ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 78/2006/QĐ-UBND | Pleiku, ngày 29 tháng 9 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH THÀNH LẬP, SÁP NHẬP, CHIA TÁCH VÀ ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN THÔN, LÀNG, TỔ DÂN PHỐ CỦA CÁC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN THUỘC TỈNH GIA LAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 13/2002/QĐ-BNV ngày 06/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn và tổ dân phố;
Để thống nhất quản lý Nhà nước đối với tổ chức tự quản ở cộng đồng dân cư thuộc các đơn vị hành chính của tỉnh và theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định thành lập, sáp nhập, chia tách và đặt tên, đổi tên thôn, làng, tổ dân phố của các xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Gia Lai.
Điều 2. Quyết định số 480/QĐ-UB ngày 24/5/1997 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc ban hành “Quy định tạm thời việc thành lập, sáp nhập, chia tách và đặt tên thôn, tổ dân phố của các xã, phường, thị trấn trong tỉnh” hết hiệu lực thi hành.
Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Gia Lai chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ban hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP, SÁP NHẬP, CHIA TÁCH VÀ ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN THÔN, LÀNG, TỔ DÂN PHỐ CỦA CÁC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN THUỘC TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 78 /2006/QĐ-UBND ngày 29/9/2006 của UBND tỉnh Gia Lai)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Thôn, làng, tổ dân phố thuộc xã, phường, thị trấn không phải là một cấp hành chính mà là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) quản lý; được hình thành theo cụm dân cư, địa lý tự nhiên và truyền thống văn hóa của đồng bào các dân tộc, phù hợp với quy hoạch tổng thể của địa phương.
Dưới xã là thôn, làng; dưới phường, thị trấn là thôn, làng, tổ dân phố.
Điều 2. Thôn, làng, tổ dân phố có quy mô phù hợp với địa lý tự nhiên, truyền thống văn hóa; phù hợp với trình độ quản lý của cán bộ; bảo đảm đoàn kết dân tộc, tôn trọng phong tục tập quán tốt đẹp và thuận lợi trong việc sinh hoạt của khu dân cư.
Điều 3. Mỗi thôn, làng, tổ dân phố trong cùng một đơn vị hành chính cấp xã có tên gọi riêng không trùng nhau.
Điều 4. Uỷ ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách và đặt tên, đổi tên thôn, làng, tổ dân phố trong toàn tỉnh.
Điều 5. Các thuật ngữ trong quy định này được hiểu thống nhất như sau:
- “Thành lập” thôn, làng, tổ dân phố: là một thôn, làng, tổ dân phố mới được lập trên cơ sở những cụm dân cư chuyển từ địa bàn xã khác đến hoặc một phần dân cư của nhiều thôn, làng, tổ dân phố ở cùng một xã hợp thành một thôn hoặc một làng, một tổ dân phố mới theo quy hoạch của địa phương.
- “Chia tách” thôn, làng, tổ dân phố: là một thôn, một làng, một tổ dân phố được chia thành hai hay nhiều thôn, nhiều làng, nhiều tổ dân phố mới.
- “Sáp nhập” thôn, làng, tổ dân phố: là việc nhập từ hai hay nhiều thôn, làng, tổ dân phố thành một thôn hoặc một làng, một tổ dân phố.
Chương II
ĐIỀU KIỆN VÀ TRÌNH TỰ THỦ TỤC THÀNH LẬP, SÁP NHẬP, CHIA TÁCH VÀ ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN THÔN, LÀNG, TỔ DÂN PHỐ
Điều 6. Việc thành lập, sáp nhập, chia tách thôn, làng, tổ dân phố mới:
1. Giữ nguyên các thôn, làng, tổ dân phố hiện có. Chỉ thành lập, sáp nhập, chia tách thôn, làng, tổ dân phố khi tổ chức định canh, định cư, di dân giải phóng mặt bằng và khi thực hiện quy hoạch dãn dân được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Việc thành lập, sáp nhập, chia tách thôn, làng, tổ dân phố mới phải đảm bảo các yêu cầu về quy mô dân số:
a) Đối với thôn, làng: ở vùng dân cư tương đối tập trung, mỗi thôn, làng có ít nhất từ 70 hộ trở lên; ở vùng sâu, vùng xa dân cư thưa thớt, đi lại khó khăn thì quy mô dân số của mỗi thôn, làng ít nhất từ 50 hộ trở lên.
b) Đối với tổ dân phố:
- Phường, thị trấn đã quy hoạch chi tiết, cơ sở hạ tầng phát triển, đã có đường, phố thì quy mô dân số phải gọn trên một đường, phố hoặc một số đường, phố, liền kề nhau trong cùng một phường, thị trấn; có ít nhất từ 250 hộ trở lên.
