu và tiêu chuẩn định mức thay đổi dẫn đến thực trạng giáo viên đạt chuẩn thấp. Thực hiện chủ trương tinh giản biên chế, từ năm 2015 đến 2020 hầu hết các địa phương đều phải cắt giảm chỉ tiêu biên chế sự nghiệp giáo dục và đào tạo; trong khi đó quy mô trẻ em, học sinh cấp mầm non, tiểu học ngày càng tăng; vì vậy, hầu hết các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học trên địa bàn toàn tỉnh đều thiếu giáo viên, đặc biệt là các đơn vị thực hiện việc dạy 2 buổi/ngày theo quy định chương trình giáo dục phổ thông mới.
Một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên tuổi đã lớn, khả năng học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ hạn chế, không đáp ứng với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng.
1. Dự kiến về quy mô mạng lưới trường, lớp, học sinh
Dự kiến đến năm 2025, dân số tỉnh Kon Tum 620.000 người(1).
Dự kiến đến năm 2030 dân số trung bình của tỉnh Kon Tum khoảng 675.715 người(2).
Căn cứ vào quy mô tăng dân số tự nhiên của tỉnh Kon Tum và tỷ lệ phân luồng sau tốt nghiệp trung học phổ thông, dự kiến số lớp, số học sinh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 cụ thể như sau:
a) Quy mô lớp học
Cấp học | Số lớp học | Đến năm 2030 | ||||
Năm học 2021-2022 | Năm học 2022-2023 | Năm học 2023-2024 | Năm học 2024-2025 | Năm học 2025-2026 | ||
Mầm non | 1.620 (1.385 công lập) | 1.640 (1.403 công lập) | 1.660 (1.434 công lập) | 1.680 (1.858 công lập) | 1.700 (1.482 công lập) | 1.645 (công lập) |
Tiểu học | 2.500 | 2.520 | 2.540 | 2.560 | 2.580 | 2.673 |
THCS | 1.230 | 1.240 | 1.250 | 1.260 | 1.270 | 1.313 |
THPT | 425 | 430 | 435 | 440 | 445 | 471 |
Tổng | 5.775 | 5.830 | 5.885 | 5.940 | 5.995 | 6.102 |
b) Quy mô học sinh
Cấp học | Năm học | Đến năm 2030 | ||||
2021-2022 | 2022-2023 | 2023-2024 | 2024-2025 | 2025-2026 | ||
Mầm non | 40.800 (30.916 công lập) | 41.300 (32.116 công lập) | 41.800 (33.316 công lập) | 42.300 (34.516 công lập) | 42.800 (35.716 công lập) | 41.800 (công lập) |
Tiểu học | 65.000 | 65.700 | 66.400 | 67.100 | 67.800 | 71.583 |
THCS | 42.500 | 43.100 | 43.700 | 44.300 | 44.900 | 47.994 |
THPT | 16.000 | 16.200 | 16.400 | 16.600 | 16.800 | 17.600 |
Tổng | 164.300 | 166.300 | 168.300 | 170.300 | 172.300 | 178.977 |
Căn cứ Đề án sắp xếp các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thực hiện Chương trình số 53-CTr/TU ngày 21 tháng 02 năm 2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã được phê duyệt(3), theo lộ trình sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2 (năm 2021-2025) và giai đoạn 3 (năm 2025-2030)(4), dự kiến số trường học đến năm 2025, 2030 như sau:
Cấp học | Năm 2021 | Đến năm 2025 | Đến năm 2030 |
Mầm non (công lập) | 112 | 108 | 106 |
Tiểu học | 99 | 62 | 49 |
Trung học cơ sở (bao gồm trường THCS và trường TH-THCS) | 111 | 109 | 109 |
Trung học phổ thông | 28 | 28 | 28 |
Tổng | 350 | 307 | 292 |
2. Dự kiến về đội ngũ giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở
Để đáp ứng với quy mô phát triển trường lớp, học sinh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, số giáo viên tương ứng như sau:
STT | Cấp học | Đến năm 2025 | Đến năm 2030 |
1 | Mầm non (công lập) | 2.910 | 2.968 |
2 | Tiểu học | 4.032 | 4.156 |
3 | THCS | 2.884 | 3.066 |
| Tổng | 9.826 | 10.190 |
Căn cứ số giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tại thời điểm năm học 2020 - 2021 (7.817 giáo viên), số nghỉ hưu đúng độ tuổi và nghỉ theo chính sách tinh giản biên chế 10% (782 giáo viên) của số giáo viên hiện có, thì số cần bổ sung đến năm 2030 là 3.155 giáo viên.
(Có phụ lục 4 kèm theo).
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, KẾ HOẠCH, GIẢI PHÁP, KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non và phổ thông đến năm 2030 là nhiệm vụ then chốt nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, góp phần nâng cao nguồn nhân lực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh.
Đề án xác định rõ mục tiêu, số lượng, cơ cấu, trình độ chuyên môn, hình thức đào tạo, tuyển dụng và bồi dưỡng đội ngũ phù hợp nhằm đảm bảo xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đáp ứng yêu cầu triển khai chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập sâu rộng trên địa bàn tỉnh. Phát triển đội ngũ giáo viên phải gắn liền với bố trí, sử dụng và phát huy có hiệu quả nhân tố con người trong quá trình phát triển của địa phương.
1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đạt chuẩn về trình độ, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tâm huyết, chủ động, sáng tạo, đủ năng lực tạo ra những chuyển biến tích cực, tiến bộ về chất lượng giáo dục trong điều kiện hội nhập sâu rộng giai đoạn 2021 - 2030.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Đào tạo nâng chuẩn giáo viên theo Nghị định số 71/2020/NĐ-CP; đào tạo giáo viên trên chuẩn
- Đào tạo nâng chuẩn giáo viên theo Nghị định số 71/2020/NĐ-CP
Tổng số giáo viên đào tạo nâng chuẩn: 720 giáo viên, trong đó:
Từ năm 2021 đến năm 2025: Đào tạo 432 giáo viên, đạt 60% (gồm đào tạo trung cấp lên đại học 179 giáo viên, đào tạo cao đẳng lên đại học 253 giáo viên). Ưu tiên đào tạo giáo viên công tác vùng dân tộc thiểu số.
Từ năm 2025 đến năm 2030: Đào tạo 288 giáo viên, đạt 40% (đào tạo cao đẳng lên đại học 288 giáo viên).
- Đào tạo giáo viên trên chuẩn
Phấn đấu đến năm 2030 có 75% đối với giáo viên cấp mầm non, 5% đối với giáo viên cấp tiểu học và trung học cơ sở, 17% đối với giáo viên cấp trung học phổ thông đạt trên chuẩn.
b) Đào tạo đại học văn bằng 2 cho giáo viên (tính đến 2025)
Tổng số giáo viên dự kiến đào tạo đại học văn bằng 2: 155 giáo viên.
c) Đào tạo sinh viên sư phạm theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP Tổng số sinh viên sư phạm dự kiến đào tạo: 337 sinh viên, trong đó:
- Từ năm 2021 đến năm 2025: 185 sinh viên, đạt 54,9% (gồm đào tạo cao đẳng 87 sinh viên, đào tạo đại học 98 sinh viên).
- Từ năm 2025 đến năm 2030: 152 sinh viên, đạt 45,1% (gồm đào tạo cao đẳng 75 sinh viên, đào tạo đại học 77 sinh viên).
d) Tuyển dụng giáo viên từ nguồn sinh viên tự do
Tổng số giáo viên dự kiến tuyển dụng: 1.890 giáo viên, trong đó:
- Từ năm 2021 đến năm 2025: Tuyển dụng 1.262 giáo viên, đạt 66,8% (gồm tuyển dụng 600 giáo viên mầm non, 415 giáo viên tiểu học, 242 giáo viên trung học cơ sở và 05 giáo viên trung học phổ thông).
- Từ năm 2025 đến năm 2030: Tuyển dụng 628 giáo viên, đạt 33,2% (gồm tuyển dụng 192 giáo viên mầm non, 290 giáo viên tiểu học, 146 giáo viên trung học cơ sở).
đ) Bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng triển khai Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018
- Từ năm 2020 đến năm 2025: 100% cán bộ quản lý, giáo viên được bồi dưỡng thường xuyên theo yêu cầu vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm; 100% cán bộ quản lý, giáo viên được bồi dưỡng triển khai Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
- Từ năm 2025 đến năm 2030: 100% cán bộ quản lý, giáo viên tiếp tục được bồi dưỡng thường xuyên theo yêu cầu vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm.
(Có phụ lục 5, 6, 7 kèm theo).
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong toàn hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò và tầm quan trọng của phát triển đội ngũ giáo viên mầm non và phổ thông trong yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.
- Các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị thường xuyên quán triệt, phổ biến để nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của giáo dục nói chung và vai trò then chốt của đội ngũ giáo viên nói riêng trong công tác tạo nguồn nhân lực.
- Tuyên truyền sâu rộng đến đội ngũ nhà giáo về vai trò và vị trí nghề nghiệp, các yêu cầu trong công tác đổi mới giáo dục và đào tạo nhằm khuyến khích và hình thành ý thức tự học, học tập suốt đời, phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng tốt hơn công việc được giao.
- Thường xuyên rà soát, kiểm tra, đánh giá về số lượng, chất lượng và cơ cấu của đội ngũ giáo viên trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục gắn với sự phát triển về số lượng học sinh, quy mô mạng lưới trường lớp và yêu cầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Tăng cường công tác dự báo quy mô mạng lưới trường lớp nhằm dự báo sát thực tế nhu cầu đào tạo gắn với tuyển dụng giáo viên. Dự báo có hiệu quả tình trạng dôi dư, thiếu cục bộ, xác định nhu cầu tuyển dụng và đào tạo giáo viên đối với từng trình độ, cấp học, ngành học, môn học cho từng địa phương nhằm chủ động trong đào tạo nâng chuẩn, đào tạo văn bằng 2 ở những bộ môn liền kề nhằm giải quyết sự dôi dư và giảng dạy liên môn.
- Tiến hành điều động, bố trí công tác hợp lý nhằm giải quyết tình trạng thừa thiếu cục bộ giáo viên trên địa bàn toàn tỉnh; đồng thời kiến nghị cấp có thẩm quyền bổ sung biên chế giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu dạy học phù hợp với tình hình địa phương. Triển khai kịp thời công tác tuyển dụng viên chức hàng năm, nhằm bố trí đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu dạy học.
- Tăng cường phổ biến tuyên truyền về nhu cầu tuyển dụng nhằm thu hút nguồn sinh viên tự do tham gia dự tuyển đáp ứng yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên trên địa bàn tỉnh. Tăng cường tuyên truyền các chính sách tuyển dụng theo quy định hiện hành, thực hiện có hiệu quả, kịp thời các chính sách nhằm tạo sự đồng thuận, yên tâm công tác của đội ngũ nhà giáo.
- Phát huy vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cấp quản lý thực hiện nghiêm túc việc bố trí sử dụng viên chức tiết kiệm hiệu quả, thực hiện nghiêm túc việc đánh giá phân loại viên chức hàng năm, trên cơ sở đó có biện pháp bố trí, sắp xếp giáo viên ở các cơ sở giáo dục tinh gọn, hiệu quả, nâng cao năng lực đội ngũ.
- Thực hiện đầy đủ chính sách khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên đi đào tạo nâng chuẩn vừa làm, vừa học, trong đó ưu tiên đào tạo nâng chuẩn đối với giáo viên công tác ở vùng sâu vùng dân tộc thiểu số. Thực hiện chế độ, chính sách đối với giáo viên đi đào tạo nâng chuẩn và đào tạo văn bằng 2 ở những bộ môn liền kề nhằm giải quyết sự dôi dư và đáp ứng yêu cầu giảng dạy liên môn theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
- Nghiên cứu ban hành chính sách thu hút sinh viên sư phạm tốt nghiệp loại giỏi, tâm huyết với nghề nhà giáo làm việc tại tỉnh phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Xem xét hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường đối với sinh viên sư phạm có đơn tình nguyện đến công tác tại tỉnh Kon Tum theo chỉ tiêu đào tạo đặt hàng của tỉnh.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc tuyển dụng, quản lý sử dụng, đánh giá đội ngũ giáo viên và thực hiện các chính sách đối với nhà giáo tại các đơn vị sự nghiệp và các cơ quan quản lý.
- Tiếp tục tham mưu, hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp học theo hướng tinh gọn, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và quy mô phát triển giáo dục của địa phương; trong đó triển khai có hiệu quả Kế hoạch thực hiện Chương trình số 53-CTr/TU ngày 21 tháng 02 năm 2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, trong đó có quy định về quy mô số lớp trong trường học. Hạn chế tối đa các điểm trường lẻ, cơ sở giáo dục công lập có quy mô nhỏ lẻ.
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2025.
- Lập kế hoạch và từng bước thực hiện chuyển đổi một số trường từ công lập sang ngoài công lập ở những địa bàn có điều kiện thuận lợi nhằm huy động nguồn lực xã hội trong phát triển đội ngũ giáo viên trên địa bàn tỉnh.
- Thúc đẩy cơ chế tự chủ ở các đơn vị sự nghiệp công lập nhằm ưu tiên nguồn lực cho việc hỗ trợ các hoạt động giáo dục trong các trường công lập vùng khó khăn, tạo điều kiện hỗ trợ đội ngũ giáo viên phát huy năng lực.
- Chú trọng đặt hàng đào tạo sinh viên từ nguồn học sinh, sinh viên trong tỉnh, đặc biệt là học sinh người dân tộc thiểu số để tuyển dụng theo địa chỉ, đảm bảo sự ổn định đội ngũ giáo viên công tác lâu dài và chủ động nguồn tuyển đối với các bộ môn và địa bàn khó thu hút.
- Thực hiện có hiệu quả cơ chế lựa chọn cơ sở đào tạo; xác định hình thức đào tạo; giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo cho cơ sở đào tạo giáo viên được lựa chọn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.
- Khuyến khích số sinh viên trong tỉnh đã tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non, cao đẳng sư phạm tiểu học, cao đẳng sư phạm trung học cơ sở trước khi Luật Giáo dục năm 2019 ban hành, tiếp tục học liên thông chuẩn hóa trình độ đào tạo để được tuyển dụng phục vụ tại địa phương.
- Ưu tiên đào tạo đạt chuẩn đối với giáo viên công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số trong giai đoạn 2021 - 2025. Khuyến khích giáo viên chủ động đăng ký học tập nâng cao trình độ theo quy định.
- Triển khai có hiệu quả chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông theo yêu cầu của vị trí việc làm nhằm không ngừng nâng cao phẩm chất nhà giáo, phát triển chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục và yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Phối hợp với các trường đại học, học viện được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao để bồi dưỡng hiệu quả 09 mô đun cho cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018; phối hợp kịp thời, chặt chẽ với các nhà xuất bản có sách giáo khoa được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, tổ chức hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa đảm bảo chất lượng, tiến độ, đáp ứng nhu cầu của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh, trên địa bàn toàn tỉnh.
- Chú trọng giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp, bồi dưỡng nâng cao tư tưởng chính trị, ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học công nghệ hiện đại, tiên tiến trong hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ nhà giáo. Triển khai sâu rộng các phong trào tự học, đổi mới sáng tạo trong đội ngũ nhà giáo, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản giáo dục trên địa bàn.
- Ưu tiên lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực thông qua chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học, các dự án thuộc vốn ODA, Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, các dự án thuộc ngân sách địa phương ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tạo điều kiện để giáo viên phát huy đổi mới sáng tạo.
- Ưu tiên đầu tư nhà ở dành cho giáo viên, các thiết chế văn hóa thể dục - thể thao đối với các nhà trường vùng sâu, vùng xa nhằm đảm bảo giáo viên yên tâm công tác, nâng cao đời sống tinh thần cho đội ngũ nhà giáo ở vùng khó khăn.
6. Giải pháp về kinh phí thực hiện
a) Về kinh phí đào tạo
Tổng kinh phí dự chi giai đoạn 1 (2021 - 2025): 61.390 triệu đồng, trong đó:
- Đào tạo nâng chuẩn theo Nghị định số 71/2020/NĐ-CP: 21.382 triệu đồng (tỉnh chi 70%: 14.967 triệu đồng, trung ương hỗ trợ 30%: 6.415 triệu đồng);
- Đào tạo sinh viên sư phạm theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP: 33.776 triệu đồng;
- Đào tạo đại học văn bằng 2 cho giáo viên: 6.232 triệu đồng.
(Có phụ lục 8 kèm theo).
Kinh phí thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên do ngân sách địa phương bảo đảm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật; ngân sách trung ương hỗ trợ địa phương khi chưa cân đối được ngân sách để thực hiện nhiệm vụ này theo quy định của pháp luật về Ngân sách nhà nước.
Nguồn ngân sách ưu tiên đào tạo nâng chuẩn và hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm đào tạo theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP để chủ động nguồn tuyển ở các môn và vùng khó tuyển dụng giáo viên. Khuyến khích giáo viên chủ động học tập nâng cao trình độ chuyên môn.
Riêng đối với các chi phí đào tạo, bồi dưỡng có liên quan khác và chi phí đào tạo nâng chuẩn thực hiện cơ chế xã hội hóa, khuyến khích sự tham gia đóng góp của người học, các nguồn lực khác. Đề án cũng xác định giải pháp tuyển dụng từ nguồn sinh viên tự do, phát triển các đơn vị sự nghiệp giáo dục ngoài công lập là giải pháp huy động nguồn lực khác, nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực giáo viên mầm non và phổ thông trên địa bàn tỉnh.
b) Về kinh phí bồi dưỡng (dưỡng giáo viên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018)
- Tổng kinh phí thực hiện bồi dưỡng giáo viên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là 73.428 triệu đồng, trong đó:
Đối với cấp Tiểu học: 21.899 triệu đồng.
Đối với cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông: 51.529 triệu đồng.
- Nguồn kinh phí thực hiện gồm:
Nguồn trung ương và các chương trình, dự án: 23.428 triệu đồng.
Nguồn địa phương: 50.000 triệu đồng
(Trong đó nguồn kinh phí tập trung tại tỉnh: 25.000 triệu đồng; các huyện, thành phố, đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo: 25.000 triệu đồng).
(Bản kinh phí bồi dưỡng cấp Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông tại phụ lục 9, 10; Tổng kinh phí bồi dưỡng của 3 cấp học tại Phụ lục 11).
- Kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên qua công tác đào tạo theo lộ trình của Đề án chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ năm 2021-2025, giai đoạn 2 từ năm 2025 - 2030.
- Kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên qua công tác bồi dưỡng triển khai Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 theo lộ trình giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2025.
Triển khai lộ trình của Đề án, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện tại địa phương, Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch thực hiện tại các đơn vị trực thuộc từng năm.
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Là cơ quan đầu mối, thường trực, phối hợp với các Sở, ban, ngành tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, các cơ sở giáo dục, phối hợp các cơ sở đào tạo giáo viên liên quan triển khai thực hiện đào tạo nâng chuẩn theo Nghị định số 71/2020/NĐ-CP, đào tạo sinh viên sư phạm theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP, đào tạo văn bằng 2 đạt mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.
- Xây dựng kế hoạch triển khai, chủ trì phối hợp với các đơn vị đánh giá sơ kết tổng kết định kỳ, kiểm tra giám sát việc triển khai Đề án trên phạm vi toàn tỉnh.
- Chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giải pháp điều động giáo viên nhằm giải quyết tình trạng thừa thiếu cục bộ trên địa bàn toàn tỉnh.
- Hàng năm tổng hợp chỉ tiêu, xây dựng kế hoạch đào tạo nâng chuẩn giáo viên theo Nghị định số 71/2020/NĐ-CP, đào tạo sinh viên sư phạm theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP, đào tạo đại học văn bằng 2 gửi Sở Nội vụ, Sở Tài chính để theo dõi, tổng hợp chung, tham gia ý kiến, trình Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ tiêu đào tạo cho cơ sở đào tạo theo nhu cầu của tỉnh Kon Tum theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ bồi dưỡng, đào tạo, đặt hàng các cơ sở đào tạo có năng lực đào tạo liên thông trình độ đại học cho đối tượng giáo viên nâng chuẩn theo Nghị định số 71/2020/NĐ-CP, đào tạo đại học văn bằng 2 cho giáo viên và đào tạo theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP.
- Tổ chức tuyển dụng theo phân cấp đối với sinh viên sư phạm hàng năm thuộc số chỉ tiêu đăng ký đào tạo của đơn vị theo Nghị định số 116/2020/NĐ- CP, từ nguồn sinh viên tự do (nếu còn nhu cầu) để bổ sung đội ngũ sau khi được cấp có thẩm quyền thống nhất.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan và các địa phương triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới; tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch; tổng hợp, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo để điều chỉnh, bổ sung kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.
- Phối hợp đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về Chương trình giáo dục phổ thông mới đến các tầng lớp nhân dân để có sự đồng thuận và chia sẻ; tổ chức cho toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên nghiên cứu, thảo luận kỹ nội dung Chương trình giáo dục phổ thông và chương trình từng môn học theo từng cấp học trong đầu năm học.
- Chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các Sở, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Sở Nội vụ
- Chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất cấp có thẩm quyền phân bổ chỉ tiêu biên chế đảm bảo về số lượng giáo viên đứng lớp tương ứng với quy mô phát triển trường lớp trên địa bàn tỉnh; đảm bảo nguồn nhân lực thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới theo lộ trình, đảm bảo đủ số lượng và cơ cấu cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới trên địa bàn toàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các Sở, ngành liên quan trình cấp có thẩm quyền quyết định giao chỉ tiêu, bố trí kinh phí thực hiện Đề án hiệu quả.
- Chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện, kiểm tra, đánh giá công tác tổ chức đào tạo nâng chuẩn, tuyển dụng, bố trí và sử dụng đối với viên chức ngành giáo dục hàng năm.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện việc đào tạo nâng chuẩn, trên chuẩn trình độ được đào tạo của giáo viên mầm non, phổ thông của Đề án phù hợp theo mục tiêu Đề án “Phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kon Tum đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan tổng hợp, cân đối và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí các nguồn vốn đầu tư từ nguồn ngân sách tỉnh và các chương trình, dự án khác để triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.
4. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu trình cấp có thẩm quyền xem xét cân đối, bố trí kinh phí thực hiện Đề án trong phạm vi khả năng ngân sách và theo phân cấp ngân sách hiện hành.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị liên quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí ngân sách cho các hoạt động của Kế hoạch thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành.
5. Sở Thông tin và Truyền thông: Hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan báo chí, truyền thông của tỉnh xây dựng tin, bài, phóng sự chuyên đề, biểu dương những điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt về đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông bằng nhiều hình thức phong phú, sáng tạo, tạo sự quan tâm, ủng hộ rộng rãi của xã hội đối với giáo dục phổ thông.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Ban hành văn bản chỉ đạo triển khai Đề án phù hợp với tình hình địa phương. Chủ trì phối hợp với các đơn vị đánh giá sơ kết, tổng kết định kỳ, kiểm tra giám sát việc triển khai Đề án trên phạm vi quản lý.
- Hàng năm xây dựng kế hoạch đào tạo nâng chuẩn giáo viên, đào tạo đại học văn bằng 2 cho giáo viên, đào tạo sinh viên sư phạm và kế hoạch bồi dưỡng để thực hiện tại địa phương, gửi Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chung của tỉnh.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục thuộc quyền quản lý bố trí giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch; có giải pháp điều động giáo viên, biên chế giáo viên nhằm phát huy đội ngũ, giải quyết tình trạng thừa thiếu cục bộ tại các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý.
- Giải quyết đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách cho giáo viên đi đào tạo nâng chuẩn, đào tạo văn bằng 2, sinh viên sư phạm đào tạo theo chỉ tiêu của các huyện, thành phố.
- Tổ chức tuyển dụng số sinh viên sư phạm hàng năm đối với số chỉ tiêu đăng ký đào tạo của địa phương theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP, từ nguồn sinh viên tự do (nếu còn nhu cầu) để bổ sung đội ngũ sau khi được cấp có thẩm quyền thống nhất.
7. Các cơ sở đào tạo
Các cơ sở đào tạo trong tỉnh, ngoài tỉnh được giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo nâng chuẩn giáo viên, sinh viên sư phạm, đại học văn bằng 2: Chuẩn bị tốt các điều kiện về đội ngũ, cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình để thực hiện đào đạt kết quả theo mục tiêu, chỉ tiêu của Đề án; đảm bảo chất lượng đào tạo và chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo do đơn vị thực hiện khi được giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo.
8. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh
Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các đoàn viên, hội viên và Nhân dân về mục đích yêu cầu trong xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo; tăng cường công tác giám sát phản biện xã hội trong quá trình triển khai các nhiệm vụ của Đề án; quan tâm huy động, ủng hộ tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để phát huy vai trò đội ngũ giáo viên trong phát triển giáo dục của tỉnh.
Trong quá trình triển khai Đề án này, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh về Sở Giáo dục và Đào tạo để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
THỰC TRẠNG VỀ TRƯỜNG, LỚP, HỌC SINH VÀ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN NĂM HỌC 2020-2021
STT | CẤP HỌC | Số trường | Số lớp | Số học sinh | ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG GIÁO VIÊN (CÔNG LẬP) | Ghi chú | ||||||||||
Số giáo viên | Thừa | Thiếu | Đạt chuẩn | Chưa đạt chuẩn | ||||||||||||
Số lượng | Tỉ lệ | Số lượng | Tỉ lệ | Số lượng | Tỉ lệ | Tổng số | Trong đó | |||||||||
Số đang đi đào tạo nâng chuẩn trước NĐ71 | Số quá tuổi không phải đi đào tạo nâng chuẩn theo NĐ71 | Số đăng ký đi đào tạo nâng chuẩn (theo số liệu đã BC Sở) | ||||||||||||||
I | Mầm non | 136 | 1609 | 39510 | 2081 | 0 | 0% | 574 | 28% | 1757 | 84% | 324 | 153 | 50 | 121 |
|
II | Tiểu học | 99 | 2487 | 64017 | 3379 | 0 | 0% | 387 | 11% | 2364 | 70% | 1015 | 477 | 128 | 410 |
|
III | THCS | 111 | 1227 | 41806 | 2357 | 73 | 3% | 180 | 8% | 2014 | 85% | 343 | 137 | 17 | 189 |
|
IV | THPT | 28 | 419 | 15748 | 1043 |
|
| 5 |
| 1043 | 100% | 0 | 0 | 0 | 0 |
|
Tổng | 374 | 5742 | 161081 | 8860 | 73 |
| 1146 |
| 7178 |
| 1682 | 767 | 195 | 720 |
|
THỰC TRẠNG GIÁO VIÊN TIỂU HỌC (THEO MÔN HỌC) NĂM HỌC 2020-2021
STT | MÔN | Số giáo viên | ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG GIÁO VIÊN | Ghi chú | |||||||||
Thừa | Thiếu | Đạt chuẩn | Chưa đạt chuẩn | ||||||||||
Số lượng | Tỉ lệ | Số lượng | Tỉ lệ | Số lượng | Tỉ lệ | Tổng số | Trong đó | ||||||
Số đang đi đào tạo nâng chuẩn trước NĐ71 | Số quá tuổi không phải đi đào tạo nâng chuẩn theo NĐ71 | Số đăng ký đi đào tạo nâng chuẩn (theo số liệu đã BC Sở) | |||||||||||
I | Đơn môn | 468 | 0 | 0% | 167 | 35% | 320 | 68% | 148 | 86 | 2 | 60 |
|
I.1 | Thể dục | 106 | 0 | 0% | 29 | 27% | 68 | 64% | 38 | 27 | 1 | 10 |
|
I.2 | Tin học | 73 | 0 | 0% | 37 | 50% | 53 | 73% | 20 | 4 | 0 | 16 |
|
I.3 | Tiếng Anh | 143 | 0 | 0% | 50 | 35% | 104 | 73% | 39 | 22 | 0 | 17 |
|
I.4 | Âm nhạc | 93 | 0 | 0% | 25 | 27% | 58 | 62% | 35 | 20 | 1 | 14 |
|
I.5 | Mỹ thuật | 53 | 0 | 0% | 26 | 49% | 37 | 70% | 16 | 13 | 0 | 3 |
|
II | Đa môn | 2911 | 0 | 0% | 220 | 8% | 2044 | 70% | 867 | 391 | 126 | 350 |
|
| Tổng cộng | 3379 | 0 | 0% | 387 | 11% | 2364 | 70% | 1015 | 477 | 128 | 410 |
|
THỰC TRẠNG GIÁO VIÊN THCS (THEO MÔN HỌC) NĂM HỌC 2020-2021
STT | MÔN | Số giáo viên | ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG GIÁO VIÊN | Ghi chú | |||||||||
Thừa | Thiếu | Đạt chuẩn | Chưa đạt chuẩn | ||||||||||
Số lượng | Tỉ lệ | Số lượng | Tỉ lệ | Số lượng | Tỉ lệ | Tổng số | Trong đó | ||||||
Số đang đi đào tạo nâng chuẩn trước NĐ71 | Số quá tuổi không phải đi đào tạo nâng chuẩn theo NĐ71 | Số đăng ký đi đào tạo nâng chuẩn (theo số liệu đã BC Sở) | |||||||||||
1 | Toán | 355 | 11 | 3% | 6 | 2% | 312 | 88% | 43 | 21 | 2 | 20 |
|
2 | Lí | 140 | 0 | 0% | 6 | 4% | 121 | 86% | 19 | 7 | 0 | 12 |
|
3 | Hóa | 133 | 4 | 3% | 5 | 4% | 117 | 88% | 16 | 6 | 1 | 9 |
|
4 | Sinh | 203 | 12 | 6% | 2 | 1% | 175 | 86% | 28 | 4 | 1 | 23 |
|
5 | Thể dục | 155 | 0 | 0% | 21 | 14% | 130 | 84% | 25 | 10 | 2 | 13 |
|
6 | Văn | 375 | 23 | 6% | 7 | 2% | 341 | 91% | 34 | 13 | 6 | 15 |
|
7 | Sử | 133 | 1 | 1% | 15 | 11% | 117 | 88% | 16 | 8 | 2 | 6 |
|
8 | Địa | 177 | 15 | 8% | 3 | 2% | 155 | 88% | 22 | 1 | 0 | 21 |
|
9 | GDCD | 60 | 0 | 0% | 35 | 58% | 56 | 93% | 4 | 3 | 1 | 0 |
|
10 | Ngoại ngữ | 254 | 6 | 2% | 8 | 3% | 228 | 90% | 26 | 16 | 1 | 9 |
|
11 | Tin học | 83 | 0 | 0% | 28 | 34% | 68 | 82% | 15 | 8 | 0 | 7 |
|
12 | Âm Nhạc | 108 | 1 | 1% | 9 | 8% | 69 | 64% | 39 | 18 | 0 | 21 |
|
13 | Mỹ thuật | 99 | 0 | 0% | 12 | 12% | 72 | 73% | 27 | 13 | 0 | 14 |
|
14 | Công nghệ | 82 | 0 | 0% | 17 | 21% | 53 | 65% | 29 | 9 | 1 | 19 |
|
15 | KTCN |
|
|
| 3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
16 | KTNN |
|
|
| 3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| TỔNG | 2357 | 73 | 3% | 180 | 8% | 2014 | 85% | 343 | 137 | 17 | 189 |
|
Cấp học | Đến năm 2025 | Đến năm 2030 | ||||||||||||
Năm học 2021-2022 | Năm học 2022-2023 | Năm học 2023-2024 | Năm học 2024-2025 | Năm học 2025-2026 | ||||||||||
Số lớp | Số học sinh | Số lớp | Số học sinh | Số lớp | Số học sinh | Số lớp | Số học sinh | Số lớp | Số học sinh | Số giáo viên | Số lớp | Số học sinh | Số giáo viên | |
Mầm non (công lập) | 1.385 | 30.916 | 1.403 | 32.116 | 1.434 | 33.316 | 1.458 | 34.516 | 1.482 | 35.716 | 2.910 | 1.645 | 41.800 | 2.968 |
Tiểu học | 2.500 | 65.000 | 2.520 | 65.700 | 2.540 | 66.400 | 2.560 | 67.100 | 2.580 | 67.800 | 4.032 | 2.673 | 71.583 | 4.156 |
THCS | 1.230 | 42.500 | 1.240 | 43.100 | 1.250 | 43.700 | 1.260 | 44.300 | 1.270 | 44.900 | 2.884 | 1.313 | 47.994 | 3.066 |
Tổng | 5.115 | 138.416 | 5.163 | 140.916 | 5.224 | 143.416 | 5.278 | 145.916 | 5.332 | 148.416 | 9.826 | 5.631 | 161.377 | 10.190 |
Ghi chú: Tổng số trường đến năm 2025: 307 trường, đến năm 2030: 292 trường.
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC (THEO MÔN HỌC)
STT | Môn học | Thực trạng giáo viên hiện nay | Giải pháp | Ghi chú | ||||||||||||
Nội dung | Giai đoạn 2021-2025 | Đến năm 2030 | ||||||||||||||
Số GV | Thừa | Thiếu | Đạt chuẩn | Chưa đạt chuẩn | Năm học 2021- 2022 | Năm học 2022- 2023 | Năm học 2023- 2024 | Năm học 2024- 2025 | ||||||||
Tổng số | Trong đó | |||||||||||||||
Số đang đi đào tạo nâng chuẩn trước NĐ71 | Số quá tuổi không phải đi đào tạo nâng chuẩn theo NĐ71 | Số đăng ký đi đào tạo nâng chuẩn (theo số liệu đã BC) | ||||||||||||||
I | Đơn môn | 468 | 0 | 167 | 320 | 148 | 86 | 2 | 60 | Đào tạo VB2 | 15 | 7 | 4 | 1 | 1 |
|
Đào tạo theo NĐ116 | 13 | 2 | 0 | 2 | 12 |
| ||||||||||
Đào tạo theo NĐ71 | 22 | 23 | 2 | 0 | 13 |
| ||||||||||
Tuyển dụng | 60 | 38 | 38 | 39 | 51 |
| ||||||||||
1 | Thể dục | 106 | 0 | 29 | 68 | 38 | 27 | 1 | 10 | Đào tạo VB2 | 1 | 0 | 1 | 1 | 1 |
|
Đào tạo theo NĐ116 | 3 | 0 | 0 | 0 | 0 |
| ||||||||||
Đào tạo theo NĐ71 | 4 | 3 | 0 | 0 | 3 |
| ||||||||||
Tuyển dụng | 15 | 8 | 3 | 3 | 2 |
| ||||||||||
2 | Tin học | 73 | 0 | 37 | 53 | 20 | 4 | 0 | 16 | Đào tạo VB2 | 5 | 6 | 1 | 0 | 0 |
|
Đào tạo theo NĐ116 | 0 | 0 | 0 | 1 | 5 |
| ||||||||||
Đào tạo theo NĐ71 | 6 | 4 | 0 | 0 | 6 |
| ||||||||||
Tuyển dụng | 5 | 5 | 10 | 17 | 2 |
| ||||||||||
3 | Tiếng Anh | 143 | 0 | 50 | 104 | 39 | 22 | 0 | 17 | Đào tạo VB2 | 6 | 1 | 1 | 0 | 0 |
|
Đào tạo theo NĐ116 | 5 | 1 | 0 | 0 | 1 |
| ||||||||||
Đào tạo theo NĐ71 | 10 | 5 | 2 | 0 | 0 |
| ||||||||||
Tuyển dụng | 20 | 10 | 10 | 10 | 40 |
| ||||||||||
4 | Âm Nhạc | 93 | 0 | 25 | 58 | 35 | 20 | 1 | 14 | Đào tạo VB2 | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 |
|
Đào tạo theo NĐ116 | 3 | 1 | 0 | 1 | 0 |
| ||||||||||
Đào tạo theo NĐ71 | 0 | 11 | 0 | 0 | 3 |
| ||||||||||
Tuyển dụng | 10 | 5 | 5 | 6 | 6 |
| ||||||||||
5 | Mỹ thuật | 53 | 0 | 26 | 37 | 16 | 13 | 0 | 3 | Đào tạo VB2 | 2 | 0 | 0 | 0 | 0 |
|
Đào tạo theo NĐ116 | 2 | 0 | 0 | 0 | 6 |
| ||||||||||
Đào tạo theo NĐ71 | 2 | 0 | 0 | 0 | 1 |
| ||||||||||
Tuyển dụng | 10 | 10 | 10 | 3 | 1 |
| ||||||||||
II | Đa môn | 2911 | 0 | 220 | 2044 | 867 | 391 | 126 | 350 | Đào tạo VB2 | 1 | 0 | 0 | 2 | 0 |
|
Đào tạo theo NĐ116 | 15 | 15 | 14 | 13 | 48 |
| ||||||||||
Đào tạo theo NĐ71 | 77 | 42 | 37 | 28 | 166 |
| ||||||||||
Tuyển dụng | 130 | 35 | 35 | 40 | 239 |
| ||||||||||
| Tổng cộng | 3379 | 0 | 387 | 2364 | 1015 | 477 | 128 | 410 | Đào tạo VB2 | 16 | 7 | 4 | 3 | 1 |
|
Đào tạo theo NĐ116 | 28 | 17 | 14 | 15 | 60 |
| ||||||||||
Đào tạo theo NĐ71 | 99 | 65 | 39 | 28 | 179 |
| ||||||||||
Tuyển dụng | 190 | 73 | 73 | 79 | 290 |
|
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THCS (THEO MÔN HỌC)
STT | Môn học | Thực trạng giáo viên hiện nay | Giải pháp | Ghi chú | ||||||||||||
Nội dung | Giai đoạn 2021-2025 | Đến năm 2030 | ||||||||||||||
Số GV | Thừa | Thiếu | Đạt chuẩn | Chưa đạt chuẩn | Năm học 2021- 2022 | Năm học 2022- 2023 | Năm học 2023- 2024 | Năm học 2024- 2025 | ||||||||
Tổng số | Trong đó | |||||||||||||||
Số đang đi đào tạo nâng chuẩn trước NĐ71 | Số quá tuổi không đi đào tạo nâng chuẩn theo NĐ71 | Số đăng ký đi đào tạo nâng chuẩn (theo số liệu đã BC) | ||||||||||||||
1 | Toán | 355 | 11 | 6 | 312 | 43 | 21 | 2 | 20 | Đào tạo VB2 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 |
|
Đào tạo theo NĐ116 | 3 | 1 | 0 | 0 | 2 |
| ||||||||||
Đào tạo theo NĐ71 | 4 | 3 | 1 | 1 | 11 |
| ||||||||||
Tuyển dụng | 5 | 3 | 2 | 3 | 30 |
| ||||||||||
2 | Lí | 140 | 0 | 6 | 121 | 19 | 7 | 0 | 12 | Đào tạo VB2 | 7 | 1 | 4 | 1 | 0 |
|
Đào tạo theo NĐ116 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 |
| ||||||||||
Đào tạo theo NĐ71 | 3 | 2 | 1 |
| 6 |
| ||||||||||
Tuyển dụng | 4 | 5 | 1 | 0 | 6 |
| ||||||||||
3 | Hóa | 133 | 4 | 5 | 117 | 16 | 6 | 1 | 9 | Đào tạo VB2 | 5 | 9 | 2 | 0 | 0 |
|
Đào tạo theo NĐ116 | 2 | 0 | 0 | 0 | 0 |
| ||||||||||
Đào tạo theo NĐ71 | 2 | 1 | 1 |
| 5 |
| ||||||||||
Tuyển dụng | 4 | 5 | 0 | 2 | 4 |
| ||||||||||
4 | Sinh | 203 | 12 | 2 | 175 | 28 | 4 | 1 | 23 | Đào tạo VB2 | 4 | 0 | 2 | 0 | 0 |
|
Đào tạo theo NĐ116 | 0 | 1 | 0 | 0 | 2 |
| ||||||||||
Đào tạo theo NĐ71 | 3 | 2 | 1 | 1 | 16 |
| ||||||||||
Tuyển dụng | 2 | 2 | 2 | 2 | 13 |
| ||||||||||
5 | Thể dục | 155 | 0 | 21 | 130 | 25 | 10 | 2 | 13 | Đào tạo VB2 | 2 | 1 | 1 | 0 | 0 |
|
Đào tạo theo NĐ116 | 1 | 0 | 0 | 0 | 2 |
| ||||||||||
Đào tạo theo NĐ71 | 2 | 2 | 1 | 1 | 7 |
| ||||||||||
Tuyển dụng | 15 | 6 | 3 | 3 | 10 |
| ||||||||||
6 | Văn | 375 | 23 | 7 | 341 | 34 | 13 | 6 | 15 | Đào tạo VB2 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
|
Đào tạo theo NĐ116 | 1 | 0 | 0 | 0 | 2 |
| ||||||||||
Đào tạo theo NĐ71 | 2 | 2 | 1 | 1 | 9 |
| ||||||||||
Tuyển dụng | 3 | 3 | 3 | 3 | 14 |
| ||||||||||
7 | Sử | 133 | 1 | 15 | 117 | 16 | 8 | 2 | 6 | Đào tạo VB2 | 9 | 3 | 4 | 0 | 1 |
|
Đào tạo theo NĐ116 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 |
| ||||||||||
Đào tạo theo NĐ71 | 2 | 1 |
|
| 3 |
| ||||||||||
Tuyển dụng | 7 | 4 | 4 | 4 | 9 |
| ||||||||||
8 | Địa | 177 | 15 | 3 | 155 | 22 | 1 | 0 | 21 | Đào tạo VB2 | 8 | 2 | 1 | 1 | 0 |
|
Đào tạo theo NĐ116 | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 |
| ||||||||||
Đào tạo theo NĐ71 | 3 | 2 | 2 | 1 | 13 |
| ||||||||||
Tuyển dụng | 2 | 4 | 0 | 0 | 3 |
| ||||||||||
9 | GDCD | 60 | 0 | 35 | 56 | 4 | 3 | 1 | 0 | Đào tạo VB2 | 7 | 3 | 1 | 4 | 0 |
|
Đào tạo theo NĐ116 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 |
| ||||||||||
Đào tạo theo NĐ71 | 0 |
| 0 | 0 | 0 |
| ||||||||||
Tuyển dụng | 15 | 15 | 5 | 2 | 8 |
| ||||||||||
10 | Ngoại ngữ | 254 | 6 | 8 | 228 | 26 | 16 | 1 | 9 | Đào tạo VB2 | 2 | 0 | 1 | 1 | 0 |
|
Đào tạo theo NĐ116 | 3 | 0 | 0 | 0 | 0 |
| ||||||||||
Đào tạo theo NĐ71 | 8 | 1 |
|
| 0 |
| ||||||||||
Tuyển dụng | 5 | 3 | 3 | 3 | 14 |
| ||||||||||
11 | Tin học | 83 | 0 | 28 | 68 | 15 | 8 | 0 | 7 | Đào tạo VB2 | 4 | 1 | 2 | 0 | 0 |
|
Đào tạo theo NĐ116 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 |
| ||||||||||
Đào tạo theo NĐ71 | 2 | 1 | 1 |
| 3 |
| ||||||||||
Tuyển dụng | 15 | 12 | 3 | 1 | 6 |
| ||||||||||
12 | Nhạc | 108 | 1 | 9 | 69 | 39 | 18 | 0 | 21 | Đào tạo VB2 | 1 | 1 | 2 | 2 | 0 |
|
Đào tạo theo NĐ116 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 |
| ||||||||||
Đào tạo theo NĐ71 |
| 8 |
|
| 13 |
| ||||||||||
Tuyển dụng | 7 | 2 | 1 | 1 | 5 |
| ||||||||||
13 | Mỹ thuật | 99 | 0 | 12 | 72 | 27 | 13 | 0 | 14 | Đào tạo VB2 | 1 | 1 | 2 | 0 | 0 |
|
Đào tạo theo NĐ116 | 2 | 0 | 0 | 0 | 1 |
| ||||||||||
Đào tạo theo NĐ71 | 2 | 1 | 1 | 1 | 9 |
| ||||||||||
Tuyển dụng | 8 | 4 | 3 | 2 | 7 |
| ||||||||||
14 | Công nghệ | 82 | 0 | 17 | 53 | 29 | 9 | 1 | 19 | Đào tạo VB2 | 5 | 2 | 2 | 1 | 0 |
|
Đào tạo theo NĐ116 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 |
| ||||||||||
Đào tạo theo NĐ71 | 2 | 1 | 1 | 1 | 14 |
| ||||||||||
Tuyển dụng | 9 | 3 | 3 | 2 | 3 |
| ||||||||||
15 | KTCN | 0 | 0 | 3 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | Đào tạo VB2 | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 |
|
Đào tạo theo NĐ116 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
| ||||||||||
Đào tạo theo NĐ71 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
| ||||||||||
Tuyển dụng | 1 | 0 | 1 | 1 | 4 |
| ||||||||||
16 | KTNN | 0 | 0 | 3 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | Đào tạo VB2 | 2 | 0 | 0 | 0 | 0 |
|
Đào tạo theo NĐ116 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
| ||||||||||
Đào tạo theo NĐ71 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
| ||||||||||
Tuyển dụng | 1 | 0 | 1 | 0 | 3 |
| ||||||||||
17 | Khoa học tự nhiên | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | Đào tạo VB2 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 |
|
Đào tạo theo NĐ116 | 2 | 0 | 0 | 1 | 2 |
| ||||||||||
Đào tạo theo NĐ71 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
| ||||||||||
Tuyển dụng |
| 2 | 0 | 0 | 3 |
| ||||||||||
18 | Lịch sử và Địa lý | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | Đào tạo VB2 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 |
|
Đào tạo theo NĐ116 | 1 | 1 | 0 |
| 3 |
| ||||||||||
Đào tạo theo NĐ71 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
| ||||||||||
Tuyển dụng |
| 1 | 1 | 0 | 3 |
| ||||||||||
19 | Ngoại ngữ 2 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | Đào tạo VB2 | 0 | 0 | 0 | 1 | 1 |
|
Đào tạo theo NĐ116 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
| ||||||||||
Đào tạo theo NĐ71 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
| ||||||||||
Tuyển dụng | 0 | 1 | 1 | 0 | 0 |
| ||||||||||
20 | Tiếng DTTS | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | Đào tạo VB2 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 |
|
Đào tạo theo NĐ116 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
| ||||||||||
Đào tạo theo NĐ71 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
| ||||||||||
Tuyển dụng | 0 | 0 | 1 | 0 | 1 |
| ||||||||||
Tổng cộng | 2357 | 73 | 180 | 2014 | 343 | 137 | 17 | 189 | Đào tạo VB2 | 59 | 25 | 25 | 13 | 2 |
| |
Đào tạo theo NĐ116 | 18 | 5 | 0 | 1 | 17 |
| ||||||||||
Đào tạo theo NĐ71 | 35 | 27 | 11 | 7 | 109 |
| ||||||||||
Tuyển dụng | 103 | 75 | 38 | 26 | 146 |
|
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON
STT | Giáo viên cấp học | Thực trạng giáo viên hiện nay | Giải pháp | Ghi chú | ||||||||||||
Nội dung | Giai đoạn 2021-2025 | Đến năm 2030 | ||||||||||||||
Số GV | Thừa | Thiếu | Đạt chuẩn | Chưa đạt chuẩn | Năm học 2021- 2022 | Năm học 2022- 2023 | Năm học 2023- 2024 | Năm học 2024- 2025 | ||||||||
Tổng số | Trong đó | |||||||||||||||
Số đang đi đào tạo nâng chuẩn trước NĐ71 | Số quá tuổi không phải đi đào tạo nâng chuẩn theo NĐ71 | Số đăng ký đi đào tạo nâng chuẩn (theo số liệu đã BC) | ||||||||||||||
I | Mầm non | 2081 | 0 | 574 | 1757 | 324 | 153 | 50 | 121 | Tổng cộng | 520 | 137 | 131 | 112 | 267 |
|
Đào tạo theo NĐ116 | 22 | 21 | 20 | 24 | 75 |
| ||||||||||
Đào tạo theo NĐ71 | 38 | 42 | 41 | 0 | 0 |
| ||||||||||
Tuyển dụng | 400 | 70 | 70 | 60 | 192 |
|
DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN I (2021 - 2025) CHI TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TT | Nội dung đào tạo | TP.Kon Tum | Huyện Đăk Glei | Huyện Ngọc Hồi | Huyện Đăk Tô | Huyện Tu Mơ Rông | Huyện Đăk Hà | Huyện Sa Thầy | Huyện Ia HDrai | Huyện Kon Rẫy | Huyện Kon Plông | Sở GD&ĐT | Tổng số người cần đào tạo | Số năm đào tạo | Số tháng đào tạo | Định mức hỗ trợ theo tháng (đ) | Tổng kinh phí |
I | Đào tạo nâng chuẩn theo Nghị định số 71/2020/NĐ-CP | ||||||||||||||||
1 | Đào tạo giáo viên mầm non liên thông trung cấp lên đại học | 5 | 8 | 7 | 12 | 22 | 30 | 8 | 8 | 8 | 13 | 0 | 121 | 3 | 30 | 2,050,000 | 7,441,500,000 |
2 | Đào tạo giáo viên tiểu học đa môn liên thông trung cấp lên đại học | 3 | 3 | 2 | 6 | 21 | 9 | 2 | 0 | 1 | 9 | 0 | 56 | 3 | 30 | 2,050,000 | 3,444,000,000 |
3 | Đào tạo giáo viên tiểu học đơn môn liên thông trung cấp lên đại học | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2 | 3 | 30 | 2,050,000 | 123,000,000 |
4 | Đào tạo giáo viên tiểu học đa môn liên thông cao đẳng lên đại học | 13 | 5 | 8 | 20 | 10 | 16 | 35 | 2 | 9 | 8 | 2 | 128 | 2 | 20 | 2,050,000 | 5,248,000,000 |
5 | Đào tạo giáo viên tiểu học đơn môn liên thông cao đẳng lên đại học | 7 | 4 | 2 | 7 | 5 | 6 | 7 | 1 | 1 | 5 | 0 | 45 | 2 | 20 | 2,050,000 | 1,845,000,000 |
6 | Đào tạo giáo viên trung học cơ sở liên thông cao đẳng lên đại học | 5 | 4 | 6 | 9 | 10 | 10 | 9 | 1 | 8 | 17 | 1 | 80 | 2 | 20 | 2,050,000 | 3,280,000,000 |
| Cộng | 21,381,500,000 | |||||||||||||||
II | Đào tạo sinh viên sư phạm theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP |
| |||||||||||||||
1 | Đào tạo sinh viên cao đẳng sư phạm mầm non | 0 | 0 | 30 | 0 | 1 | 11 | 0 | 40 | 5 | 0 | 0 | 87 | 3 | 30 | 780,000 | 2,035,800,000 |
| Hỗ trợ chi phí sinh hoạt hàng tháng cho đào tạo sinh viên cao đẳng sư phạm mầm non | 0 | 0 | 30 | 0 | 1 | 11 | 0 | 40 | 5 | 0 | 0 | 87 | 3 | 30 | 3,630,000 | 9,474,300,000 |
2 | Đào tạo sinh viên đại học sư phạm tiểu học đa môn | 0 | 0 | 20 | 0 | 0 | 27 | 0 | 10 | 0 | 0 | 0 | 57 | 4 | 40 | 2,050,000 | 4,674,000,000 |
| Hỗ trợ chi phí sinh hoạt hàng tháng cho đào tạo sinh viên đại học sư phạm đa môn | 0 | 0 | 20 | 0 | 0 | 27 | 0 | 10 | 0 | 0 | 0 | 57 | 4 | 40 | 3,630,000 | 8,276,400,000 |
3 | Đào tạo sinh viên đại học sư phạm tiểu học đơn môn | 0 | 0 | 11 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3 | 2 | 1 | 0 | 17 | 4 | 40 | 2,050,000 | 1,394,000,000 |
| Hỗ trợ chi phí sinh hoạt hàng tháng cho đào tạo sinh viên đại học sư phạm đơn môn | 0 | 0 | 11 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3 | 2 | 1 | 0 | 17 | 4 | 40 | 3,630,000 | 2,468,400,000 |
4 | Đào tạo sinh viên đại học sư phạm dạy trung học cơ sở | 0 | 0 | 9 | 0 | 3 | 6 | 0 | 6 | 0 | 0 | 0 | 24 | 4 | 40 | 2,050,000 | 1,968,000,000 |
| Hỗ trợ chí phi sinh hoạt hàng tháng cho đào tạo sinh viên đại học sư phạm dạy trung học cơ sở | 0 | 0 | 9 | 0 | 3 | 6 | 0 | 6 | 0 | 0 | 0 | 24 | 4 | 40 | 3,630,000 | 3,484,800,000 |
| Cộng | 33,775,700,000 | |||||||||||||||
III | Đào tạo đại học văn bằng 2 cho giáo viên |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Đào tạo giáo viên tiểu học đa môn văn bằng 2 | 0 | 0 | 3 | 3 | 0 | 0 | 22 | 0 | 2 | 0 | 0 | 30 | 2 | 20 | 2,010,450 | 1,206,270,000 |
2 | Đào tạo giáo viên trung học cơ sở văn bằng 2 | 0 | 0 | 6 | 36 | 0 | 37 | 43 | 0 | 0 | 0 | 0 | 125 | 2 | 20 | 2,010,450 | 5,026,125,000 |
| Cộng | 6,232,395,000 | |||||||||||||||
| Tổng cộng | 61,389,595,000 |
Ghi chú: Định mức trên được tính theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ về quy định cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm 2015-2016 đến năm học 2020-2021
DỰ TOÁN CHI TIẾT KINH PHÍ BỒI DƯỠNG THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2020-2025, CẤP TIỂU HỌC
ĐVT: Đồng
STT | Nội dung chi | ĐVT | Năm 2020 | Năm 2021 | Năm 2022 | Năm 2023 | ||||||||||||
Số học viên/lớp | Số lượng | Mức chi | Thành tiền | Số học viên/lớp | Số lượng | Mức chi | Thành tiền | Số học viên/lớp | Số lượng | Mức chi | Thành tiền | Số học viên/lớp | Số lượng | Mức chi | Thành tiền | |||
Số cán bộ quản lý: 326 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
Số giáo viên: 3360 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
I | Tổng cộng kinh phí tổ chức các lớp bồi dưỡng |
| 70 học viên/lớp | 1 Mô đun | 53 lớp | 2,075,745,000 | 65 học viên/lớp | 3 Mô đun | 57 lớp | 5,827,295,250 | 65 học viên/lớp | 3 Mô đun | 57 lớp | 4,749,995,250 | 65 học viên/lớp | 2 Mô đun | 57 lớp | 3,166,663,500 |
| Kinh phí tổ chức/lớp | Lớp |
|
|
| 39,165,000 |
|
|
| 34,077,750 |
|
|
| 27,777,750 |
|
|
| 27,777,750 |
1 | Kinh phí tổ chức |
|
|
|
| 37,300,000 |
|
|
| 32,455,000 |
|
|
| 26,455,000 |
|
|
| 26,455,000 |
1.1 | Chi phí thuê CSVC |
|
|
|
| 9,000,000 |
|
|
| 9,000,000 |
|
|
| 9,000,000 |
|
|
| 9,000,000 |
- | Chi phí thuê hội trường | ngày |
| 3 | 1,500,000 | 4,500,000 |
| 3 | 1,500,000 | 4,500,000 |
| 3 | 1,500,000 | 4,500,000 |
| 3 | 1,500,000 | 4,500,000 |
- | Chi thuê âm thanh, máy chiếu… | ngày |
| 3 | 1,500,000 | 4,500,000 |
| 3 | 1,500,000 | 4,500,000 |
| 3 | 1,500,000 | 4,500,000 |
| 3 | 1,500,000 | 4,500,000 |
1.2 | Chi phí giảng viên |
|
|
|
| 10,370,000 |
|
|
| 10,315,000 |
|
|
| 4,315,000 |
|
|
| 4,315,000 |
- | Thù lao giảng viên chính của Trường Đại học sư phạm | ngày | - | 3 | 2,000,000 | 6,000,000 | - | 3 | 2,000,000 | 6,000,000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
- | Thù lao báo cáo viên (giáo viên cốt cán của ngành giáo dục, 2 giáo viên/lớp) | ngày | - | 3 | 1,200,000 | 3,600,000 | - | 3 | 1,200,000 | 3,600,000 |
- | 3 | 1,200,000 | 3,600,000 | - | 3 | 1,200,000 | 3,600,000 |
- | Chấm bài | bài |
| 70 | 11,000 | 770,000 |
| 65 | 11,000 | 715,000 |
| 65 | 11,000 | 715,000 |
| 65 | 11,000 | 715,000 |
1.3 | Chi phí phục vụ lớp học |
|
|
|
| 10,080,000 |
|
|
| 9,540,000 |
|
|
| 9,540,000 |
|
|
| 9,540,000 |
- | Văn phòng phẩm ( bút, bì nút) | bộ | 70 | - | 8,000 | 560,000 | 65 | - | 8,000 | 520,000 | 65 | - | 8,000 | 520,000 | 65 | - | 8,000 | 520,000 |
- | Giấy A0 | lớp |
| 40 | 8,000 | 320,000 |
| 40 | 8,000 | 320,000 |
| 40 | 8,000 | 320,000 |
| 40 | 8,000 | 320,000 |
- | Giấy A4 | lớp |
| 2 | 80,000 | 160,000 |
| 2 | 80,000 | 160,000 |
| 2 | 80,000 | 160,000 |
| 2 | 80,000 | 160,000 |
- | Bút lông viết bảng | lớp | - | 40 | 8,000 | 320,000 | - | 40 | 8,000 | 320,000 | - | 40 | 8,000 | 320,000 | - | 40 | 8,000 | 320,000 |
- | Bút lông dầu | lớp | - | 40 | 9,000 | 360,000 | - | 40 | 9,000 | 360,000 | - | 40 | 9,000 | 360,000 | - | 40 | 9,000 | 360,000 |
- | Kéo | lớp | - | 10 | 20,000 | 200,000 | - | 10 | 20,000 | 200,000 | - | 10 | 20,000 | 200,000 | - | 10 | 20,000 | 200,000 |
- | Keo giấy | lớp | - | 30 | 8,000 | 240,000 | - | 30 | 8,000 | 240,000 | - | 30 | 8,000 | 240,000 | - | 30 | 8,000 | 240,000 |
- | Hồ dán | lớp | - | 10 | 5,000 | 50,000 | - | 10 | 5,000 | 50,000 | - | 10 | 5,000 | 50,000 | - | 10 | 5,000 | 50,000 |
- | Pin Micro không dây | lớp | - | 20 | 20,000 | 400,000 | - | 20 | 20,000 | 400,000 | - | 20 | 20,000 | 400,000 | - | 20 | 20,000 | 400,000 |
- | Giấy màu | lớp | - | 30 | 5,000 | 150,000 | - | 30 | 5,000 | 150,000 | - | 30 | 5,000 | 150,000 | - | 30 | 5,000 | 150,000 |
- | Hộp màu | lớp | - | 20 | 8,000 | 160,000 | - | 20 | 8,000 | 160,000 | - | 20 | 8,000 | 160,000 | - | 20 | 8,000 | 160,000 |
- | Rửa tay sát khuẩn Handsep istant | lớp | - | 20 | 8,000 | 160,000 | - | 20 | 8,000 | 160,000 | - | 20 | 8,000 | 160,000 | - | 20 | 8,000 | 160,000 |
- | Tiền giải khát, nước uống học viên | Học viên | 70 | 3 | 20,000 | 4,200,000 | 65 | 3 | 20,000 | 3,900,000 | 65 | 3 | 20,000 | 3,900,000 | 65 | 3 | 20,000 | 3,900,000 |
- | Tài liệu | Học viên | 70 | - | 40,000 | 2,800,000 | 65 | - | 40,000 | 2,600,000 | 65 | - | 40,000 | 2,600,000 | 65 | - | 40,000 | 2,600,000 |
1.4 | Chi phí mời Giảng viên trường Đại học sư phạm, và công tác phí cho Sở GD&ĐT |
|
|
|
| 7,850,000 |
|
|
| 3,600,000 |
|
|
| 3,600,000 |
|
|
| 3,600,000 |
- | Tiền tàu xe cho giảng viên Trường Đại học sư phạm | lớp |
| 2 | 400,000 | 800,000 |
| 2 | 400,000 | 800,000 |
| 2 | 400,000 | 800,000 |
| 2 | 400,000 | 800,000 |
- | Tiền thuê phòng nghỉ cho giảng viên Trường Đại học sư phạm | lớp |
| 2 | 700,000 | 1,400,000 |
| 2 | 700,000 | 1,400,000 |
| 2 | 700,000 | 1,400,000 |
| 2 | 700,000 | 1,400,000 |
- | Khoán tiền nghỉ cho báo cáo viên cấp huyện về tỉnh và ngược lại | đêm | 2 | 2 | 300,000 | 1,200,000 | 2 | 2 | 300,000 | 1,200,000 | 2 | 2 | 300,000 | 1,200,000 | 2 | 2 | 300,000 | 1,200,000 |
- | Chi phụ cấp lưu trú cho báo cáo viên | ngày | 3 | 5 | 150,000 | 2,250,000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- | Chi phí tàu xe cho giảng viên của Bộ (tạm tính) | lượt |
| 2 | 1,000,000 | 2,000,000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- | Chi phí tàu xe cho báo cáo viên của Huyện (tạm tính) | lượt |
| 2 | 100,000 | 200,000 |
| 2 | 100,000 | 200,000 |
| 2 | 100,000 | 200,000 |
| 2 | 100,000 | 200,000 |
2 | Chi phí quản lý lớp (kiểm tra, sát hạch; phục vụ lớp học …) 5% tổng chi phí |
|
|
|
| 1,865,000 |
|
|
| 1,622,750 |
|
|
| 1,322,750 |
|
|
| 1,322,750 |
II | Kinh phí mua tài khoản học trực tuyến: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng cộng |
|
|
|
| - |
|
|
| 1,843,000,000 |
|
|
| 1,843,000,000 |
|
|
| 1,843,000,000 |
| Số cán bộ quản lý: | 326 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số giáo viên: | 3,360 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- | Tài khoản học trực tuyến cho CBQL và GV tham gia tập huấn (tính theo năm) | 3,686 |
|
|
|
| 3,686 |
| 500,000 | 1,843,000,000 | 3,686 |
| 500,000 | 1,843,000,000 | 3,686 |
| 500,000 | 1,843,000,000 |
III | Chế độ GV tham gia các lớp bồi dưỡng (công tác phí) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng cộng: (Tổng số cán bộ quản lý và giáo viên: 330) |
| 137,500,000 |
|
|
| 137,500,000 |
|
|
| 137,500,000 |
|
|
| 137,500,000 |
|
|
|
- | Tiền tàu xe cho cán bộ quản lý và giáo viên tham gia bồi dưỡng tại tỉnh | lớp | 110 | 2 | 100,000 | 22,000,000 | 110 | 2 | 100,000 | 22,000,000 | 110 | 2 | 100,000 | 22,000,000 | 110 | 2 | 100,000 | 22,000,000 |
- | Khoán phòng nghỉ cho cán bộ quản lý và giáo viên tham gia bồi dưỡng tại tỉnh | lớp | 110 | 2 | 300,000 | 66,000,000 | 110 | 2 | 300,000 | 66,000,000 | 110 | 2 | 300,000 | 66,000,000 | 110 | 2 | 300,000 | 66,000,000 |
- | Phụ cấp lưu trú cho cán bộ quản lý và giáo viên tham gia bồi dưỡng tại tỉnh | đêm | 110 | 3 | 150,000 | 49,500,000 | 110 | 3 | 150,000 | 49,500,000 | 110 | 3 | 150,000 | 49,500,000 | 110 | 3 | 150,000 | 49,500,000 |
| TỔNG CỘNG |
|
|
|
| 2,213,245,000 |
|
|
| 7,807,795,250 |
|
|
| 6,730,495,250 |
|
|
| 5,147,163,500 |
DỰ TOÁN CHI TIẾT KINH PHÍ BỒI DƯỠNG THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2020-2025, CẤP TRUNG HỌC
ĐVT: Đồng
STT | NỘI DUNG CHI | ĐVT | Năm 2020 | Năm 2021 | Năm 2022 | Năm 2023 | ||||||||||||||||
Định mức/ lớp | SL | Mức chi | Thành tiền | Định mức/lớp | SL | Mức chi | Thành tiền | Định mức/lớp | SL | Mức chi | Thành tiền | Định mức/lớp | SL | Mức chi | Thành tiền | Định mức/ lớp | SL | Mức chi | Thành tiền | |||
Số cán bộ quản lý: 317 người | 317 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
Số giáo viên: 3.134 người | 3,134 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
I | Tổng cộng kinh phí Tổ chức các lớp bồi dưỡng |
| 21 lớp của mô đun 1 | 691,135,200 | 43 lớp của mô đun 1 | 1,418,161,500 | 3 mô đun (2, 3, 4) | 6,822,443,250 | 3 mô đun (5, 6, 7) | 6,822,443,250 | 2 mô đun (8, 9) | 4,548,295,500 | ||||||||||
| Kinh phí cho tổng số lớp | Lớp |
| 21 |
| 691,135,200 | Lớp | 60 | 43 | 1,418,161,500 | Lớp | 55 | 71 | 2,274,147,750 | Lớp | 55 | 71 | 2,274,147,750 | Lớp | 55 | 71 | 2,274,147,750 |
| Kinh phí tổ chức/lớp |
|
|
|
| 32,911,200 |
|
|
| 32,980,500 |
|
|
| 32,030,250 |
|
|
| 32,030,250 |
|
|
| 32,030,250 |
1 | Kinh phí tổ chức |
|
|
|
| 31,344,000 |
|
|
| 31,410,000 |
|
|
| 30,505,000 |
|
|
| 30,505,000 |
|
|
| 30,505,000 |
1.1 | Chi phí thuê CSVC |
|
|
|
| 9,000,000 |
|
|
| 9,000,000 |
|
|
| 9,000,000 |
|
|
| 9,000,000 |
|
|
| 9,000,000 |
- | Chi phí thuê hội trường | ngày |
| 3 | 1,500,000 | 4,500,000 |
| 3 | 1,500,000 | 4,500,000 |
| 3 | 1,500,000 | 4,500,000 |
| 3 | 1,500,000 | 4,500,000 |
| 3 | 1,500,000 | 4,500,000 |
- | Chi thuê âm thanh, máy chiếu… | ngày |
| 3 | 1,500,000 | 4,500,000 |
| 3 | 1,500,000 | 4,500,000 |
| 3 | 1,500,000 | 4,500,000 |
| 3 | 1,500,000 | 4,500,000 |
| 3 | 1,500,000 | 4,500,000 |
1.2 | Chi phí giảng viên |
|
|
|
| 11,394,000 |
|
|
| 11,460,000 |
|
|
| 11,405,000 |
|
|
| 11,405,000 |
|
|
| 11,405,000 |
- | Thù lao báo cáo viên (giáo viên cốt cán của ngành giáo dục, 3 giáo viên/lớp-báo cáo viên cấp huyện) | ngày | 3 | 3 | 1,200,000 | 10,800,000 | 3 | 3 | 1,200,000 | 10,800,000 | 3 | 3 | 1,200,000 | 10,800,000 | 3 | 3 | 1,200,000 | 10,800,000 | 3 | 3 | 1,200,000 | 10,800,000 |
- | Chấm bài | bài |
| 54 | 11,000 | 594,000 |
| 60 | 11,000 | 660,000 |
| 55 | 11,000 | 605,000 |
| 55 | 11,000 | 605,000 |
| 55 | 11,000 | 605,000 |
1.3 | Chi phí phục vụ lớp học |
|
|
|
| 8,850,000 |
|
|
| 8,850,000 |
|
|
| 8,850,000 |
|
|
| 8,850,000 |
|
|
| 8,850,000 |
- | Văn phòng phẩm (bút bi, bì nút) | bộ |
| 58 | 8,000 | 464,000 | 58 |
- | 8,000 | 464,000 | 58 |
- | 8,000 | 464,000 | 58 |
- | 8,000 | 464,000 | 58 |
- | 8,000 | 464,000 |
- | Giấy A0 | lớp |
| 40 | 8,000 | 320,000 |
| 40 | 8,000 | 320,000 |
| 40 | 8,000 | 320,000 |
| 40 | 8,000 | 320,000 |
| 40 | 8,000 | 320,000 |
- | Giấy A4 | lớp |
| 5 | 80,000 | 400,000 |
| 5 | 80,000 | 400,000 |
| 5 | 80,000 | 400,000 |
| 5 | 80,000 | 400,000 |
| 5 | 80,000 | 400,000 |
- | Bút lông viết bảng | lớp | - | 10 | 8,000 | 80,000 | - | 10 | 8,000 | 80,000 | - | 10 | 8,000 | 80,000 | - | 10 | 8,000 | 80,000 | - | 10 | 8,000 | 80,000 |
- | Bút lông dầu | lớp | - | 10 | 9,000 | 90,000 | - | 10 | 9,000 | 90,000 | - | 10 | 9,000 | 90,000 | - | 10 | 9,000 | 90,000 | - | 10 | 9,000 | 90,000 |
- | Kéo | lớp | - | 8 | 20,000 | 160,000 | - | 8 | 20,000 | 160,000 | - | 8 | 20,000 | 160,000 | - | 8 | 20,000 | 160,000 | - | 8 | 20,000 | 160,000 |
- | Keo giấy | lớp | - | 10 | 8,000 | 80,000 | - | 10 | 8,000 | 80,000 | - | 10 | 8,000 | 80,000 | - | 10 | 8,000 | 80,000 | - | 10 | 8,000 | 80,000 |
- | Hồ dán | lớp | - | 10 | 5,000 | 50,000 | - | 10 | 5,000 | 50,000 | - | 10 | 5,000 | 50,000 | - | 10 | 5,000 | 50,000 | - | 10 | 5,000 | 50,000 |
- | Pin Micro không dây | lớp | - | 8 | 20,000 | 160,000 | - | 8 | 20,000 | 160,000 | - | 8 | 20,000 | 160,000 | - | 8 | 20,000 | 160,000 | - | 8 | 20,000 | 160,000 |
- | Giấy màu | lớp | - | 30 | 5,000 | 150,000 | - | 30 | 5,000 | 150,000 | - | 30 | 5,000 | 150,000 | - | 30 | 5,000 | 150,000 | - | 30 | 5,000 | 150,000 |
- | Giấy note | lớp | - | 20 | 8,000 | 160,000 | - | 20 | 8,000 | 160,000 | - | 20 | 8,000 | 160,000 | - | 20 | 8,000 | 160,000 | - | 20 | 8,000 | 160,000 |
- | Rửa tay sát khuẩn Handsep istant | chai | - | 6 | 120,000 | 720,000 | - | 6 | 120,000 | 720,000 | - | 6 | 120,000 | 720,000 | - | 6 | 120,000 | 720,000 | - | 6 | 120,000 | 720,000 |
- | Khăn giấy lau | hộp |
| 6 | 21,000 | 126,000 |
| 6 | 21,000 | 126,000 |
| 6 | 21,000 | 126,000 |
| 6 | 21,000 | 126,000 |
| 6 | 21,000 | 126,000 |
- | Ổ cắm điện | bộ |
| 1 | 90,000 | 90,000 |
| 1 | 90,000 | 90,000 |
| 1 | 90,000 | 90,000 |
| 1 | 90,000 | 90,000 |
| 1 | 90,000 | 90,000 |
- | Tiền giải khát, nước uống học viên | người | 58 | 3 | 20,000 | 3,480,000 | 58 | 3 | 20,000 | 3,480,000 | 58 | 3 | 20,000 | 3,480,000 | 58 | 3 | 20,000 | 3,480,000 | 58 | 3 | 20,000 | 3,480,000 |
- | Tài liệu | người | 58 | - | 40,000 | 2,320,000 | 58 | - | 40,000 | 2,320,000 | 58 | - | 40,000 | 2,320,000 | 58 |
- | 40,000 | 2,320,000 | 58 | - | 40,000 | 2,320,000 |
1.4 | Chi phí báo cáo viên và công tác phí cho cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo |
|
|
|
| 2,100,000 |
|
|
| 2,100,000 |
|
|
| 1,250,000 |
|
|
| 1,250,000 |
|
|
| 1,250,000 |
- | Tiền thuê phòng nghỉ 1 báo cáo viên | đêm | 2 | 2 | 200,000 | 800,000 | 2 | 2 | 200,000 | 800,000 | 2 | 1 | 300,000 | 600,000 | 2 | 1 | 300,000 | 600,000 | 2 | 1 | 300,000 | 600,000 |
- | Phụ cấp lưu trú cho 3 báo cáo viên | ngày | 3 | 2 | 150,000 | 900,000 | 3 | 2 | 150,000 | 900,000 | 3 | 1 | 150,000 | 450,000 | 3 | 1 | 150,000 | 450,000 | 3 | 1 | 150,000 | 450,000 |
- | Tiền tàu xe cho báo cáo viên | lượt | 2 | 2 | 100,000 | 400,000 | 2 | 2 | 100,000 | 400,000 | 2 | 1 | 100,000 | 200,000 | 2 | 1 | 100,000 | 200,000 | 2 | 1 | 100,000 | 200,000 |
2 | Chi phí quản lý lớp (kiểm tra, sát hạch; phục vụ lớp học …) 5% tổng chi phí |
|
|
|
| 1,567,200 |
|
|
| 1,570,500 |
|
|
| 1,525,250 |
|
|
| 1,525,250 |
|
|
| 1,525,250 |
II | Kinh phí mua tài khoản học trực tuyến |
|
|
|
|
|
- |
- |
- |
- | 3,451 |
| 500,000 | 1,725,500,000 | 3,451 |
| 500,000 | 1,725,500,000 | 3,451 |
| 500,000 | 1,725,500,000 |
III | Chế độ GV tham gia các lớp bồi dưỡng (công tác phí) |
|
|
|
|
|
|
|
| 360,000,000 |
|
|
| 9,633,750,000 |
|
|
| 9,633,750,000 |
|
|
| 6,422,500,000 |
| Chi cho 1 mô đun |
|
|
|
|
|
| 1 |
| 360,000,000 |
| 3 |
| 3,211,250,000 |
| 3 |
| 3,211,250,000 |
| 2 |
| 3,211,250,000 |
- | Tiền tàu xe đi, về cho CBQL, GV tập huấn tại thành phố |
|
|
|
|
| 288 | 2 | 100,000 | 57,600,000 | 2,569 | 2 | 100,000 | 513,800,000 | 2,569 | 2 | 100,000 | 513,800,000 | 2,569 | 2 | 100,000 | 513,800,000 |
- | Tiền thuê phòng nghỉ |
|
|
|
|
| 288 | 2 | 300,000 | 172,800,000 | 2,569 | 2 | 300,000 | 1,541,400,000 | 2,569 | 2 | 300,000 | 1,541,400,000 | 2,569 | 2 | 300,000 | 1,541,400,000 |
- | Phụ cấp lưu trú cho học viên tham gia tập huấn |
|
|
|
|
| 288 | 3 | 150,000 | 129,600,000 | 2,569 | 3 | 150,000 | 1,156,050,000 | 2,569 | 3 | 150,000 | 1,156,050,000 | 2,569 | 3 | 150,000 | 1,156,050,000 |
| TỔNG CỘNG |
|
|
|
| 691,135,200 |
|
|
| 1,778,161,500 |
|
|
| 18,181,693,250 |
|
|
| 18,181,693,250 |
|
|
| 12,696,295,500 |
ĐVT: Đồng
TT | Nội dung chi | Tổng kinh phí | Kinh phí dự kiến Cấp Tiểu học | Kinh phí dự kiến cấp THCS - THPT | ||||
Số lớp | Số Modun | Kinh Phí | Số lớp | Số Modun | Kinh Phí | |||
1 | Kinh phí năm 2020 | 2,904,380,200 | 53 | 1 | 2,213,245,000 | 21 | 1 | 691,135,200 |
- | Chi phí thuê CSVC | 666,000,000 |
|
| 477,000,000 |
|
| 189,000,000 |
- | Chi phí giảng viên | 788,884,000 |
|
| 549,610,000 |
|
| 239,274,000 |
- | Chi phí phục vụ lớp học | 720,090,000 |
|
| 534,240,000 |
|
| 185,850,000 |
- | Chi phí mời giảng viên trường đại học sư phạm và công tác phí | 460,150,000 |
|
| 416,050,000 |
|
| 44,100,000 |
- | Chi phí quản lý lớp | 131,756,200 |
|
| 98,845,000 |
|
| 32,911,200 |
- | Chi công tác phí học viên | 137,500,000 |
|
| 137,500,000 |
|
| - |
- | Chi mua tài khoản trực tuyến | - |
|
| - |
|
| - |
2 | Kinh phí năm 2021 | 27,767,650,000 | 57 | 3 | 7,807,795,250 | 114 | 3 | 19,959,854,750 |
- | Chi phí thuê CSVC | 3,843,000,000 |
|
| 1,539,000,000 |
|
| 2,304,000,000 |
- | Chi phí giảng viên | 4,685,910,000 |
|
| 1,763,865,000 |
|
| 2,922,045,000 |
- | Chi phí phục vụ lớp học | 3,896,940,000 |
|
| 1,631,340,000 |
|
| 2,265,600,000 |
- | Chi phí mời giảng viên trường đại học sư phạm và công tác phí | 972,150,000 |
|
| 615,600,000 |
|
| 356,550,000 |
- | Chi phí quản lý lớp | 669,900,000 |
|
| 277,490,250 |
|
| 392,409,750 |
- | Chi công tác phí học viên | 10,131,250,000 |
|
| 137,500,000 |
|
| 9,993,750,000 |
- | Chi mua tài khoản trực tuyến | 3,568,500,000 |
|
| 1,843,000,000 |
|
| 1,725,500,000 |
3 | Kinh phí năm 2022 | 24,912,188,500 | 57 | 3 | 6,730,495,250 | 71 | 3 | 18,181,693,250 |
- | Chi phí thuê CSVC | 3,456,000,000 |
|
| 1,539,000,000 |
|
| 1,917,000,000 |
- | Chi phí giảng viên | 3,167,130,000 |
|
| 737,865,000 |
|
| 2,429,265,000 |
- | Chi phí phục vụ lớp học | 3,516,390,000 |
|
| 1,631,340,000 |
|
| 1,885,050,000 |
- | Chi phí mời giảng viên trường đại học sư phạm và công tác phí | 881,850,000 |
|
| 615,600,000 |
|
| 266,250,000 |
- | Chi phí quản lý lớp | 551,068,500 |
|
| 226,190,250 |
|
| 324,878,250 |
- | Chi công tác phí học viên | 9,771,250,000 |
|
| 137,500,000 |
|
| 9,633,750,000 |
- | Chi mua tài khoản trực tuyến | 3,568,500,000 |
|
| 1,843,000,000 |
|
| 1,725,500,000 |
4 | Kinh phí năm 2023 | 17,843,459,000 | 57 | 2 | 5,147,163,500 | 71 | 2 | 12,696,295,500 |
- | Chi phí thuê CSVC | 2,304,000,000 |
|
| 1,026,000,000 |
|
| 1,278,000,000 |
- | Chi phí giảng viên | 2,111,420,000 |
|
| 491,910,000 |
|
| 1,619,510,000 |
- | Chi phí phục vụ lớp học | 2,344,260,000 |
|
| 1,087,560,000 |
|
| 1,256,700,000 |
- | Chi phí mời giảng viên trường đại học sư phạm và công tác phí | 587,900,000 |
|
| 410,400,000 |
|
| 177,500,000 |
- | Chi phí quản lý lớp | 367,379,000 |
|
| 150,793,500 |
|
| 216,585,500 |
- | Chi công tác phí học viên | 6,560,000,000 |
|
| 137,500,000 |
|
| 6,422,500,000 |
- | Chi mua tài khoản trực tuyến | 3,568,500,000 |
|
| 1,843,000,000 |
|
| 1,725,500,000 |
TỔNG CỘNG | 73,427,677,700 |
|
| 21,898,699,000 |
|
| 51,528,978,700 |
(1) Nguồn từ Nghị quyết số 56/2020/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025.
(2) Nguồn từ Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kon Tum đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 1296/QĐ-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
(3) Thông báo số 860-TB/TU ngày 04 tháng 4 năm 2019 kết luận của Ban Thương vụ Tỉnh ủy về việc sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
(4) Giai đoạn 2 (năm 2021-2025) giảm: 43 trường, cụ thể: giảm 4 trường mầm non, giảm 37 trường tiểu học, giảm 27 trường THCS, tăng 25 trường cấp 1,2. Giai đoạn 3 (năm 2025-2030) giảm: 15 trường, cụ thể: giảm 2 trường mầm non, giảm 13 trường tiểu học, giảm 11 trường THCS, tăng 11 trường cấp 1,2.
- 1 Quyết định 1378/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt đề án Bố trí, sắp xếp và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên ngành giáo dục tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020,
- 2 Quyết định 289/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt đề tài "Phát triển chương trình đào tạo giáo viên các bậc học Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở tỉnh Tuyên Quang đáp ứng yêu cầu xã hội"
- 3 Nghị quyết 11/2020/NQ-HĐND quy định về chính sách đầu tư, ưu tiên phát triển giáo dục mầm non, chính sách đối với trẻ em mầm non, giáo viên mầm non tại cơ sở giáo dục mầm non thuộc loại hình dân lập, tư thục liên quan đến khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 4 Kế hoạch 407/KH-UBND năm 2021 về phát triển giáo dục - đào tạo và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và kế hoạch tài chính 3 năm 2022-2024 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 5 Quyết định 396/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 tỉnh Ninh Thuận
- 6 Kế hoạch 238/KH-UBND năm 2021 thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU về phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021-2025
- 7 Kế hoạch 362/KH-UBND năm 2022 triển khai rà soát, sắp xếp, tổ chức lại mạng lưới trường, lớp học và đội ngũ giáo viên các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025