Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 18/2019/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2019

THÔNG TƯ

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CÁN BỘ QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 09 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ biên bản họp thẩm định ngày 25 tháng 10 năm 2018 của Hội đồng thẩm định Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 12 năm 2019. Thông tư này thay thế Thông tư số 26/2015/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý trường tiểu học và Thông tư số 27/2015/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, thủ trưởng các đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Các Sở Giáo dục và Đào tạo;
- Công báo;
- Trang thông tin điện tử của Chính phủ;
- Trang thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Lưu: VT, Vụ PC, Cục NGCBQLGD (10 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Hữu Độ

CHƯƠNG TRÌNH

BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CÁN BỘ QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2019/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. Mục đích

Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (GDPT) nhằm bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm đối với cán bộ quản lý cơ sở GDPT; là căn cứ để quản lý, chỉ đạo, tổ chức và biên soạn tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường của cán bộ quản lý cơ sở GDPT, đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, nâng cao mức độ đáp ứng của cán bộ quản lý cơ sở GDPT với yêu cầu phát triển GDPT và yêu cầu của chuẩn hiệu trưởng cơ sở GDPT.

II. Đối tượng bồi dưỡng

Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cơ sở GDPT áp dụng đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú (sau đây gọi chung là cơ sở GDPT).

III. Nội dung chương trình bồi dưỡng

Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cơ sở GDPT thuộc hình thức bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm, bao gồm:

1. Chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học đối với các cấp học của GDPT (gọi là Chương trình bồi dưỡng 01): Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về đường lối, chính sách phát triển GDPT; chương trình GDPT, nội dung các môn học, hoạt động giáo dục thuộc chương trình GDPT; kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ lãnh đạo, quản trị cơ sở GDPT.

2. Chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ phát triển GDPT theo từng thời kỳ của mỗi địa phương (gọi là Chương trình bồi dưỡng 02): Sở giáo dục và đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về phát triển GDPT của địa phương, thực hiện chương trình GDPT, chương trình giáo dục địa phương; phối hợp với các dự án để triển khai kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên (nếu có).

3. Chương trình bồi dưỡng phát triển năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường theo yêu cầu vị trí việc làm (gọi là Chương trình bồi dưỡng 03): Cán bộ quản lý cơ sở GDPT tự chọn các mô đun bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường theo yêu cầu vị trí việc làm. Số lượng mô đun tự chọn đảm bảo quy định về thời lượng bồi dưỡng tại Khoản 2 Mục IV của Chương trình này. Các mô đun bồi dưỡng cụ thể như sau:

Yêu cầu bồi dưỡng theo Chuẩn

Mã mô đun

Tên và nội dung chính của mô đun

Yêu cầu cần đạt

Thời lượng (tiết)

Lý thuyết

Thực hành

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

1. Phẩm chất nghề nghiệp

QLPT 01

Nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp trong quản trị nhà trường hiện nay

1. Phẩm chất nghề nghiệp; các quy định về đạo đức đối với cán bộ quản lý cơ sở GDPT.

2. Kế hoạch hành động và tổ chức thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống trong nhà trường.

3. Phát hiện, ngăn ngừa các biểu hiện vi phạm đạo đức của giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường.

- Nêu được các nội dung của phẩm chất nghề nghiệp; phân tích được các quy định về đạo đức nghề nghiệp trong bối cảnh hiện nay gắn với thực tiễn thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, quản trị nhà trường;

- Xây dựng được kế hoạch hành động của bản thân về rèn luyện đạo đức; xây dựng được các quy định về đạo đức nghề nghiệp và tổ chức, thực hiện hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống trong nhà trường;

- Hỗ trợ đồng nghiệp về rèn luyện đạo đức và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trường.

8

12

QLPT 02

Đổi mới quản trị nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục

1. Bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

2. Những vấn đề chung về quản trị nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

3. Quản trị nhà trường hướng tới phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

- Phân tích được những vấn đề chung và yêu cầu, nội dung cơ bản về quản trị nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục;

- Vận dụng được những yêu cầu, nội dung quản trị trong bối cảnh đổi mới giáo dục để quản trị nhà trường (hướng tới phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, lan tỏa tư tưởng đổi mới đến mọi thành viên trong nhà trường);

- Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về quản trị nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

8

12

QLPT 03

Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ quản lý cơ sở GDPT

1. Tầm quan trọng của việc phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ quản lý cơ sở GDPT.

2. Yêu cầu, nội dung và phương thức phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ quản lý cơ sở GDPT.

3. Lựa chọn nội dung ưu tiên và xây dựng kế hoạch phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ bản thân và cán bộ quản lý khác trong nhà trường.

