THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 784-TTgA | Hà Nội, ngày 22 tháng 9 năm 1997 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC XÂY DỰNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ BẢO TỒN, TÔN TẠO VÀ PHÁT HUY KHU DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG "CHIẾN KHU VIỆT BẮC"
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh ngày 04 tháng 4 năm 1984;
Để tăng cường việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy các di tích lịch sử cách mạng, nhất là những di tích có tầm quan trọng và ý nghĩa đặc biệt trong sự nghiệp đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.- Xây dựng quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy Khu di tích lịch sử cách mạng "Chiến khu Việt Bắc".
"Chiến khu Việt Bắc" là một quần thể di tích quan trọng bậc nhất của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ XX, một "Thủ đô kháng chiến" với các vùng di tích trọng điểm: Pắc Bó (Cao Bằng), Tân Trào (Tuyên Quang), ATK Định Hoá, chợ Đồn, Chiêm Hoá, Sơn Dương, Yên Sơn (Thái Nguyên, Bắc Cạn, Tuyên Quang), một vùng di tích có ý nghĩa và giá trị trên nhiều mặt.
Việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy Khu di tích lịch sử cách mạng "Chiết khu Việt Bắc" nhằm giáo dục các thế hệ về truyền thống lịch sử, cách mạng và kháng chiến của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng chống ách đô hộ và xâm lược, xây dựng chính quyền cách mạng và Nhà nước dân chủ nhân dân, về những chiến công vẻ vang, có giá trị lâu dài trong lịch sử giữ nước và dựng nước của nhân dân ta và giới thiệu với khách nước ngoài về truyền thống lịch sử, văn hoá của Việt Nam.
Điều 2.- Giao Bộ Văn hoá - Thông tin chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, đoàn thể và địa phương có liên quan xây dựng Đề án quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy Khu di tích lịch sử cách mạng "Chiến khu Việt Bắc" trình Thủ tướng Chính phủ vào giữa năm 1998 với các nội dung cụ thể sau đây:
1. Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Khu di tích lịch sử Cách mạng Chiến khu Việt Bắc.
2. Nghiên cứu, sưu tầm, phát hiện, thu thập những tài liệu, chứng cứ lịch sử; xác định các địa danh chính xác; điều tra, khảo sát, thẩm định tại thực địa; lấy ý kiến đóng góp của các đồng chí lão thành cách mạng; tổ chức hội thảo khoa học làm căn cứ để xây dựng một sa bàn tổng thể toàn cảnh và chi tiết "Chiến khu Việt Bắc".
3. Khảo sát thực địa, nghiên cứu, xác định địa điểm, xây dựng Dự án Chiến khu Việt Bắc thu nhỏ.
Điều 3.- Tạm đình chỉ việc triển khai thực hiện các dự án, các công trình phục hồi, trùng tu, tôn tạo, bảo tồn các di tích lịch sử cách mạng thuộc khu vực "Chiến khu Việt Bắc" cho đến khi Đề án Quy hoạch tổng thể và các dự án cụ thể về bảo tồn, tôn tạo và phát huy toàn diện "Chiến khu Việt Bắc" được Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt.
Điều 4.- Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin, các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
- 1 Quyết định 252/2005/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử - văn hóa thời Trần tại tỉnh Nam Định đến năm 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 984/1999/QĐ-TTg phê duyệt Đề án quy hoạch tổng thể đầu tư phục hồi, bảo tồn, tôn tạo và phát huy khu di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến "Chiến khu Việt Bắc" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh năm 1984 do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 1 Quyết định 252/2005/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử - văn hóa thời Trần tại tỉnh Nam Định đến năm 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 984/1999/QĐ-TTg phê duyệt Đề án quy hoạch tổng thể đầu tư phục hồi, bảo tồn, tôn tạo và phát huy khu di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến "Chiến khu Việt Bắc" do Thủ tướng Chính phủ ban hành