ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 812/QĐ-UBND | An Giang, ngày 13 tháng 3 năm 2017 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BXD-BNV ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị;
Căn cứ Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ xây dựng về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 411/QĐ-UBND ngày 26 tháng 02 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Khu vực phát triển đô thị tỉnh An Giang;
Xét đề nghị của Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Khu vực phát triển đô thị tỉnh và Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khu vực phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh An Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Khu vực phát triển đô thị tỉnh An Giang, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
PHỐI HỢP TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN KHU VỰC PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 812/QĐ-UBND ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)
Quy chế này quy định nguyên tắc, phương thức, nội dung và trách nhiệm phối hợp giữa Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Khu vực phát triển đô thị tỉnh An Giang (sau đây viết tắt là Ban QLDA ĐTXD và KVPTĐT) với các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (sau đây gọi chung là các sở, ban, ngành cấp tỉnh) và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) trong việc thực hiện khu vực phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh An Giang (sau đây viết tắt là KVPTĐT).
Quy chế này áp dụng đối với Ban QLDA ĐTXD và KVPTĐT tỉnh An Giang, các sở, ban, ngành cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có liên quan trong việc thực hiện KVPTĐT.
1. Đảm bảo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan đơn vị phối hợp trong thực hiện mục tiêu phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh.
2. Nội dung phối hợp phải liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, các cấp chính quyền địa phương.
3. Công tác phối hợp quản lý phải đảm bảo tính thống nhất, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban QLDA ĐTXD và KVPTĐT và các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nhằm giải quyết các vấn đề cần xử lý đảm bảo nhanh, hiệu quả, chất lượng theo đúng quy định của pháp luật.
4. Bảo đảm tính khách quan trong quá trình phối hợp.
5. Bảo đảm yêu cầu chuyên môn, chất lượng và thời hạn phối hợp.
6. Chịu trách nhiệm về nội dung; kết quả phối hợp.
7. Việc phối hợp giữa các cơ quan phải phục vụ lợi ích chung, tôn trọng chức năng, nhiệm vụ của các bên tham gia theo đúng quy định của pháp luật; đồng thời, tạo điều kiện để các bên hoàn thành nhiệm vụ được giao.
8. Trong quá trình phối hợp quản lý phải xác định rõ cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp để làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, tránh chồng chéo, trùng lắp.
Tùy theo tính chất, nội dung công việc cần phối hợp với các cơ quan khác, cơ quan chủ trì quyết định áp dụng một trong các phương thức phối hợp sau đây:
1. Phát hành văn bản hoặc gửi hồ sơ đề nghị cơ quan phối hợp tham gia ý kiến. Các cơ quan được đề nghị tham gia ý kiến có trách nhiệm nghiên cứu trả lời bằng văn bản theo thời hạn đề nghị của cơ quan chủ trì; quá thời hạn trên mà không có ý kiến trả lời, được xem như đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về nội dung được hỏi ý kiến.
2. Tổ chức họp, trong trường hợp cần thiết thì lập biên bản, để làm cơ sở xác định trách nhiệm các bên phải tiến hành theo thẩm quyền, Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm cử người đi họp, ý kiến phát biểu của người được cử đi họp được xem là ý kiến chính thức của đơn vị. Trường hợp có một hoặc các bên không thống nhất nội dung thì được bảo lưu ý kiến của mình trong biên bản cuộc họp và trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
3. Khi có yêu cầu phối hợp xử lý công việc, cơ quan phối hợp cử người đại diện tham dự đúng thành phần để giúp cơ quan chủ trì giải quyết công việc nhanh chóng, thuận lợi và đảm bảo đúng nguyên tắc phối hợp.
4. Thành lập hệ thống đầu mối tiếp nhận thông tin để xử lý công việc gấp ngoài giờ hành chính và các ngày nghỉ.
Điều 5. Nội dung và lĩnh vực phối hợp quản lý
Ban QLDA ĐTXD và KVPTĐT phối hợp với các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã để thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở KVPTĐT trên một số lĩnh vực chủ yếu sau:
1. Quản lý quy hoạch, kiến trúc.
2. Xây dựng và phát triển khu đô thị.
3. Xúc tiến, kêu gọi đầu tư.
4. Quản lý đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng công trình xây dựng.
5. Quản lý đất đai và môi trường.
6. Bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư.
7. Quản lý và bàn giao các công trình hạ tầng.
8. Quản lý, hỗ trợ Doanh nghiệp, dự án nhà đầu tư.
9. Thanh tra, kiểm tra, giám sát tại các doanh nghiệp.
11. Những lĩnh vực khác theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN TRONG MỐI QUAN HỆ PHỐI HỢP
Điều 6. Trách nhiệm chung của các bên trong quan hệ phối hợp
1. Ban QLDA ĐTXD và KVPTĐT chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Xây dựng và các Sở quản lý chuyên ngành; có trách nhiệm báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất với Sở Xây dựng về tình hình thực hiện KVPTĐT, tình hình triển khai các dự án đầu tư được giao quản lý; báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất với các Sở quản lý chuyên ngành về các lĩnh vực hoạt động của Ban thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở.
2. Sở Xây dựng, các Sở chuyên ngành có trách nhiệm hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ và thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng của Ban QLDA ĐTXD và KVPTĐT trong phạm vi các lĩnh vực quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.
3. Ban QLDA ĐTXD và KVPTĐT và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong KVPTĐT phối hợp theo cơ chế giữa cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh với cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương trong các lĩnh vực công tác: đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư; thực hiện các dự án đầu tư xây dựng; quản lý, bàn giao các công trình hạ tầng đô thị; quản lý hành chính, an ninh trật tự trong KVPTĐT.
4. Ban QLDA ĐTXD và KVPTĐT chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quản lý đầu tư phát triển đô thị trong các KVPTĐT theo chức năng, nhiệm vụ được giao; các Sở, ban, ngành cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra phối hợp và hỗ trợ Ban trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước tại KVPTĐT theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Ngoài các chức năng, nhiệm vụ đã được giao và phân cấp, ủy quyền cho Ban QLDA ĐTXD và KVPTĐT, các lĩnh vực còn lại sẽ do các Sở, ngành cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tiếp tục quản lý theo thẩm quyền hoặc phối hợp với Ban để thực hiện có hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.
Điều 7. Trách nhiệm trong quản lý quy hoạch thuộc KVPTĐT
1. Quản lý quy hoạch, kiến trúc đối với các khu chức năng.
a) Phối hợp với Sở Xây dựng tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu chức năng, từng bước cụ thể hóa đồ án Quy hoạch chung KVPTĐT được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
b) Chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã lấy ý kiến các đơn vị, cộng đồng dân cư và tổng hợp điều chỉnh quy hoạch KVPTĐT, trình Sở Xây dựng thẩm định, Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
c) Thường xuyên cung cấp cho Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã liên quan về thông tin, tài liệu, dữ liệu đối với các đồ án quy hoạch đã được phê duyệt, đã được điều chỉnh và lộ trình, kế hoạch thực hiện của các dự án liên quan;
d) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức công bố quy hoạch, cắm mốc giới theo quy hoạch, bàn giao mốc giới quy hoạch chi tiết các khu chức năng được phê duyệt cho chính quyền địa phương tổ chức bảo vệ;
đ) Phối hợp với Sở Xây dựng và các Sở quản lý chuyên ngành tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về chủ trương và trực tiếp từng bước triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khung, thực hiện cụ thể hóa quy hoạch các khu chức năng và từng bước đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư; đề xuất với cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh quy hoạch khi thấy không còn phù hợp hoặc tiếp tục thực hiện mà không mang lại hiệu quả.
2. Quản lý quy hoạch và xây dựng KVPTĐT đối với các dự án của các nhà đầu tư.
a) Phối hợp với Sở Xây dựng quản lý quy hoạch, kiến trúc các dự án của các nhà đầu tư đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt hoặc cấp Giấy chứng nhận đầu tư; tham gia ý kiến về quy hoạch, kiến trúc các dự án của nhà đầu tư và các quy hoạch khác trong KVPTĐT khi có yêu cầu của Sở Xây dựng;
b) Tổ chức kiểm tra việc xây dựng của các dự án đầu tư nhằm đảm bảo sự phù hợp công trình xây dựng đúng theo nội dung quy hoạch, kiến trúc đã được thỏa thuận, phê duyệt và Giấy phép xây dựng được cấp;
3. Quản lý quy hoạch và xây dựng của nhân dân trong KVPTĐT.
a) Phối hợp quản lý, phát hiện, cung cấp thông tin cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trên địa bàn KVPTĐT trong việc xây dựng nhà ở, vật kiến trúc của các hộ gia đình, các cá nhân không đúng quy hoạch, kiến trúc được duyệt; phối hợp cung cấp thêm thông tin cho chính quyền địa phương về những diễn biến xây dựng của nhân dân trong KVPTĐT để đưa ra các biện pháp xử lý;
b) Phối hợp và đề nghị Ủy ban nhân dân huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã định kỳ hàng tháng tổ chức kiểm tra hiện trường, báo cáo về tình hình xây dựng của các tổ chức và nhân dân tại các xã, phường, thị trấn trong khu vực PTĐT và tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 8. Trách nhiệm trong xây dựng kế hoạch thực hiện KVPTĐT
1. Phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm để thực hiện KVPTĐT, bao gồm việc đề xuất danh mục, loại nguồn vốn và lộ trình thực hiện các dự án đầu tư phát triển đô thị trong KVPTĐT trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện;
2. Lập kế hoạch lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư phát triển đô thị trình Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
3. Hướng dẫn, hỗ trợ các chủ đầu tư trong quá trình chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án đầu tư phát triển đô thị;
4. Theo dõi, giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư phát triển đô thị đảm bảo đúng theo quy hoạch, kế hoạch, tiến độ theo các nội dung dự án đã được phê duyệt; tổng hợp, đề xuất và phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý các vấn đề vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện đầu tư;
5. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng, các nhà cung cấp dịch vụ, các chủ đầu tư, đảm bảo sự kết nối đồng bộ và quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung, kết nối hạ tầng kỹ thuật giữa các dự án trong giai đoạn đầu tư xây dựng cho đến khi hoàn thành việc bàn giao cho chính quyền đô thị;
6. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin về KVPTĐT; tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Xây dựng định kỳ 6 tháng, hàng năm hoặc đột xuất về tình hình thực hiện các dự án đầu tư và kế hoạch thực hiện KVPTĐT được giao quản lý.
Điều 9. Trách nhiệm trong xúc tiến, kêu gọi đầu tư
Ban QLDA ĐTXD và KVPTĐT phối hợp với các Sở, ngành cấp tỉnh có liên quan:
1. Nghiên cứu tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt ban hành các cơ chế chính sách ưu đãi có liên quan đến xúc tiến đầu tư;
2. Cung cấp thông tin và tham gia các hoạt động xúc tiến kêu gọi đầu tư vào KVPTĐT; giúp nhà đầu tư lựa chọn mục tiêu đầu tư phù hợp và địa điểm đầu tư trên địa bàn KVPTĐT; hỗ trợ các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội đầu tư, hình thành dự án đầu tư;
3. Cung cấp tài liệu quảng bá về KVPTĐT và các thông tin có liên quan đến dự án đầu tư phát triển đô thị cho các cơ quan, đơn vị làm nhiệm vụ xúc tiến và hỗ trợ đầu tư cập nhật, dịch sang nhiều thứ tiếng khác nhau phục vụ cho công tác quảng bá, kêu gọi đầu tư;
4. Các hoạt động xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước.
Điều 10. Trách nhiệm trong quản lý đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng công trình xây dựng
1. Các công trình đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước được Ủy ban nhân dân tỉnh giao Ban QLDA ĐTXD và KVPTĐT làm chủ đầu tư
a) Quản lý đầu tư và xây dựng
Tổ chức thực hiện các nội dung theo chức năng của Chủ đầu tư được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
b) Quản lý chất lượng công trình xây dựng
- Giám sát, nghiệm thu chất lượng xây dựng theo quy định đối với các công trình, dự án do Ban QLDA ĐTXD và KVPTĐT làm chủ đầu tư;
- Định kỳ 6 tháng, 1 năm (hoặc đột xuất khi có yêu cầu) báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Xây dựng về tình hình quản lý chất lượng công trình và các sự cố công trình xây dựng xảy ra trong KVPTĐT;
- Phối hợp với Sở Xây dựng và các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành tổ chức thực hiện việc giám định chất lượng công trình xây dựng, giám định sự cố công trình theo quy định.
2. Các công trình của các nhà đầu tư
Ban QLDA ĐTXD và KVPTĐT có trách nhiệm phối hợp thực hiện các công tác có liên quan khi được cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành về xây dựng hoặc cơ quan thanh tra, kiểm tra có yêu cầu những vấn đề liên quan (nếu có).
3. Phối hợp với Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã trong địa bàn các KVPTĐT, các Sở, ban, ngành liên quan xử lý theo thẩm quyền hoặc tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý dứt điểm các vi phạm về đầu tư xây dựng của các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng trong phạm vi KVPTĐT;
4. Trong trường hợp làm Quản lý dự án thì Ban QLDA ĐTXD và KVPTĐT thực hiện hợp đồng với chủ đầu tư theo quy định.
Điều 11. Trách nhiệm trong quản lý đất đai và môi trường
1. Quản lý đất đai
a) Trách nhiệm của Ban QLDA ĐTXD và KVPTĐT
- Cung cấp tọa độ các điểm đo vẽ trong KVPTĐT cho các đơn vị đo đạc sau khi có chủ trương cho phép đầu tư của Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan xác định, giới thiệu địa điểm đầu tư, cung cấp thông tin quy hoạch đối với các dự án đầu tư trong KVPTĐT;
- Phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh kiểm tra tiến độ thực hiện dự án, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý theo quy định pháp luật về đầu tư và đất đai;
- Chủ trì, phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc bồi thường giải phóng mặt bằng đối với các dự án đầu tư hạ tầng hoặc dự án tạo quỹ đất sạch do Ban QLDA ĐTXD và KVPTĐT làm chủ đầu tư;
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện lập danh mục các dự án cần thu hồi đất, xây dựng kế hoạch sử dụng đất hằng năm.
b) Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với Ban QLDA ĐTXD và KVPTĐT trong việc đo đạc xác định ranh giới các khu đất để thực hiện dự án;
- Chủ trì, phối hợp với Ban QLDA ĐTXD và KVPTĐT và các sở, ngành cấp tỉnh liên quan thẩm định nhu cầu sử dụng đất; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các dự án có sử dụng đất;
- Hướng dẫn Ban QLDA ĐTXD và KVPTĐT trong việc lập danh mục dự án cần thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
c) Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Hoàn thành các thủ tục thu hồi đất của cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư, tổ chức khi triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư để thực hiện dự án trong KVPTĐT;
- Phối hợp với Ban QLDA ĐTXD và KVPTĐT, để hoàn thiện các hồ sơ xin giao đất cho Ban theo quy định.
2. Quản lý môi trường
a) Trách nhiệm của Ban QLDA ĐTXD và KVPTĐT
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các ngành liên quan giám sát, thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất và xử lý vi phạm về bảo vệ tài nguyên môi trường đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động trong các KVPTĐT;
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các ngành liên quan tiếp nhận, giải quyết tranh chấp, kiến nghị về môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ trong KVPTĐT; tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền về môi trường trong KVPTĐT.
b) Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận Bản cam kết bảo vệ môi trường, xác nhận Đề án bảo vệ môi trường chi tiết và Đề án bảo vệ môi trường đơn giản cho các dự án đầu tư trong KVPTĐT theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Chủ trì, phối hợp với Ban QLDA ĐTXD và KVPTĐT, xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ đối với các dự án đầu tư trong KVPTĐT; tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong các KVPTĐT;
- Chủ trì Hội đồng thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Đề án bảo vệ môi trường chi tiết các dự án đầu tư trong KVPTĐT;
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm cho Ban QLDA ĐTXD và KVPTĐT để Ban thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với lĩnh vực môi trường trong KVPTĐT theo quy định.
c) Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Tham gia Hội đồng thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Đề án bảo vệ môi trường chi tiết của các dự án đầu tư trên địa bàn KVPTĐT;
- Phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Bản cam kết bảo vệ môi trường, Đề án bảo vệ môi trường chi tiết và Đề án bảo vệ môi trường đơn giản cho của các dự án đầu tư trên địa bàn KVPTĐT theo quy định.
3. Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
a) Trách nhiệm của Ban QLDA ĐTXD và KVPTĐT
- Hướng dẫn chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (gọi chung là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) của tổ chức có sử dụng đất trong KVPTĐT trình Sở Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định;
- Phối hợp với các sở, ngành cấp tỉnh liên quan trong việc kiểm tra thực địa, xác định nghĩa vụ tài chính của các đơn vị đầu tư đối với Nhà nước phục vụ công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đơn vị trong KVPTĐT;
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc cung cấp thông tin liên quan đến tính phù hợp quy hoạch khi có đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện để thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình cá nhân thuộc khu vực quy hoạch dân cư.
b) Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
Tiếp nhận và thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định.
c) Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc kiểm tra thực địa phục vụ công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đơn vị đầu tư sử dụng đất trong KVPTĐT;
- Thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trong KVPTĐT thuộc khu vực đã được quy hoạch dân cư tập trung hoặc khu vực dân cư phù hợp với quy hoạch của KVPTĐT.
Điều 12. Trách nhiệm trong bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư
1. Ban QLDA ĐTXD và KVPTĐT có trách nhiệm tổ chức và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Tổ chức (các đơn vị thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường được giao nhiệm vụ) làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng và chính quyền địa phương để thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư đối với các dự án triển khai trên địa bàn KVPTĐT theo qui định hiện hành; xây dựng các khu tái định cư để phục vụ cho các dự án đầu tư theo quy định Quản lý dự án đầu tư xây dựng hiện hành;
2. Ban QLDA ĐTXD và KVPTĐT có trách nhiệm giải trình và cung cấp hồ sơ có liên quan cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong việc xem xét giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định pháp luật.
1. Đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội do Ban QLDA ĐTXD và KVPTĐT làm chủ đầu tư đã hoàn thành thì có trách nhiệm bàn giao cho địa phương, các đơn vị, sở quản lý chuyên ngành để quản lý, vận hành, khai thác và duy tu bảo trì theo chuyên ngành.
2. Đối với các KVPTĐT hoặc các công trình hạ tầng kỹ thuật đã hoàn thành từng phần hoặc từng giai đoạn đã hoàn thành, còn tiếp tục thực hiện thì Ban QLDA ĐTXD và KVPTĐT có trách nhiệm bàn giao đưa vào sử dụng, quản lý từng phần, từng giai đoạn cho địa phương, các đơn vị quản lý chuyên ngành. Sau khi hoàn thành toàn bộ các dự án, các hạng mục công trình, công trình thì bàn giao toàn bộ KVPTĐT và các dự án.
3. Ban QLDA ĐTXD và KVPTĐT tổ chức, phối hợp các bên liên quan và thực hiện bàn giao tài sản, chuyển giao quản lý hành chính, dịch vụ đô thị (nếu có) theo đúng qui định hiện hành.
Điều 14. Trách nhiệm trong quản lý doanh nghiệp, dự án nhà đầu tư
1. Tham gia ý kiến đối với các dự án thuộc diện phải thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư khi Sở Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến.
2. Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc tổ chức các hoạt động thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực đầu tư của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong KVPTĐT.
3. Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu đầu tư quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư, tiến độ góp vốn và triển khai dự án đầu tư; việc thực hiện các điều khoản cam kết đối với các dự án được hưởng ưu đãi đầu tư; Giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư tại KVPTĐT và kiến nghị các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền.
4. Tổ chức quản lý, theo dõi quá trình hình thành bất động sản của các dự án trong KVPTĐT; kiểm tra các điều kiện về kinh doanh bất động sản, huy động vốn của Nhà đầu tư tuân thủ quy định của pháp luật; báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình đầu tư, kinh doanh bất động sản và nghĩa vụ tài chính của Nhà đầu tư đối với Nhà nước các dự án trong KVPTĐT.
Điều 15. Trách nhiệm trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tại các doanh nghiệp
1. Công tác thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực tại các doanh nghiệp thực hiện theo các quy định của pháp luật về thanh tra.
2. Trách nhiệm của Ban QLDA ĐTXD và KVPTĐT
a) Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có KVPTĐT trong việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong KVPTĐT;
b) Tham gia và là thành viên của các đoàn thanh tra của các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã khi tiến hành các cuộc thanh tra, kiểm tra trên địa bàn KVPTĐT.
1. Đối với các dự án, nhiệm vụ được Ủy ban nhân dân tỉnh giao
a) Tổ chức và thực hiện các nội dung theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban QLDA ĐTXD và KVPTĐT được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tại Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban QLDA ĐTXD và KVPTĐT và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
b) Chấp hành và chịu sự quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước có chức năng theo quy định; Được sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ và thanh tra, kiểm tra các hoạt động của các Sở quản lý chuyên ngành.
c) Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khi có ý kiến khác nhau, hoặc có vấn đề khó khăn ngoài thẩm quyền cần báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để xử lý.
d) Chấp hành chế độ cung cấp thông tin và báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.
2. Đối với dự án, công việc tư vấn thực hiện bằng ký kết hợp đồng với các chủ thể.
Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ trong các hợp đồng với chủ đầu tư, các đối tác theo pháp luật quy định.
1. Giám đốc Ban QLDA ĐTXD và KVPTĐT có trách nhiệm triển khai thực hiện Quy chế này.
2. Những quy định khác liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước tại KVPTĐT không được quy định trong Quy chế này được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh, Ban QLDA ĐTXD và KVPTĐT tập hợp, trao đổi thống nhất với các cơ quan chức năng có liên quan báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với quy định pháp luật./.
- 1 Quyết định 793/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt khu vực phát triển đô thị, thị trấn Yên Phú, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang
- 2 Quyết định 2193/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt tạm thời khu vực phát triển đô thị trên địa bàn thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
- 3 Quyết định 10/2017/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Khu vực phát triển đô thị tỉnh An Giang
- 4 Quyết định 193/QĐ-UBND năm 2017 sửa đổi cơ sở pháp lý và Quyết định đổi tên và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Khu vực phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế
- 5 Quyết định 45/2016/QĐ-UBND Quy chế theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk giao
- 6 Quyết định 4104/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 7 Thông tư 16/2016/TT-BXD hướng dẫn thực hiện Nghị định 59/2015/NĐ-CP về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 8 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 9 Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 10 Quyết định 2846/QĐ-UBND năm 2014 về đổi tên và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Khu vực phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế
- 11 Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BXD-BNV hướng dẫn Nghị định 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị do Bộ trưởng Bộ Xây dựng - Bộ Nội vụ ban hành
- 12 Nghị định 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị
- 1 Quyết định 2846/QĐ-UBND năm 2014 về đổi tên và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Khu vực phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2 Quyết định 193/QĐ-UBND năm 2017 sửa đổi cơ sở pháp lý và Quyết định đổi tên và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Khu vực phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3 Quyết định 10/2017/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Khu vực phát triển đô thị tỉnh An Giang
- 4 Quyết định 45/2016/QĐ-UBND Quy chế theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk giao
- 5 Quyết định 4104/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 6 Quyết định 2193/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt tạm thời khu vực phát triển đô thị trên địa bàn thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
- 7 Quyết định 793/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt khu vực phát triển đô thị, thị trấn Yên Phú, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang