THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 716/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 14 tháng 06 năm 2012 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Triển khai thí điểm giải pháp hỗ trợ hộ nghèo nâng cao điều kiện an toàn chỗ ở, ứng phó với lũ, lụt vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung để rút kinh nghiệm trước khi triển khai trên diện rộng.
2. Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp để xây dựng được chòi phòng tránh lũ, lụt có sàn sử dụng cao hơn mức ngập lụt từ 1,5 - 3,6 m tại vị trí xây dựng, diện tích xây dựng sàn vượt lũ tối thiểu 10 m2; các kết cấu chính như móng, khung, sàn tương đương kết cấu của gian nhà ở xây dựng kiên cố; giá thành xây dựng tối thiểu 30 triệu đồng/chòi phòng tránh lũ, lụt.
3. Huy động từ nhiều nguồn vốn để thực hiện, kết hợp giữa Trung ương, địa phương và nhân nhân cùng làm; thực hiện lồng ghép các nguồn vốn thuộc các chương trình, mục tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
4. Hỗ trợ trực tiếp đến hộ gia đình thuộc diện đối tượng quy định.
5. Đảm bảo công khai, công bằng và minh bạch trên cơ sở pháp luật và chính sách của Nhà nước; phù hợp với điều kiện thực tiễn, gắn với quy hoạch phát triển nông thôn mới của địa phương.
1. Hộ gia đình được hỗ trợ theo quy định của Quyết định này phải có đủ các điều kiện sau:
a) Là hộ nghèo theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 và là hộ độc lập có thời gian tối thiểu 01 năm tính từ thời điểm tách hộ đến khi Quyết định này có hiệu lực thi hành, được cấp có thẩm quyền công nhận; bao gồm những hộ đã có nhà ở và những hộ thuộc diện được hỗ trợ theo các chương trình, chính sách hỗ trợ nhà ở khác của Nhà nước, địa phương và các tổ chức, đoàn thể.
b) Chưa có nhà ở kiên cố có sàn sử dụng cao hơn mức ngập lụt từ 1,5 - 3,6 m tính từ nền nhà (Những hộ cư trú tại những nơi có mức ngập sâu >3,6 m tính tại vị trí xây dựng nhà ở thì thực hiện di dời đến nơi an toàn theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến 2015).
a) Hộ gia đình có công với cách mạng;
b) Hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số;
c) Hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật…);
d) Hộ gia đình đang sinh sống trong thôn, bản đặc biệt khó khăn;
đ) Các hộ gia đình còn lại.
Điều 4. Mức hỗ trợ, mức vay và phương thức cho vay
1. Mức hỗ trợ
Đối với những hộ thuộc diện đối tượng theo quy định của Quyết định này được ngân sách trung ương hỗ trợ 10 triệu đồng/hộ để thực hiện.
2. Mức vay và phương thức cho vay
Đối với những hộ thuộc diện đối tượng theo quy định của Quyết định này, nếu có nhu cầu, được vay với mức tối đa 10 triệu đồng/hộ để thực hiện.
Lãi suất vay 3%/năm. Thời hạn vay 10 năm, trong đó thời gian ân hạn là 5 năm, thời gian trả nợ là 5 năm bắt đầu từ năm thứ 6, mức trả nợ mỗi năm tối thiểu là 20% tổng số vốn đã vay.
b) Phương thức cho vay: Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện phương thức ủy thác cho vay từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội hoặc trực tiếp cho vay. Đối với phương thức cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội, việc quản lý vốn bằng tiền, ghi chép kế toán và tổ chức giải ngân đến người vay do Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện.
3. Đóng góp của hộ gia đình và huy động các nguồn vốn khác từ cộng đồng để thực hiện với mức tối thiểu 10 triệu đồng/hộ.
Điều 5. Nguồn vốn và số vốn thực hiện
1. Vốn ngân sách trung ương hỗ trợ các hộ gia đình thuộc diện đối tượng xây dựng thí điểm chòi phòng tránh lũ, lụt theo quy định tại Quyết định này là 7 tỷ đồng (mỗi tỉnh 1 tỷ đồng).
2. Ngân hàng Chính sách xã hội bảo đảm kinh phí cho các hộ gia đình thuộc diện đối tượng xây dựng thí điểm chòi phòng tránh lũ, lụt theo quy định tại Quyết định này là 7 tỷ đồng (mỗi tỉnh 1 tỷ đồng). Nguồn vốn cho vay do ngân sách trung ương cấp 50% trên tổng số vốn vay cho Ngân hàng Chính sách xã hội, 50% còn lại do Ngân hàng Chính sách xã hội huy động. Ngân sách trung ương cấp bù chênh lệch lãi suất cho Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định.
3. Các hộ gia đình huy động bổ sung vốn để xây dựng thí điểm chòi phòng tránh lũ, lụt đảm bảo diện tích và chất lượng quy định với mức tối thiểu 10 triệu đồng/hộ (tổng số vốn huy động bổ sung không thấp hơn 7 tỷ đồng) từ các nguồn sau:
a) Vốn tham gia đóng góp của hộ gia đình và huy động từ cộng đồng, dòng họ;
b) Vốn vận động từ “Quỹ vì người nghèo” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp vận động hỗ trợ cho các đối tượng là hộ nghèo và từ các doanh nghiệp do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam huy động;
c) Vốn huy động từ việc vận động, tiếp nhận các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra theo Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ (Quỹ cứu trợ).
