ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 80/2004/QĐ/UBBT | Phan thiết, ngày 12 tháng 11 năm 2004 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp;
- Căn cứ Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp;
- Căn cứ Công văn 3649/CV-BNN-LN, ngày 25/11/2003 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về điều chỉnh quy hoạch rừng phòng hộ ven biển và sông Móng - Ca Pét;
- Căn cứ Công văn số 231/CV-BNN-LN, ngày 16/02/2004 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về chuyển mục đích sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng và chặt cây ngoài hành lang đường điện;
- Căn cứ Quyết định 212/QĐ-CTUBBT, ngày 12/2/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận về việc ban hành hệ thống tiểu khu rừng thuộc quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2000 – 2010;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông Nghiệp và PTNT Bình Thuận tại Tờ trình số 1278 /SNN-CS ngày 30/8/2004,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế quản lý, sử dụng, tôn tạo và bồi hoàn đất lâm nghiệp có rừng trồng và đất lâm nghiệp không có rừng nằm trong các dự án du lịch ven biển tỉnh Bình Thuận”.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3 : Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Xây dựng, Cục trưởng Cục thuế, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Phan Thiết, Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: | TM. UBND TỈNH BÌNH THUẬN |
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG,TÔN TẠO VÀ BỒI HOÀN ĐẤT LÂM NGHIỆP CÓ RỪNG TRỒNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP KHÔNG CÓ RỪNG NẰM TRONG CÁC DỰ ÁN DU LỊCH VEN BIỂN TỈNH BÌNH THUẬN
(Kèm theo Quyết định số /2004/QĐ-UBBT, ngày tháng năm 2004 của UBND tỉnh Bình Thuận)
1. Diện tích đất lâm nghiệp có rừng trồng nằm trong các dự án du lịch thuộc đối tượng rừng phòng hộ ven biển nằm trong quy hoạch 3 loại rừng.
2. Diện tích đất lâm nghiệp không có rừng trồng nằm trong các dự án du lịch thuộc đối tượng rừng phòng hộ ven biển nằm trong quy hoạch 3 loại rừng.
Quy chế này được áp dụng đối với diện tích đất lâm nghiệp đã được cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư các dự án du lịch ven biển và được UBND Tỉnh Quyết định cho thuê, giao đất trước và sau khi ban hành Quy chế.
Điều 3: Đối với diện tích đất có rừng trồng nằm ngoài quy hoạch rừng không thuộc phạm vi áp dụng của quy chế này. Sau khi Sở Nông nghiệp& PTNT kiểm kê số lượng cây trồng hiện còn trên diện tích được thuê, quy ra mật độ cây trồng trên ha, áp vào khung giá được quy định tại Quyết định số 26/2004/QĐ-UBBT ngày 31/3/2004 của UBND Tỉnh, để tính giá trị bồi hoàn. Sau khi chủ đầu tư chi trả số tiền bồi hoàn thì giao hẳn số cây này cho chủ đầu tư quản lý, bảo vệ, sử dụng, phát triển và gây trồng thêm các loại cây trồng mới trong khu du lịch.
Cách tính giá trị bồi hoàn cụ thể như sau: Công ty A được UBND Tỉnh quyết định cho thuê 20 ha đất ngoài quy hoạch 3 loại rừng để đầu tư xây dựng khu du lịch, trong đó có 10 ha rừng trồng thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư trồng năm 1998 (6 năm tuổi). Qua kiểm kê, số cây trồng nằm trên diện tích này là 8.200 cây, bình quân 820 cây/ha, cây có đường kính bình quân 14 cm.
Giá trị bồi hoàn áp giá theo Quyết định 26/2004/QĐ-UBBT được tính 2 khoản như sau:
- Rừng trồng có mật độ 820 cây/ha áp vào khung giá 20.000.000 đồng/ha, nhưng do rừng trồng mới được 6 năm tuổi nên mức tính chỉ bằng 70% của khung giá 20.000.000 đồng/ha:
20.000.000 đồng/ha x 10 ha x 70% = 140.000.000 đồng (bình quân 17.073 đồng/cây).
