ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2007/QĐ-UBND | Đà Nẵng, ngày 09 tháng 01 năm 2007 |
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010;
Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN XÂY DỰNG, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-UBND ngày 09 tháng 01 năm 2007 của UBND thành phố Đà Nẵng)
Trong những năm qua, đặc biệt từ khi triển khai Đề án “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) và phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo thành phố Đà Nẵng từ nay đến năm 2005 và năm 2010” và “Chương trình phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá” của thành phố, công tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã có những chuyển biến tích cực, góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Thực hiện Chỉ thị số 40/CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg , ngày 11 tháng 01 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục thành phố Đà Nẵng đến năm 2010”.
I. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC CỦA THÀNH PHỐ
1. Đối với giáo dục mầm non
Trong tổng số 1505 nhà giáo, hiện có 1482 đạt chuẩn đào tạo trở lên, tỷ lệ 98,5%; trong đó, có 805 nhà giáo đạt trình độ trên chuẩn, tỉ lệ 53,5%, gồm 780 nhà giáo tốt nghiệp cao đẳng sư phạm và 25 nhà giáo tốt nghiệp đại học; có 10 nhà giáo có trình độ trung cấp lý luận chính trị.
2. Đối với giáo dục phổ thông
- Hiện có 7135 nhà giáo giảng dạy ở các trường phổ thông, trong đó có 2750 nhà giáo tiểu học, 2850 nhà giáo trung học cơ sở và 1535 nhà giáo trung học phổ thông. Với số lượng này, Đà Nẵng đã đảm bảo tỉ lệ định mức nhà giáo trên lớp theo quy định, đảm bảo các loại hình giáo viên giảng dạy tất cả các bộ môn theo chương trình của từng cấp học, bậc học.
- Hầu hết nhà giáo tiểu học, trung học cơ sở, đặc biệt trung học phổ thông đạt trình độ đào tạo chuẩn về chuyên môn theo quy định, trong đó có một tỉ lệ khá lớn đạt trình độ đào tạo trên chuẩn. Hiện có 2742/2750 nhà giáo tiểu học đạt trình độ đào tạo chuẩn trở lên, tỷ lệ 99,7%; trong đó, có 1719 nhà giáo đạt trình độ đào tạo trên chuẩn, tỷ lệ 62,5%, (02 nhà giáo đạt trình độ thạc sỹ); có 2825/2850 nhà giáo trung học cơ sở đạt trình độ đào tạo chuẩn trở lên, tỷ lệ 99,1%; trong đó, có 1611 nhà giáo đạt trình độ đào tạo trên chuẩn, tỷ lệ 56,5%; 1535/1535 nhà giáo trung học phổ thông đạt trình độ đào tạo chuẩn trở lên, tỷ lệ 100%; trong đó, 68 nhà giáo có trình độ thạc sỹ, 01 tiến sỹ; 140 nhà giáo đạt trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên và có 98 nhà giáo đang theo học cao học các chuyên ngành.
3. Đối với trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề
Hiện có 956 nhà giáo, trong đó có 536 nhà giáo cơ hữu giảng dạy ở các trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) và 821 nhà giáo dạy nghề ở các trường, cơ sở dạy nghề; trong đó: có 715 tốt nghiệp đại học, tỷ lệ 74,8%; 123 thạc sỹ, 16 tiến sỹ, có 176/956 nhà giáo là đảng viên, tỷ lệ 18,4%. Có 678/821 (82,6%) nhà giáo dạy nghề đạt chuẩn về trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ và 137 nhà giáo dạy nghề là đảng viên, tỷ lệ 16,7%.
4. Đối với cán bộ quản lý giáo dục
- Mầm non: Hiện có 302/305 cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD) đạt trình độ đào tạo chuẩn trở lên, tỉ lệ 99,1%; trong đó, có 99 CBQLGD đạt trình độ đào tạo trên chuẩn, tỉ lệ 32,5%.
- Tiểu học: Có 230/230 CBQLGD có trình độ đào tạo chuẩn trở lên, tỉ lệ 100%; trong đó có 135 CBQDGD đạt trình độ đào tạo trên chuẩn, tỉ lệ 58,7%.
- Trung học cơ sở: Có 132/132 CBQLGD đạt trình độ đào tạo chuẩn trở lên, tỉ lệ 100%; trong đó có 97 CBQLGD đạt trình độ đào tạo trên chuẩn, tỉ lệ 73,54%.
- Trung học phổ thông: Có 77/77 CBQLGD đạt trình độ đào tạo chuẩn trở lên, tỉ lệ 100%; trong đó có 12 CBQLGD các trường học có trình độ thạc sỹ.
- Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề: Có 577 CBQLGD, trong đó 367 CBQLGD có trình độ đại học, 178 thạc sỹ, 3 tiến sỹ; 279 CBQLGD là đảng viên.
- Trong tổng số 64 CBQLGD cơ quan Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo có 14 CBQLGD có trình độ thạc sỹ, số còn lại có trình độ đại học.
Ngành giáo dục và đào tạo hiện có 426 CBQLGD của ngành học, cấp học đạt trình độ từ trung cấp lý luận chính trị trở lên, 400 CBQLGD đã được bồi dưỡng quản lý giáo dục, 304 CBQLGD được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và hiện có 60 CBQLGD đang theo học sau đại học các chuyên ngành.
Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng theo hướng chuẩn hoá, hợp lý về cơ cấu, vững vàng về tư tưởng chính trị, mẫu mực về phẩm chất, đạo đức, lối sống; có đủ trình độ và năng lực công tác, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành phố.
1. Đối với giáo dục mầm non
- Từ nay đến năm 2010, hàng năm phải bổ sung từ 200 - 300 nhà giáo mầm non cho cơ sở giáo dục mầm non công lập và ngoài công lập.
- Phấn đấu đến cuối năm học 2006 - 2007, 100% nhà giáo mầm non đạt trình độ đào tạo chuẩn và đến năm 2010, có 70% nhà giáo (≈1300 người) đạt trình độ đào tạo trên chuẩn; trong đó, có 30% nhà giáo (≈ 500 người) đạt trình độ đại học và có 50 nhà giáo là đảng viên có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên.
2. Đối với giáo dục phổ thông
- Từ nay đến 2010, hàng năm phải bổ sung từ 400 - 500 nhà giáo cho các trường học do tăng quy mô lớp, học sinh và thay thế số nhà giáo về hưu, nghỉ công tác.
- Đến năm 2010, phấn đấu đạt 70% nhà giáo tiểu học (≈ 2000 người), 80% nhà giáo trung học cơ sở (≈ 2500 người) có trình độ đại học; 15% nhà giáo là đảng viên đạt trình độ trung cấp về lý luận chính trị trở lên; phấn đấu có 1% nhà giáo tiểu học, 10% nhà giáo trung học cơ sở, 15% nhà giáo trung học phổ thông có trình độ thạc sĩ (≈500 người) và toàn ngành giáo dục và đào tạo có 10 nhà giáo đạt trình độ tiến sĩ.
3. Đối với trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề
- Từ nay đến năm 2010, mỗi năm phải bổ sung 100 nhà giáo giảng dạy cho tất cả các bộ môn thuộc ngành, nghề ở các trường TCCN và 50 nhà giáo giảng dạy ở các trường, cơ sở dạy nghề.
- Phấn đấu 100% nhà giáo TCCN và dạy nghề được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm bậc 1, bậc 2 và đạt trình độ đào tạo đại học (≈ 1600 người), trong đó 20% (≈ 300 giáo viên) nhà giáo TCCN, 10% (100 giáo viên) nhà giáo dạy nghề có trình độ thạc sỹ và 20 nhà giáo, có trình độ tiến sỹ.
4. Đối với cán bộ quản lý giáo dục
Mục tiêu từ nay đến 2010, tập trung xây dựng đội ngũ CBQLGD các cấp đủ về số lượng, đạt trình độ đại học, được bồi dưỡng về trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, quản lý giáo dục; phấn đấu đến năm 2010, có 20% (≈200 người) CBQLGD ở cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, cơ quan Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo và 30% CBQLGD trường TCCN và dạy nghề (≈ 200 người) có trình độ thạc sỹ và 15 người có trình độ tiến sỹ.
(Xem Phụ lục)
1. Công tác điều tra, đánh giá đội ngũ nhà giáo và CBQLGD
Tiến hành tổng điều tra về số lượng, cơ cấu, trình độ, năng lực, phẩm chất nhà giáo và CBQLGD trên toàn thành phố nhằm đánh giá đúng thực trạng đội ngũ.
2. Công tác quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng
- Tiến hành phân loại, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, điều chuyển, luân chuyển hợp lý; đồng thời, tiến hành sàng lọc, tinh giản đối với nhà giáo và CBQLGD kém về phẩm chất, năng lực, yếu về sức khoẻ, không đảm đương được nhiệm vụ; xây dựng qui hoạch phát triển đội ngũ CBQLGD các cấp đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có đủ phẩm chất và năng lực, có trình độ chuyên môn và quản lý; đáp ứng với yêu cầu quản lý giáo dục.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, xem đây là nhiệm vụ chiến lược nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD vững mạnh, tập trung vào việc thực hiện chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD các cấp. Chú trọng bồi dưỡng và ổn định đội ngũ cán bộ cốt cán cho các cấp học.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ; gắn việc bồi dưỡng với việc đổi mới nội dung, chương trình giáo dục phổ thông và nghiên cứu khoa học giáo dục.
- Việc chọn cử cán bộ, giáo viên đi đào tạo phải thực hiện theo đúng quy định của thành phố, trong đó chú trọng chọn cử giáo viên, CBQLGD đang giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý, trong diện kế cận, dự nguồn, có tuổi đời còn trẻ, có phẩm chất, đạo đức, có khả năng phát triển tốt. Hàng năm cử 3% tổng số giáo viên, CBQLGD các cấp đi đào tạo, bồi dưỡng; quy định chế độ bắt buộc về bồi dưỡng một tháng hè trong năm.
- Xúc tiến ngay việc chọn cử cán bộ, nhà giáo trẻ, có năng lực đi nghiên cứu sinh ở một số lĩnh vực chuyên ngành phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy của ngành giáo dục và đào tạo.
- Phối hợp với các trường đại học, trường cán bộ quản lý giáo dục trung ương, trường đào tạo, bồi dưỡng chính trị để thực hiện tốt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.
3. Công tác xây dựng, thực hiện chế độ chính sách
- Thực hiện các chính sách ưu đãi, chế độ phụ cấp thu hút theo quy định hiện hành đối với giáo viên và CBQLGD; xây dựng nhà công vụ đối với các cơ sở giáo dục thuộc các xã miền núi và các địa bàn khó khăn của thành phố.
- Hoàn chỉnh chính sách đối với nhà giáo và CBQLGD công tác, giảng dạy ở Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn và Trường THCS Nguyễn Khuyến và các trường, lớp chuyên biệt.
- Xây dựng các quy định cụ thể về chế độ chính sách đối với nhà giáo và CBQLGD trong các trường ngoài công lập nhằm đảm bảo sự bình đẳng về quyền lợi và trách nhiệm trong đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ.
- Quy định cơ chế, chính sách cụ thể để tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp đại học khá, giỏi; người có trình độ đào tạo sau đại học, có kinh nghiệm thực tiễn để tăng cường, bổ sung vào đội ngũ cán bộ của các cơ quan quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục.
- Rà soát, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo và CBQLGD không đáp ứng yêu cầu, thực hiện các giải pháp phù hợp với từng đối tượng, như đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, bố trí công tác khác thích hợp hoặc thực hiện chính sách khuyến khích tinh giản biên chế, nghỉ hưu, thôi việc.
4. Tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật, kinh phí
- Trang bị cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện dạy học; gắn việc nâng cao chất lượng nhà giáo và CBQLGD với việc đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin, nghiên cứu khoa học trong hoạt động dạy học và quản lý giáo dục.
- Đầu tư xây dựng Trung tâm Giáo dục thường xuyên thành phố thành trung tâm bồi dưỡng thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ.
5. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo của các cấp chính quyền
- Các cấp uỷ Đảng và chính quyền, các cấp quản lý giáo dục có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD thuộc phạm vi quản lý, coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm chỉ đạo trong lĩnh vực giáo dục. Chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, nhận thức tư tưởng, đạo đức, lối sống cho nhà giáo và CBQLGD.
- Tăng cường công tác phát triển Đảng trong đội ngũ nhà giáo và CBQLGD. Phấn đấu đến năm 2010, không còn cơ sở giáo dục, loại hình trường học không có tổ chức cơ sở Đảng. Nâng tỷ lệ đảng viên trong đội ngũ nhà giáo lên 30% và trong đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục lên 100%.
IV. KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO VÀ NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Kế hoạch đào tạo
- Đối với giáo dục mầm non: Hàng năm, huy động từ 150 - 200 nhà giáo, nhất là các nhà giáo giảng dạy ở các trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, trọng điểm và các nhà giáo thuộc đội ngũ cốt cán ở các trường mầm non để đào tạo nâng chuẩn về trình độ chuyên môn.
- Đối với giáo dục phổ thông: Mỗi năm, cần đào tạo 250 nhà giáo tiểu học, 250 nhà giáo trung học cơ sở đạt trình độ đại học và tích cực huy động từ 30 - 40 nhà giáo phổ thông các cấp đi đào tạo cao học các chuyên ngành.
- Đối với cán bộ quản lý giáo dục: 50 CBQLGD đi học đại học/năm; 50 CBQLGD đào tạo kiến thức về quản lý nhà nước/năm; 150 CBQLGD đào tạo về cử nhân hoặc bồi dưỡng quản lý giáo dục (từ nay đến năm 2010); 50 CBQLGD đào tạo trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên/năm; 10 -15 CBQLGD đi học cao học các chuyên ngành và một số cán bộ quản lý giáo dục đi nghiên cứu sinh/năm.
2. Nguồn kinh phí thực hiện
Việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bằng nhiều giải pháp với nhiều nội dung công việc, đòi hỏi nguồn kinh phí lớn. Do vậy, cần huy động các nguồn lực để thực hiện Kế hoạch này, bao gồm:
- Vốn từ ngân sách nhà nước bố trí trong chương trình mục tiêu và dự toán chi thường xuyên hàng năm.
- Kinh phí đào tạo hàng năm của thành phố.
- Kinh phí đóng góp của bản thân người đi học.
- Các nguồn tài trợ của các tổ chức trong nước và nước ngoài.
Việc sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách để hỗ trợ cho cán bộ, công chức đi học được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 94/2005/QĐ-UB ngày 29 tháng 7 năm 2005 của UBND thành phố Ban hành quy định về tổ chức, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng và chế độ trợ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các cơ quan, đơn vị và xã, phường thuộc thành phố Đà Nẵng được cử đi đào tạo, bồi dưỡng.
IV. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo thực hiện Kế hoạch triển khai Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đến năm 2010”; chủ trì xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức thực hiện hàng năm; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch hàng năm cho Ban chỉ đạo Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và UBND thành phố.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ rà soát, đánh giá, phân loại đội ngũ nhà giáo và CBQLGD.
- Xúc tiến xây dựng Trung tâm Bồi dưỡng giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
- Phối hợp với các sở, ban ngành, quận, huyện và các đoàn thể trên địa bàn thành phố để kịp thời triển khai kế hoạch và đề xuất giải quyết kịp thời những vấn đề vướng mắc nẩy sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch.
2. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD thuộc các trường, cơ sở dạy nghề của thành phố.
3. Sở Nội vụ
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo điều tra, khảo sát, đánh giá số lượng, chất lượng đội ngũ. Tổng hợp nhu cầu biên chế, đề xuất về chính sách tuyển dụng, tinh giản; đào tạo, bồi dưỡng; ưu đãi đối với đội ngũ nhà giáo và CBQLGD các cấp.
- Tổng hợp quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, thẩm định trình Hội đồng đào tạo thành phố phê duyệt kế hoạch đào tạo nâng chuẩn chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD cho từng năm.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các ngành liên quan để tổng hợp chỉ tiêu đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý hàng năm để đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, trình Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính, Sở Nội vụ và các cơ quan liên quan đề xuất về chính sách phát triển mạng lưới trường, lớp; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
5. Sở Tài chính
- Chịu trách nhiệm phân bổ kinh phí hàng năm đảm bảo để thực hiện Kế hoạch và hướng dẫn, kiểm tra thực hiện kế hoạch tài chính.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất về chính sách phát triển mạng lưới trường, lớp; cơ chế chính sách đào tạo, bồi dưỡng, ưu đãi đội ngũ nhà giáo và CBQLGD và tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
6. Ủy ban nhân dân các quận, huyện
Chủ trì, phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo, các ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện việc xây dựng, nâng cao chất lượng nhà giáo và CBQLGD theo quy định phân cấp quản lý./.
KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN, CÁN BỘ QUẢN LÝ NGÀNH GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ TỪ NAY ĐẾN 2010
Loại hình
trường | Mầm non | Tiểu học | THCS | THPT | TCCN | |||||||||||||||
Hiện tại | Đến 2010 | Hiện tại | Đến 2010 | Hiện tại | Đến 2010 | Hiện tại | Đến 2010 | Hiện tại | Đến 2010 | |||||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |
- T/số Giáo viên | 1505 |
| 1755 |
| 2750 |
| 2925 |
| 2850 |
| 3050 |
| 1535 |
| 1950 |
| 956 |
| 1650 |
|
Đạt chuẩn đào tạo | 677 | 45 | 527 | 30 | 1023 | 37.2 | 877 | 30 | 1214 | 42.6 | 610 | 20 | 1436 | 93.6 | 1657 | 85 | 715 | 74.8 | 1320 | 80 |
Trên chuẩn | 805 | 53.5 | 1228 | 70 | 1719 | 62.5 | 2048 | 70 | 1611 | 56.5 | 2440 | 80 | 69 | 4.5 | 293 | 15 | 139 | 14.5 | 330 | 20 |
Chưa chuẩn | 23 | 1.5 | 0 | 0 | 08 | 0.3 |
|
| 25 | 0.9 | 0 |
|
|
|
|
| 102 | 10.7 |
|
|
- T/số CBQLGD | 305 |
| 350 |
| 230 |
| 280 |
| 132 |
| 186 |
| 77 |
| 95 |
| 577 |
| 600 |
|
Đạt chuẩn đào tạo | 203 | 66.6 |
|
| 95 | 41.3 |
|
| 35 | 26.5 |
|
| 65 | 84.4 | 50 | 52.6 | 367 | 36.6 | 360 | 60 |
Trên chuẩn | 99 | 32.5 | 350 | 100 | 135 | 58.7 | 280 | 100 | 97 | 73.5 | 186 | 100 | 12 | 15.6 | 45 | 47.4 | 181 | 31.4 | 240 | 40 |
Chưa chuẩn | 3 | 0.9 |
|
| 0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 29 | 5 |
|
|
- 1 Quyết định 3933/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất ở trường phổ thông trong tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2013 - 2020”
- 2 Quyết định 39/2008/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2007 - 2012”
- 3 Quyết định 1792/QĐ-UBND năm 2007 về tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2006 - 2010 do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 4 Quyết định 1702/2006/QĐ-UBND phê duyệt Đề án xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2006 - 2010 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 5 Quyết định 94/2005/QĐ-UB về tổ chức, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng và chế độ trợ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các cơ quan, đơn vị và xã, phường thuộc thành phố Đà Nẵng được cử đi đào tạo, bồi dưỡng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 6 Quyết định 09/2005/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Chỉ thị 40/2004/CT-TW về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 8 Quyết định 74/2003/QĐ-UB phê duyệt Đề án "Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục từ nay đến 2010" do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 9 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 3933/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất ở trường phổ thông trong tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2013 - 2020”
- 2 Quyết định 39/2008/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2007 - 2012”
- 3 Quyết định 1792/QĐ-UBND năm 2007 về tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2006 - 2010 do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 4 Quyết định 1702/2006/QĐ-UBND phê duyệt Đề án xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2006 - 2010 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 5 Quyết định 74/2003/QĐ-UB phê duyệt Đề án "Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục từ nay đến 2010" do tỉnh Quảng Bình ban hành