1. Lựa chọn và phê duyệt danh sách hỗ trợ
a) Ủy ban nhân dân xã lựa chọn và lập danh sách các hộ được hỗ trợ, trình Ủy ban nhân dân huyện;
b) Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt danh sách các hộ được hỗ trợ, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Cấp vốn hỗ trợ
a) Căn cứ số vốn được phân bổ từ ngân sách trung ương và các nguồn vốn huy động khác, Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ cho cấp huyện.
b) Căn cứ số vốn được Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ, Ủy ban nhân dân huyện phân bổ vốn cho cấp xã, đồng thời thông báo danh sách các hộ gia đình thuộc đối tượng đã được phê duyệt cho Ngân hàng Chính sách xã hội cùng cấp để thực hiện cho vay.
Việc quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn hỗ trợ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Thực hiện xây dựng
Ủy ban nhân dân xã hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các hộ gia đình xây dựng chòi phòng tránh lũ, lụt đảm bảo yêu cầu diện tích và chất lượng theo quy định của Quyết định này và vận động các hộ gia đình tự xây dựng. Đối với hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật…) không thể tự xây dựng được thì Ủy ban nhân dân xã phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của địa phương tổ chức hỗ trợ xây dựng cho các đối tượng này.
1. Từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2012: Thực hiện thiết kế mẫu chòi phòng tránh lũ, lụt; lựa chọn xã để triển khai thí điểm; lựa chọn và phê duyệt danh sách hộ nghèo để hỗ trợ thí điểm.
2. Từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 3 năm 2013: Triển khai thực hiện thí điểm.
3. Từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2013: Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm; báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả triển khai thí điểm và đề xuất giải pháp triển khai trên diện rộng.
1. Đối với các Bộ, ngành trung ương:
a) Bộ Xây dựng:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Chính sách xã hội và các Bộ, ngành liên quan khác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện theo đúng mục tiêu và yêu cầu;
- Tổ chức rút kinh nghiệm, tổng hợp kết quả, đánh giá hiệu quả việc triển khai thí điểm, đồng thời đề xuất giải pháp để triển khai trên diện rộng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
- Bố trí kinh phí cho công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, tổng kết, đánh giá việc triển khai thí điểm từ nguồn chi thường xuyên được giao hàng năm cho Bộ Xây dựng.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính bố trí vốn ngân sách trung ương năm 2012 cho các địa phương thực hiện theo quy định của Quyết định này;
c) Bộ Tài chính:
- Bố trí vốn từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2012 cho các địa phương và bố trí vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay theo quy định của Quyết định này;
- Hướng dẫn các địa phương lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn hỗ trợ và sử dụng kinh phí quản lý việc triển khai thí điểm.
d) Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện xây dựng kế hoạch tín dụng, kế hoạch huy động vốn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; thực hiện cho vay, thu hồi nợ vay theo quy định tại Quyết định này và thực hiện xử lý nợ rủi ro theo quy định hiện hành.
2. Đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh:
a) Chịu trách nhiệm về tổ chức triển khai thực hiện thí điểm trên địa bàn.
b) Chỉ đạo việc lựa chọn và phê duyệt các xã bị ảnh hưởng nặng bởi lũ, lụt để triển khai thí điểm; chỉ đạo việc lựa chọn và lập danh sách các hộ thuộc diện đối tượng; chỉ đạo các Sở Xây dựng thiết kế một số mẫu chòi phòng tránh lũ, lụt để người dân lựa chọn; chỉ đạo việc lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn hỗ trợ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính; chỉ đạo việc lập và phê duyệt danh sách hộ gia đình có nhu cầu vay vốn để xây dựng chòi phòng tránh lũ, lụt theo quy định của Quyết định này.
Ngoài nguồn vốn và số vốn quy định tại
c) Giao việc tổ chức triển khai thí điểm cho Ban chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở của tỉnh và các cấp huyện, xã được lựa chọn triển khai thực hiện thí điểm; giao Sở Xây dựng là cơ quan thường trực chỉ đạo thực hiện việc triển khai thí điểm.
d) Bố trí kinh phí quản lý việc triển khai thí điểm từ ngân sách địa phương với mức tối đa không quá 0,5% tổng kinh phí Trung ương hỗ trợ và vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện theo quy định.
đ) Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện; không để xảy ra thất thoát, tiêu cực; đảm bảo các hộ gia đình thuộc diện đối tượng có chòi phòng tránh lũ, lụt sau khi được hỗ trợ theo quy định của Quyết định này.
e) Định kỳ hàng tháng có báo cáo kết quả thực hiện việc triển khai thí điểm trên địa bàn gửi Bộ Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
g) Tổ chức các ngành, các cấp trong tỉnh tham quan, học tập, rút kinh nghiệm để triển khai trên diện rộng.
3. Đối với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh:
a) Có trách nhiệm chỉ đạo các cấp bộ Đoàn tuyên truyền, phổ biến chính sách; tham gia vận động các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng ủng hộ bằng tiền, vật liệu xây dựng hoặc ngày công lao động để giúp đỡ các hộ nghèo xây dựng chòi phòng tránh lũ, lụt.
b) Chỉ đạo tổ chức Đoàn Thanh niên các địa phương trong Chương trình triển khai thí điểm có trách nhiệm tham gia xây dựng chòi phòng tránh lũ, lụt cho các hộ gia đình; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức xây dựng chòi phòng tránh lũ, lụt cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật …).
Điều 9. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên và Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | THỦ TƯỚNG |
- 1 Hướng dẫn 2437/NHCS-TDNN thực hiện cho vay hộ nghèo xây dựng chòi phòng tránh lũ, lụt theo Quyết định 716/QĐ-TTg do Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành
- 2 Quyết định 09/2011/QĐ-TTg về chuẩn hộ nghèo, cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Nghị định 64/2008/NĐ-CP về việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo
- 4 Quyết định 193/2006/QĐ-TTg phê duyệt chương trình bố trí dân cư các vùng: thiên tai,đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Luật Tổ chức Chính phủ 2001