BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 72/2005/QĐ-BGTVT | Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2005 |
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ SÁT HẠCH, CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 4352/2001/QĐ-BGTVT ngày 18 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giao thông công chính và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| BỘ TRƯỞNG |
QUẢN LÝ SÁT HẠCH, CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ
(Ban hành kàm theo Quyết định số 72/2005/QĐ-BGTVT ngày 28 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Quy chế này quy định về quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ (viết tắt là SHCGPLX).
1. Quy chế này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, sát hạch, cấp và sử dụng giấy phép lái xe cơ giới đường bộ (viết tắt là GPLX).
2. Quy chế này không áp dụng đối với quản lý sát hạch, cấp GPLX của ngành công an, quân đội làm nhiệm vụ an ninh, quốc phòng.
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đấy được hiểu như sau:
1. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) là các loại xe di chuyển trên đường bộ bằng sức kéo của động cơ do người điều khiển bao gồm:
a. Mô tô hai (2) hoặc ba (3) bánh, xe máy, xích lô máy, xe lam ba (3) bánh;
b. Ôtô các loại gồm ôtô con, ôtô tải, ôtô khách, ôtô chuyên dùng, ôtô kéo sơ mi rơ moóc;
c. Máy kéo bánh lốp và các loại ôtô cần cẩu bánh lốp tự hành trên đường bộ.
2. Giấp phép lái xe là chứng chỉ cấp cho người điều khiển xe cơ giới (người lái xe) để được phép lái một hoặc một số loại xe cơ giới.
3. Thời gian hành nghề lái xe là thời gian người có GPLX đã lái loại xe ghi trong GPLX.
4. Lái xe chuyên nghiệp là người lái xe sinh sống bằng nghề lái xe.
5. Lái xe không chuyên nghiệp là người lái xe không sinh sống bằng nghề lái xe.
Điều 4. Phân hạng giấy phép lái xe
1. Hạng A1 cấp cho người láu xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3.
2. Hạng A2 cấp cho người lái xe theo đối tượng được Thủ tướng Chính phủ quy định để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho GPLX hạng A1.
3. Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, bao gồm cả xe lam ba bánh, xích lô máy và các loại xe quy định cho GPLX hạng A1.
4. Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo có trọng tải đến 1.000 KG.
5. Hạng B1 cấp cho người lái xe không chuyên nghiệp để điều khiển các loại xe sau đây:
a. Ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái;
b. Ôtô tải, kể cả ôtô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 KG;
c. Máy kéo kéo một (1) rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 KG;
6. Hạng B2 cấp cho người lái xe chuyên nghiệp để điều khiển các loại xe sau đây:
a. Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1;
b. Ôtô cần cẩu bánh lốp có sức nâng thiết kế dưới 3.500 KG;
7. Hạng C cấp cho người lái xe chuyên nghiệp để điều khiển các loại xe sau đây:
a. Ôtô tải, kể cả ôtô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 KG trở lên;
b. Đầu kéo, máy kéo kéo một rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 KG trở lên;
c. Ôtô cần cẩu bánh lốp có sức nâng thiết kế từ 3.500 KG trở lên;
d. Các loại xe quy định cho GPLX hạng B1, B2.
8. Hạng D cấp cho người lái xe chuyên nghiệp để điều khiển các loại xe sau đây:
a. Ôtô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái;
b. Các loại xe quy định cho GPLX hạng B1, B2 và C.
9. Hạng E cấp cho người lái xe chuyên nghiệp để điều khiển các loại xe sau đây:
a. Ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái;
b. Các loại xe quy định cho GPLX hạng B1, B2, C và D.
10. Hạng F cấp cho người đã có GPLX các hạng B1, B2, C, D và E để điều khiển các loại xe tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 KG, được quy định cụ thể như sau:
a. Hạng FB2 cấp cho người lái xe ôtô được quy định tại GPLX hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho GPLX hạng B1 và B2;
b. Hạng FC cấp cho người lái xe ôtô được quy định tại GPLX hạng C có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho GPLX hạng B1, B2, C và hạng FB2;
c. Hạng FD cấp cho người lái xe ôtô được quy định tại GPLX hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho GPLX hạng B1, B2, C, FB2 và hạng FC;
d. Hạng FE cấp cho người lái xe ôtô được quy định tại GPLX hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho GPLX hạng B1, B2, C, FB2, FC và hạng FD;
11. Người có GPLX các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 KG.
12. Giấy phép lái xe cấp cho người điều khiển các loại xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ có quy định riêng.
Điều 5. Thời hạn của giấy phép lái xe
1. Hạng A1, A2, A3: Không thời hạn.
2. Hạng B1: Có thời hạn 5 năm, kể từ ngày cấp.
3. Hạng A4, B2, C, D, E và các loại hạng F: Có thời hạn 3 năm, kể từ ngày cấp.
Điều 6. Nội dung và quy trình sát hạch lái xe
1. Việc sát hạch để cấp GPLX ôtô phải được thực hiện tại các Trung tâm sát hạch lái xe (sau đây gọi là Trung tâm sát hạch).
2. Nội dung sát hạch cấp GPLX theo quy định tạo phần 2 Tiêu chuẩn ngành số 22 TCN 286-01 ban hành kèm theo Quyết định số 4392/2001/QĐ-BGTVT ngày 20/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
3. Việc tổ chức sát hạch lái xe được thực hiện theo quy trình:
a. Sát hạch lý thuyết;
b. Sát hạch thực hành lái xe trong hình;
c. Sát hạch thực hành lái xe trên đường giao thông công cộng.
4. Cục Đường bộ Việt Nam hướng dẫn cụ thể nội dung, quy trình sát hạch lái xe và tổ chức thực hiện thống nhất trong toàn quốc.
Điều 7. Trung tâm sát hạch cấp Giấy phép lái xe
1. Trung tâm sát hạch lái xe được xây dựng theo tiêu chuẩn quy định phù hợp với quy hoạch và phân loại như sau:
a. Trung tâm sát hạch loại 1: Sát hạch cấp GPLX tất cả các hạng;
b. Trung tâm sát hạch loại 2: Sát hạch cấp GPLX đến hạng C;
c. Trung tâm sát hạch loại 3: Sát hạch cấp GPLX các hạng từ A1 đến A4.
2. Cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, tổ chức kiểm tra xác nhận Trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động.
3. Trách nhiệm của Trung tâm sát hạch:
a. Bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện và trang thiết bị kiểm tra chấm điểm theo quy định để thực hiện các kỳ sát hạch đạt kết quả chính xác, khách quan;
b. Phối hợp và tạo mọi điều kiện để các cơ sở đào tạo lái xe đưa học viên đến ôn luyện và các Hội đồng sát hạch tổ chức sát hạch đúng kế hoạch, thuận tiện;
c. Xây dựng kế hoạch thu, chi hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;
d. Thực hiện các dịch vụ phục vụ cho hoạt động của Trung tâm sát hạch;
đ. Bảo đảm an toàn cho các kỳ sát hạch lái xe;
e. Lưu giữ hồ sơ sát hạch theo quy định.
4. Trung tâm sát hạch được nối mạng thông tin quản lý với các cơ quan quản lý sát hạch và các cơ sở đào tạo lái xe.
Điều 8. Điều kiện để được sát hạch lái xe
1. Đối với người dự sát hạch lái xe lần đầu:
a. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận;
b. Có tuổi đời và đủ sức khỏe theo quy định tại Điều 55 của Luật Giao thông đường bộ;
c. Đã tốt nghiệp khóa đào tạo lái xe tại cơ sở đào tạo lái xe (đối với sát hạch lái xe ôtô) theo chương trình quy định;
d. Nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 9 Quy chế này.