- Chênh lệch giá trị bồi hoàn số cây chặt có đường kính bình quân 14 cm (dưới 16 cm theo quy định tại quyết định 26/2004/QĐ-UBBT) là 50.000 đồng/cây:
(50.000 đồng - 17.073 đồng ) x 8.200 cây = 270.001.400 đồng
(Chủ đầu tư phải bồi hoàn giá trị khoản chênh lệch này).
Như vậy Tổng giá trị bồi hoàn diện tích 10 ha rừng trồng, 6 năm tuổi, có mật độ 820cây/ha, cây có đường kính bình quân 14 cm, nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng là: 140.000.000 đồng + 270.001.400 đồng = 410.001.400 đồng
1. Đối với các dự án có quy mô diện tích dưới 50 ha:
a. Trên diện tích được UBND Tỉnh quyết định cho thuê đất, chủ đầu tư được phép sử dụng không quá 15% diện tích đất lâm nghiệp có rừng trồng để xây dựng các công trình hạ tầng trong khu du lịch theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công được Sở Xây dựng thẩm định, phê duyệt.
b. Về Thủ tục khai thác rừng trồng nằm trong diện tích đất được phép sử dụng để xây dựng công trình hạ tầng trong khu du lịch:
- Hồ sơ khai thác rừng trồng bao gồm:
+ Bảng thuyết minh: do chủ đầu tư lập, nêu rõ nhu cầu xin khai thác;
+ Bản đồ vị trí, ranh giới nơi khai thác (tỉ lệ: 1/2000 – 1/5000);
+ Biểu đo, đếm, thống kê số lượng cây rừng trồng xin khai thác (đo đếm chiều cao vút ngọn, thống kê cụ thể các cây có đường kính lớn hơn hoặc bằng 7 cm tại vị trí 1,3m. Đối với số cây có đường kính tại vị trí 1,3m nhỏ 7 cm chỉ đếm số lượng cây.
- Sau khi nhận được hồ sơ xin khai thác, Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với Chi cục Kiểm lâm (đơn vị được UBND Tỉnh giao nhiệm vụ cùng Sở Nông nghiệp& PTNT thẩm định hồ sơ, hiện trường khai thác) tổ chức kiểm tra, xác định năm trồng, số lượng cây trồng cần chặt hạ, quy ra diện tích, thẩm định và ban hành Quyết định phê duyệt hồ sơ thiết kế khai thác rừng trồng. Nội dung này hoàn thành trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ của chủ đầu tư.
-Căn cứ Quyết định phê duyệt hồ sơ thiết kế khai thác, Sở Nông nghiệp& PTNT, Sở Tài chính tính toán giá trị rừng trồng cần phải bồi hoàn theo Quyết định số 26/2004/QĐ-UBBT ngày 31/03/2004 của UBND tỉnh Bình Thuận về quy định mức thu hoàn lại giá trị rừng trồng của chủ đầu tư các dự án du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Nội dung này phải hoàn thành trong thời gian 7 ngày, kể từ ngày Sở Nông nghiệp& PTNT ban hành Quyết định phê duyệt hồ sơ thiết kế khai thác và trình UBND Tỉnh quyết định phê duyệt giá trị bồi hoàn.
-Căn cứ Quyết định phê duyệt của UBND Tỉnh, chủ đầu tư đến Cục Thuế Tỉnh làm thủ tục nộp tiền bồi hoàn vào Kho bạc Nhà nước Tỉnh theo quy định.
-Sau khi chủ đầu tư hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền bồi hoàn, Sở Nông nghiệp& PTNT Quyết định cấp giấy phép cho chủ đầu tư khai thác, chủ đầu tư được hưởng toàn bộ giá trị sản phẩm rừng trồng trên diện tích được phép khai thác. Nội dung này phải hoàn thành trong thời gian 5 ngày, kể từ ngày chủ đầu tư nộp tiền có phiếu thu của Kho bạc Nhà nước Tỉnh.
c. Cách tính bồi hoàn giá trị rừng trồng trong trường hợp chủ đầu tư chặt hết số cây trồng nằm trong diện tích 15%, để xây dựng công trình hạ tầng trong khu du lịch như sau: Công ty A được UBND Tỉnh quyết định cho thuê 20 ha đất lâm nghiệp có rừng trồng năm 2000 (4 năm tuổi), theo quy định Công ty này được phép sử dụng 15% diện tích đất lâm nghiệp có rừng trồng để chuyển sang xây dựng các công trình hạ tầng trong khu du lịch là 3 ha. Qua kiểm kê, số cây trồng nằm trên diện tích 3 ha là 2.500 cây, bình quân 833 cây/ha, cây có đường kính bình quân dưới 10 cm.
Giá trị bồi hoàn áp giá theo Quyết định 26/2004/QĐ-UBBT được tính 2 khoản như sau:
- Rừng trồng có mật độ 833 cây/ha áp vào khung giá 20.000.000 đồng/ha, nhưng do rừng trồng mới được 4 năm tuổi nên mức tính chỉ bằng 40% của khung giá 20.000.000 đồng/ha:
20.000.000 đồng/ha x 3 ha x 40% = 24.000.000 đồng (bình quân 9.600 đồng/cây).
- Chênh lệch giá trị bồi hoàn số cây chặt có đường kính bình quân dưới 16 cm theo quy định tại quyết định 26 là 50.000 đồng/cây:
(50.000 đồng - 9.600 đồng ) x 2.500 cây = 101.000.000 đồng
Như vậy Tổng giá trị bồi hoàn diện tích 3 ha rừng trồng 4 năm tuổi, mật độ bình quân 833 cây/ha là: 24.000.000 đồng + 101.000.000 đồng = 125.000.000 đồng.
d. Trường hợp chủ đầu tư không sử dụng 15% diện tích cho phép để xây dựng công trình hạ tầng trong khu du lịch (không chặt cây trồng) thì giá trị bồi hoàn chỉ tính một khoản 20.000.000 đồng/ha x 3 ha x 40% = 24.000.000 đồng
e. Trường hợp chủ đầu tư chỉ có nhu cầu chặt một số cây nằm trong diện tích 3 ha, thì phần chênh lệch giá trị bồi hoàn được tính chênh lệch giá trị bồi hoàn số cây chặt trên số cây thực tế chặt.
f. Trường hợp chủ đầu tư có nhu cầu chặt thêm một số cây để xây dựng công trình hạ tầng (ngoài diện tích 15% ), sau khi hoàn tất thủ tục theo quy định và được cơ quan có thẩm quyền cho phép chặt, giá trị bồi hoàn được tính theo Quyết định 26/2004/QĐ-UBBT và tính thêm phần chênh lệch giá trị bồi hoàn số cây mà chủ đầu tư đề nghị chặt.
g. Kinh phí kiểm kê, lập hồ sơ và kinh phí thẩm định do các chủ đầu tư chịu trách nhiệm thanh toán.
2. Đối với các dự án có quy mô diện tích từ 50 ha trở lên:
a. Tỷ lệ đất lâm nghiệp có rừng trồng mà chủ đầu tư được sử dụng để xây dựng các công trình hạ tầng trong khu du lịch, UBND Tỉnh sẽ xem xét trên cơ sở hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công công trình được Sở Xây dựng phê duyệt, để tính toán cho phù hợp với quy mô của từng dự án và phù hợp với thực tế từng công trình, nhưng không vượt quá 15% theo quy định của Bộ Nông nghiệp& PTNT.
b. Về thủ tục cho thuê đất, hồ sơ thiết kế khai thác rừng trồng và các bước tiến hành được áp dụng giống như điểm 1, điều 4, chương II, Quy chế này.
3.Đối với diện tích đất lâm nghiệp có rừng trồng còn lại:
a. Giao Sở Nông nghiệp& PTNT chủ trì phối hợp cùng đơn vị chủ rừng (nếu rừng trồng giao cho các Lâm trường, Ban quản lý) hoặc UBND xã sở tại (rừng chưa có chủ) và chủ đầu tư xác định năm trồng (căn cứ vào hồ sơ thiết kế, nghiệm thu rừng trồng được lưu giữ tại Sở Nông nghiệp& PTNT) kiểm kê lại toàn bộ số cây trồng, quy ra mật độ cây trồng trên ha để lập biên bản xác nhận số lượng cây trồng và bàn giao cho chủ đầu tư quản lý, bảo vệ, tôn tạo và phát triển vốn rừng.
Nội dung này phải hoàn thành trong thời gian 10 ngày đến 1 tháng kể từ ngày Sở Tài nguyên& Môi trường bàn giao, cấm mốc diện tích đất lâm nghiệp có rừng trồng cho thuê.
b. Căn cứ hồ sơ bàn giao nói tại mục 3.1, điểm 3, điều 4, Quyết định này, Sở Nông nghiệp& PTNT, Sở Tài chính áp giá bồi hoàn theo Quyết định số 26/2004/QĐ-UBBT ngày 31/03/2004 của UBND tỉnh Bình Thuận về quy định mức thu hoàn lại giá trị rừng trồng của chủ đầu tư các dự án du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, trình UBND Tỉnh phê duyệt làm căn cứ cho chủ đầu tư đến Cục Thuế Tỉnh làm thủ tục nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước Tỉnh theo quy định.
c. Hồ sơ kiểm kê gồm:
- Bảng thống kê diện tích đất, số lượng, chủng loại cây trồng.
- Bản đồ vị trí, ranh giới rừng trồng.
- Biểu theo dõi tình hình sinh trưởng, phát triển rừng trồng, phiếu đề xuất các biện pháp quản lý, bảo vệ, trồng dặm, phòng chống cháy rừng.
-Hồ sơ kiểm kê được lập thành 06 bộ gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Kiểm lâm, Sở Tài chính, Cục Thuế Tỉnh, UBND xã sở tại, chủ đầu tư lưu giữ một bộ.
d. Kinh phí kiểm kê, lập hồ sơ và kinh phí thẩm định do các chủ đầu tư chịu trách nhiệm thanh toán.
e. Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định của UBND Tỉnh phê duyệt giá trị bồi hoàn rừng trồng phải nộp, chủ đầu tư đến Cục Thuế Tỉnh để làm thủ tục nộp tiền vào ngân sách. Trường hợp chủ đầu tư nộp tiền không đúng thời gian quy định, Cục Thuế tỉnh có trách nhiệm báo cáo UBND Tỉnh để chỉ đạo Sở Xây dựng, đình chỉ hoạt động xây dựng các công trình hạ tầng trong khu du lịch.
f. Cách tính bồi hoàn giá trị rừng trồng còn lại nằm trong khu du lịch như sau: Công ty A được UBND Tỉnh quyết định cho thuê 20 ha đất lâm nghiệp có rừng trồng năm 2000 (4 năm tuổi), theo quy định Công ty này được phép sử dụng 15% diện tích đất lâm nghiệp có rừng trồng để chuyển sang xây dựng các công trình hạ tầng trong khu du lịch là 3 ha. Như vậy diện tích rừng trồng còn lại là 17 ha. Qua kiểm kê, số cây trồng nằm trên diện tích 17 ha là 16.500 cây, bình quân 970 cây/ha, cây có đường kính bình quân dưới 10 cm.
Giá trị bồi hoàn áp giá theo Quyết định 26/2004/QĐ-UBBT được tính như sau: Rừng trồng có mật độ 970 cây/ha áp vào khung giá 20.000.000 đồng/ha, nhưng do rừng trồng mới được 4 năm tuổi nên mức tính chỉ bằng 40% của khung giá 20.000.000 đồng/ha:
20.000.000 đồng/ha x 17 ha x 40% = 136.000.000 đồng .
Điều 5: Cây chết do điều kiện khách quan:
1. Trường hợp cây rừng bị chết do nắng hạn, sâu bệnh, gió bão, ngã đổ, bị người khác chặt phá, cây chết tập trung thành đám lớn, chủ đầu tư báo cáo với Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Kiểm lâm kiểm tra, xác định số lượng, diện tích, cập nhật thông tin theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp. Đồng thời làm căn cứ cho chủ đầu tư trồng lại rừng.
2. Trường hợp cây rừng bị chết rãi rác do nắng hạn, sâu bệnh, cây chết tự nhiên trong rừng, chủ đầu tư thống kê số lượng cây báo cáo với Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Kiểm lâm kiểm tra, xác nhận số lượng cây chết là do các nguyên nhân trên, để theo dõi diễn biến tình hình sâu bệnh, nắng hạn hoặc cập nhật thông tin theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, nếu xét thấy cần thiết.
