TỔNG THƯ KÝ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 78-BT | Hà Nội, ngày 13 tháng 06 năm 1985 |
VỀ VIỆC PHÊ CHUẨN ĐIỀU LỆ CỦA HỘI LIÊN HIỆP CÁC HỘI VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG TỔNG THƯ KÝ
Căn cứ Luật số 02-SL/L004 ngày 20-05-1957 quy định quyền lập hội;
Căn cứ Nghị định số 258-TTg ngày 14-06-1957 quy định chi tiết thi hành Luật trên;
Xét đề nghị của Hội liên hiệp các Hội văn học, nghệ thuật Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
| BỘ TRƯỞNG TỔNG THƯ KÝ |
CỦA HỘI LIÊN HIỆP CÁC HỘI VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT VIỆT NAM
PHẦN MỞ ĐẦU
Từ gần một nửa thế kỷ qua, được Đảng tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo, giới văn học nghệ thuật Việt Nam đã thực sự trở thành một lực lượng ngày một lớn mạnh và có vai trò to lớn trong sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc.
Trong các chặng đường lịch sử của dân tộc, đặc biệt là trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ, với những thành tựu đạt được, nền “văn học nghệ thuật nước ta xứng đáng vào hàng ngũ tiên phong của những nền văn học nghệ thuật chống đế quốc trong thời đại ngày nay” như báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV đã khẳng định.
Đến nay, sau thắng lợi trọn vẹn của cuộc kháng chiến chống Mỹ và tiếp sau đó, thắng lợi có ý nghĩa lịch sử to lớn của hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống chủ nghĩa bá quyền và bành trướng Trung Quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, đất nước ta đang bước vào một thời kỳ lịch sử mới hết sức vẻ vang xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Dưới ánh sáng nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng, giới văn học, nghệ thuật Việt Nam, thấm nhuần truyền thống bốn nghìn năm văn hiến của cha ông, tiếp thu tinh hoa văn hóa của loài người, lấy vốn sống cách mạng của nhân dân làm gốc, ý thức sâu sắc nhiệm vụ phải “nêu cao tính Đảng và trách nhiệm của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng trong giai đoạn mới của cách mạng, phục vụ đắc lực hơn nữa lợi ích của nhân dân, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”…
Ngày nay, các Hội chuyên ngành văn học, nghệ thuật ở Trung ương cũng như các Hội văn nghệ ở các địa phương đã phát triển mau chóng về đội ngũ và quy mô tổ chức, đã có một bước đổi mới về cơ chế và phương thức hoạt động. Hội liên hiệp văn học, nghệ thuật Việt Nam mở hội nghị đại biểu để thông qua Điều lệ (sửa đổi) cấu tạo Ủy ban Trung ương (thay thế cho Ban Chấp hành) cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới.
Hội liên hiệp các Hội văn học, nghệ thuật Việt Nam coi việc phấn đấu để thực hiện đường lối chính trị và đường lối văn học, nghệ thuật của Đảng Cộng sản Việt Nam là vấn đề có tính nguyên tắc. Hội yêu cầu các thành viên, bằng hoạt động xã hội và nghề nghiệp của mình, không ngừng phát huy sức mạnh của văn nghệ cách mạng đồng thời đấu tranh chống những quan điểm, tư tưởng thù địch với chủ nghĩa xã hội, với đường lối, chủ trương của Đảng, thù địch với đường lối quan điểm văn hóa, văn nghệ của Đảng.
Hội liên hiệp các Hội văn học, nghệ thuật Việt Nam đoàn kết rộng rãi các văn nghệ sĩ yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội thành một khối thống nhất để cùng nhau nâng cao trình độ về mọi mặt, phấn đấu ngày càng có nhiều tác phẩm có chất lượng cao về nội dung tư tưởng và nghệ thuật, có nhiều hoạt động văn nghệ tốt, gắn với phong trào văn nghệ của quần chúng, phát hiện và bồi dưỡng nhiều tài năng trẻ nhằm bổ sung vào lực lượng của các Hội ngày càng lớn mạnh, phấn đấu góp phần xây dựng nhiều trung tâm văn hóa trên cả nước.
