Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 74/2003/QĐ-UB

Đồng Hới, ngày 26 tháng 12 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21/6/1994;

- Căn cứ Luật giáo dục ngày 02 tháng 12 năm 1998;

- Căn cứ chỉ thị số 18/2001/CT-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về “Một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân”;

- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo tại Tờ trình số :1047/GD-ĐT ngày 9 tháng 12 năm 2003,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Phê duyệt đề án “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục từ nay đến năm 2010” (kèm theo quyết định này).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh Giám đốc sở: Giáo dục - Đào tạo, Tài chính, Kế hoạch & Đầu tư; Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ GT-ĐT;
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu VT, NC-VX.

TM/ UBND TỈNH QUẢNG BÌNH
KT/ CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Công Thuật

 

MỞ ĐẦU

Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu đến năm 2010, Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp trở thành nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế là con người, là nguồn lực người Việt Nam được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Con người là trung tâm của sự phát triển, vừa mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển.

Giáo dục vì vậy giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển quốc gia. Giáo dục cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu. Với mục đích học để biết, học để làm, học để chung sống và học để làm người. Giáo dục phải tạo điều kiện và cơ hội để phát triển đầy đủ nhất về tiềm năng sáng tạo của mỗi con người.

Giáo dục nước ta trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh tình hình thế giới biến đổi nhanh chóng và sự bùng nổ của tri thức khoa học và công nghệ đồi hỏi phải đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục để trở thành một nền giáo dục tiên tiến: Một nền giáo dục vì mọi người, một nền giáo dục phát huy mọi khả năng của thế hệ trẻ phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp xây dựng đất nước, một nền giáo dục hòa nhập với nền giáo dục thế giới và khu vực.

Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng quyết định sự thành công của sự nghiệp đổi mới giáo dục, quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo, có trách nhiệm chủ yếu trong hình thành phương pháp học tập, hoạt động rèn luyện, hình thành nhân cách và định hướng sự phát triển tương lai cho thế hệ trẻ.

Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục của chúng ta là lực lượng hùng hậu trong đội ngũ cán bộ công chức của tỉnh nhà, phần lớn đã được rèn luyện thử thách trong gian khó, trong quá trình đấu tranh cách mạng, xây dựng quê hương đất nước, có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với sự nghiệp cách mạng, tâm huyết, tận tụy với nghề góp phần quyết định làm nên những thành tựu to lớn của sự nghiệp phát triển giáo dục trong thời gian qua.

Tuy nhiên, những hạn chế yếu kém về số lượng, chất lượng cơ cấu đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, về tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỹ luật, tính gương mẫu về đạo đức, lối sống trong một bộ phận giáo viên, cán bộ quản lý đã ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả giáo dục - đào tạo.

Vì vậy, việc xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng và hiệu quả là yêu cầu cấp thiết để đảm đương sứ mệnh to lớn của sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn mới.

Báo cáo chính trị hội nghị lần thứ 6 BCH TW Đảng khóa IX đã nêu rõ: “Đặc biệt quan tâm xây dựng dội ngũ CBQL GD đủ đức, đủ tài cùng với đội ngũ nhà giáo và toàn xã hội chấn hưng nền giáo dục nước nhà”.

Đề án: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục từ nay đến năm 2010” có nhiệm vụ phân tích đánh giá làm rõ thực trạng, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, điều kiện đảm bảo xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý theo hướng đủ về số lượng, đảm bảo về cơ cấu, chuẩn về chất lượng nhằm đưa sự nghiệp giáo dục tỉnh ta phát triển lên một tầm cao mới, cùng với sự giáo dục cả nước sớm tiến kịp các nước phát triển trong khu vực đáp ứng những đòi hỏi to lớn và ngày càng cao về dân trí, nhân lực, nhân tài trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương, đất nước.

Phần thứ nhất

CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục:

1.1. Đảng ta luôn quan tâm đến vấn đề Giáo dục và Đào tạo. Trong các Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tư khóa VII, lần thứ hai khóa VIII đã khẳng định việc đổi mới nội dung phương pháp giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và tăng cường cơ sở vật chất các trường học là một nhiệm vụ trọng tâm của Giáo dục - Đào tạo.

1.2. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX tiếp tục khẳng định quan điểm của Đảng ta: “Phát triển Giáo dục - Đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.

1.3. Kết luận của Hội nghị lần thứ sáu BCH TW Đảng khóa IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW2 khóa VIII, phương hướng phát triển Giáo dục - Đào tạo, khoa học và công nghệ từ nay đến năm 2005 và đến năm 2010, về Giáo dục - Đào tạo đã nêu rõ: Ban chấp hành Trung ương chủ trương từ nay đến năm 2010 toàn Đảng, toàn dân mà nòng cốt là đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục cần đặc biệt tập trung vào các nhiệm vụ nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục; phát triển quy mô giáo dục; thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. Để thực hiện các nhiệm vụ trên cần làm tốt các việc chủ yếu là : Đổi mới mạnh mẽ quản lý quản lý Nhà nước về giáo dục; xây dựng và triển khai chương trình “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” một cách toàn diện; tiếp tục hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và sắp xếp củng cố, phát triển mạng lưới trường, lớp cơ sở giáo dục; tăng cường đầu tư cho Giáo dục - Đào tạo và đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, coi sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân.

1.4. Luật giáo dục, Điều 67 quy định về tiêu chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên từng cấp bậc học: Giáo viên Mầm non, giáo viên Tiểu học phải TN THSP: Giáo viên THCS phải tốt nghiệp phải tốt nghiệp CĐSP, giáo viên PHPT phải tốt nghiệp Đại học sư phạm. Điều 70 quy định Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hóa nhà giáo.

1.5. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 -2010 được Chính phủ phê duyệt ngày 28/12/2001 cũng đã xác định mục tiêu phát triển giáo dục đến 2010 với những nội dung chủ yếu nhằm tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đẩy nhanh tiến độ thực hiện phổ cập trung học cơ sở, đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình các cấp học và trình độ đào tạo. Để đạt được các mục tiêu trên cần thiết phải thực hiện một hệ thống giải pháp đồng bộ có liên quan đến nguồn lực của giáo dục, động lực của đội ngũ, hiệu lực của bộ máy và năng lực của hệ thống trong đó đổi mới chương trình giáo dục, phát triển đội ngũ nhà giáo là các giải pháp trọng tâm, đổi mới quản lý giáo dục là khâu đột phá.

1.6. Chỉ thị số 18/2001/CT-TTg ngày 27/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, đã yêu cầu: “Phải có kế hoạch và giải pháp tích cực để đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đạt chuẩn trình độ theo quy định của Luật giáo dục, đào tạo giáo viên các môn còn thiếu”.

1.7. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XIII đã đề ra nhiệm vụ của giáo dục trong thời gian tới là: Nâng cao chất lượng giáo dục dạy nghề, giáo dục và phân luồng học sinh trên cơ sở đa dạng hóa loại hình trường lớp, khuyến khích hệ thống trường bán công, dân lập, tư thục. Thực hiện quan điểm giáo dục cho mọi người, hướng tới xã hội học tập; tập trung xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, Tạo sự chuyển biến căn bản về phương pháp dạy học...

Tăng cường đào tạo, đào tạo lại, bảo đảm 100% giáo viên đạt chuẩn, trong đó có 20 - 30% trên chuẩn.

2. Chương trình hành động thực hiện kết luận Hội nghị Trung ương 6 (Khóa IX), quy hoạch và kế hoạch phát triển giáo dục, đào tạo từ 2001 đến 2010 của Tỉnh.

2.1. Chương trình hành động của Ngành giáo dục thực hiện Kết luận Hội nghị BCHTW lần thứ VI khóa IX ban hành theo quyết định số 3978/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/8/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo đã nêu rõ: “Yêu cầu xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện. Triển khai chủ trương sàng lọc và bố trí lại cán bộ giáo viên không còn đủ điều kiện công tác trong Ngành giáo dục, giải quyết chế độ nghỉ hưu trước tuổi cho giáo viên chưa đạt chuẩn, năng lực yếu”.

2.2. Quy hoạch phát triển Giáo dục - Đào tạo của tỉnh từ 2001 đến 2010 đã xác định : Tạo bước chuyển biến cơ bản về giáo dục toàn diện, xây dựng nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa. Thực hiện đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục ở các cấp học, ngành học mở rộng hợp lý quy mô trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hiệu quả giáo dục... Xây dựng đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô vừa nâng cao chất lượng hiệu quả, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới quản lý giáo dục tại cơ sở đáp ứng và phát huy nội lực phát triển sự nghiệp giáo dục.

Phần thứ hai

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TỈNH TA HIỆN NAY

I. ƯU ĐIỂM, MẶT MẠNH

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, dưới ánh sáng của các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, đặc biệt là các Nghị quyết Trung ương IV khóa 7, Nghị quyết TW II kháo 8,tỉnh ta đã nỗ lực cố gắng xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đáp ứng nhu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục.

1. Đội ngũ nhà giáo.

1.1. Về số lượng: Hiện nay toàn tỉnh có 11.587 giáo viên các ngành học, cấp học, trong đó Mầm non: 2274, Tiểu học: 4671, THCS: 3.615, THPT: 859, THCN: 79, CĐSP: 89. Đội ngũ giáo viên giảng viên đến nay cơ bản đủ về số lượng theo yêu cầu của các ngành học, cấp học.

1.2. Về trình độ đào tạo: Hầu hết giáo viên phổ thông đã được đào tạo để đạt trình độ chuẩn theo quy định của Luật giáo dục: Giáo viên tiểu học có 98,01% đạt chuẩn đào tạo THSP trở lên; giáo viên THCS có 85,3% đạt chuẩn đào tạo CĐSP trở lên, giáo viên THPT có 98,22% đào tạo đạt trình độ ĐHSP trở lên, riêng giáo viên Mầm non tỷ lệ đạt chuẩn trình độ THSP trở lên là 54,2%. 85% giáo viên các trường THCN, 94% giáo viên trường CĐSP đạt chuẩn.

1.3. Trình độ chính trị và đạo đức: Nhìn chung đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề; có phẩm chất đạo đức tốt; có ý chí vươn lên, khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, tỷ lệ Đảng viên trong cán bộ quản lý và giáo viên cao (chiếm tỷ lệ 38,7%)

1.4. Về cơ cấu chuyên môn: Khắc phục tình trạng mất cân đối trong cơ cấu chuyên môn của đội ngũ giáo viên (môn thừa, môn thiếu) công tác đào tạo giáo viên của ngành trong những năm qua đã có nhiều giải pháp tích cực và đạt được kết quả bước đầu. Đã đào tạo đủ giáo viên tiếng Anh cho các cấp, bậc, ngành học. Đang tích cực đào tạo giáo viên các môn Nghệ thuật và các môn còn thiếu nhiều giáo viên như giáo dục công dân, công nghệ, tin học, giáo viên kỹ thuật và giáo viên một số môn khoa học tự nhiên khối THCS và THPT.

- Kết quả từ năm 1995 đến 2002 đã đào tạo được số giáo viên, giảng viên đạt các trình độ như sau: THCS 787; CĐSP 1.579 (trong đó có 42 Nhạc - Họa); ĐHSP 365 (trong đó có 10 Nhạc - Họa); SĐH 27, tổng số đào tạo mới 2758 người chiếm khoảng 24,18% giáo viên của ngành học phổ thông hiện nay. (Phần chi tiết xem mục lục kèm theo)

2. Đội ngũ cán bộ quản lý

2.1. Toàn tỉnh hiện có: 1.070 cán bộ quản lý (chiếm 9,3% cán bộ quản lý trong toàn ngành), trong đó MN: 198, Tiểu học: 523, THCS: 278, THPT: 62, THCN: 6, CĐSP: 3

2.2. Đội ngũ cán bộ quản lý nói chung có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm trong quản lý giáo dục, có phẩm chất đạo đức tốt, năng động sáng tạo trong việc tổ chức thực hiện các chủ trương đường lối của Đảng và những nhiệm vụ chính trị của ngành, đã và đang thực sự trở thành lực lượng nòng cốt đi đầu trong những công việc của ngành giáo dục.

Việc bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục đã đi vào nề nếp theo kế hoạch hàng năm, một số đã được đào tạo qua trình độ lý luận chính trị trung cấp, cao cấp, đại học chính trị.

Việc tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ quản lý giáo dục các cấp thực hiện đúng quy trình, thủ tục, nhìn chung bố trí hợp lý phát huy được năng lực, sở trường của cán bộ quản lý giáo dục.

Phụ lục 1: Số lượng giáo viên từng cấp và trình độ đào tạo

Phụ lục 2: Cơ cấu chuyên môn

Phụ lục 3: Tình hình đội ngũ CBQL

II. MỘT SỐ HẠN CHẾ:

1. Đội ngũ giáo viên, giảng viên được đào tạo qua nhiều giai đoạn trong vòng 30 năm, với nhiều hệ đào tạo, nhiều chương trình khác nhau nên trình độ không đồng đều, hạn chế về cập nhật kiến thức ngoại ngữ và nhất là phương pháp dạy học tiên tiến. Bộ phận giáo viên mầm non, THCS chưa đạt chuẩn còn chiếm tỷ lệ cao, giáo viên, giảng viên trên chuẩn còn thiếu nhiều (đặc biệt ở các trường THPT, THCN).

2. Cơ cấu của đội ngũ giáo viên còn mất cân đối lớn, thừa giáo viên ở một số môn khoa học xã hội nhưng thiếu nghiêm trọng giáo viên các môn nghệ thuật, công nghệ đối với THCS, thiếu giáo viên Toán, Vật lý, giáo viên hóa học, giáo viên Kỹ thuật, giáo dục quốc phòng đối với THPT.

3. Trình độ và năng lực của cán bộ quản lý chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, còn bất cập hẫng hụt về nhiều mặt, hầu hết CBQLGD chỉ mới đạt trình độ lý luận chính trị sơ cấp. Một bộ phận nhà giáo và CBQLGD còn thiếu mẫu mực về đạo đức tác phong, thiếu tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỹ luật, chất lượng và hiệu quả công tác chưa cao.

Phần thứ ba

MỤC TIÊU, KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO VÀ CÁC GIẢI PHÁP

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu chuyên môn, chuẩn về số lượng, có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung phương pháp giáo dục ở các cấp, bậc, ngành học, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục - đào tạo phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Mục tiêu cụ thể:

+ Giáo viên mầm non: Đào tạo giáo viên mầm non đáp ứng nhu cầu giáo viên cho các cơ sở giáo dục mầm non công lập và ngoài công lập, tiến tới chuẩn hóa đội ngũ giáo viên trên chuẩn khoảng 10% năm 2005, 25% năm 2010.

+ Giáo viên phổ thông: đào tạo đủ về số lượng, điều chỉnh cơ cấu đội ngũ giáo viên, tăng cường số lượng giáo viên Nhạc, Họa, Thể dục thể thao, Công nghệ, Giáo dục công dân, giáo viên hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông, giáo viên một số môn khoa học tự nhiên, tiến tới tiêu chuẩn hóa và đồng bộ hóa vào năm 2005, xây dựng đội ngũ giáo viên trên chuẩn theo các chỉ tiêu cụ thể sau:

- Tiểu học: 25% năm 2005, 45% năm 2010.

- Trung học cơ sở: 20% năm 2005, 30% năm 2010

- Trung học phổ thông 5% năm 2005, 12% năm 2010

+ Giáo viên THCN, CĐSP:

- Khẩn trương đào tạo, bổ sung và nâng cao trình độ giảng viên, lựa chọn giáo viên, sinh viên khá giỏi để bổ sung cho đội ngũ giáo viên, giảng viên các trường chuyên nghiệp.

- Đến năm 2005

THCN có 5% giáo viên có trình độ sau đại học;

CĐSP có 30% có trình độ thạc sĩ,10% có trình độ tiến sĩ.

- Đến năm 2010

+ THCN có 10% giáo viên có trình độ sau đại học;

+ CĐSP có 50% có trình độ thạc sĩ, 25% có trình độ Tiến sĩ.

+ Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục:

Bồi dưỡng kiến thức quản lý cho 100% cán bộ quản lý giáo dục các trường học và cán bộ chỉ đạo chuyên môn của các cấp quản lý giáo dục.

- Bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị và chuyên môn: Năm 2005 có ít nhất 50% có trình độ chính trị trở lên 50% trung cấp trên chuẩn chuyên môn năm 2010 có 100% trình độ trung cấp chính trị trở lên 80% trên chuẩn chuyên môn.

- Đào tạo 30% cán bộ nguồn đáp ứng yêu cầu củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường học.

Điều chỉnh, sắp xếp, bố trí lại CB QLGD theo yêu cầu mới của ngành phù hợp với năng lực phẩm chất của từng người .

II. KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN ĐẾN 2005 VÀ ĐẾN 2010.

1. Khái quát tình hình phát triển trường lớp và quy mô học sinh từ 2001 đến 2005 và 2010.

- Mầm non: Năm 2002 - 2003: 183 trường và cơ sở 1.173 lớp, 38.233 cháu. Bình quân 2002 - 2005: 185 trường, 1.250 nhóm trẻ và 1.248 lớp mẫu giáo; Đến năm 2010: có 44.350 cháu với 1.675 nhóm trẻ và 1.372 lớp mẫu giáo;

- Tiểu học: Năm 2002 -2003: 248 trường, 3.526 lớp, 107.603 học sinh. Bình quân 2002 -2005: 250 trường, 30.016 lớp, 90.500 học sinh; Đến năm 2010 có 2.900 lớp với 84.000 học sinh.

- THCS: năm 2002 - 2003: 153 trường (142 THCS và 11 trường PTCS), 1.766 lớp, 82.540 hs. Bình quân 2002 - 2005: 158 trường 2.000 lớp 80.000 học sinh; Đến năm 2010 có 1.750 lớp với 70.000 học sinh.

- THPT: năm 2002 - 2003: 28 trường, 656 lớp 30.791 hs. Bình quân 2002 - 2005: 31 trường 806 lớp, 39.814 hs; Đến năm 2010 có 950 lớp với 42.500 học sinh.

- THCN-CĐSP: Dự kiến sát nhập và nâng cấp trường TH Kinh tế, trường THKT- C-NN thành trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật, mở rộng quy mô và ngành nghề để đáp ứng nhu cầu xã hội;

Phần chi tiết xem phụ lục 4.

2. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

Trên cơ sở thực trạng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý hiện nay, phần kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chia 2 giai đoạn:

Giai đoạn 2001 - 2005 và giai đoạn 2006 -2010 theo các mục tiêu đáp ứng số lượng, đạt trình độ, đồng bộ hóa chuyên môn, đào tạo trên chuẩn, cụ thể là:

2.1. Giai đoạn 2001 - 2005

Giai đoạn này tập trung đào tào, bồi dưỡng để đạt được mục tiêu chuẩn hóa và đồng bộ hóa, tích cực đào tạo trên chuẩn.

2.1.1 Đào tạo cho phát phát triển

Ngành học

Tổng số

Kế hoạch đào tạo từng năm

Nhu cầu

Hiện có

Nghỉ hưu

Cần đào tạo

Tổng số

Trong đó

Năm 2001

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

1. Mầm non

2.374

2.274

57

150

150

50

50

50

0

0

2. Tiểu học

4.140

4.671

234

0

0

0

0

0

0

0

3. THCS

4.122

3.615

214

721

677

95

82

200

200

100

4. THPT

1.277

859

35

498

498

225

120

78

75

5. THCN

116

79

5

42

 

 

 

15

 

6. CĐSP

110

89

5

26

 

 

 

5

 

Cộng

12.139

11.587

550

1.437

1.325

370

132

370

298

175

2.1.2. Đào tạo chuẩn hóa trình độ giáo viên

Ngành học

Nhu cầu

Kế hoạch đào tạo từng năm

Tổng số

Trong đó

Năm 2001

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

1. Mầm non

1052

1052

252

200

200

200

200

2. Tiểu học

100

100

100

0

0

3. THCS

1024

1024

107

200

250

250

217

4. THPT

60

60

0

0

60

0

0

5. THCN

 

 

 

 

7

7

7

6. CĐSP

 

 

 

 

4

4

4

Cộng

2.236

2.236

359

500

521

461

428

2.1.3. Đào tạo, bồi dưỡng để đồng bộ hóa giáo viên

Ngành học

Nhu cầu

Kế hoạch đào tạo từng năm

Tổng số

Trong đó

Năm 2001

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

1. Mầm non

0

0

0

0

0

0

0

2. Tiểu học

0

0

0

0

0

0

0

3. THCS

305

305

75

100

100

30

0

4. THPT

225

225

143

82

0

0

0

Cộng

530

530

218

182

100

30

0

Việc đào tạo đồng bộ giáo viên THCS tập trung vào các môn nghệ thuật (Nhạc, Họa), công nghệ, giáo dục công dân, thể dục; đối với giáo viên phổ thông tập trung vào các môn khoa học tự nhiên, kỹ thuật và tin học, phương thức đào tạo đồng bộ hóa có thể thực hiện qua đào tạo mới chính quy hoặc qua đào tạo tại chức, lấy từ nguồn giáo viên trong biên chế với chuyên môn phù hợp.

2.1.4. Đào tạo trên chuẩn.

Ngành học

Nhu cầu

Hịên có

Kế hoạch đào tạo từng năm

Tổng số

Trong đó

Năm 2001

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

1. Mầm non

227

46

350

 

 

150

150

50

2. Tiểu học

1.167

373

906

256

200

150

150

150

3. THCS

723

502

372

86

106

60

60

60

4. THPT

63

27

80

 

20

20

20

20

5. THCN

7

5

6

 

 

2

2

2

6. CĐSP

58

40

18

 

 

5

5

5

Cộng

2.180

948

1.708

342

326

387

387

287

2.1.5. Bồi dưỡng cán bộ quản lý

Ngành học

Nhu cầu

Kế hoạch đào tạo từng năm

Tổng số

Trong đó

Năm 2001

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

1. Mầm non

250

250

50

50

50

50

50

2. Tiểu học

250

250

50

50

50

50

50

3. THCS

250

250

50

50

50

50

50

4. THPT

15

15

0

0

5

5

5

5. THCN

10

10

2

2

2

2

2

6. CĐSP

10

10

2

2

2

2

2

Cộng

785

785

154

154

159

159

159

2.1.6. Bồi dưỡng cán bộ về trình độ lý luận chính trị

Ngành học

Nhu cầu

Kế hoạch đào tạo từng năm

Tổng số

Trong đó

Năm 2001

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

1. Mầm non

238

175

35

35

35

35

35

2. Tiểu học

497

370

74

74

74

74

74

3. THCS

313

230

46

46

46

46

46

4. THPT

89

65

13

13

13

13

13

5. THCN

10

10

2

2

2

2

2

6. CĐSP

10

10

2

2

2

2

2

Cộng

1.157

860

172

172

172

172

172

2.2. Giai đoạn 2006 - 2010.

Đây là giai đoạn tập trung đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trên chuẩn, tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng toàn diện đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.

2.2.1. Đào tạo cho phát triển.

Ngành học

Tổng số

Kế hoạch đào tạo từng năm

Nhu cầu

Hiện có

Nghỉ hưu

Cần đào tạo

Tổng số

Trong đó

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

1. Mầm non

2.513

2.431

114

196

196

50

50

50

46

0

2. Tiểu học

3.807

4.437

503

150

0

0

0

50

50

50

3. THCS

3.774

4.122

894

246

246

100

146

100

100

100

4. THPT

1.587

1.277

50

310

310

60

60

60

60

70

Cộng

11.681

12.267

1.711

1.202

1.202

210

256

110

106

70

2.2.2. Đào tạo trên chuẩn.

Ngành học

Nhu cầu

Hịên có

Kế hoạch đào tạo từng năm

Tổng số

Trong đó

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

1. Mầm non

593

396

150

50

50

50

0

0

2. Tiểu học

1.863

1.279

584

150

150

150

84

50

3. THCS

1.236

823

500

100

100

100

100

100

4. THPT

153

107

75

15

15

15

15

15

5. THCN

 

 

15

3

3

3

3

3

6. CĐSP

 

 

15

3

3

3

3

3

Cộng

3.845

2.605

1.309

315

315

315

199

165

2.2.3. Bồi dưỡng cán bộ quản lý về nghiệp vụ

Ngành học

Nhu cầu

Kế hoạch đào tạo từng năm

Tổng số

Trong đó

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

1. Mầm non

100

100

50

0

0

0

50

2. Tiểu học

150

150

50

50

50

0

0

3. THCS

50

50

0

50

0

0

0

4. THPT

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

300

300

100

100

50

0

50

2.2.4. Bồi dưỡng cán bộ về trình độ chính trị

Ngành học

Nhu cầu

Kế hoạch đào tạo từng năm

Tổng số

Trong đó

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

1. Mầm non

238

63

13

13

13

12

12

2. Tiểu học

497

127

25

25

25

26

27

3. THCS

313

83

17

17

17

16

16

4. THPT

89

24

5

5

5

5

4

5. THCN

 

25

5

5

5

5

5

6. CĐSP

 

25

5

5

5

5

5

Cộng

1137

322

171

171

170

168

167

3. Kinh phí

3.1. Kinh phí giai đoạn 2001 - 2005: (đơn vị tính: triệu đồng)

Nội dung công việc

Tổng số

Trong đó

Năm 2001

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Đào tạo cho phát triển

10.325

522

1.770

2.684

2.489

2.860

Đào tạo để chuẩn hóa

7.673

1.276

1.600

1.800

1.821

1.176

Bồi dưỡng đồng bộ hóa

500

135

200

200

100

0

Đào tạo trên chuẩn

5.212

1.368

1.304

800

980

760

BD cán bộ quản lý

600

0

150

150

150

150

Cộng

24.310

3.301

5.024

5.634

5.540

4.946

3.2. Kinh phí giai đoạn 2006 - 2010: (đơn vị tính: triệu đồng)

Ngành học

Tổng số

Trong đó

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Đào tạo cho phát triển

9979

1.380

2.232

2.428

2.139

1.800

Đào tạo để chuẩn hóa

0

 

 

 

 

 

Bồi dưỡng đồng bộ hóa

0

 

 

 

 

 

Đào tạo trên chuẩn

2.791

728

728

720

400

215

BD cán bộ quản lý

198

66

66

33

33

 

Cộng

12.968

2.174

3.026

3.181

2.572

2.015

III. CÁC GIẢI PHÁP

1. Tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức trong toàn ngành các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về vai trò, vị trí của đội ngũ nhà giáo và CBQL trong chiến lược phát triển giáo dục, tính cấp thiết phải xây dựng đội ngũ nhà giáo một cách toàn diện, từ đó xác định trách nhiệm và quyết tâm cao trong các cấp quản lý giáo dục, chủ động thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đã vạch ra.

2. Nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với phát triển giáo dục đào tạo, đổi mới công tác quản lý trong đào tạo, bồi dưỡng trước hết là công tác quy hoạch cán bộ, quy hoạch đội ngũ và biên chế gắn đào tạo với sử dụng. Trên cơ sở các chỉ tiêu phát triển giáo dục từ nay đến 2005 và 2010 mỗi cấp quản lý giáo dục, Sở Giáo dục - Đào tạo, Phòng Giáo dục - Đào tạo, các trường mầm non, phổ thông, các trung tâm giáo dục, các trường THCN và CĐSP phải thường xuyên cân đối đội ngũ giáo viên trên tất cả các mặt số lượng, trình độ, cơ cấu chuyên môn, để xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện chặt chẽ theo các mục tiêu của đề án đã xác định.

3. Tiếp tục củng cố và nâng cao năng lực đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ của Trường Cao đẳng sư phạm nhằm đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch hàng năm. Đổi mới phương pháp đào tạo, đẩy mạnh nâng cao chất lượng, làm cho trường Cao đẳng Sư phạm thực sự là nòng cốt chuyên môn cho giáo dục phổ thông trong quá trình đổi mới chương trình và sách giáo khoa hiện nay. Gắn công tác giảng dạy, học tập với nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa học giáo dục.

Khẩn trương mở rộng loại hình đào tạo (tập trung, tại chức), bồi dưỡng để nâng cao trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn cho giáo viên. Chủ động phối hợp với các trường Đại học Sư phạm trong đào tạo và tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp. Ưu tiên tuyển dụng sinh viên xuất sắc, sinh viên giỏi, sinh viên thuộc các môn còn thiếu hoặc các môn còn mất cân đối lớn về chuyên môn. Liên kết chặt chẽ với các trường Đại học Sư phạm để đào tạo giáo viên trên chuẩn cho cấp THPT và THCS, THCN, CĐSP.

4. Song song với việc đào tạo mới, phải tiến hành việc rà soát phân loại đội ngũ nhà giáo và CBQL. Hoàn thành trước năm 2005 việc sàng lọc và bố trí lại những nhà giáo và CBQL không đảm bảo những điều kiện về trình độ, năng lực, sức khoẻ, giải quyết chế độ nghỉ hưu trước tuổi cho các nhà giáo chưa đạt chuẩn, năng lực giảng dạy yếu, sức khoẻ hạn chế. Bố trí CBQL GD các cấp phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và năng lực của cán bộ, có cơ chế thay thế khi không đáp ứng được yêu cầu.

5. Ưu tiên bảo đảm kinh phí đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục hàng năm. Thực hiện xã hội hóa trong việc huy động các nguồn kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, có chính sách động viên, mặt khác cũng cần tạo nguồn thu hợp lý từ người học để đẩy nhanh tiến độ chuẩn hóa, đồng bộ hóa đội ngũ giáo viên phổ thông, đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ, tỷ lệ huy động như sau:

- Đào tạo để chuẩn hóa : NSNN 50%, người học: 50%

- Đào tạo trên chuẩn: NSNN: 30%, người học: 70%

- Đào tạo sau đại học: Theo QĐ 244/QĐ-UB ngày 04/02/2003

Riêng giáo viên công tác ở những vùng núi rẻo cao, vùng đặc biệt khó khăn được nhà nước hỗ trợ kinh phí đào tạo 100%

6.Ngành Giáo dục - Đào tạo tiếp tục chủ động tham mưu với chính quyền các cấp có những chủ trương chính sách động viên, khuyến khích người học, tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, nhất là số giáo viên ở các huyện, xã miền núi, rẻo cao, xã còn nhiều khó khăn, có điều kiện để tham gia chuẩn hóa trình độ, đồng bộ hóa và đào tạo trên chuẩn làm nòng cốt chuyên môn, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về năng lực trình độ giữa giáo viên miền xuôi với giáo viên miền núi, giáo viên vùng cồn bãi.

Phần thứ 4

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ngành GD-ĐT:

1.1. Sở Giáo dục - Đào tạo:

- Căn cứ đề án chỉ đạo các phòng giáo dục - đào tạo cụ thể hóa, xây dựng đề án đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý của từng huyện, thị, bảo đảm tính thống nhất trong kế hoạch, đồng thời phù hợp với đặc điểm tình hình của từng địa phương theo hướng tích cực và quyết tâm cao nhất nhằm đạt được tất cả các mục tiêu đã đề ra .

- Hàng năm Sở Giáo dục - Đào tạo cân đối kế hoạch chung trên cơ sở tình hình phát triển giáo dục của toàn tỉnh với kế hoạch cụ thể của từng huyện để xác định các chỉ tiêu cụ thể trong việc đào tạo mới, đào tạo đồng bộ hóa và đào tạo trên chuẩn, bồi dưỡng cán bộ quản lý các trường PT, MN. Phân bổ chỉ tiêu cho các huyện và bố trí kinh phí đào tạo bồi dưỡng. Chỉ đạo Trường CĐSP tỉnh và liên kết với các trường ĐHSP để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.

- Sở GD-ĐT có kế hoạch thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện trong toàn ngành. Hàng năm và sau 5 năm tổ chức đánh giá kết quả thực hiện và hiệu quả của quá trình xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

1.2. Trường CĐSP: Chỉ đạo trường CĐSP tập trung nâng cao năng lực đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và CBQLGD để đảm bảo chỉ tiêu được giao. Tăng cường nề nếp, kỹ cương trong hoạt động đào tạo và quản lý nhà trường, đổi mới mạnh mẽ PPDH, nâng cao rõ rệt chất lượng đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.

1.3. Các phòng GD-ĐT: Các trường phổ thông, mầm non có trách nhiệm quán triệt chủ trương chung, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của nhà trường theo kế hoạch chung và sự chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục; động viên và tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên của nhà trường bảo đảm chỉ tiêu kế hoạch đào tạo - bồi dưỡng của toàn ngành. Chủ động tổ chức bồi dưỡng kiến thức tin học, ngoại ngữ cho giáo viên phục vụ đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và từng bước hoàn thiện tiêu chuẩn nghiệp vụ của chức danh giáo viên.

2. Sở Kế hoạch - Đầu tư: có trách nhiệm phối hợp với Sở GD-ĐT, cân đối đưa vào kế hoạch ngân sách hàng năm, ưu tiên kinh phí cho đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL.

3.Sở Tài chính: Phối hợp với Sở KH-ĐT, Sở GD-ĐT bố trí ngân sách hàng năm cho ngành giáo dục, trong đó giành phần thích đáng cho phần đào tạo bồi dưỡng, cùng với Sở GD-ĐT đề xuất thực hiện chế độ chính sách cho đội ngũ giáo viên các cấp học.

4. Sở Nội vụ: Chủ trì với Sở GD-ĐT, Sở Tài chính - Vật giá, Sở KH-ĐT và các ban ngành liên quan trong xây dựng chỉ tiêu biên chế, tuyển dụng bố trí giáo viên các cấp học của ngành.

5. UBND các huyện, thị xã:

5.1. Trên cơ sở đề án đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và CBQL của Ngành, các huyện, thị xã chịu trách nhiệm xây dựng đề án đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của địa phương. Đề án của các huyện phải thể hiện kế hoạch chung, đồng thời phải thật cụ thể về cơ cấu, trình độ giáo viên của từng môn học, từng trường học, từng địa bàn trong từng năm học.

5.2. Chỉ đạo các Phòng GD-ĐT kiểm tra đôn đốc việc thực hiện của các trường, của giáo viên thuộc thẩm quyền quản lý . Hàng năm đánh giá kết quả thực hiện để rút kinh nghiệm trong nội bộ ngành, báo cáo UBND huyện và báo cáo Sở GD-ĐT.

 

 

Đồng Hới, ngày 20 tháng 9 năm 2005
GIÁM ĐỐC SỞ GD-ĐT




Nguyễn Thị Nghĩa

 

PHỤ LỤC 1:

SỐ LƯỢNG GIÁO VIÊN TỪNG CẤP VÀ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:

Ngành bậc học

Tổng số GV + CBQL

Trình độ đào tạo chuyên môn (đã tốt nghiệp)

Chưa qua đào tạo

Tiến sĩ

Thạc sĩ

Đại học

Cao đẳng khác

Trung học sư phạm

 

10+3

9+3

12+2

Mầm non

Sơ cấp

Mầm non

2274

 

 

16

30

 

 

1116

645

467

Tiểu học

4671

 

 

167

206

 

4205

93

 

 

THCS

3615

 

1

501

2080

980

53

 

 

 

THPT

859

 

27

817

15

 

 

 

 

 

CĐSP

89

5

22

62

 

 

 

 

 

 

KTCN-N

35

0

0

19

16

 

 

 

 

 

THKT

26

 

1

16

9

 

 

 

 

 

TH Y

18

0

4

7

7

 

 

 

 

 

Cộng

11.587

5

68

1.660

491

980

4634

1209

645

467

 

PHỤ LỤC 2 :

GIÁO VIÊN BỘ MÔN

Môn

THCS

THPT

Văn

427

169

Văn - Sử

483

8

Văn - Thể

3

1

Văn - GDCD

65

6

Văn - Nhạc

21

 

Văn - Kỹ

69

1

Văn - Nữ công

10

 

Địa - Kỹ

5

 

Sử

74

65

Sử - Địa

12

 

Sử - GDCD

3

1

Nhạc - Sử

2

 

Địa - Thể

1

 

Địa

30

50

Địa - Sinh

112

6

Địa - Sử

39

4

GDCD

9

28

GDCD-ĐĐ

60

 

Anh

349

86

Nga

10

9

Pháp

1

5

Trung

3

1

Nga - Anh

63

16

Anh - Nga

2

 

Toán

270

155

Toán - Lý

578

16

Toán - Tin

168

CAPut!'

Toán - Kỹ

28

 

Toán - ĐĐ

23

 

Tin

 

4

53

90

Lý - Kỹ

14

 

Lý - Tin

37

3

Hóa

38

59

Hóa - Sinh

113

5

Hóa - Kỹ

1

 

Sinh

49

66

Sinh -Hóa

138

6

Sinh - Địa

61

1

Sinh - Kỹ

71

3

Thể dục

109

67

Điện

18

13

Kỹ thuật

58

17

Kỹ CN

3

5

Kỹ NN

4

3

Nhạc

3

 

Họa

1

 

Tâm lý

1

 

Chăn nuôi

 

1

Trồng trọt

1

1

Nông nghiệp

4

2

Thư viện

1

 

Địa chất

1

1

Động lực

 

1

Cơ khí

1

1

Gò hàn

1

 

Tự nhiên

4

 

Xã hội

4

1

Tiểu học

 

1

Đoàn đội

1

 

 

PHỤ LỤC 3:

TÌNH HÌNH CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG

* Trình độ đào tạo chuyên môn:

Ngành bậc học

Tổng số

Trình độ đào tạo

Tiến sĩ

Thạc sĩ

Đại học

C.đẳng

10 +3

Tr.học

Mầm non

198

 

 

 

 

 

 

Tiểu học

523

 

 

157

366

 

 

THCS

278

 

 

60

218

 

 

THPT

62

 

4

58

 

 

 

THCN

6

 

2

3

 

 

1

CĐSP

3

2

 

1

 

 

 

Cộng

1070

2

6

279

584

 

1

* Trình độ lý luận chính trị:

Ngành bậc học

Tổng số

Trình độ lý luận chính trị

Cử nhân

Cao cấp

Trung cấp

Đảng viên

Mầm non

198

 

 

1

145

Tiểu học

523

 

 

 

505

THCS

278

 

 

 

273

THPT

62

2

1

 

 

THCN

 

 

 

6

 

CĐSP

 

 

 

3

 

Cộng

1061

2

1

10

985

 

PHỤ LỤC 4:

MẠNG LƯỚI TRƯỜNG, LỚP, HOC SINH:

Ngành bậc học

2000 - 2001

2001-2005

2006 - 2010

H.sinh

Trường

Lớp

H.sinh

Trường

Lớp

H.sinh

Trường

Lớp

Mầm non

38.233

181

1.173

39.500

185

1.675

44.350

190

1.928

- Nhà trẻ

5.273

 

 

7.500

 

 

10.050

 

 

- Mẫu giáo

32.960

 

 

32.000

 

 

34.300

 

 

Tiểu học

120.134

247

3.526

90.500

250

3.016

84.000

251

2.900

THCS

73.604

142

1.766

80.000

146

2.000

70.000

146

1.750

PTCS

 

11

 

 

11

 

 

11

 

THPT

30.814

27

656

39.814

31

806

46.809

32

959

Công lập

21.914

23

446

25.885

25

575

29.631

26

636

Bán công

8.900

4

210

13.929

6

231

17.178

6

323

2. Xây dựng đội ngũ giáo viên

Giáo viên ngành, bậc học

2000 - 2001

2001-2005

2006-2010

Nghỉ hưu

Nhu cầu

Cân đối + thừa; - thiếu

Nghỉ hưu

Nhu cầu

Cân đối + thừa; - thiếu

Mầm non

2274

57

2374

+195

114

2513

+190

Tiểu học

4671

234

4140

+297

653

3807

-168

THCS

3615

214

4122

+680

894

3774

+246

THPT

814

35

1277

+121

50

1537

+312

3. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý:

Giáo viên ngành, bậc học

2000 - 2001

2001-2005

2006-2010

Nghỉ hưu

Nhu cầu

Cân đối + thừa; - thiếu

Nghỉ hưu

Nhu cầu

Cân đối + thừa; - thiếu

Mầm non

190

9

190

+9

31

190

+31

Tiểu học

521

20

533

+31

54

533

+48

THCS

278

26

273

+21

48

273

+48

THPT

62

9

70

+17

10

72

+12