Điều 6. Cây chết do chủ đầu tư chặt phá:
1. Trường hợp chủ đầu tư tự ý chặt rừng trồng, chưa được cấp có thẩm quyền cho phép, nhưng chưa đến mức xử lý hình sự sẽ bị phạt gấp 3 lần giá trị cây trồng theo từng loại cấp kính được quy định tại Quyết định số 26/2004/QĐ-UBBT ngày 31/03/2004 của UBND tỉnh Bình Thuận về quy định mức thu hoàn lại giá trị rừng trồng của chủ đầu tư các dự án du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, ngoài ra chủ đầu tư còn bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định và buộc phải trồng lại rừng.
2. Trường hợp chủ đầu tư tự ý chặt rừng trồng, chưa được cấp có thẩm quyền cho phép, vượt mức xử phạt vi phạm hành chính, sẽ bị xử lý hình sự theo quy định.
1. Trên diện tích được UBND Tỉnh quyết định cho thuê đất, chủ đầu tư được phép sử dụng không quá 15% diện tích đất lâm nghiệp không có rừng trồng để xây dựng các công trình hạ tầng trong khu du lịch theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công được Sở Xây dựng thẩm định, phê duyệt.
2. Đối với diện tích đất lâm nghiệp không có rừng (sau khi đã trừ phần diện tích đất được phép xây dựng công trình hạ tầng trong khu du lịch) chủ đầu tư có trách nhiệm trồng rừng bằng các loại cây lâm nghiệp, cây tạo cảnh quan môi trường có tác dụng phòng hộ như rừng để phục vụ du lịch sinh thái.
3. Trường hợp trên diện tích đất lâm nghiệp không có rừng, chủ đầu tư đã đầu tư trồng rừng, nhưng cây bị chết do nắng hạn, sâu bệnh, gió bão, ngã đổ, bị người khác chặt phá, cây chết tập trung thành đám lớn, chủ đầu tư báo cáo với Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Kiểm lâm để nắm tình hình, tổng hợp vào báo cáo theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, chủ đầu tư phải trồng lại rừng. Trường hợp cây rừng bị chết rãi rác do nắng hạn, sâu bệnh, cây chết tự nhiên trong rừng (do chủ đầu tư bỏ vốn trồng rừng) chủ đầu tư thống kê số lượng cây báo cáo với Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Kiểm lâm để theo dõi tình hình sâu bệnh, nắng hạn hoặc cập nhật thông tin theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, nếu xét thấycần thiết.
4. Trường hợp chủ đầu tư tự ý xây dựng công trình vào phần diện tích đất lâm nghiệp không có rừng, kể cả phần diện tích đất chủ đầu tư đã trồng rừng, (đã trừ phần 15% diện tích đất lâm nghiệp không có rừng để xây dựng các công trình hạ tầng trong khu du lịch) mà chưa được cấp có thẩm quyền cho phép, thì tùy theo mức độ tác động sẽ bị xử lý theo quy định.
Điều 8: Trách nhiệm của các Cơ quan Nhà nước:
1. Sở Nông nghiệp và PTNT:
a. Chủ trì phối hợp với Chi cục Kiểm lâm thẩm tra và cấp phép khai thác rừng trồng nằm trong diện tích được phép xây dựng các công trình hạ tầng trong khu du lịch. Hướng dẫn chủ đầu tư lập hồ sơ thiết kế khai thác rừng trồng theo quy định.
b. Chủ trì cùng chủ rừng, hoặc UBND xã sở tại, chủ đầu tư kiểm kê diện tích lâm nghiệp có rừng trồng nằm trong dự án. Hướng dẫn chủ đầu tư lập hồ sơ kiểm kê cây trồng.
c. Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính thẩm định hồ sơ, phúc tra rừng trồng, xác định giá trị bồi hoàn và giá trị bồi thường rừng trồng trên diện tích đất giao cho chủ đầu tư theo quy định của UBND Tỉnh.
d. Chủ trì phối hợp với Chi cục Kiểm lâm kiểm tra xác định nguyên nhân rừng bị chết làm căn cứ cho chủ đầu tư trồng lại rừng.
e. Hướng dẫn cho chủ đầu tư về kỹ thuật trồng rừng và cơ cấu giống cây trồng lâm nghiệp.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Chủ trì phối hợp với các ngành tham mưu cho UBND Tỉnh về hồ sơ thủ tục cho thuê đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp theo quy định.
3. Sở Tài chính:
Chủ trì phối hợp Sở Nông nghiệp& PTNT tính toán giá trị bồi hoàn, tham mưu UBND Tỉnh Quyết định phê duyệt giá trị bồi hoàn diện tích rừng trồng áp dụng cho các dự án du lịch tại tỉnh Bình Thuận theo quy định tại Quyết định 26/2004/QĐ-UBBT ngày 31/3/2004.
4. Sở Xây dựng:
Thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công trên diện tích đất lâm nghiệp được phép sử dụng để xây dựng các công trình hạ tầng nằm trong khu du lịch.
5. Chi cục Kiểm lâm:
a. Phối hợp với Sở Nông nghiệp& PTNT thẩm tra thiết kế khai thác rừng trồng nằm trong diện tích được phép xây dựng các công trình hạ tầng trong khu du lịch.
b. Phối hợp với Sở Nông nghiệp& PTNT kiểm tra xác định nguyên nhân rừng bị chết làm căn cứ cho chủ đầu tư trồng lại rừng.
c. Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, đất rừng trên diện tích đất lâm nghiệp nằm trong các dự án du lịch ven biển cho các chủ đầu tư thuê làm du lịch.
d. Thường xuyên kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng trên diện tích đất lâm nghiệp nằm trong các dự án du lịch ven biển.
6. Cục Thuế:
Thu và quản lý nguồn thu liên quan đến việc bồi hoàn giá trị rừng trồng nằm trong các dự án du lịch ven biển theo quy định tại Quyết định 26/2004/QĐ-UBBT ngày 31/3/2004. Đồng thời tổng hợp báo cáo UBND Tỉnh những dự án chưa nộp tiền bồi hoàn theo đúng thời gian quy định để có biện pháp chế tài theo quy định.
7. UBND huyện, thành phố:
Theo dõi việc quản lý, bố trí sử dụng đất theo quy hoạch của địa phương, đồng thời giải quyết các tranh chấp đất đai liên quan đến các dự án.
Các Sở, Ban, Ngành liên quan, UBND huyện, thành phố theo nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi ngành, mỗi cấp có trách nhiệm tổ chức phổ biến Quy chế này đến các chủ đầu tư có sử dụng đất lâm nghiệp thuộc đối tượng quy hoạch rừng phòng hộ ven biển để làm du lịch, để chủ đầu tư nắm được chủ trương, chính sách của Tỉnh; hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc thi hành Quy chế này để phản ảnh những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
Điều 10: Sở Nông nghiệp& PTNT có trách nhiệm tổng hợp các ý kiến phản ảnh của các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện Quy chế này, báo cáo UBND Tỉnh bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp quy định Nhà nước hiện hành và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương /.
- 1 Quyết định 142/QĐ-UBND năm 2010 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/6/2009
- 2 Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 3 Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 1 Quyết định 54/2013/QĐ-UBND phân cấp quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp cho Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh Quảng Ngãi
- 2 Quyết định 27/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định quản lý, bảo vệ rừng và sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
- 3 Quyết định 20/2009/QĐ-UBND về quản lý, bảo vệ rừng và sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- 4 Quyết định 26/2004/QĐ-UBBT quy định mức thu hoàn lại giá trị rừng trồng của chủ đầu tư các dự án du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 5 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6 Nghị định 163/1999/NĐ-CP về việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp
- 7 Quyết định 245/1998/QĐ-TTg về trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Quyết định 20/2009/QĐ-UBND về quản lý, bảo vệ rừng và sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- 2 Quyết định 27/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định quản lý, bảo vệ rừng và sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
- 3 Quyết định 142/QĐ-UBND năm 2010 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/6/2009
- 4 Quyết định 54/2013/QĐ-UBND phân cấp quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp cho Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh Quảng Ngãi
- 5 Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành