- 1 Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013
- 2 Nghị định 98/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
- 3 Quyết định 86/QĐ-BTP về Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 4 Quyết định 527/QĐ-BTP năm 2023 về Kế hoạch tổng kết 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 5 Luật ngân sách nhà nước 2015
BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 747/QĐ-BTP | Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH KIỂM TRA TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LUẬT HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Luật Hòa giải ở cơ sở ngày 20/6/2013;
Căn cứ Nghị định số 98/2022/NĐ-CP ngày 29/11/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 86/QĐ-BTP ngày 31/01/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023;
Căn cứ Quyết định số 527/QĐ-BTP ngày 10/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch tổng kết 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
KẾ HOẠCH
KIỂM TRA TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LUẬT HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ
(Kèm theo Quyết định số 474/QĐ-BTP ngày 18 tháng 5 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Đánh giá tình hình thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở từ khi có hiệu lực thi hành đến thời điểm kiểm tra.
- Kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở, qua đó kiến nghị, đề xuất các biện pháp xử lý, khắc phục những tồn tại, hạn chế, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở.
- Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở.
2. Yêu cầu
- Hoạt động kiểm tra được thực hiện khách quan, nghiêm túc, đúng nội dung, tiến độ theo Kế hoạch.
- Hoạt động kiểm tra phải đảm bảo thu thập được các thông tin thiết thực, phục vụ có hiệu quả cho việc tổng kết Luật Hòa giải ở cơ sở và công tác chỉ đạo, điều hành trong thời gian tới.
II. NỘI DUNG KIỂM TRA
1. Kết quả đạt được trong thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở
a) Thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở
- Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở (văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính).
- Quán triệt, phổ biến, truyền thông phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn.
- Củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác hòa giải ở cơ sở; tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng thực hiện công tác quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở.
- Xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ hòa giải và hòa giải viên; việc bầu, công nhận hòa giải viên, tổ trưởng tổ hòa giải; nâng cao năng lực cho hòa giải viên.
- Hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn, việc ghi Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở; thống kê số liệu hòa giải ở cơ sở.
- Công tác phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong triển khai thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở.
- Kiểm tra, sơ kết, tổng kết; khen thưởng về công tác hòa giải cơ sở.
- Hợp tác quốc tế về hòa giải ở cơ sở (nếu có).
- Bố trí nguồn lực thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở (nguồn nhân lực và kinh phí).
b) Đánh giá chung
- Đánh giá chung về kết quả đạt được, thuận lợi, tác động tích cực của Luật Hòa giải ở cơ sở đối với đời sống xã hội, những mô hình, cách làm hiệu quả.
- Đánh giá nhu cầu xã hội về hòa giải ở cơ sở.
- Đánh giá tác động xã hội của Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm
3. Các đề xuất, kiến nghị
III. CÁCH THỨC, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM KIỂM TRA
1. Hoạt động tự kiểm tra của địa phương
Căn cứ vào mục đích, yêu cầu, nội dung kiểm tra theo Kế hoạch này, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch và tổ chức tự kiểm tra tình hình thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở trên địa bàn, phấn đấu kiểm tra từ 20% đơn vị cấp huyện trở lên và từ 10% đơn vị cấp xã trở lên2. Hoạt động kiểm tra của Trung ương
Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan, tổ chức liên quan thành lập các đoàn kiểm tra trực tiếp tổ chức kiểm tra tại 06 tỉnh.
- Đại diện Bộ Tư pháp - Trưởng đoàn;
- Đại diện Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Đại diện một số đơn vị chức năng thuộc các cơ quan, tổ chức liên quan như: Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Dân tộc, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Thành phần này do Trưởng đoàn kiểm tra quyết định phù hợp với từng địa bàn kiểm tra.
- Lãnh đạo, chuyên viên Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp.
b) Thời gian, địa điểm kiểm tra dự kiến:
- Tháng 5/2023: Kiểm tra tại tỉnh Bình Thuận, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
- Tháng 6/2023: Kiểm tra tại tỉnh Cao Bằng, tỉnh Bắc Kạn.
- Tháng 7/2023: Kiểm tra tại tỉnh Bình Phước.
Thời gian, lịch trình cụ thể, Bộ Tư pháp sẽ thông báo sau khi thống nhất với Giám đốc Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố được kiểm tra.
c) Đối tượng kiểm tra
Đại diện Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp; công chức Tư pháp - Hộ tịch; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp ở địa phương, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, đại diện các tổ chức đoàn thể ở thôn, tổ dân phố, hòa giải viên.
d) Phương pháp kiểm tra
- Tại mỗi địa phương được kiểm tra, đoàn kiểm tra trực tiếp kiểm tra tại 01 đơn vị cấp huyện; 01 đơn vị cấp xã và 02 tổ hòa giải. Đoàn kiểm tra trực tiếp nghe báo cáo về tình hình thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở theo các nội dung tại phần II của Kế hoạch này; đại diện các đơn vị, tổ chức, đoàn thể phát biểu về việc triển khai, phối hợp triển khai công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn; phát biểu của các Tổ trưởng Tổ hòa giải; trao đổi, thảo luận, hướng dẫn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; ghi nhận các đề xuất, kiến nghị; kiểm tra thực tế hồ sơ công việc được lưu trữ tại Phòng Tư pháp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã và các tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra (như các quyết định công nhận hòa giải viên, tổ trưởng tổ hòa giải, chi trả kinh phí hỗ trợ tổ hòa giải và hòa giải viên; Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở của tổ hòa giải...).
- Sau khi kiểm tra ở cơ sở, Đoàn kiểm tra làm việc với đại diện Sở Tư pháp, các Sở, ngành liên quan, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh; nghe báo cáo về tình hình thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở trên địa bàn theo các nội dung tại phần II của Kế hoạch này; trao đổi, thảo luận, đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn, tổ chức thực hiện của cấp tỉnh; kiểm tra thực tế văn bản, hồ sơ lưu trữ thực hiện công việc của Sở Tư pháp.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phân công trách nhiệm
a) Trên cơ sở Kế hoạch này, đề nghị Sở Tư pháp phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các cơ quan, tổ chức liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành kế hoạch kiểm tra và tổ chức kiểm tra, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức tự kiểm tra. Báo cáo kết quả kiểm tra tình hình thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh, thành phố (có thể lồng ghép vào Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở) gửi về Bộ Tư pháp trước ngày 15/8/2023.
b) Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật chủ trì chuẩn bị nội dung và tổ chức các đoàn kiểm tra của Trung ương; tổng hợp kết quả kiểm tra trong Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở toàn quốc.
c) Đề nghị Sở Tư pháp các tỉnh: Bắc Kạn, Bình Thuận, Bình Phước, Cao Bằng, Quảng Nam, Quảng Ngãi phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan chuẩn bị nội dung, mời, triệu tập thành phần và các điều kiện cần thiết khác phục vụ hoạt động của đoàn kiểm tra Trung ương.
2. Kinh phí thực hiện
a) Kinh phí tổ chức kiểm tra ở cấp nào do ngân sách cấp đó thực hiện theo phân cấp ngân sách hiện hành và được lấy từ dự toán hàng năm của cơ quan, tổ chức chủ trì thực hiện kiểm tra theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
b) Kinh phí phục vụ hoạt động kiểm tra của Trung ương được lấy từ kinh phí thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân ở cơ sở của Bộ Tư pháp năm 2023./.
1 Quyết định 409/QĐ-BTP Kế hoạch thực hiện Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở năm 2021 do Bộ Tư pháp ban hành