Hội là một tổ chức tự nguyện của các Hội văn học, nghệ thuật trong cả nước.
Mục đích của Hội là tập hợp, đoàn kết các Hội để phối hợp công tác và giúp đỡ nhau trong các hoạt động nghề nghiệp sáng tác, nghiên cứu, lý luận phê bình, giảng dạy, biểu diễn…, giúp nhau nâng cao trình độ mọi mặt, phổ biến tri thức văn học, nghệ thuật và giới thiệu tác phẩm văn học nghệ thuật trong nhân dân lao động; phát hiện năng khiếu, bồi dưỡng nhân tài nhằm góp phần xây dựng nền văn hóa mới, con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 3. Trụ sở của Hội đặt tại Hà Nội - Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 4. Hội liên hiệp văn học, nghệ thuật Việt Nam có các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
1. Tập hợp và đoàn kết các Hội văn học, nghệ thuật để giúp nhau phối hợp hoạt động trên các lĩnh vực sáng tác, biểu diễn, nghiên cứu lý luận, phê bình, giảng dạy… và cộng tác với nhau trong các công trình nghiên cứu khoa học và sáng tạo nghệ thuật có tính chất liên ngành.
2. Thông tin cho các hội viên về những thành tựu mới, những công trình nghiên cứu, những tác phẩm mới ở trong và ngoài nước. Nâng cao trình độ cho các hội viên bằng các hình thức tổ chức các đợt nghiên cứu chuyên đề, các sinh hoạt câu lạc bộ, các hội nghị học thuật, phổ biến kinh nghiệm sáng tác và kinh nghiệm công tác hội, tổ chức tham quan và đi thực tế…
3. Giúp đỡ các cơ quan, đoàn thể trong việc phổ biến những tri thức về văn học nghệ thuật, giới thiệu những tác phẩm văn học, nghệ thuật xuất sắc trong nhân dân lao động, phát hiện năng khiếu để giới thiệu cho các hội, đồng thời có kế hoạch bồi dưỡng giúp đỡ những tài năng trẻ.
4. Quan hệ với các cơ quan Nhà nước có liên quan để đề xuất ý kiến trong việc xây dựng các chủ trương chính sách, luật pháp đối với lĩnh vực văn học nghệ thuật cũng như đối với giới văn nghệ sĩ để không ngừng hoàn thiện hệ thống các luật pháp, các chính sách nhằm phát triển sự nghiệp văn học nghệ thuật và cải thiện điều kiện vật chất và tinh thần của văn nghệ sĩ.
5. Đặt quan hệ với các tổ chức văn học, nghệ thuật tiến bộ trên thế giới trước hết là với các nước xã hội chủ nghĩa anh em để giúp đỡ lẫn nhau và trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp; đồng thời phối hợp với nhau trong cuộc đấu tranh chung để bảo vệ hòa bình thế giới, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trong cuộc đấu tranh chung chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các lực lượng đế quốc.
- Hội Nhà văn Việt Nam,
- Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam,
- Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam,
- Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam,
- Hội Nhạc sĩ Việt Nam,
- Hội Điện ảnh Việt Nam,
- Hội Kiến trúc sư Việt Nam.
Ngoài các hội viên tập thể kể trên, Hội còn kết nạp một số hội viên là văn nghệ sĩ tiêu biểu trong nước và một số văn nghệ sĩ người Việt Nam yêu nước tiến bộ sống ở nước ngoài đã có những sáng tạo nghệ thuật và hoạt động xã hội có ảnh hưởng rộng rãi trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài.
Hội còn mời một số văn nghệ sĩ tiến bộ người nước ngoài đã có những hoạt động văn học, nghệ thuật và hoạt động xã hội góp phần đáng kể vào sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Việt Nam, có tác dụng thiết thực vào việc củng cố, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam với các nước, tham gia làm hội viên danh dự.
Việc kết nạp hội viên mới do đại hội đại biểu toàn quốc của Hội xét và quyết định.
Điều 6. Nhiệm vụ của hội viên:
- Tôn trọng điều lệ, tôn chỉ, mục đích của Hội.
- Tích cực hoạt động cho Hội, mở rộng uy tín và ảnh hưởng của Hội trong nhân dân.
- Thực hiện nghiêm chỉnh các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương công tác của Hội.
- Đóng lệ phí và hội phí theo điều lệ quy định.
Điều 7. Quyền lợi của hội viên:
- Được thảo luận, phê bình và biểu quyết các công tác của Hội, đề đạt ý kiến nguyện vọng với Đảng và Nhà nước về những vấn đề chung thuộc lĩnh vực nghề nghiệp thông qua Hội.
- Được cử đại diện tham gia các cơ quan lãnh đạo của Hội.
- Được tham dự các buổi sinh hoạt học thuật, các lớp bồi dưỡng, sinh hoạt câu lạc bộ văn học, nghệ thuật do Hội tổ chức.
- Được giúp công bố lên báo chí của Hội những tác phẩm, kết quả nghiên cứu và sáng tạo nghệ thuật.
- Được hưởng các quyền lợi vật chất và tinh thần của Hội dành cho hội viên trong các hoạt động nghề nghiệp.
Điều 9. Đại hội đại biểu toàn quốc có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Thảo luận, biểu quyết việc sửa đổi và thông qua điều lệ Hội.
- Quyết định các nhiệm vụ và phương hướng công tác của Hội.
- Cử ra Ủy ban Trung ương Liên hiệp văn học, nghệ thuật Việt Nam (thay cho Ban chấp hành). Ủy ban được cấu tạo nên từ các thành phần sau đây: đại diện của các Hội chuyên ngành văn học, nghệ thuật trung ương; đại diện của các Hội văn nghệ tỉnh, thành phố; một số cán bộ chuyên trách và một số văn nghệ sĩ tiêu biểu được các tổ chức thành viên giới thiệu khoảng một phần ba tổng số ủy viên Ủy ban.
- Thông qua báo cáo của Ủy ban Trung ương Liên hiệp văn học nghệ thuật.
- Quyết định việc giải thể Hội.
Đoàn chủ tịch thảo luận, quyết định các công việc của Ủy ban giữa hai cuộc họp của toàn thể Ủy ban.
Đoàn chủ tịch cử ra một thư ký thường trực để giúp đoàn chủ tịch điều hành công việc hàng ngày.
Điều 16. Nguồn tài chính của Hội gồm có:
- Lệ phí đóng góp khi vào Hội.
- Hội phí của hội viên,
- Thu nhập do các hoạt động gây quỹ được Nhà nước cho phép,
- Viện trợ bằng tiền và hiện vật của các đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nước.
- Tiền trợ cấp của Nhà nước và tiền quỹ văn hóa cấp.
Tài chính của Hội được quản lý theo quy định của Ủy ban trung ương Liên hiệp văn học, nghệ thuật và sự hướng dẫn của cơ quan tài chính Nhà nước.
Khi Hội giải thể thì toàn bộ tài sản của Hội được giao lại cho Nhà nước.
Bản điều lệ của Hội liên hiệp các Hội văn học, nghệ thuật Việt Nam gồm có 7 chương và 21 điều. Đã được hội nghị đại biểu toàn quốc các Hội văn học, nghệ thuật thông qua ngày 27 tháng 4 năm 1984.