- Xác định được các vấn đề về chuyên môn, nghiệp vụ cần phát triển của bản thân;

- Xây dựng và thực hiện hiệu quả kế hoạch phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục;

- Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân.

8

12

2. Quản trị nhà trường

QLPT 04

Tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường

1. Khái quát chung về kế hoạch phát triển nhà trường.

2. Nội dung, phương pháp và quy trình xây kế hoạch phát triển nhà trường.

3. Giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường.

- Phân tích được nội dung, phương pháp, quy trình xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường;

- Xây dựng và thực hiện hiệu quả kế hoạch phát triển nhà trường gắn với thực tiễn nhà trường và địa phương;

- Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường.

16

24

QLPT 05

Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường

1. Những vấn đề chung về quản trị hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường.

2. Công tác quản trị hoạt động dạy học, giáo dục (kế hoạch dạy học và giáo dục theo yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh,...) trong nhà trường.

3. Phân công, hướng dẫn, giám sát, đánh giá giáo viên, tổ chuyên môn thực hiện hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường.

- Xác định được các nội dung cơ bản về quản trị hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường;

- Tổ chức xây dựng và thực hiện hiệu quả kế hoạch dạy học và giáo dục trong nhà trường (dạy học các môn học, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, hoạt động trải nghiệm (đối với cấp tiểu học)/ trải nghiệm, hướng nghiệp (đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông), giáo dục hòa nhập, giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống, giảm thiểu rủi ro và ứng phó các tình huống khẩn cấp...);

- Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về quản trị hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường.

16

24

QLPT 06

Quản trị nhân sự trong nhà trường

1. Những vấn đề chung về nhân sự trong nhà trường.

2. Công tác quản trị nhân sự trong nhà trường.

3. Tạo động lực làm việc, phát triển năng lực nghề nghiệp cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường; quản lý, giải quyết bức xúc, vướng mắc, mâu thuẫn, xung đột trong nhà trường.

- Phân tích được các nội dung cơ bản về nhân sự và quản trị nhân sự trong nhà trường;

- Xây dựng được bộ công cụ quản lý nhân sự (nội quy, quy chế, phân công nhiệm vụ...); lập kế hoạch và triển khai hiệu quả việc tham mưu công tác tuyển dụng; thực hiện chế độ chính sách (sử dụng, đánh giá, sàng lọc, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật) đối với giáo viên, nhân viên nhà trường; tạo được động lực, cơ hội phát triển năng lực nghề nghiệp cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; kịp thời và giải quyết được các vấn đề bức xúc, vướng mắc và tình huống mâu thuẫn, xung đột trong nhà trường;

- Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về thực hiện quản trị nhân sự trong nhà trường.

16

24

QLPT 07

Quản trị tổ chức, hành chính trong nhà trường

1. Những vấn đề chung về tổ chức, hành chính trong nhà trường.

2. Công tác quản trị tổ chức, hành chính trong nhà trường.

3. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin đối với công tác quản trị tổ chức, hành chính trong nhà trường.

- Phân tích được đặc điểm tổ chức bộ máy, hoạt động hành chính (tham mưu/ban hành văn bản, hội họp, văn thư, lưu trữ,...); các quy định hiện hành về hoạt động văn thư, lưu trữ trong nhà trường; nội dung, quy trình tổ chức cuộc họp, sự kiện giáo dục; cơ chế phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường;

- Xây dựng được bộ công cụ quản lý tổ chức, hành chính (quy định, quy chế, quyết định,...) trong nhà trường; sắp xếp bộ máy đảm bảo phù hợp, tinh gọn; ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào hoạt động quản trị tổ chức, hành chính;

- Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về thực hiện quản trị tổ chức, hành chính trong nhà trường.

16

24

QLPT 08

Quản trị tài chính trong nhà trường

1. Những vấn đề chung về quản trị tài chính trong nhà trường.

2. Quản trị tài chính nhà trường theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình.

3. Sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính và huy động các nguồn tài chính hợp pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

- Phân tích được hoạt động quản trị tài chính trong nhà trường (quy chế chi tiêu nội bộ; lập dự toán ngân sách; quản lý thu, chi; báo cáo tài chính; kiểm tra tài chính; công khai tài chính...) và quản trị tài chính theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình gắn với thực tiễn nhà trường và địa phương;

- Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch quản trị tài chính nhà trường theo đúng quy định, hiệu quả; huy động tốt các nguồn lực phục vụ nâng cao kết quả dạy học, giáo dục học sinh;

- Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về quản trị tài chính nhà trường theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình.

16

24

QLPT 09

Quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh của nhà trường

1. Những vấn đề chung về quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh của nhà trường.

2. Nội dung, biện pháp quản trị hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh.

3. Huy động các nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

- Phân tích được các quy định về quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh gắn với thực tiễn nhà trường và địa phương;

- Vận dụng được các biện pháp để xây dựng triển khai kế hoạch, huy động các nguồn lực tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh đúng quy định, hiệu quả;

- Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh.

16

24

QLPT 10

Quản trị chất lượng giáo dục trong nhà trường

1. Những vấn đề chung về quản trị chất lượng giáo dục trong nhà trường.

2. Các hoạt động quản trị chất lượng giáo dục trong nhà trường.

3. Quản trị chất lượng giáo dục hướng tới phát triển chất lượng bền vững đối với nhà trường.

- Phân tích được các quy định hiện hành về quản trị chất lượng giáo dục trong nhà trường; các hoạt động quản trị chất lượng giáo dục gắn với thực tiễn nhà trường và địa phương;

- Tổ chức xây dựng, vận hành hiệu quả hệ thống quản trị chất lượng giáo dục và đề xuất kế hoạch cải tiến chất lượng, phát triển chất lượng bền vững đối với nhà trường;

- Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về quản trị chất lượng giáo dục trong nhà trường.

16

24

3. Xây dựng môi trường giáo dục

QLPT 11

Xây dựng văn hóa nhà trường

1. Khái quát chung về văn hóa nhà trường.

2. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện trong nhà trường.

3. Kế hoạch hành động, truyền thông về văn hóa nhà trường.

- Phân tích được mục đích, nội dung, yêu cầu về xây dựng văn hóa nhà trường gắn với thực tiễn nhà trường và địa phương;

- Xây dựng và thực hiện được kế hoạch xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện (xây dựng hành động, thói quen, hành vi; môi trường cảm xúc, chia sẻ vai trò của mọi thành viên; hình thành và củng cố văn hóa nhà trường) và truyền thông, quảng bá hiệu quả hệ thống giá trị cốt lõi của nhà trường;

- Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về xây dựng văn hóa nhà trường.

8

12

QLPT 12

Thực hiện dân chủ cơ sở trong nhà trường

1. Khái quát chung về thực hiện dân chủ trong nhà trường.

2. Nguyên tắc, nội dung, hình thức thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường.

3. Xây dựng, tổ chức thực hiện quy chế dân chủ và tạo lập môi trường dân chủ trong nhà trường.

- Phân tích được các nội dung cơ bản về dân chủ trong nhà trường; nguyên tắc, nội dung, hình thức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở gắn với thực tiễn nhà trường và địa phương;

- Xây dựng, tổ chức thực hiện được quy chế dân chủ và tạo lập được môi trường dân chủ trong nhà trường;

- Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường.

8

12

QLPT 13

Xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường

1. Quy định chung về xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường.

2. Các nguy cơ tiềm ẩn về tình trạng mất an toàn và bạo lực học đường.

3. Xây dựng kế hoạch hành động, truyền thông về trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường.

- Phân tích được quy định chung về xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường; các nguy cơ tiềm ẩn về tình trạng mất an toàn, bạo lực học đường; mục tiêu, nội dung, yêu cầu về xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường gắn với thực tiễn nhà trường và địa phương;

- Xây dựng, tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch hành động và truyền thông về trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường;

- Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường.

16

24

4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội

QLPT 14

Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh

1. Khái quát về phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong hoạt động dạy học cho học sinh.

2. Các nội dung phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong hoạt động dạy học để nâng cao kết quả học tập của học sinh.

3. Xây dựng kế hoạch hành động về phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong thực hiện hoạt động dạy học để nâng cao kết quả học tập của học sinh.

- Phân tích được mục đích, nội dung, phương pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong thực hiện hoạt động dạy học gắn với thực tiễn nhà trường và địa phương;

- Xây dựng và tổ chức thực hiện được kế hoạch hành động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong thực hiện hoạt động dạy học để nâng cao kết quả học tập của học sinh;

- Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong thực hiện hoạt động dạy học để nâng cao kết quả học tập của học sinh.

8

12

QLPT 15

Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh

1. Khái quát về phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

2. Các nội dung phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh để nâng cao kết quả giáo dục học sinh.

3. Xây dựng kế hoạch hành động về phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

- Phân tích được mục đích, nội dung, phương pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã trong thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh gắn với thực tiễn nhà trường và địa phương;

- Xây dựng và tổ chức thực hiện được kế hoạch hành động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh để nâng cao kết quả giáo dục học sinh;

- Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

8

12

QLPT 16

Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong huy động và sử dụng nguồn lực phát triển nhà trường

1. Khái quát về phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường.

2. Các nội dung phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực để phát triển nhà trường.

3. Xây dựng kế hoạch hành động về phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường.

- Phân tích được mục đích, nội dung, phương pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong huy động và sử dụng nguồn lực phát triển nhà trường gắn với thực tiễn nhà trường và địa phương;

- Xây dựng và tổ chức thực hiện được kế hoạch hành động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực phát triển nhà trường;

- Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong huy động và sử dụng nguồn lực phát triển nhà trường.

8

12

5. Sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin

QLPT 17

Xây dựng môi trường sử dụng ngoại ngữ trong nhà trường

1. Yêu cầu sử dụng ngoại ngữ trong nhà trường.

2. Xây dựng kế hoạch phát triển năng lực sử dụng ngoại ngữ trong nhà trường.

3. Tạo lập môi trường phát triển năng lực ngoại ngữ trong nhà trường.

- Phân tích được các yêu cầu xây dựng môi trường sử dụng ngoại ngữ gắn với thực tiễn nhà trường, địa phương và tìm ra những nhân tố tích cực trong nhà trường về phát triển năng lực sử dụng ngoại ngữ;

- Xây dựng và tổ chức thực hiện được kế hoạch phát triển năng lực sử dụng ngoại ngữ trong nhà trường; tạo lập được môi trường phát triển năng lực ngoại ngữ trong nhà trường;

- Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về xây dựng môi trường sử dụng ngoại ngữ trong nhà trường.

8

12

QLPT 18

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhà trường

1. Vai trò, tầm quan trọng và xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhà trường.

2. Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong quản trị nhà trường.

3. Tạo lập môi trường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhà trường.

- Phân tích được vai trò, tầm quan trọng và xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhà trường;

- Xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhà trường; tạo lập được môi trường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhà trường;

- Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp để tạo lập môi trường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhà trường.

16

24

IV. Hướng dẫn thực hiện Chương trình

1. Việc thực hiện Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cơ sở GDPT gồm 03 chương trình bồi dưỡng được quy định tại mục III của Chương trình này.

2. Thời lượng bồi dưỡng

a) Mỗi cán bộ quản lý cơ sở GDPT thực hiện Chương trình bồi dưỡng thường xuyên đảm bảo thời lượng cụ thể như sau:

- Chương trình bồi dưỡng 01: Khoảng 1 tuần/năm học (khoảng 40 tiết/năm học);

- Chương trình bồi dưỡng 02: Khoảng 1 tuần/năm học (khoảng 40 tiết/năm học);

- Chương trình bồi dưỡng 03: 1 tuần/năm học (40 tiết/năm học);

b) Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, kế hoạch giáo dục của địa phương trong từng năm học, các cấp quản lý giáo dục có thể thay đổi thời lượng chương trình bồi dưỡng 01 và Chương trình bồi dưỡng 02 phù hợp nhưng không thay đổi thời lượng Chương trình bồi dưỡng 03 của mỗi cán bộ quản lý cơ sở GDPT (đảm bảo thời lượng 120 tiết/năm học);

c) Căn cứ nội dung Chương trình bồi dưỡng 03, cán bộ quản lý cơ sở GDPT tự chọn các mô đun cần bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu cá nhân trong từng năm học, đảm bảo thời lượng theo quy định.

3. Việc triển khai thực hiện Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cơ sở GDPT được thực hiện hàng năm theo Quy chế bồi dưỡng thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành./.