LIÊN BỘ LAO ĐỘNG VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 735/LB-QĐ | Hà nội, ngày 31 tháng 12 năm 1975 |
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG
CHỦ NHIỆM ỦY BAN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT NHÀ NƯỚC
QUY PHẠM KỸ THUẬT AN TOÀN CÁC BÌNH CHỊU ÁP LỰC
- Căn cứ vào các điều 21 và 24 của Điều lệ tạm thời về “ Bảo hộ lao động” ban hành kèm theo Nghị định số 181-CP ngày 18-12-1964 của Hội đồng chính phủ quy định nhiệm vụ của Bộ Lao động và Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước trong việc nghiên cứu xây dựng và ban hành các quy phạm về kỹ thuật an toàn áp dụng chung cho nhiều ngành nghề:
- Căn cứ vào các điều 6 và 13 của điều lệ tạm thời về việc “ nghiêm cứu, xây dựng, xét duyệt, ban hành các quy phạm, quy trình kỹ thuật” ban hành kèm theo Nghị định số 124/CP ngày 24-8-1963 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ của Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước trong việc tham gia xây dựng và xét duyệt các quy phạm quy trình kỹ thuật.
- Để việc chế tạo và sử dụng các bình chịu áp lực phù hợp với tiến bộ về khoa học và kỹ thuật cũng như những yêu cầu về quản lý của Nhà nước đối với loại thiết bị này.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành kèm theo quyết định này “Quy phạm kỹ thuật an toàn các bình chịu áp lực” gồm có 5 phụ lục (QPVN2-75)
Điều 2: Quy phạm này áp dụng chung cho tất cả ác Bộ.Các ngành và các địa phương trong lĩnh vực thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và khám nghiệm các bình chịu áp lực kể từ ngày 30-6-1976.
“Quy phạm tạm thời về chế tạo và sử dụng an toàn các bình chịu áp lực cố định và nửa di động” do Liên Bộ Lao Động. Ủy ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước ban hành theo quyết định số 239/LB-QĐ ngày 15-10-1968 cũng như các quy định trước đây của các ngành, các địa phương trái với quy phạm này đều không có hiệu lực.
Điều 3: Bộ Lao động chịu trách nhiệm hướng dẫn, giải thích, theo dõi và kiểm tra việc thi hành quy phạm này.
AN TOÀN CÁC BÌNH CHỊU ÁP LỰC TCVN 2-1975
(Ban hành ngày 31/12/1975 có hiệu lực từ ngày 30/6/1975)
(Được thay thế bằng TCVN 6153 - 1996)
Chương 2 KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN CỦA BÌNH
(Được thay thế bằng TCVN 6153 - 1996)
Chương 3 VẬT LIỆU CHẾ TẠO, LẮP ĐẶT VÀ SỬA CHỮA BÌNH
(Được thay thế bằng TCVN 6153 - 1996)
Chương 4 CHẾ TẠO, LẮP ĐẶT VÀ SỬA CHỮA
1. Những yêu cầu chung (được thay thế bằng TCVN 6153 - 1996).
2. Dung sai (được thay thế bằng TCVN 6153 - 1996).
3. Hàn bình (được thay thế bằng TCVN 6153 - 1996).
4. Nhiệt luyện (được thay thế bằng TCVN 6153 - 1996).
5. Kiểm tra mối hàn (được thay thế bằng TCVN 6008 - 1996 và TCVN 6008 - 1995).
6. Thử thủy lực (được thay thế bằng TCVN 6153 – 1996 và TCVN 6008 - 1995).
7. Những yêu cầu về đinh tán trong chế tạo, lắp đặc hoặc sửa chữa.
4.93 Cho phép chế tạo bình chịu áp lực bằng phương pháp tán đinh khi không có kiện hàn.
Tùy theo yêu cầu kỹ thuật và điều kiện vận hành đinh tán có thể chế tạo theo các kiểu mũ nồi, mũ chìm hoặc mũ nửa chìm. Mỗi tán có thể ghép chồng, ghép gián mép có 1 hoặc 2 miếng ốp.
4.94 Khi chế tạo bình chịu áp lực bằng phương pháp tán đinh, việc gia công các mép phải thỏa mãn các yêu cầu sao đây:
a) Các mép tán chồng và mép các miếng ốp phải gia công suốt chiều dài có độ vát từ 15 đến 18o tính theo trục đứng cửa chiều dài thành.
b) Khi ghép theo kiểu giáp mép thì suốt chiều dài mép thép phải gia công thật nhẵn và thẳng đứng.
c) Các mép của thành kim loại cơ bản cũng như mép của các miếng ốp không cho phép có những miếng nứt.
4.95 Vết gá lắp các mối nối bằng đinh tán phải dùng loại bu lông có đường kính tương đương với đường kính của đinh tán. Các lỗ đinh tán phải được doa thẳng, không cho phép độ lệch mép lỗ giữa các tấm.
Chỉ cho phép tán đinh khi không kiểm tra chất lượng sản phẩm của nhà máy chế tạo đã kiểm tra và xác nhận việc giá lắp đạt yêu cầu.
Đinh chỉ được phép tán nóng. Cấm bôi sơn, lót đệm ở giữa mối tán đinh bất cứ bằng loại vật liệu gì.
4.96 Khoảng cách tâm của các đinh tán theo hướng ngang hoặc hướng xiên phải được xác định theo tính toán độ bền. Khoảng cách tâm hai lỗ đinh tán liền nhau không cho phép lớn hơn 3 lần đường kính của đinh.
Khoảng cách từ mép lỗ đinh tán đến mép tấm thép thành bình hoặc miếng ốp không cho phép nhỏ hơn 1.5 lần đường kính của đinh.
Với đinh tán mũ chìm hoặc nữa chìm, đường kín mũ đinh không được nhỏ hơn 0,5 lần đường kính của đinh, còn chiều cao và độ vác của đinh phải phụ thuộc vào chiều dày thanh và do cơ quan thiết kế quy định.
4.97 Đường kính lỗ đinh tán phải phụ thuộc vào đường kính của đinh và phải theo đúng các trị số ghi trong bảng 4.97 của quy phạm này.
Bảng 4.97
Đường kính đinh mm | 8 | 10 | 13 | 16 | 19 | 22 | 25 | 28 | 31 | 34 | 37 | 40 |
Đường kính lỗ đinh mm | 8,2 | 10,5 | 13,5 | 16,5 | 20 | 23 | 26 | 29 | 32 | 35 | 38 | 44 |
4.98 Nhà máy chế tạo phải kiểm tra các mối tán đinh bằng cách xem xét các mũ đinh, các mép tán để phát hiện những đinh tán thiếu, tán lệch, rạn nứt mũ đinh và các mép tán., dùng búa gõ các đầu đinh hoặc bằng các bằng các phương pháp khác để phát hiện những đinh tán lỏng, gay … xử lý những thiếu sót và tiến hành thử thủy lực.
4.99 Hệ số độ bền lớn nhất của mối nối bằng đinh tán quy định theo bảng 4.99 của quy phạm này.
Bảng 4.99
Các mối nối bằng đinh tán | Hệ số độ bền |
- Mối có 2 miếng ốp 2 bên, có từ 2 hàng đinh trở lên - Mối có 2 miếng ốp 2 bên, có 1 hàng đinh - Mối có 2 miếng ốp 2 bên, một bên có 1 hàng đinh còn bên kia có 2 hàng đinh - Mối có 1 miếng ốp hoặc chống mép có hai hàng đinh. | 0,83 0,78 0,78 0,70 |
- 1 Tiêu chuẩn ngành 22TCN 306:2003 về tiêu chuẩn kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2 Nghị định 181-CP năm 1964 ban hành điều lệ tạm thời về bảo hộ lao động do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 3 Nghị định 124-CP năm 1963 ban hành điều lệ tạm thời về việc nghiên cứu, xây dựng, xét duyệt, ban hành và quản lý các quy phạm, quy trình kỹ thuật dùng trong sản xuất công nghiệp do của Hội đồng Chính phủ ban hành