| HỘI LIÊN HIỆP CÁC HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT VIỆT NAM |
ỦY BAN TRUNG ƯƠNG LIÊN HIỆP VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT VIỆT NAM NHIỆM KỲ 1984 - 1989
(thay cho Ban chấp hành trước đã được hội nghị đại biểu các Hội văn học và nghệ thuật họp tại Hà Nội ngày 26 và 27-04-1984 nhất trí thông qua)
CÁC VĂN NGHỆ SĨ LÃO THÀNH THUỘC CÁC NGÀNH
1. | Diệp Minh Châu | Nhà điêu khắc và họa sĩ tạo hình |
2. | Xuân Diệu | Nhà thơ, nhà nghiên cứu phê bình văn học |
3. | Bàn Tài Đoàn | Nhà thơ |
4. | Đinh Gia Khánh | Nhà nghiên cứu và giảng dạy văn hóa - văn học dân gian |
5. | Song Kim | Nữ nghệ sĩ sân khấu kịch nói |
6. | Nguyễn Thị Kim | Nhà điêu khắc và họa sĩ tạo hình |
7. | Nguyễn Xuân Khoát | Nhạc sĩ |
8. | Lưu Trọng Lư | Nhà thơ. Nhà soạn kịch bản sân khấu |
9. | Mai Lộc | Đạo diễn điện ảnh |
10. | Lương Xuân Nhị | Họa sĩ |
11. | Đỗ Nhuận | Nhạc sĩ |
12. | Võ An Ninh | Nghệ sĩ nhiếp ảnh |
13. | Vũ Ngọc Phan | Nhà nghiên cứu phê bình văn học |
14. | Học Phi | Nhà văn, nhà soạn kịch bản sân khấu |
15. | Ngô Huy Quỳnh | Kiến trúc sư |
16. | Ngô Viết Thụ | Kiến trúc sư |
17. | Ca Văn Thỉnh | Nhà nghiên cứu văn hóa, nghệ thuật |
18. | Thanh Tịnh | Nhà thơ |
19. | Nguyễn Tuân | Nhà văn |
20. | Ba Vân | Nghệ sĩ cải lương |
21. | Chế Lan Viên | Nhà thơ |
ĐẠI BIỂU CÁC HỘI VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT Ở TRUNG ƯƠNG VÀ CÁC HỘI VĂN NGHỆ TỈNH, THÀNH PHỐ
22. | Nguyễn Đình Thi | Nhà văn - Hội Nhà văn Việt Nam |
23. | Chính Hữu | Nhà thơ - Hội Nhà văn Việt Nam |
24. | Huy Du | Nhạc sĩ - Hội Nhạc sĩ Việt Nam |
25. | Xuân Hồng | Nhạc sĩ - Hội Nhạc sĩ Việt Nam |
26. | Dương Ngọc Đức | Đạo diễn sân khấu - Hội Nghệ sĩ sân khấu |
27. | Phạm Ngọc Truyền | Đạo diễn sân khấu - Hội Nghệ sĩ sân khấu |
28. | Lý Thái Bảo | Đạo diễn điện ảnh - Hội Nghệ sĩ điện ảnh |
29. | Hồng Sến | Đạo diễn điện ảnh - Hội Nghệ sĩ điện ảnh |
30. | Trần Văn Cẩn | Họa sĩ - Hội Nghệ sĩ tạo hình |
31. | Dương Viên | Họa sĩ - Hội Nghệ sĩ tạo hình |
32. | Nguyễn Trực Luyện | Kiến trúc sư - Hội kiến trúc sư |
33. | Nguyễn Kim Yến | Kiến trúc sư - Hội kiến trúc sư |
34. | Hoàng Tư Trai | Nghệ sĩ nhiếp ảnh - Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh |
35. | Nguyễn Đặng | Nghệ sĩ nhiếp ảnh - Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh |
36. | Cù Huy Cận | Nhà thơ - Hội liên hiệp văn học, nghệ thuật |
37. | Xuân Thiêm | Nhà thơ - Hội liên hiệp văn học, nghệ thuật |
38. | Bảo Định Giang | Nhà thơ - Hội Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh |
39. | Viễn Phương | Nhà thơ - Hội Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh |
40. | Tô Hoài | Nhà văn - Hội Văn nghệ Hà Nội |
41. | Bằng Việt | Nhà văn - Hội Văn nghệ Hà Nội |
42. | Hà Đức Hậu | Nhạc sĩ - Hội Văn nghệ Hải Phòng |
43. | Nguyễn Khoa Điềm | Nhà thơ - Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên |
44. | Hoàng Văn Bốn | Nhà văn - Hội Văn nghệ Đồng Nai |
45. | Bùi Cấn Công | Làm thơ - Hội Văn nghệ Hà Bắc |
46. | Chu Văn | Nhà văn - Hội Văn nghệ Hà Nam Ninh |
47. | Gia Dũng | Làm thơ - Hội văn nghệ Hà Tuyên |
48. | Trần Thi | Nghiên cứu phê bình Hội văn nghệ Hải Hưng |
49. | Mạc Phi | Nhà văn - Hội văn nghệ Lai Châu |
50. | Khương Minh Ngọc | Nhà văn - Hội văn nghệ Long An |
51. | Minh Huệ | Nhà văn - Hội văn nghệ Nghệ Tĩnh |
52. | Đoàn Xoa | Nhà văn - Hội văn nghệ Quảng Nam - Đà Nẵng |
53. | Lương Văn Khánh | Viết văn - Hội Văn nghệ An Giang |
54. | K. Pa Púi | Nhạc sĩ - Hội Văn nghệ Đắc Lắc |
55. | Đinh Hồng Xuyên | Nghiên cứu văn học - Hội Văn nghệ Cao Bằng |
56. | Huỳnh Anh Kiệt | Nhạc sĩ - Hội Văn nghệ Cửu Long |
57. | Cao Văn Sáu | Nhà nghiên cứu khoa học - Hội Văn nghệ Tiền Giang |
58. | Mai Bình | Đạo diễn sân khấu - Hội Văn nghệ Thanh Hóa |
59. | Hoàng Hà | Nhà nghiên cứu khoa học - Hội Văn nghệ Hậu Giang |
60. | Hoàng Hạc | Nhà văn - Hội văn nghệ Hoàng Liên Sơn |
61. | Lê Xuân Triệu | Viết kịch - Hội văn nghệ Kiên Giang |
62. | Mã Thế Vinh | Viết văn - Hội Văn nghệ Lạng Sơn |
63. | Nguyễn Thanh | Nghiên cứu khoa học - Hội Văn nghệ Minh Hải |
64. | Thu Hoài | Nhà thơ - Hội Văn nghệ Nghĩa Bình |
65. | Nguyễn Văn Châu | Nhà nghiên cứu khoa học - Hội Văn nghệ Bến Tre |
66. | Giang Nam | Nhà thơ - Hội Văn nghệ Phú Khánh |
67. | Sĩ Hồng | Nhà văn - Hội văn nghệ Quảng Ninh |
68. | Ngô Quang Nam | Họa sĩ - Hội văn nghệ Vĩnh Phú |
69. | Nguyễn Tường Nhẫn | Nhà soạn kịch bản - Hội văn nghệ Thuận Hải |
70. | Bút Ngữ | Nhà văn - Hội văn nghệ Thái Bình |
71. | Đinh An | Nhà thơ - Hội văn nghệ Sơn La |
72. | Nguyễn Văn Xương | Nhà nghiên cứu khoa học - Hội Văn nghệ Đồng Tháp |
73. | Bùi Thế Căn | Nhà nghiên cứu khoa học - Hội Văn nghệ Tây Ninh |
Chủ tịch: | Cù Huy Cận | Nhà thơ |
Các Phó Chủ tịch: | Nguyễn Đình Thi | Nhà văn |
| Trần Văn Cẩn | Họa sĩ |
| Lưu Hữu Phước | Nhạc sĩ |
Các Ủy viên: |
|
|
| Lý Thái Bảo | Đạo diễn điện ảnh |
| Huy Du | Nhạc sĩ |
| Dương Ngọc Đức | Đạo diễn sân khấu |
| Bảo Định Giang | Nhà thơ |
| Tô Hoài | Nhà văn |
| Nguyễn Trực Luyện | Kiến trúc sư |
| Hoàng Tư Trai | Nghệ sĩ nhiếp ảnh |
| Dương Viên | Họa sĩ |
| THƯ KÝ ỦY BAN |