2. Đối với người dự sát hạch nâng hạng GPLX:
a. Người dự sát hạch nâng hạng GPLX ngoài các điều kiện quy định tại Khoản 1 điều này còn phải có thời gian hành nghề và số kilômét (Km) lái xe an toàn theo GPLX hiện có như sau:
- Đối với người dự sát hạch nâng hạng GPLX từ hạng B1 lên hạng B2 phải có thời gian đủ một năm và 12.000 Km lái xe an toàn;
- Đối với người dự sát hạch nâng hạng GPLX kế tiếp từ hạng B2 lên hạng C; hạng C lên hạng D; hạng D lên hạng E và từ các hạng GPLX lên hạng F tương ứng phải có thời gian đủ một năm và phải có 25.000 Km lái xe an toàn;
- Đối với người dự sát hạch nâng hạng GPLX vượt một hạng (từ hạng B2 lên hạng D; hạng C lên hạng E) phải có thời gian đủ 2 năm và phải có 50.000 Km lái xe an toàn.
b. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị xác nhận thời gian hành nghề và số kilômét lái xe an toàn cho người lái xe và chịu trách nhiệm về sự xác nhận của mình. Trường hợp người lái xe chính là chủ xe hoặc xe của hộ gia đình thì có bản cam kết bảo đảm đủ thời gian hành nghề và số kilômét lái xe an toàn. Riêng GPLX hạng B1 xin bổ túc lên hạng B2 do người lái xe tự khai và chịu trách nhiệm, không phải xin xác nhận thời gian hành nghề và số kilômét lái xe an toàn.
3. Đối với thí sinh vắng mặt hoặc trượt tại kỳ sát hạch trước, ngoài điều kiện theo quy định như trên phải có biên bản xác nhận của Hội đồng sát hạch hoặc Tổ sát hạch kỳ trước. Thí sinh sát hạch lại được quyền bảo lưu một lần đối với nội dung sát hạch lý thuyết đã đạt yêu cầu.
Điều 9. Hồ sơ sát hạch cấp GPLX
1. Sát hạch lần đầu:
a. Đơn đề nghị sát hạch cấp GPLX;
b. Bản sao Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu;
c. Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;
d. Chứng chỉ tốt nghiệp khóa đào tạo hoặc bổ túc nâng hạng GPLX từ GPLX các hạng A1, A2;
đ. Xác nhận về thời gian và kilômét lái xe an toàn đối với sạt hạch nâng hạng GPLX.
2. Sát hạch lại:
Ngoài hồ sơ quy định tại Khoản 1 điều này, cần bổ sung:
a. Biên bản xác nhận kết quả kỳ sát hạch trước đó đối với trường hợp sát hạch không đạt;
b. GPLX bị đánh dấu hai lần đối với trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ;
c. Quyết định xử phạt vi phạm đối với trường hợp GPLX bị đánh dấu ba lần do vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
Ban quản lý sát hạch có các nhiệm vụ sau đây:
1. Đối với kỳ sát hạch lái xe hạng A1, A2:
a. Tiếp nhận danh sách học viên đề nghị sát hạch;
b. Rà soát danh sách thí sinh dự sát hạch theo quy định tại Điều 8 của Quy chế này;
c. Trình Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở GTVT, GTCC duyệt và ra quyết định tổ chức kỳ sát hạch; thành lập Tổ sát hạch.
2. Đối với kỳ sát hạch lái xe các hạng A3, A4, B1, B2, C, D, E và F:
a. Tiếp nhận báo cáo danh sách học viên, dự kiến lịch sát hạch và thông báo cho cơ sở đào tạo;
b. Rà soát danh sách thì sinh dự sát hạch theo quy định tại Điều 8 của Quy chế này;
c. Trình Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở GTVT, GTCC duyệt và ra quyết định tổ chức kỳ sát hạch; thành lập Hội đồng sát hạch và Tổ sát hạch.
1. Hội đồng sát hạch do Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở GTVT, GTCC thành lập.
Hội đồng làm việc phải có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự, quyết định theo đa số; trường hợp các thành viên trong Hội đồng có ý kiến ngang nhau thì thực hiện theo kết luận của Chủ tịch Hội đồng. Kết thúc kỳ sát hạch Hội đồng sát hạch tự giải thể.
2. Thành phần của Hội đồng sát hạch bao gồm:
a. Chủ tịch hội đồng: Đại diện Ban quản lý sát hạch hoặc người được Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở GTVT, GTCC ủy quyền.
b. Phó Chủ tịch hội đồng:
- Cán bộ Cảnh sát giao thông có thẻ sát hạch viên;
- Thủ trưởng cơ sở đào tạo lái xe.
c. Các ủy viên:
- Giám đốc Trung tâm sát hạch;
- Tổ trưởng tổ sát hạch;
- Trưởng phòng (Ban) đào tạo của cơ sở đào tạo lái xe (ủy viên thư ký).
3. Nhiệm vụ của Hội đồng sát hạch:
a. Chỉ đạo kiểm tra và yêu cầu hoàn thiện các điều kiện tổ chức kỳ sát hạch;
b. Phân công và sắp xếp lịch sát hạch;
c. Phổ biến, hướng dẫn quy chế, nội quy sát hạch, công khai mức phí, lệ phí sát hạch, cấp GPLX và các quy định cần thiết cho các sát hạch viên và thí sinh;
d. Tổ chức kỳ sát hạch theo quy định;
đ. Lập biên bản xử lý các vi phạm quy chế sát hạch theo quyền hạn được giao và báo cáo cơ quan có thẩm quyền;
e. Tổng hợp kết quả kỳ sát hạch và ký xác nhận biên bản;
g. Gửi, lưu trữ các văn bản, tài liệu của kỳ sát hạch tại Cơ sở đào tạo, Trung tâm sát hạch lái xe và Ban quản lý sát hạch.
1. Tổ sát hạch
a. Tổ sát hạch do Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở GTVT, GTCC thành lập;
b. Tổ sát hạch chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Hội đồng sát hạch. Tổ sát hạch cấp GPLX hạng A1, A2 chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban quản lý sát hạch;
c. Kết thúc kỳ sát hạch Tổ sát hạch tự giải thể.
2. Thành viên của Tổ sát hạch gồm Tổ trưởng và các sát hạch viên, là người thuộc quyền quản lý của Cục Đường bộ Việt Nam, Sở GTVT, GTCC, Trung tâm sát hạch hoặc Cơ sở đào tạo lái xe không có học viên tham gia kỳ sát hạch.
3. Tiêu chuẩn của sát hạch viên:
a. Có tư cách đạo đức tốt;
b. Trình độ văn hóa: Tốt nghiệp Trung học phổ thông;
c. Đã có GPLX tương ứng với hạng xe sát hạch ít nhất 2 năm;
d. Được tập huấn về nghiệp vụ sát hạch và được Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam cấp thẻ sát hạch viên.
4. Nhiệm vụ của Tổ sát hạch:
a. Kiểm tra phương tiện, dụng cụ, thiết bị chấm điểm, trường thi, phương án bảo vệ và bảo đảm an toàn giao thông;
b. Kiểm tra thí sinh trong việc chấp hành quy định và nội quy sát hạch;
c. Sát hạch thí sinh theo nội dung và quy trình quy định;
d. Lập biên bản, xử lý các trường hợp vi phạm nội quy trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao hoặc báo cáo để Hội đồng sát hạch giải quyết;
đ. Chấm thi, tổng hợp kết quả, đánh giá kỳ sát hạch để báo cáo Hội đồng sát hạch hoặc Ban quản lý sát hạch (đối với SHCGPLX hạng A1, A2) để giải quyết;
e. Các sát hạch viên chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả chấm thi. Tổ trưởng Tổ sát hạch chịu trách nhiệm chung về kết quả kỳ sát hạch;
g. Khi thi hành nhiệm vụ sát hạch viên phải mặc đồng phục theo quy định.
1. Phổ hiến nội quy và nội dung có liên quan của kỳ sát hạch.
2. Sát hạch theo nội dung, quy trình sát hạch.
3. Bàn giao toàn bộ hồ sơ, biên bản kết quả kỳ sát hạch cho Ban quản lý sát hạch.
Điều 14. Công nhận kết quả sát hạch
Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở GTVT, GTCC ra quyết định công nhận trúng tuyển kỳ sát hạch.
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) duyệt mẫu GPLX.
2. Cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) in, phát hành, hướng dẫn và quản lý việc sử dụng GPLX trong phạm vi cả nước.
Điều 16. Cơ quan quản lý sát hạch, cấp và đổi GPLX
1. Phòng Quản lý phương tiện và Người lái của Cục ĐBVN thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý sát hạch cấp Cục.
2. Phòng Quản lý phương tiện và Người lái hoặc phòng được giao chức năng quản lý phương tiện và người lái của các Sở GTVT, GTCC thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý sát hạch cấp Sở.
Điều 17. Nhiệm vụ của Ban quản lý sát hạch cấp Cục
1. Nghiên cứu xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về SHCGPLX để Cục trưởng Cục ĐBVN trình cấp có thẩm quyền ban hành; tham mưu cho Cục trưởng Cục ĐBVN trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện trong toàn quốc.
2. Nghiên cứu hệ thống biểu mẫu, sổ sách quản lý nghiệp vụ và các ấn chỉ chuyên ngành phục vụ tổ chức và quản lý công tác SHCGPLX, trình cấp có thẩm quyền ký ban hành áp dụng trong toàn quốc.
3. Tổ chức nghiên cứu chương trình ứng dụng công nghệ thông tin vào nghiệp vụ tổ chức, quản lý công tác SHCGPLX; thiết lập hệ thống mạng thông tin kết nối Ban quản lý sát hạch cấp Cục với các Trung tâm sát hạch và Ban quản lý sát hạch cấp Sở.
4. Tham mưu cho Cục trưởng Cục ĐBVN:
a. Chỉ đạo về nghiệp vụ, hướng dẫn và kiểm tra, giám sát hoạt động, kiểm chuẩn các thiết bị, phương tiện, trang thiết bị, cơ sở vật chất của các Trung tâm sát hạch theo quy định;
b. Hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ đối với Ban quản lý sát hạch cấp Sở;
c. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và trực tiếp quản lý đội ngũ sát hạch viên thuộc Ban quản lý sát hạch cấp Cục;
d. Tổ chức SHCGPLX đối với các học viên học tại các cơ sở đào tạo lái xe được Bộ GTVT giao Cục ĐBVN quản lý;
đ. Xây dựng chương trình, chỉ đạo, tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ sát hạch lái xe trong cả nước.
5. Tổ chức cấp và đổi GPLX cho người lái xe thuộc các cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước, đoàn thể và các tổ chức quốc tế, ngoại giao đóng tại Hà Nội.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến SHCGPLX do Cục trưởng Cục ĐBVN phân công.
Điều 18. Nhiệm vụ của Ban quản lý sát hạch cấp Sở
1. Tham mưu cho Giám đốc Sở GTVT, GTCC trong việc:
a. Tổ chức thực hiện các quy định và hướng dẫn về nghiệp vụ SHCGPLX của Bộ GTVT và Cục ĐBVN;
b. Xây dựng kế hoạch về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng và trực tiếp quản lý đội ngũ sát hạch viên thuộc Ban quản lý sát hạch cấp Sở;
c. Chỉ đạo xây dựng, quản lý hoạt động của Trung tâm sát hạch thuộc địa phương;
d. Triển khai nối mạng thông tin với Trung tâm sát hạch và với Cục ĐBVN;
đ. Tổ chức các kỳ sát hạch đối với học viên học tại các cơ sở đào tạo lái xe do Sở quản lý. Trường hợp việc sát hạch được tổ chức tại Trung tâm sát hạch không thuộc quyền quản lý trực tiếp thì trên cơ sở định hướng quy hoạch đã được ban hành, Ban quản lý sát hạch cấp Sở và Trung tâm sát hạch lái xe có kế hoạch để tổ chức sát hạch phù hợp.
2. Tổ chức cấp và đổi GPLX cho người lái xe thuộc quản lý của địa phương, trừ các đối tượng quy định tại Khoản 5 Điều 17 của Quy chế này.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến SHCGPLX do Giám đốc Sở GTVT, GTCC phân công.
Điều 19. Sử dụng Giấy phép lái xe
1. Người có GPLX chỉ được lái loại xe quy định đã ghi trong GPLX.
2. GPLX phải được mang theo người khi lái xe.
3. GPLX có thể bị thu hồi có thời hạn hoặc vĩnh viễn theo quy định của Chính phủ.
4. Người có GPLX không chuyên nghiệp muốn lái xe chuyên nghiệp và người có nhu cầu nâng hạng GPLX phải dự khóa bổ túc và sát hạch để được cấp GPLX mới.
5. Người nước ngoài hoặc người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có GPLX không do Việt Nam cấp nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam phải làm thủ tục đổi sang GPLX tương ứng của Việt Nam. Trường hợp điều ước quốc tế về GPLX mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
6. GPLX hạng A1, A2 do ngành công an cấp trước ngày 01/8/1995, bằng lái xe và giấy phép lái xe do ngành giao thông vận tải cấp còn thời hạn được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trên GPLX hoặc bằng lái xe.
7. Người giả khai báo mất hoặc tẩy xóa, làm sai lệch các thông tin trên GPLX hoặc có hành vi cố tình gian dối khác, trong quá trình làm thủ tục đổi hoặc đề nghị cấp lại GPLX, khi kiểm tra phát hiện sẽ bị các cơ quan quản lý GPLX ra quyết định thu hồi GPLX và hồ sơ lái xe.
8. Trường hợp người có GPLX chuyển vùng từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác, cơ quan cấp GPLX nơi người lái xe chuyển đến làm thủ tục ghi nhận để theo dõi, quản lý. GPLX chuyển đến được tiếp tục sử dụng trong thời hạn quy định.
Điều 20. Cấp mới Giấy phép lái xe
1. Căn cứ vào Quyết định công nhận trúng tuyển, Cục trưởng Cục ĐBVN, Giám đốc Sở GTVT, GTCC cấp GPLX cho thí sinh trúng tuyển.
2. Thời gian cấp GPLX chậm nhất không quá 15 ngày sau khi có quyết định trúng tuyển.
1. Trong thời hạn 30 ngày trước khi GPLX hết hạn, người có GPLX có nhu cầu tiếp tục sử dụng GPLX làm đơn đề nghị đổi kèm theo giấy chứng nhận đủ sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, gửi đến cơ quan có thẩm quyền để được đổi GPLX.
2. Người có GPLX đã hết hạn nhưng chưa quá một tháng kể từ ngày hết hạn, có đủ hồ sơ gốc thì được xét đổi GPLX.
3. Người có GPLX bị hỏng chưa bị đánh dấu vi phạm Luật Giao thông đường bộ, có đủ hồ sơ gốc thì được xét đổi GPLX.
4. GPLX được đổi chậm nhất là 7 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Khi đổi GPLX thì cơ quan quản lý cấp GPLX phải cắt góc GPLX cũ.
Điều 22. Cấp lại Giấy phép lái xe
1. Người có GPLX đã hết hạn quá từ một tháng trở lên nhưng chưa quá 6 tháng, kể từ ngày hết hạn, có đủ hồ sơ gốc, thì được dự sát hạch lại lý thuyết để được cấp GPLX mới.
2. Người có GPLX đã hết hạn quá từ 6 tháng trở lên, kể từ ngày hết hạn, có đủ hồ sơ gốc, thì được dự sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành lái xe để được cấp GPLX mới, không phải dự học theo chương trình đào tạo.
3. GPLX bị đánh dấu vi phạm Luật Giao thông đường bộ hai lần, khi đến hạn đổi GPLX phải sát hạch lại lý thuyết. GPLX bị đánh dấu vi phạm Luật Giao thông đường bộ ba lần thì không còn giá trị sử dụng. Người lái xe phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để được cấp lại GPLX.
4. GPLX bị hư hỏng và đã bị đánh dấu vi phạm Luật Giao thông đường bộ một lần, để được cấp lại GPLX thì phải sát hạch lại lý thuyết.
5. GPLX bị hư hỏng và đã bị đánh dấu vi phạm Luật Giao thông đường bộ hai lần, để được cấp lại GPLX thì phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành.
6. GPLX bị mất, còn thời hạn sử dụng và còn hồ sơ gốc, chưa bị đánh dấu hoặc bị dánh dấu một lần vi phạm Luật Giao thông đường bộ, nếu bị mất trong các trường hợp thiên tai như bão lụt, động đất hoặc bị hỏa hoạn, có xác nhận của chính quyền địa phương; bị cướp, trấn lột có biên bản khi xảy ra vụ việc do cơ quan công an lập, cơ quan quản lý GPLX không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý thì được xét cấp lại GPLX.
GPLX bị mất, còn thời hạn sử dụng và còn hồ sơ gốc, chưa bị đánh dấu hoặc bị đánh dấu một lần vi phạm Luật Giao thông đường bộ, nếu bị mất ngoài các trường hợp trên, không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 2 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định thì được dự sát hạch lại lý thuyết để được cấp GPLX.
7. GPLX còn thời hạn sử dụng, còn hồ sơ gốc, bị đánh dấu vi phạm hai lần nếu bị mất trong các trường hợp thiên tai như bão lụt, động đất hoặc bị hỏa hoạn, có xác nhận của chính quyền địa phương; bị cướp, trấn lột có biên bản khi xảy ra vụ việc do cơ quan công an lập, không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý thì được dự sát hạch lại lý thuyết để được cấp lại GPLX.
GPLX còn thời hạn sử dụng, còn hồ sơ gốc, bị đánh dấu vi phạm hai lần nếu bị mất, ngoài các trường hợp trên, không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 2 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định thì được dự sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để được cấp GPLX.
8. GPLX quá hạn bị mất, còn hồ sơ gốc, không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 2 tháng, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định thì được dự sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để được cấp lại GPLX.
9. Thời hạn cấp lại GPLX thực hiện như đối với cấp mới. Khi cấp lại GPLX thì cơ quan quản lý cấp GPLX phải cắt góc GPLX cũ.
Điều 23. Báo cáo về công tác sát hạch, cấp GPLX
Hàng năm, vào tháng 01 và 7, các Sở GTVT, GTCC sơ, tổng kết công tác SHCGPLX của địa phương, gửi báo cáo về Cục ĐBVN để tổng hợp, báo cáo Bộ GTVT.
Điều 24.Hướng dẫn tổ chức thực hiện
1. Cục trưởng Cục ĐBVN có trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện Quy chế này.
2. Cục trưởng Cục ĐBVN, Giám đốc các Sở GTVT, GTCC chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức và thường xuyên kiểm tra các hoạt động về SHCGPLX trong phạm vi được phân công.
- 1 Quyết định 4352/2001/QĐ-BGTVT về Quy chế quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2 Quyết định 10/2005/QĐ-BGTVT bổ sung Quy chế quản lý sát hạch cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ kèm theo Quyết định 4352/2001/QĐ-BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3 Quyết định 54/2007/QĐ-BGTVT về Quy chế quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4 Quyết định 4194/QĐ-BGTVT năm 2007 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giao thông vận tải ban hành và liên tịch ban hành hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5 Quyết định 1291/QĐ-BGTVT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải đến hết ngày 31/01/2014
- 6 Quyết định 1291/QĐ-BGTVT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải đến hết ngày 31/01/2014
- 1 Quyết định 02/2008/QĐ-BGTVT phê duyệt mẫu giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2 Chỉ thị 07/2007/CT-BGTVT về việc tiếp tục nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe do Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải ban hành
- 3 Nghị định 34/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải
- 4 Nghị định 14/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật giao thông đường bộ
- 5 Chỉ thị 20/2002/CT-BGTVT về việc tiếp tục nâng cao trách nhiệm quản lý đào tạo sát hạch và cấp giấy phép lái xe do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6 Luật Giao thông đường bộ 2001
- 1 Chỉ thị 07/2007/CT-BGTVT về việc tiếp tục nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe do Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải ban hành
- 2 Quyết định 4352/2001/QĐ-BGTVT về Quy chế quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3 Chỉ thị 20/2002/CT-BGTVT về việc tiếp tục nâng cao trách nhiệm quản lý đào tạo sát hạch và cấp giấy phép lái xe do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4 Nghị định 14/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật giao thông đường bộ
- 5 Quyết định 10/2005/QĐ-BGTVT bổ sung Quy chế quản lý sát hạch cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ kèm theo Quyết định 4352/2001/QĐ-BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6 Quyết định 54/2007/QĐ-BGTVT về Quy chế quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 7 Quyết định 4194/QĐ-BGTVT năm 2007 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giao thông vận tải ban hành và liên tịch ban hành hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 8 Quyết định 02/2008/QĐ-BGTVT phê duyệt mẫu giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 9 Quyết định 1291/QĐ-BGTVT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải đến hết ngày 31/01/2014