- 1 Nghị định 99/2006/NĐ-CP về công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
- 2 Luật Đầu tư công 2014
- 3 Quyết định 811/QĐ-UBND năm 2014 về công tác lập, thực hiện và theo dõi đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 4 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 5 Nghị định 84/2015/NĐ-CP về giám sát và đánh giá đầu tư
- 6 Quyết định 63/2015/QĐ-UBND về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 tỉnh Nghệ An
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 78/2017/QĐ-UBND | Nghệ An, ngày 25 tháng 12 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CƠ CHẾ GIAO VÀ ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN NĂM 2018
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 13/2017/NQ-HĐND ngày 20/12/2017 của HĐND tỉnh khoá XVII, kỳ họp thứ 5 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Chánh Văn phòng UBND tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này cơ chế giao và điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An năm 2018.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành văn bản. Các Quyết định trước đây trái với Quyết định này đều hết hiệu lực thi hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CƠ CHẾ GIAO VÀ ĐIỀU HÀNH
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Quyết định số 78/2017/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2017 của UBND tỉnh Nghệ An)
I. CƠ CHẾ GIAO VÀ ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN NĂM 2018
1. Cơ chế giao kế hoạch
Chủ tịch UBND tỉnh giao chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội cho Chủ tịch UBND cấp huyện, Giám đốc các doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Giao chỉ tiêu kế hoạch đầu tư công: Căn cứ danh mục dự án và chỉ tiêu được HĐND tỉnh thông qua; UBND tỉnh quyết định chi tiết chỉ tiêu của dự án được đầu tư năm 2018 hạng mục xây lắp, thiết bị, chi phí khác, trường hợp công trình chưa giải phóng mặt bằng thì ưu tiến bố trí vốn giải phóng mặt bằng. Đối với những công trình có tổng mức đầu tư lớn, lựa chọn hạng mục đầu tư hoặc gói thầu phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và năm 2018 để đảm bảo hiệu quả và tiến độ theo quy định của Luật Đầu tư công.
Chủ tịch UBND tỉnh uỷ quyền cho các Giám đốc các Sở, ban, ngành điều hành kế hoạch như sau:
a) Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Thông báo chỉ tiêu kinh tế - xã hội của các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã.
- Thông báo tổng hợp chỉ tiêu Kế hoạch đầu tư công năm 2018 đến hạng mục và cơ cấu vốn cho các ngành, các huyện để phối hợp tổ chức chỉ đạo thực hiện và thực hiện chế độ giám sát theo quy định. Chủ trì phối hợp với các ngành, các huyện, thành phố, thị xã tổ chức giao ban thực hiện kế hoạch đầu tư công.
- Chủ trì, phối hợp Sở Nội vụ, Văn phòng UBND tỉnh và các ngành liên quan đánh giá các ngành, các cấp thực hiện Quyết định này từng quý và cả năm báo cáo UBND tỉnh thông qua và thông báo cho các đơn vị biết theo từng quý và cả năm để kịp thời chấn chỉnh những đơn vị, cá nhân chưa làm tốt.
b) Giám đốc Sở Tài chính: Thông báo dự toán thu, chi ngân sách cấp huyện, xã, Sở, ngành, các đơn vị hành chính, sự nghiệp do tỉnh quản lý. Chủ trì phối hợp với Cục Thuế, Cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước và các Sở, ngành liên quan tham mưu thực hiện chỉ tiêu thu ngân sách, giải ngân vốn đầu tư.
c) Cục trưởng Cục Thuế: Thông báo chỉ tiêu thu ngân sách năm 2018 cho các doanh nghiệp do Cục Thuế trực tiếp quản lý và các Chi cục Thuế trên địa bàn tỉnh. Tham mưu và tổ chức thực hiện chỉ tiêu thu nội địa, định kỳ báo cáo tiến độ thực hiện theo quy định.
d) Cục trưởng Cục Hải quan: Thông báo chỉ tiêu thu thuế xuất, nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, phụ thu cho các đơn vị liên quan. Tham mưu và tổ chức thực hiện chỉ tiêu thu xuất nhập khẩu, định kỳ báo cáo tiến độ thực hiện theo quy định.
đ) Giám đốc Kho bạc Nhà nước: Thông báo cho các chủ đầu tư làm thủ tục giải ngân vốn. Kiểm soát chặt chẽ hồ sơ thủ tục các dự án khởi công mới, đảm bảo hồ sơ theo quy định mới thực hiện giải ngân vốn cho dự án.
e) Giám đốc Sở Nội vụ: Thông báo chỉ tiêu biên chế hành chính và biên chế sự nghiệp cho các ngành, các huyện, thành, thị, các đơn vị, số lượng cán bộ chuyên trách và công chức cơ sở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
f) Giám đốc các Sở quản lý ngành: Căn cứ thông báo chỉ tiêu kế hoạch, của Sở Kế hoạch và Đầu tư để hướng dẫn, bố trí cụ thể cho các doanh nghiệp có liên quan. Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm tham mưu, chỉ đạo thực hiện chỉ tiêu của ngành, lĩnh vực do ngành quản lý; chịu trách nhiệm toàn diện về mức độ hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra. Chủ động và tham mưu giải pháp tháo gỡ khó khăn cho cơ sở, cho doanh nghiệp.
g) Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị căn cứ chỉ tiêu kế hoạch do Chủ tịch UBND tỉnh giao, Nghị quyết của HĐND cùng cấp để giao chỉ tiêu kế hoạch cho UBND cấp xã và các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý; xây dựng kế hoạch thực hiện đảm bảo hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra; căn cứ vào tổng nguồn vốn được phân cấp và cơ cấu của UBND tỉnh giao thực hiện để bố trí chi tiết các nguồn vốn đầu tư, báo cáo về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính trước ngày 31/01/2018 để tổng hợp theo dõi, giám sát việc thực hiện.
2. Xây dựng, giám sát, chỉ đạo thực hiện kế hoạch
a) Xây dựng, giám sát, chỉ đạo thực hiện kế hoạch
- Các ngành, các cấp thực hiện nghiêm các nội dung quy định tại Nghị định số 99/2006/NĐ-CP ngày 15/9/2006 của Chính phủ về công tác kiểm tra thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Thực hiện giám sát đánh giá đầu tư theo quy định tại Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư.
- Đổi mới công tác lập, thực hiện và theo dõi, đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của xã, phường, thị trấn theo Quyết định số 811/QĐ-UBND ngày 07/3/2014 của UBND tỉnh.
- UBND tỉnh chỉ đạo phối hợp các Ban của HĐND tỉnh thực hiện các chương trình giám sát các chương trình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh.
- UBND tỉnh xây dựng chương trình phối hợp công tác với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp tỉnh trong chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch.
- Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành đối với các dự án không triển khai, chậm triển khai để thu hồi.
- Thành lập các tổ kiểm tra doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh.
b) Điều chỉnh kế hoạch
- Việc điều chỉnh kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (nếu có) chỉ tiến hành sau tháng 6 năm 2018. Phương án điều chỉnh, bổ sung do UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định. Điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch thu, chi ngân sách tuân thủ quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
- Việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công chỉ xem xét sau giao ban XDCB 9 tháng năm 2018 và thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục và quy định về quản lý đầu tư và xây dựng; không bổ sung danh mục ngoài Nghị quyết HĐND tỉnh thông qua, cũng như không làm thay đổi cơ cấu của ngành và huyện theo Quyết định 63/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh; trường hợp bất khả kháng cần thay đổi, phải báo cáo giải trình rõ lý do với Thường trực HĐND tỉnh đồng thời báo cáo với HĐND tỉnh tại phiên họp gần nhất nhưng phải tuân thủ quy trình, thủ tục và tính hiệu quả của kế hoạch.
- Phần kế hoạch bổ sung trong năm trước 30/6/2018 thực hiện điều hành như giao kế hoạch đầu năm; bổ sung sau 30/6/2018 căn cứ vào thời hạn giải ngân của dự án tại quyết định giao vốn để tham mưu thời điểm rà soát phù hợp theo các đợt rà soát điều chỉnh của Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Trách nhiệm về nội dung tham mưu, chỉ đạo, báo cáo
a) Trách nhiệm tham mưu: Các ngành, các cấp, các đơn vị có liên quan bám sát chức năng, nhiệm vụ; chủ động xây dựng chương trình công tác, xử lý và tham mưu xử lý tình huống kịp thời, hiệu quả, không chờ các văn bản giao việc của UBND tỉnh; Văn phòng UBND tỉnh phối hợp các ngành xây dựng lịch công tác hàng tháng, tham mưu phân công giao việc đúng chức năng, nhiệm vụ và thời gian xử lý phù hợp.
Nội dung tham mưu theo đúng thẩm quyền và chức năng, nhiệm vụ, tránh chồng chéo và phải được theo dõi, giám sát đến quyết định xử lý cuối cùng. Những văn bản có nội dung trình vượt cấp, văn bản đề xuất bố trí vốn mà không rõ nguồn thì không xử lý theo quy định hiện hành, tránh đùn đẩy làm ảnh hưởng đến việc điều hành chung.
b) Trách nhiệm báo cáo: Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch được giao, UBND các huyện, thành phố, thị xã, các Sở, ban, ngành xây dựng giải pháp, cơ chế, chính sách cụ thể chỉ đạo, điều hành thực hiện (trước 31/01/2018). Trước ngày 18 hàng tháng, các ngành, các cấp báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch (kết quả đạt được, hạn chế), báo cáo tình hình thực hiện tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp theo kết luận giao ban tháng trước, đề xuất giải pháp tháng tiếp theo gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng UBND tỉnh để tổng hợp báo cáo phiên họp hàng tháng của UBND tỉnh. Các báo cáo quý, 6 tháng, 9 tháng gửi trước ngày 20 tháng cuối quý. Riêng báo cáo cả năm và báo cáo chuyên đề thực hiện theo chương trình công tác của năm của UBND tỉnh; Để đảm bảo chất lượng số liệu báo cáo, Văn phòng UBND tỉnh tham mưu bố trí các cuộc họp thường kỳ của UBND tỉnh sau ngày 24 hàng tháng; ban hành thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh chậm nhất sau 3 ngày và đăng công báo địa phương.
Cuối năm tiến hành báo cáo đánh giá kết quả thực hiện so với chỉ tiêu được Chủ tịch UBND tỉnh giao; đồng thời làm căn cứ để đánh giá thi đua hàng năm.
c) Trách nhiệm về soạn thảo, thực hiện đề án, văn bản quy phạm pháp luật: Các ngành, các cấp căn cứ chương trình hành động, chương trình công tác của Tỉnh ủy, UBND tỉnh chủ động tham mưu các văn bản chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, các đề án, văn bản quy phạm pháp luật,... Sở, ngành đã được giao chủ trì soạn thảo có trách nhiệm về các nội dung, các Sở, ngành liên quan được giao phối hợp phải có văn bản tham gia, trước hết là lĩnh vực do ngành, đơn vị quản lý, không được phó mặc cho cơ quan chủ trì.
Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp các ngành, các cấp tuyên truyền về các Luật mới ban hành; tiếp tục hướng dẫn quy trình tham mưu ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; đôn đốc tiến độ chương trình ban hành văn bản.
d) Trách nhiệm về cung cấp thông tin: Các Sở, ban, ngành và các địa phương thực hiện quy chế về thông tin, chủ động cung cấp thông tin và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tấn, báo chí để đảm bảo công khai, minh bạch các thông tin về tình hình kinh tế - xã hội và các giải pháp chỉ đạo, điều hành của trung ương, cũng như của tỉnh, huyện đến cơ sở và người dân.
Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục chỉ đạo các cơ quan thông tin, tuyên truyền đưa tin chính xác, phản ánh đầy đủ và kịp thời tình hình kinh tế – xã hội của địa phương.
4. Rà soát, sửa đổi cơ chế, chính sách
Các ngành, các cấp theo lĩnh vực rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành kịp thời các cơ chế, chính sách đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; phối hợp Sở Tài chính cân đối nguồn lực để đảm bảo thực hiện. Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp chung các cơ chế chính sách liên quan đến đầu tư phát triển; Sở Tài chính tổng hợp các cơ chế, chính sách liên quan đến chi sự nghiệp và chi thường xuyên để thông qua UBND tỉnh.
Giao Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở đề xuất của các ngành, địa phương tổng hợp cân đối nguồn ngân sách đảm bảo tính khả thi của chính sách và đề xuất UBND tỉnh thông qua trước tháng 11 hàng năm để trình HĐND tỉnh thông qua cho kế hoạch năm sau.
5. Cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin
Năm 2018 tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC); trong đó nghiên cứu đổi mới, cải cách thủ tục hành chính một số lĩnh vực của một số đơn vị: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải, UBND TP Vinh. Thực hiện có hiệu quả công tác kiểm soát TTHC; thường xuyên rà soát, kiến nghị, đề xuất đơn giản hóa TTHC; hệ thống hóa các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết; công khai, minh bạch TTHC theo đúng quy định. Thực hiện có hiệu quả, chất lượng cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan, đơn vị. Tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra cải cách hành chính; đề xuất xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ giải quyết thủ tục hành chính. Triển khai đo lường mức độ hài lòng đối với việc cung cấp dịch vụ công của các cơ quan nhà nước.
Tiếp tục rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy của cơ quan, đơn vị theo đúng quy định của Trung ương; gắn với việc thực hiện đề án vị trí việc làm, tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Thực hiện chính sách tinh giản biên chế đúng lộ trình, mục tiêu.
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong các cơ quan, đơn vị. Thực hiện tốt công tác tuyển dụng, quản lý, sử dụng, luân chuyển, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Thực hiện có hiệu quả các cơ chế tự chủ tại các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác, vận hành có hiệu quả phần mềm VNPT-Ioffice, cổng dịch vụ công trực tuyến, hệ thống thư điện tử, hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị căn cứ vào nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch được UBND tỉnh giao và thông báo của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể theo sự phân công để xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện, trong đó phải xác định rõ nội dung, thời gian và phân công người chịu trách nhiệm về từng nội dung công việc; hàng tháng có kiểm điểm, đánh giá tình hình và báo cáo tiến độ thực hiện định kỳ trước ngày 18 hàng tháng về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh./.
- 1 Quyết định 54/QĐ-UBND về Kế hoạch chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 2 Quyết định 59/QĐ-UBND về chỉ tiêu và giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 3 Quyết định 47/QĐ-UBND về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 của tỉnh An Giang
- 4 Nghị quyết 13/2017/NQ-HĐND về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 5 Quyết định 63/2015/QĐ-UBND về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 tỉnh Nghệ An
- 6 Nghị định 84/2015/NĐ-CP về giám sát và đánh giá đầu tư
- 7 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 8 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 9 Luật Đầu tư công 2014
- 10 Quyết định 811/QĐ-UBND năm 2014 về công tác lập, thực hiện và theo dõi đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 11 Nghị định 99/2006/NĐ-CP về công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
- 1 Quyết định 54/QĐ-UBND về Kế hoạch chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 2 Quyết định 47/QĐ-UBND về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 của tỉnh An Giang
- 3 Quyết định 59/QĐ-UBND về chỉ tiêu và giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 4 Quyết định 176/QĐ-UBND năm 2021 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ và một phần