ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 731/QĐ-UBND | Bắc Kạn, ngày 10 tháng 5 năm 2019 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 16/11/2013;
Căn cứ Nghị định số: 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;
Căn cứ Nghị định số: 13/2012/NĐ-CP ngày 02/3/2012 của Chính phủ về ban hành Điều lệ Sáng kiến;
Căn cứ Thông tư số: 08/2017/TT-BNV ngày 27/10/2017 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số: 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số: 18/2013/TT-BKHCN ngày 01/8/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ Sáng kiến được ban hành theo Nghị định số: 13/2012/NĐ-CP ngày 02/3/2012 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số: 42/2018/QĐ-UBND ngày 20/12/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành Quy định về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;
Xét đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số: 21/TTr-SKHCN ngày 03/5/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về đánh giá, công nhận sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học của cá nhân làm căn cứ xét tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
Điều 2. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện Quyết định này, nếu có vướng mắc hoặc vấn đề phát sinh, các cơ quan, đơn vị phản ánh, đề xuất bằng văn bản về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐÁNH GIÁ, CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN, ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA CÁC CÁ NHÂN ĐỂ LÀM CĂN CỨ XÉT TẶNG CÁC DANH HIỆU THI ĐUA, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG
(Kèm theo Quyết định số: 731/QĐ-UBND ngày 10/5/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)
Chương I
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định về điều kiện, thủ tục công nhận sáng kiến, phạm vi ảnh hưởng của đề tài nghiên cứu khoa học; thẩm quyền và trình tự xét công nhận; các biện pháp thúc đẩy hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
2. Quy định này áp dụng đối với tổ chức và cá nhân có hoạt động sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Sáng kiến cấp cơ sở” là sáng kiến đáp ứng các điều kiện theo Quy định này trong phạm vi huyện, thành phố; Sở, Ban, Ngành, cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể; các tổ chức và doanh nghiệp.
2. “Sáng kiến cấp tỉnh” là sáng kiến đáp ứng các điều kiện theo Quy định này đã được công nhận ở cấp cơ sở và đã được nhân rộng, hoặc có thể nhân rộng, hoặc có tác động trong phạm vi toàn tỉnh.
3. Các thuật ngữ khác theo quy định tại Điều 2, Điều 3, Điều 4 của Điều lệ Sáng kiến ban hành kèm theo Nghị định số: 13/2012/NĐ-CP của Chính phủ.
4. Đối tượng được công nhận là sáng kiến theo quy định tại Điều 3, Thông tư 18/2013/TT-BKHCN ngày 01/8/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ.
5. “Đề tài nghiên cứu khoa học” còn được gọi là đề tài khoa học công nghệ là một hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học, có nội dung chủ yếu là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn, bao gồm đề tài nghiên cứu cơ bản, đề tài nghiên cứu ứng dụng, đề tài triển khai thực nghiệm hoặc kết hợp nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai thực nghiệm đã được Hội đồng Khoa học cấp cơ sở hoặc Hội đồng Khoa học cấp tỉnh nghiệm thu và đưa vào áp dụng.
CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
Điều 3. Nguyên tắc và tiêu chí đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến
1. Việc xem xét, đánh giá và công nhận phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến do Hội đồng Sáng kiến các cấp thực hiện.
2. Sáng kiến trước khi được đề nghị đánh giá và công nhận phạm vi ảnh hưởng ở các cấp, phải được đơn vị cơ sở công nhận và được cấp Giấy chứng nhận.
3. Đối với sáng kiến có nhiều tác giả thì kết quả đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến để phục vụ công tác thi đua, khen thưởng chỉ ghi nhận đối với tác giả có tỷ lệ đóng góp từ 15% trở lên, ngoại trừ các sáng kiến là các giải pháp nhằm thực hiện các nhiệm vụ do Ủy ban nhân dân tỉnh giao và có phạm vi ảnh hưởng đặc biệt sâu rộng đến toàn tỉnh. Trường hợp này, trong bản mô tả cần có thuyết minh nội dung đóng góp của tác giả trong quá trình thực hiện.
Điều 4. Tiếp nhận đơn và xét công nhận sáng kiến cấp cơ sở
1. Việc tiếp nhận và xem xét đơn yêu cầu công nhận sáng kiến được thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư số: 18/2013/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến áp dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư số: 18/2013/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ.
a) Nội dung đơn yêu cầu công nhận sáng kiến thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 5, Thông tư số: 18/2013/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ.
b) Tiếp nhận đơn ghi nhận vào Sổ tiếp nhận đơn yêu cầu công nhận sáng kiến và trao cho người nộp đơn Giấy biên nhận đơn theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số: 18/2013/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ.
3. Thời hạn công nhận sáng kiến cấp cơ sở
a) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận đơn yêu cầu công nhận sáng kiến, cơ sở xét sáng kiến có trách nhiệm xem xét nội dung đơn và thực hiện các thủ tục sau đây:
- Thông báo cho tác giả sáng kiến về thiếu sót của đơn và ấn định thời hạn 05 ngày để tác giả sửa chữa bổ sung, gửi lại;
- Thông báo cho tác giả sáng kiến về việc chấp nhận đơn, ghi nhận các thông tin liên quan của đơn và lưu giữ hồ sơ đơn phù hợp với quy định;
- Thông báo cho tác giả rõ lý do nếu từ chối chấp nhận đơn.
b) Việc xét công nhận sáng kiến được thực hiện trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày thông báo chấp nhận đơn yêu cầu công nhận sáng kiến hoặc từ ngày hoàn thành việc áp dụng lần đầu, nếu sáng kiến được áp dụng lần đầu sau khi đơn được chấp nhận. Công nhận sáng kiến tại đơn vị cơ sở theo ba tiêu chí:
- Có tính mới tại đơn vị cơ sở;
- Đã được áp dụng tại đơn vị cơ sở đó;
- Sáng kiến mang lại lợi ích thiết thực.
4. Đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến dựa trên các nội dung hoặc tài liệu sau:
- Các chứng cứ hoặc thuyết minh về việc chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng sáng kiến ngoài phạm vi đơn vị cơ sở;
- Các bằng chứng hoặc thuyết minh về quy mô, số lượng tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ việc áp dụng sáng kiến.
1. Hội đồng Sáng kiến cấp cơ sở
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng Sáng kiến cấp cơ sở để xét duyệt, công nhận sáng kiến trong phạm vi cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình phụ trách.
Thành phần Hội đồng Sáng kiến gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng, Ủy viên thư ký, các chuyên gia hoặc những người có trình độ chuyên môn về lĩnh vực có liên quan đến nội dung sáng kiến, đại diện của tổ chức Công đoàn nơi tác giả là đoàn viên công đoàn (nếu có) và các thành phần khác theo quyết định của người đứng đầu cơ sở xét công nhận sáng kiến.
b) Thành viên Hội đồng Sáng kiến cấp cơ sở đăng ký tác giả sáng kiến hoặc tham gia tạo ra sáng kiến thì không được tham gia chấm điểm và xét sáng kiến đó.
c) Trường hợp sáng kiến được tạo ra do nhà nước đầu tư kinh phí phương tiện vật chất - kỹ thuật và người đứng đầu cơ sở xét công nhận sáng kiến chính là tác giả sáng kiến, thì người đứng đầu cơ sở xét công nhận sáng kiến không được là thành viên của Hội đồng Sáng kiến khi xét sáng kiến đó.
d) Hội đồng Sáng kiến cấp cơ sở có nhiệm vụ tổ chức đánh giá một cách khách quan, trung thực giải pháp được yêu cầu công nhận sáng kiến theo các điều kiện quy định tại Điều 3 của Điều lệ sáng kiến và lập báo cáo đánh giá, trong đó phản ánh đầy đủ ý kiến của các thành viên, kết quả biểu quyết của Hội đồng. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về giữ bí mật, công bố thông tin có liên quan đến sáng kiến là đối tượng được xét duyệt, công nhận.
2. Quy trình họp xét, đánh giá và công nhận sáng kiến được thực hiện theo trình tự sau:
- Thư ký Hội đồng Sáng kiến cấp cơ sở báo cáo tóm tắt nội dung, hiệu quả và phạm vi ảnh hưởng của từng sáng kiến;
- Các thành viên Hội đồng nhận xét đánh giá, phản biện;
- Chủ tịch Hội đồng Sáng kiến tóm tắt, kết luận nhận xét, đánh giá sáng kiến;
- Hội đồng Sáng kiến tiến hành chấm điểm theo tiêu chí và cách tính điểm sáng kiến thông qua theo quy định tại Khoản 7, Điều 7 của Quy định này;
- Thư ký Hội đồng lập và thông qua biên bản họp xét sáng kiến;
- Tổng hợp kết quả xét công nhận sáng kiến trình người có thẩm quyền công nhận sáng kiến hoặc thông báo không công nhận sáng kiến.
Điều 6. Công nhận và hủy bỏ việc công nhận sáng kiến cấp cơ sở
1. Người được công nhận sáng kiến
a) Người được công nhận sáng kiến là tác giả sáng kiến trực tiếp tạo ra sáng kiến bằng chính lao động sáng tạo của mình.
b) Tác giả sáng kiến hoặc các đồng tác giả sáng kiến (nếu có) và tỷ lệ đóng góp của từng đồng tác giả.
Trong trường hợp sáng kiến do nhiều người tạo ra, nhưng chỉ đề nghị công nhận sáng kiến cho một người thì người được công nhận là tác giả sáng kiến phải có tỷ lệ đóng góp trí tuệ nhiều nhất cho việc tạo ra sáng kiến.
2. Công nhận sáng kiến cấp cơ sở
Căn cứ kết quả xét công nhận sáng kiến, Hội đồng Sáng kiến cấp cơ sở hoàn tất thủ tục trình Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị ra quyết định công nhận sáng kiến và cấp Giấy chứng nhận sáng kiến (theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số: 18/2013/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ).
3. Theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ sở công nhận sáng kiến có quyền quyết định hủy bỏ việc công nhận sáng kiến và thông báo cho tác giả, chủ đầu tư tạo ra sáng kiến trong các trường hợp sau đây:
a) Người nộp đơn yêu cầu công nhận sáng kiến không phải là tác giả sáng kiến;
b) Đối tượng được công nhận là sáng kiến không đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Khoản 4, Điều 2 Quy định này hoặc việc áp dụng, chuyển giao đối tượng đó xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác.
CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN CẤP TỈNH
Điều 7. Tiếp nhận đơn và xét công nhận sáng kiến cấp tỉnh
1. Trình tự thực hiện
Bước 1. Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở sau khi có kết quả xem xét, đánh giá sáng kiến của cấp cơ sở, gửi hồ sơ đến Sở Khoa học và Công nghệ (cơ quan Thường trực Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh) để xem xét công nhận, đánh giá phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, gồm: Danh sách sáng kiến đề nghị đánh giá phạm vi ảnh hưởng; bản mô tả nội dung cơ bản của từng sáng kiến được đề xuất công nhận phạm vi ảnh hưởng kèm theo chứng cứ áp dụng và quyết định công nhận sáng kiến cấp cơ sở (bản sao).
Bước 2. Sở Khoa học và Công nghệ xem xét phân loại sáng kiến, đề tài theo các lĩnh vực và thành lập các Hội đồng chuyên ngành theo các lĩnh vực để tư vấn, xét và chấm điểm các sáng kiến theo tiêu chí và thang điểm được quy định tại Khoản 7, Điều 7 của Quy định này.
Bước 3. Tổ chức họp các Hội đồng chuyên ngành.
Bước 4. Sở Khoa học và Công nghệ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận sáng kiến cấp tỉnh, công nhận kết quả sáng kiến (sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng trong toàn tỉnh hoặc toàn quốc).
Trình tự đánh giá phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến cấp tỉnh và toàn quốc (theo Điều 9, Nghị định số: 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ).
2. Thời gian tiếp nhận đơn yêu cầu công nhận sáng kiến, đề tài
Sáng kiến cấp tỉnh được công nhận hằng năm. Thời gian tiếp nhận đơn yêu cầu công nhận sáng kiến 02 đợt:
- Đợt 1, từ ngày 01/4 đến 30/4 hằng năm.
- Đợt 2, từ ngày 01/9 đến 30/9 hằng năm.
Đối với các sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học thuộc Ngành Giáo dục và Đào tạo, thời điểm tiếp nhận hồ sơ từ ngày 15/6 năm này đến ngày 30/4 năm sau (tính theo năm học).
3. Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến áp dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư số: 18/2013/TT-BKHCN. Nội dung đơn yêu cầu công nhận sáng kiến thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 5, Thông tư số: 18/2013/TT-BKHCN. Kèm theo đơn có Quyết định công nhận sáng kiến cấp cơ sở của cơ quan, tổ chức, đơn vị đề nghị.
Hồ sơ đề nghị công nhận phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng theo hướng dẫn của Sở Khoa học và Công nghệ.
4. Thời hạn công nhận sáng kiến
a) Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày tiếp nhận đơn yêu cầu công nhận sáng kiến, cơ quan Thường trực Hội đồng Sáng kiến cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét nội dung đơn và thực hiện các thủ tục sau đây:
- Thông báo cho tác giả sáng kiến về thiếu sót của đơn và ấn định thời hạn 01 tháng để tác giả sửa chữa bổ sung, gửi lại;
- Thông báo cho tác giả sáng kiến về việc chấp nhận đơn, ghi nhận các thông tin liên quan của đơn và lưu giữ hồ sơ đơn phù hợp với quy định;
- Thông báo cho tác giả rõ lý do nếu từ chối chấp nhận đơn.
b) Việc xét công nhận sáng kiến đến khi có kết quả công nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh là không quá 2,5 tháng kể từ ngày thông báo chấp nhận đơn yêu cầu công nhận sáng kiến hoặc từ ngày hoàn thành việc áp dụng lần đầu, nếu sáng kiến được áp dụng lần đầu sau khi đơn được chấp nhận.
5. Trường hợp sáng kiến được tạo ra do nhà nước đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật, nếu cơ sở xét công nhận sáng kiến là cơ quan, tổ chức của nhà nước và người đứng đầu cơ sở công nhận sáng kiến chính là tác giả sáng kiến thì việc công nhận sáng kiến phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của cơ sở đó chấp thuận theo quy định tại Khoản 2, Điều 7, Thông tư số: 18/2013/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ.
6. Cơ sở tiếp nhận đơn yêu cầu công nhận sáng kiến có trách nhiệm bảo quản, lưu trữ đơn và các tài liệu kèm theo (nếu có); giữ bí mật thông tin cần được bảo mật theo yêu cầu của tác giả sáng kiến.
7. Đánh giá, xếp loại sáng kiến
a) Sáng kiến cấp tỉnh được thành viên Hội đồng chuyên ngành chấm theo thang điểm 100, nhỏ nhất là 01 điểm, gồm các tiêu chí:
TT | Tiêu chí | Điểm |
I | Sáng kiến có tính mới (chỉ chọn 01 trong 06 nội dung bên dưới) |
|
1 | Hoàn toàn mới, được áp dụng đầu tiên | 40 |
2 | Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ khá | 30 |
3 | Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ trung bình khá | 25 |
4 | Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ trung bình | 20 |
5 | Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ ít hơn trung bình | 10 |
6 | Không có yếu tố mới hoặc sao chép từ các giải pháp đã có trước đây | 0 |
II | Sáng kiến có khả năng áp dụng (chỉ chọn 01 trong 04 nội dung bên dưới) |
|
1 | Có phạm vi áp dụng trong toàn quốc | 20 |
2 | Có phạm vi áp dụng trong tỉnh | 15 |
3 | Có phạm vi áp dụng trong đơn vị | 10 |
4 | Không khả năng áp dụng trong đơn vị | 0 |
III | Sáng kiến có khả năng mang lại hiệu quả thiết thực (chỉ chọn 01 trong 05 nội dung bên dưới) |
|
1 | Có hiệu quả kinh tế hoặc lợi ích xã hội với mức độ tốt | 40 |
2 | Có hiệu quả kinh tế hoặc lợi ích xã hội với mức độ khá | 30 |
3 | Có hiệu quả kinh tế hoặc lợi ích xã hội với mức độ trung bình | 20 |
4 | Có hiệu quả kinh tế hoặc lợi ích xã hội với mức độ ít hơn trung bình | 10 |
5 | Không có hiệu quả kinh tế và lợi ích xã hội | 0 |
| Tổng cộng: (là điểm cộng của 03 Mục: I, II và III) |
|
b) Phương pháp chấm điểm
- Thành viên Hội đồng đánh giá sáng kiến bằng cách cho điểm theo thang điểm đã quy định. Phiếu hợp lệ là phiếu cho điểm bằng hoặc thấp hơn điểm tối đa đã ghi trên phiếu tương ứng cho từng tiêu chí đánh giá;
- Số điểm được làm tròn tới hàng đơn vị cho từng tiêu chí (theo quy tắc làm tròn số), ví dụ: Tại tiêu chí tính mới, nếu đánh giá đạt từ 35,1 đến 35,4 điểm thì chấm là 35 điểm; nếu đạt từ 35,5 đến 35,9 điểm thì chấm là 36 điểm.
c) Xếp loại sáng kiến:
- Xuất sắc: Có số tổng điểm trung bình đạt từ 85 trở lên;
- Khá: Có tổng số điểm trung bình đạt từ 65 đến dưới 85;
- Trung bình: Có tổng số điểm trung bình đạt từ 50 đến dưới 65;
- Sáng kiến được đánh giá rơi vào một (01) trong ba (03) trường hợp sau được nhận xét là không đạt yêu cầu:
+ Có tổng số điểm trung bình của 03 Mục I, II và III Điểm a, Khoản 7, Điều này đạt dưới 50 điểm;
+ Sáng kiến có tính mới đạt tổng số điểm trung bình dưới 20 điểm;
+ Sáng kiến có khả năng mang lại hiệu quả thiết thực đạt tổng số điểm trung bình dưới 20 điểm.
Điều 8. Công nhận và hủy bỏ việc công nhận sáng kiến cấp tỉnh
1. Công nhận sáng kiến cấp tỉnh
a) Căn cứ kết quả xét công nhận sáng kiến của Hội đồng chuyên ngành sáng kiến cấp tỉnh, Thường trực Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh hoàn tất thủ tục trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra Quyết định công nhận và cấp Giấy chứng nhận sáng kiến (theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số: 18/2013/TT-BKHCN); công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến.
b) Giấy chứng nhận sáng kiến cấp tỉnh được cấp cho cá nhân có sáng kiến. Đối với sáng kiến của một tập thể tác giả (đồng tác giả) thì Giấy chứng nhận sáng kiến được cấp có ghi tên từng người.
2. Theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân, Thường trực Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định hủy bỏ việc công nhận sáng kiến và thông báo cho tác giả, chủ đầu tư tạo ra sáng kiến trong các trường hợp sau đây:
a) Người nộp đơn yêu cầu công nhận sáng kiến không phải là tác giả sáng kiến.
b) Đối tượng được công nhận là sáng kiến không đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Khoản 4, Điều 2 Quy định này hoặc việc áp dụng, chuyển giao đối tượng đó xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác.
ĐÁNH GIÁ, CÔNG NHẬN HIỆU QUẢ ÁP DỤNG VÀ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Điều 9. Nguyên tắc và tiêu chí đánh giá
1. Việc công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của đề tài nghiên cứu khoa học ở cấp cơ sở do người đứng đầu đơn vị có thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở xem xét, công nhận.
2. Đối tượng được công nhận có đề tài nghiên cứu khoa học để làm căn cứ xét danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng là Chủ nghiệm đề tài và người trực tiếp tham gia nghiên cứu đề tài.
3. Đề tài nghiên cứu khoa học có phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng ở cấp nào thì được làm căn cứ để xét danh hiệu Chiến sỹ thi đua ở cấp đó.
4. Đề tài nghiên cứu khoa học để làm căn cứ xét, tặng danh hiệu thi đua các cấp và khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng được đánh giá trên hai tiêu chí:
- Đã được nghiệm thu ở mức đạt trở lên;
- Đã được áp dụng trong thực tiễn mang lại hiệu quả cao.
1. Trình tự đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của đề tài nghiên cứu khoa học tại các đơn vị có thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở.
Bước 1. Tiếp nhận hồ sơ
Hồ sơ đề nghị xem xét, đánh giá phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở gồm:
- Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học (bản sao);
- Quyết định hoặc biên bản nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học (bản sao);
- Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, nếu là đề tài có sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước do Sở Khoa học và Công nghệ cấp.
- Các bằng chứng chứng minh đề tài đã được áp dụng trong thực tiễn qua các hình thức như hợp đồng chuyển giao, xác nhận của tổ chức ứng dụng đề tài, kỷ yếu hội thảo, hội nghị khoa học.
Bước 2. Đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của đề tài nghiên cứu khoa học dựa trên các tiêu chí đã nêu tại nội dung Điểm 4, Điều 9 của Quy định này.
Trên cơ sở xem xét tính mới, tính sáng tạo, tính khoa học, tính thực tiễn, nội dung, hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của đề tài, Hội đồng chuyên ngành bỏ phiếu xếp loại theo 04 mức: Xuất sắc, khá, đạt yêu cầu và không đạt.
Hội đồng chấm điểm theo các chỉ tiêu sau:
Số TT | Tên chỉ tiêu | Điểm số | Ghi chú | |
Điểm tối đa | Điểm đánh giá của TVHĐ | |||
1 | Tính mới, tính sáng tạo…… | 20 |
|
|
2 | Tính khoa học………… | 10 |
|
|
3 | Tính thực tiễn…………. | 10 |
|
|
4 | Hiệu quả kinh tế, xã hội…. | 30 |
|
|
5 | Khả năng ứng dụng……… | 30 |
|
|
Tổng điểm: | 100 |
|
|
Đánh giá, xếp loại
Xuất sắc: Đạt từ 90 - 100 điểm;
Khá: Đạt từ 70 - 89 điểm;
Đạt yêu cầu: Đạt từ 50 - 69 điểm.
- Đề tài được đánh giá rơi vào một (01) trong ba (03) trường hợp sau được nhận xét là không đạt yêu cầu:
+ Có tổng số điểm trung bình đạt dưới 50 điểm;
+ Đề tài có hiệu quả kinh tế, xã hội; khả năng áp dụng đạt tổng số điểm trung bình dưới 20 điểm;
Bước 3. Ban hành Quyết định công nhận đề tài nghiên cứu khoa học có phạm vi ảnh hưởng cấp cơ sở và gửi báo cáo, đề xuất đề tài khoa học có phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng cấp tỉnh cho Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh.
2. Trình tự đánh giá phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh và toàn quốc (theo Điều 9, Nghị định số: 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ).
Bước 1. Tiếp nhận hồ sơ
Hồ sơ đề nghị xem xét, đánh giá phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh và toàn quốc được gửi đến Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn (cơ quan thường trực Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn); bao gồm:
- Danh sách đề tài nghiên cứu khoa học đề nghị đánh giá phạm vi ảnh hưởng cấp tỉnh gồm bản giấy và bản điện tử của đơn vị có thẩm quyền định tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở;
- Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học (bản sao);
- Quyết định hoặc biên bản nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học (bản sao);
- Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, nếu là đề tài có sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước, do Sở Khoa học và Công nghệ cấp;
- Các bằng chứng chứng minh đề tài đã được áp dụng trong thực tiễn qua các hình thức như hợp đồng chuyển giao, xác nhận của tổ chức ứng dụng đề tài, kỷ yếu hội thảo, hội nghị khoa học…
Bước 2. Đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của đề tài nghiên cứu khoa học dựa trên các tiêu chí đã nêu tại nội dung Điểm 4, Điều 9 của Quy định này.
Bước 3. Ban hành Quyết định công nhận đề tài nghiên cứu khoa học có phạm vi ảnh hưởng cấp tỉnh, cấp toàn quốc
Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh ban hành Quyết định công nhận dựa trên kết quả nhận xét, đánh giá của các thành viên Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh. Đối với trường hợp đề nghị tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc được cấp Giấy chứng nhận riêng để đủ thành phần hồ sơ đề nghị khen thưởng gửi Trung ương (nếu có đề nghị của cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh).
Hồ sơ đề nghị công nhận phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng của đề tài nghiên cứu khoa học theo hướng dẫn của Sở Khoa học và Công nghệ.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội cấp tỉnh, các tổ chức, doanh nghiệp nơi tiếp nhận đăng ký sáng kiến hoặc có sáng kiến áp dụng hoặc được chuyển giao sáng kiến có trách nhiệm:
a) Thành lập Hội đồng Sáng kiến cấp cơ sở để đánh giá giải pháp được yêu cầu công nhận sáng kiến và quyết định việc công nhận sáng kiến cấp cơ sở.
b) Giao Hội đồng Khoa học công nghệ cấp cơ sở xét hiệu quả và phạm vi ảnh hưởng của từng sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học đã được công nhận ở cấp cơ sở và đã được nhân rộng hoặc có thể nhân rộng, có tác động trong phạm vi toàn tỉnh, lập hồ sơ gửi Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh xem xét, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận.
2. Thủ trưởng các cấp, các ngành, đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện Quy định này; tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp quản lý, phát huy tính chủ động sáng tạo, có nhiều sáng kiến mới đạt hiệu quả cao, được công nhận sáng kiến ở các cấp.
3. Sở Khoa học và Công nghệ (cơ quan thường trực của Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh) có trách nhiệm
a) Tổ chức cho các Hội đồng chuyên ngành tiến hành họp xét đánh giá công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học. Trên cơ sở đánh giá, tổng hợp kết quả trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của đề tài, sáng kiến cấp tỉnh. Kết quả công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học làm căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp tỉnh, cấp nhà nước cho cá nhân (danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh; Chiến sỹ thi đua toàn quốc hoặc Bằng khen của Thủ tướng, Huân chương lao động).
b) Tổ chức hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho các Hội đồng Khoa học công nghệ cấp cơ sở.
Điều 12. Kinh phí chi cho hoạt động của Hội đồng đánh giá đề tài, sáng kiến
Kinh phí chi cho hoạt động của Hội đồng đánh giá đề tài, sáng kiến thực hiện theo Thông tư số: 03/2019/TT-BTC ngày 15/01/2019 của Bộ Tài chính Quy định về nguồn kinh phí, nội dung và mức chi ngân sách nhà nước để thực hiện hoạt động sáng kiến.
Điều 13. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo
1. Các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của tác giả sáng kiến, người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu, chủ đầu tư tạo ra sáng kiến, cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến, cơ sở nhận chuyển giao sáng kiến được giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
2. Đối với các quyết định của cơ quan quản lý nhà nước và hành vi của cán bộ, công chức vi phạm quy định quản lý nhà nước về hoạt động sáng kiến, việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo./.
- 1 Quyết định 1163/QĐ-UBND năm 2020 Quy định về xét công nhận sáng kiến thành tích khen thưởng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 2 Quyết định 09/2020/QĐ-UBND quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3 Quyết định 38/2019/QĐ-UBND về Quy chế Thi đua, khen thưởng do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 4 Thông tư 03/2019/TT-BTC quy định về nguồn kinh phí, nội dung và mức chi từ ngân sách nhà nước để thực hiện hoạt động sáng kiến do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5 Quyết định 03/2019/QĐ-UBND sửa đổi quy định về chính sách hỗ trợ chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ công nghệ trên địa bàn tỉnh Long An kèm theo Quyết định 66/2014/QĐ-UBND
- 6 Quyết định 42/2018/QĐ-UBND quy định về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 7 Quyết định 42/2018/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế Quản lý nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh kèm theo Quyết định 48/2016/QĐ-UBND
- 8 Kế hoạch 487/KH-UBND năm 2018 về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025
- 9 Thông tư 08/2017/TT-BNV về hướng dẫn Nghị định 91/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật thi đua, khen thưởng do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 10 Nghị định 91/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật thi đua, khen thưởng
- 11 Quyết định 1201/QĐ-UBND năm 2015 công bố 04 thủ tục hành chính mới, 06 sửa đổi và 10 bãi bỏ trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai
- 12 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 13 Luật thi đua, khen thưởng sửa đổi 2013
- 14 Thông tư 18/2013/TT-BKHCN Hướng dẫn thi hành Điều lệ Sáng kiến kèm theo Nghị định 13/2012/NĐ-CP do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 15 Nghị định 13/2012/NĐ-CP về Điều lệ Sáng kiến
- 16 Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 1 Quyết định 1163/QĐ-UBND năm 2020 Quy định về xét công nhận sáng kiến thành tích khen thưởng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 2 Quyết định 09/2020/QĐ-UBND quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3 Quyết định 38/2019/QĐ-UBND về Quy chế Thi đua, khen thưởng do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 4 Quyết định 03/2019/QĐ-UBND sửa đổi quy định về chính sách hỗ trợ chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ công nghệ trên địa bàn tỉnh Long An kèm theo Quyết định 66/2014/QĐ-UBND
- 5 Quyết định 42/2018/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế Quản lý nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh kèm theo Quyết định 48/2016/QĐ-UBND
- 6 Kế hoạch 487/KH-UBND năm 2018 về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025
- 7 Quyết định 1201/QĐ-UBND năm 2015 công bố 04 thủ tục hành chính mới, 06 sửa đổi và 10 bãi bỏ trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai