Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 737/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 13 tháng 04 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

THÀNH LẬP BAN GIÁM SÁT VÀ TỔ HỖ TRỢ NGHIỆP VỤ DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Kế hoạch số 109/KH-UBND  ngày 07/10/2015 của  Ủy ban Nhân dân tỉnh về Kế hoạch Thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị  về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 254/TTr-STTTT ngày 07 tháng 4 năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập Ban Giám sát và Tổ hỗ trợ nghiệp vụ dịch vụ công trực tuyến tỉnh Thừa Thiên Huế gồm các thành viên sau:

1. Ban Giám sát dịch vụ công trực tuyến tỉnh (sau đây được gọi tắt là Ban Giám sát):

a) Trưởng Ban: Ông Nguyễn Xuân Sơn, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông;

b) Phó Ban: Ông Trần Quốc Thắng, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ;

c) Các ủy viên:

- Ông Trần Minh Long, Trưởng Phòng Cải cách hành chính, Sở Nội vụ;

- Ông Nguyễn Ngọc Cường, Trưởng Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính, Sở Tư pháp;

- Bà Tôn Nữ Phương Thảo, Chuyên viên Phòng Công nghệ thông tin, Sở Thông tin và Truyền thông.

2. Tổ hỗ trợ nghiệp vụ dịch vụ công trực tuyến tỉnh (sau đây được gọi là Tổ hỗ trợ nghiệp vụ DVC trực tuyến):

a) Tổ Trưởng: Ông Trần Minh Long, Trưởng Phòng Cải cách hành chính, Sở Nội vụ;

b) Các tổ viên:

- Ông Nguyễn Ngọc Cường, Trưởng Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính, Sở Tư pháp;

- Bà Tôn Nữ Phương Thảo, Chuyên viên Phòng Công nghệ thông tin, Sở Thông tin và Truyền thông.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Giám sát

1. Tham mưu giúp UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về công tác tổ chức việc triển khai dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh;

2. Giám sát hoạt động triển khai dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh;

3. Đốc thúc các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh triển khai dịch vụ công trực tuyến;

4. Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình triển khai dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh;

5. Tham mưu UBND tỉnh trong việc nâng cấp, chỉnh sửa Cổng dịch vụ công trực tuyến để phù hợp với nhu cầu thực tế;

6. Tiếp nhận các phản ánh, yêu cầu của công dân, tổ chức, doanh nghiệp các vấn đề liên quan đến dịch vụ công trực tuyến của tỉnh;

5. Được quyền: Yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước hỗ trợ, đốc thúc việc triển khai dịch vụ công trực tuyến của các đơn vị; yêu cầu Bộ phận một cửa của các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện các công việc cần thiết để đảm bảo hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ hỗ trợ nghiệp vụ dịch vụ công trực tuyến

1. Giúp Ban Giám sát trong việc triển khai các nhiệm vụ được giao và thực hiện các nhiệm vụ do Ban Giám sát phân công;

2. Thực hiện hỗ trợ các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh triển khai dịch vụ công trực tuyến thông qua các phương tiện viễn thông và công nghệ thông tin;

3. Hỗ trợ, tư vấn công dân, tổ chức và doanh nghiệp trong việc: đăng ký tài khoản để sử dụng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh, đăng ký hồ sơ trực tuyến.

Điều 4. Tổ chức và hoạt động của Ban Giám sát và Tổ hỗ trợ nghiệp vụ dịch vụ công trực tuyến

1. Ban Giám sát và Tổ hỗ trợ nghiệp vụ dịch vụ công trực tuyến họp định kỳ 01 tháng 01 lần.

2. Tổ hỗ trợ nghiệp vụ dịch vụ công trực tuyến là bộ phận giúp việc của Ban Giám sát.

3. Trưởng ban sử dụng con dấu của Sở Thông tin và Truyền thông trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao

4. Các thành viên của Ban Giám sát và Tổ hỗ trợ nghiệp vụ dịch vụ công trực tuyến làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành; được trang bị các phương tiện, thiết bị cần thiết để phục vụ công tác giám sát, hỗ trợ việc triển khai dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh; được hỗ trợ kinh phí điện thoại, liên lạc hàng tháng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

5. Kinh phí hoạt động của Ban Giám sát và Tổ hỗ trợ nghiệp vụ dịch vụ công trực tuyến do Ngân sách nhà nước cấp theo chế độ tài chính hiện hành và cấp qua tài khoản của Sở Thông tin và Truyền thông.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 6. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và các Ông, Bà có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 6;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- VP: CVP, PCVP N.Đ.Bách;
- Lưu: VT, DL.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Ngọc Thọ