- Phường, thị trấn chưa quy hoạch chi tiết, chưa quy hoạch đường, phố, có diện tích đất nông nghiệp xem kẽ với khu dân cư thì quy mô dân của một tổ dân phố có ít nhất từ 150 hộ trở lên.
Điều 7. Việc đặt tên, đổi tên thôn, làng, tổ dân phố được thực hiện theo nguyên tắc:
- Thôn, làng, tổ dân phố trong cùng một xã không có tên trùng nhau.
- Không dùng tên người, kể cả tên của người đã mất để đặt tên thôn, làng, tổ dân phố.
- Việc đặt tên thôn, làng, tổ dân phố phải phù hợp với phong tục tập quán, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa lịch sử của dân tộc, của địa phương.
Điều 8. Trình tự thủ tục hành chính việc thành lập, sáp nhập, chia tách và đặt tên, đổi tên thôn, làng, tổ dân phố bao gồm:
- Kiến nghị của nhân dân thôn, làng, tổ dân phố xin thành lập, sáp nhập, chia tách và đặt tên, đổi tên thôn, làng, tổ dân phố.
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã về việc thành lập, sáp nhập, chia tách và đặt tên, đổi tên thôn, làng, tổ dân phố.
- Tờ trình của Ủy ban nhân dân xã trình Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp về việc thành lập, sáp nhập, chia tách và đặt tên, đổi tên thôn, làng, tổ dân phố.
- Sơ đồ vị trí thôn, làng, tổ dân phố dự kiến thành lập, sáp nhập, chia tách có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã.
Toàn bộ văn bản trên được lập thành bốn bộ, một bộ lưu tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; ba bộ gửi lên Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp xem xét thống nhất và lập tờ trình trình lên Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
Điều 9. Sau khi có quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập, sáp nhập, chia tách và đặt tên, đổi tên thôn, làng, tổ dân phố, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn cho Ủy ban nhân dân xã triển khai thực hiện quyết định, tổ chức họp dân tiến hành bầu trưởng thôn, làng, tổ trưởng tổ dân phố theo quy chế bầu cử trưởng thôn, làng, tổ trưởng tổ dân phố.
Cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố được giao quản lý bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính cấp huyện, cấp xã và công chức địa chính xã xác định vị trí thôn, làng, tổ dân phố mới và biên vẽ bổ sung vào bản đồ thường trực cấp mình đang quản lý.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 10. Sở Nội vụ chịu trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy định này./.
- 1 Nghị quyết 145/2015/NQ-HĐND về sáp nhập và đặt tên tổ dân phố tại thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh
- 2 Nghị quyết 28/NQ-HĐND năm 2014 điều chỉnh, sáp nhập, đổi tên tổ dân phố thuộc các phường, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
- 3 Nghị quyết 06/NQ-HĐND năm 2013 thành lập thôn, tổ dân phố mới và sáp nhập thôn do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 4 Quyết định 27/2007/QĐ-UBND về đổi tên thôn thành khu phố thuộc thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên
- 5 Quyết định 04/2006/QĐ-UBND về đổi tên thôn, từ tên số sang tên thôn gắn với tên địa danh của các xã thuộc huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum
- 6 Quyết định 13/2002/QĐ-BNV về Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn và tổ dân phố do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 1 Quyết định 27/2007/QĐ-UBND về đổi tên thôn thành khu phố thuộc thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên
- 2 Quyết định 31/2013/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, làng, tổ dân phố thuộc tỉnh Gia Lai
- 3 Nghị quyết 06/NQ-HĐND năm 2013 thành lập thôn, tổ dân phố mới và sáp nhập thôn do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 4 Nghị quyết 28/NQ-HĐND năm 2014 điều chỉnh, sáp nhập, đổi tên tổ dân phố thuộc các phường, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
- 5 Quyết định 04/2006/QĐ-UBND về đổi tên thôn, từ tên số sang tên thôn gắn với tên địa danh của các xã thuộc huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum
- 6 Nghị quyết 145/2015/NQ-HĐND về sáp nhập và đặt tên tổ dân phố tại thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh