ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 815/QĐ-UBND | Hà Nam, ngày 19 tháng 6 năm 2012 |
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Công an xã ngày 21 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều về Pháp lệnh Công an xã; Thông tư số 12/2010/TT-BCA ngày 08 tháng 4 năm 2010 của Bộ Công an quy định cụ thể thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã và Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều về Pháp lệnh Công an xã;
Xét đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh tại Tờ trình số 87/TTr-CAT-PV28 ngày 07 tháng 6 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CHỦ TỊCH |
XÂY DỰNG TOÀN DIỆN LỰC LƯỢNG CÔNG AN XÃ, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NHIỆM VỤ BẢO VỆ AN NINH TRẬT TỰ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
(Phê duyệt tại Quyết định số 815/QĐ-UBND ngày 19/6/2012 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh)
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU CỦA ĐỀ ÁN
- Xây dựng lực lượng Công an xã đảm bảo tổ chức tinh gọn, hợp lý, đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, trong sạch vững mạnh đáp ứng yêu cầu mới của việc đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn nông thôn trong giai đoạn cách mạng hiện nay và những năm tiếp theo.
- Từng bước đảm bảo thực hiện chế độ, chính sách, điều kiện, phương tiện, trang thiết bị làm việc cho lực lượng Công an xã theo đúng quy định của nhà nước.
- Xây dựng và củng cố toàn diện lực lượng Công an xã đảm bảo nguyên tắc hoạt động của Công an xã tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
- Công an xã chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp uỷ Đảng, sự quản lý, điều hành của Uỷ ban nhân dân cùng cấp, sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của Công an cấp trên.
1. Căn cứ pháp lý để xây dựng Đề án:
- Pháp lệnh Công an xã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 21/11/2008 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2009;
- Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều về Pháp lệnh Công an xã;
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
- Thông tư số 12/2010/TT-BCA ngày 08/4/2010 của Bộ Công an quy định cụ thể thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã và Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều về Pháp lệnh Công an xã;
- Kế hoạch số 35/KH-BCA(X14) ngày 6/5/2005 của Bộ Công an về việc ban hành chương trình đào tạo Trưởng Công an xã.
- Thông tư số 32/2009/TT-BCA-V19 ngày 28/5/2009 của Bộ Công an quy định về chương trình bồi dưỡng, huấn luyện đối với Công an xã.
- Chỉ thị số 03/CT-BCA, ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Công an về xây dựng toàn diện Công an cấp huyện đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự trong tình hình mới.
2. Thực trạng về lực lượng Công an xã:
Sau khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Công an xã, dưới sự chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp, Công an cấp trên, lực lượng Công an xã trong toàn tỉnh đã được quan tâm củng cố về tổ chức; chế độ chính sách, trang bị phương tiện hoạt động; được thường xuyên tập huấn nâng cao trình độ chính trị, pháp luật, nghiệp vụ; công tác giáo dục chính trị tư tưởng được tăng cường thông qua các cuộc vận động lớn của Đảng, của nhà nước và của ngành Công an…Do đó bước đầu đã hoàn thành nhiệm vụ được giao góp phần giữ vững an ninh trật tự, phục vụ thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Sự đóng góp của lực lượng Công an xã đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân ghi nhận.
a) Về tổ chức:
- Tổ chức Công an xã, thị trấn tỉnh Hà Nam (gọi tắt là Công an xã) gồm: Trưởng Công an xã; Phó trưởng Công an xã; Công an viên được bố trí ở các thôn xóm và bố trí thường trực 24/24h tại nơi làm việc của Công an xã.
- Biên chế cuả lực lượng Công an xã trong tỉnh (đến ngày 30/02/2012) là 1.941 đồng chí, trong đó:
+ Trưởng Công an xã: 110 đồng chí
+ Phó trưởng Công an xã: 136 đồng chí
+ Công an viên: 1.695 đồng chí
- Việc tuyển chọn người đưa vào lực lượng Công an xã được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Công an xã, đều là đảng viên, đoàn viên, quần chúng tốt, có sức khoẻ, lý lịch rõ ràng, có ý thức tổ chức kỷ luật, có trình độ văn hóa cần thiết, có hiểu biết pháp luật, được quần chúng tín nhiệm. Quy trình tuyển chọn đảm bảo từ cơ sở, có sự hiệp y của Công an các cấp, chính quyền ra quyết định công nhận.
- Tuy nhiên cũng còn những tồn tại:
+ Do chưa có quy hoạch nguồn cho Công an xã, ở một số địa phương việc bổ nhiệm các chức vụ Trưởng, Phó trưởng Công an xã không đảm bảo theo quy định về tiêu chuẩn hoá cán bộ công chức xã, phường, thị trấn.
+ Do phụ cấp thấp nên việc tuyển lựa, bổ xung, thay thế người vào lực lượng Công an xã nhất là Công an viên gặp rất nhiều khó khăn, ở một số nơi việc bố trí, điều chuyển Trưởng, Phó Công an xã sau Đại hội Đảng các cấp mhiệm kỳ 2010-2015, bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 chưa có sự hiệp y giữa UBND các xã, thị trấn với Công an huyện, thành phố.
b) Về đào tạo, huấn luyện lực lượng Công an xã:
Thực hiện Kế hoạch số 35/KH-BCA(X14) của Bộ Công an từ năm 2005 - 2010, Công an tỉnh đã liên kết với Trường Chính trị tỉnh, Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân I tổ chức 2 lớp đào tạo Trung cấp nghiệp vụ Trưởng Công an cấp xã cho 218 học viên là Trưởng, Phó trưởng Công an xã, cán bộ dự nguồn chức danh Trưởng Công an xã trong toàn tỉnh.
Hàng năm, Công an tỉnh tổ chức 2 lớp huấn luyện nghiệp vụ cho Trưởng, Phó trưởng Công an xã, thời gian 15 ngày, nội dung huấn luyện do Bộ Công an quy định, giáo viên là lãnh đạo các phòng nghiệp vụ Công an trong tỉnh, kinh phí do Bộ Công an cấp. Công an các huyện, thành phố tổ chức các lớp huấn luyện nghiệp vụ theo cụm liên xã cho toàn bộ số Công an viên thường trực và ở các thôn, xóm; thời gian 4 ngày; nội dung huấn luyện do Công an tỉnh biên soạn, giảng viên là lãnh đạo, đội trưởng Công an các huyện, thành phố; kinh phí do địa phương đảm nhiệm, tỉnh hỗ trợ một phần.
Qua huấn luyện, trình độ nhận thức về chính trị, pháp luật, nghiệp vụ của Công an xã ngày càng được nâng cao tạo điều kiện thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Tuy nhiên công tác đào tạo, huấn luyện Công an xã cũng còn những tồn tại:
- Do kinh phí còn hạn chế nên thời gian huấn luyện cho Công an viên ngắn, nhiều văn bản pháp luật, chủ trương của Đảng và nhà nước liên quan đến quản lý nhà nước về an ninh trật tự ở địa phương chưa được đưa vào chương trình tập huấn.
- Do chưa có chiến lược đào tạo cán bộ lâu dài, có 9 trường hợp địa phương cử đi học lớp Trung cấp nghiệp vụ Trưởng Công an cấp xã nhưng sau khi tốt nghiệp không bố trí tham gia Công an xã nên gây tốn kém và lãng phí trong công tác đào tạo, ảnh hưởng đến tư tưởng của số cán bộ được cử đi học.
- Sau Đại hội Đảng nhiệm kỳ 2010 - 2015, bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016, số Trưởng, Phó trưởng Công an xã đã được đào tạo cơ bản chuyển sang vị trí công tác khác hoặc nghỉ chế độ, nhưng số mới bổ sung, thay thế cho lực lượng Công an xã chưa được đào tạo kịp thời nên ảnh hưởng lớn đến công tác chỉ huy, chỉ đạo lực lượng Công an xã trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
c) Thực hiện chế độ chính sách đối với lực lượng Công an xã:
- Lương và phụ cấp hàng tháng:
+ Trong tổng số 1.941 Công an xã toàn tỉnh, có:
* 110 Trưởng Công an xã; 98/136 Phó trưởng Công an xã (được bố trí chức danh tư pháp hộ tịch làm nhiệm vụ Phó trưởng Công an xã), hưởng lương cán bộ công chức cấp xã.
* 38 Phó trưởng Công an xã, 1.695 Công an viên hưởng phụ cấp cán bộ và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã và ở thôn, xóm: (Phó trưởng Công an xã hệ số 0,9; Công an viên thường trực hệ số 0,7; Công an viên ở thôn, xóm hệ số 0,5).
Nhìn chung phụ cấp của lực lượng Công an xã thấp, hoạt động của Công an xã mang tính chất đặc thù, thường xuyên thường trực chiến đấu cao, tính chất nguy hiểm. Số giờ làm việc bình quân từ 10-12 tiếng mỗi ngày, số ngày làm việc 30/30 ngày trong tháng; trong những dịp cao điểm, lễ, tết số ngày công, giờ công còn cao hơn. Trưởng, Phó trưởng Công an xã và Công an viên là lao động chính trong gia đình, nhiều người phải nuôi dưỡng từ 2 người trở lên (bố mẹ già, con đang đi học, con còn nhỏ). Mức phụ cấp của Phó trưởng Công an xã là 747.000đồng/tháng (thu nhập bình quân là 24.900đồng/ngày); Công an viên thường trực là 581.000đồng/tháng, (thu nhập bình quân là 19.300đồng/ngày); Công an viên ở thôn, xóm là 415.000đồng/tháng (thu nhập bình quân là 13.800đồng/ngày); trong khi giá trị ngày công lao động phổ thông là 150.000đồng/ngày. Phụ cấp hàng tháng của Công an xã phụ thuộc vào nguồn ngân sách của địa phương, nhiều nơi trả phụ cấp theo quý, thậm chí 6 tháng. Tình trạng trên dẫn đến việc tuyển dụng người vào lực lượng Công an xã gặp nhiều khó khăn, nhiều thanh niên trẻ, khoẻ đi làm thuê ở xa hoặc làm việc khác có thu nhập cao hơn, không muốn tham gia Công an xã, nhiều Công an viên xin thôi việc, từ năm 2008 đến 2011 trong toàn tỉnh đã có 97 trường hợp xin thôi việc (chiếm 0,5%).
- Việc thực hiện chế độ chính sách:
+ Từ khi thực hiện Pháp lệnh Công an xã đến nay việc triển khai thực hiện chế độ, chính sách đối với Công an xã gặp rất nhiều khó khăn, trừ số Trưởng, Phó trưởng Công an xã hưởng lương theo chế độ cán bộ, công chức cấp xã được đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội theo quy định của nhà nước; Trưởng Công an xã có thời gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên, còn 38 Phó trưởng Công an xã và Công an viên là những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn, tổ dân phố hưởng phụ cấp hàng tháng không được đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.
+ Các chế độ chính sách khác đối với lực lượng công an xã như: Khám chữa bệnh khi bị ốm đau, công tác phí khi đi công tác, học tập, huấn luyện, thường trực sẵn sàng chiến đấu tại những nơi thuộc địa bàn trọng điểm, phức tạp về ANTT; có thời gian công tác liên tục từ đủ 15 năm trở lên nếu nghỉ việc vì lý do chính đáng, hoặc khi bị thương trong khi thi hành nhiệm vụ… chưa được triển khai thực hiện. Điển hình là trường hợp đồng chí Nguyễn Văn Khá Công an viên xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, bị thương trong khi tham gia giải quyết trật tự an toàn giao thông, tổn hại 72% sức khoẻ từ tháng 7/2008 đến nay vẫn không được hưởng chế độ chính sách.
Những bất cập trên đã tác động trực tiếp đến đời sống và tâm tư nguyện vọng chính đáng của lực lượng Công an xã cần phải sớm được khắc phục.
- Về trang phục:
Năm 2011, Ủy ban nhân dân tỉnh đã cấp cho Công an tỉnh 2.244.000.000đồng (Hai tỷ, hai trăm bốn mươi tư triệu đồng) mua sắm cho Công an xã những trang phục tối thiểu để phục vụ công tác, chiến đấu. Việc trang bị trang phục đã nâng cao uy thế của lực lượng Công an xã trong khi thi hành công vụ.
Tuy nhiên cũng còn tồn tại: trang phục còn thiếu so với quy định, nên nhiều trường hợp khi thi hành công vụ Công an xã phải sử dụng thường phục.
- Nơi làm việc:
Công an các xã, thị trấn đều có phòng làm việc riêng nằm trong trụ sở Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn với diện tích nhỏ hẹp (nhiều là 2 phòng, ít nhất là 01 phòng; mỗi gian có diện tích là 15-18m2). Phòng làm việc vừa là nơi thường trực tiếp dân, giải quyết công việc, để tang vật tạm giữ, hội họp…của lực lượng Công an xã nên ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công tác.
- Trang bị phương tiện, công cụ hỗ trợ:
Từ nguồn kinh phí của địa phương, 100% xã, thị trấn đã quan tâm trang bị những phương tiện, công cụ hỗ trợ cần thiết để phục vụ cho hoạt động của Công an xã như: bàn, ghế, giường, tủ, ấm, chén, súng bắn đạn hơi cay, gậy điện tử, dùi cui cao su, còng số 8, sổ sách ghi chép, các loại biểu mẫu…
Tuy nhiên phương tiện làm việc và công cụ hỗ trợ cho lực lượng Công an xã còn thiếu, chưa thống nhất; phụ thuộc vào nguồn ngân sách của địa phương; các địa phương phải tự liên hệ mua sắm, có loại dùng được một thời gian hỏng hóc phải loại bỏ, ảnh hưởng đến hoạt động, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của công tác Công an xã.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẨI PHÁP XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG CÔNG AN XÃ:
a) Yêu cầu:
- Việc tuyển người vào Công an xã, thị trấn phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn theo quy định:
* Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ của Công an xã.
* Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã phải học xong chương trình THPT trở lên; phải tốt nghiệp trung cấp nghiệp vụ Trưởng Công an cấp xã; Trưởng Công an xã phải là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam; Công an viên phải tốt nghiệp THCS trở lên.
* Tự nguyện tham gia Công an xã.
+ Về quy trình tuyển chọn:
* Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã (được bố trí chức danh Tư pháp - Hộ tịch làm nhiệm vụ Phó trưởng Công an xã) thực hiện theo quy trình xét tuyển hoặc thi tuyển được quy định trong Nghị định 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường;
* Phó trưởng Công an xã (thứ 2) là người hoạt động không chuyên trách do Chủ tịch UBND xã thống nhất với Trưởng Công an cấp huyện đề nghị Chủ tịch UBND huyện ra Quyết định công nhận.
* Công an viên do Trưởng Công an xã lựa chọn những người có đủ tiêu chuẩn, tín nhiệm trong nhân dân ở địa bàn dân cư, báo cáo xin ý kiến của Trưởng Công an cấp huyện, đề nghị Chủ tịch UBND xã quyết định công nhận.
b) Giải pháp:
- Giám đốc Công an tỉnh chủ trì phối hợp với các ban, ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo rà soát, đánh giá chất lượng lực lượng Công an xã để có kế hoạch đào tạo, bố trí, sắp xếp, kiện toàn đội ngũ Công an xã đảm bảo tính ổn định, thống nhất lâu dài, có tính kế thừa, đến năm 2015, 100% Công an xã đảm bảo đúng tiêu chuẩn đã được quy định trong Pháp lệnh Công an xã.
- Những đồng chí Trưởng, Phó Công an xã hiện nay chưa qua đào tạo trung cấp Trưởng Công an xã, các địa phương tiếp tục có kế hoạch cử đi học, nếu không đảm bảo tiêu chuẩn phải sắp xếp làm công việc khác hoặc giải quyết nghỉ theo quy định chung.
- Các xã, thị trấn phải đảm bảo đủ số lượng Công an xã. Đối với những trường hợp bổ sung thay thế, đưa vào lực lượng Công an xã phải đảm bảo tiêu chuẩn và quy trình theo quy định.
- Đẩy mạnh các cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" kết hợp với phong trào CAND học tập 6 điều Bác Hồ dạy và các phong trào khác của địa phương, nâng cao nhận thức về chính trị tư tưởng, tinh thần, ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân của lực lượng Công an xã, thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.
- Về chế độ phụ cấp:
Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh hàng năm và quy định về hệ số lương tối thiểu do nhà nước ban hành được áp dụng từ 01/5/2012, đề nghị HĐND tỉnh nâng mức phụ cấp của Công an xã:
+ Phó trưởng Công an xã thứ 2 (với xã có trên 10.000 dân), từ hệ số 0,9 lên hệ số 1,0 mức lương tối thiểu.
+ Công an viên thường trực tại nơi làm việc của Công an xã, từ hệ số 0,7 lên hệ số 0,9 mức lương tối thiểu.
+ Công an viên bố trí ở thôn, xóm từ hệ số 0,5 lên hệ số 0,7 mức lương tối thiểu.
Khi Chính phủ có quy định mới thay đổi mức trần phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và thôn, xóm đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh có nghị quyết điều chỉnh phụ cấp đối với lực lượng Công an xã cho phù hợp.
- Về các chế độ chính sách khác:
Căn cứ vào ngân sách cuả tỉnh từng bước áp dụng một số chế độ chính sách đối với lực lượng Công an xã:
+ Chế độ nghỉ việc hưởng trợ cấp 1 lần khi có thời gian công tác liên tục từ đủ 15 năm trở lên nếu nghỉ việc có lý do chính đáng.
+ Chế độ bồi dưỡng khi làm nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu tại những nơi thuộc địa bàn trọng điểm phức tạp về an ninh trật tự.
+ Chế độ công tác phí khi đi công tác.
+ Chế độ khám chữa bệnh khi bị ốm đau, tai nạn, bị thương hoặc hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.
a) Về đào tạo Công an xã:
Đối tượng: Trưởng, Phó trưởng Công an xã chưa qua lớp đào tạo Trung cấp nghiệp vụ Trưởng Công an cấp xã và cán bộ dự nguồn chức danh Trưởng Công an xã.
Từ năm 2012 đến năm 2020 Công an tỉnh liên kết với Trường Chính trị tỉnh, Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân I mở 2 lớp đào tạo Trung cấp cho Trưởng, Phó Công an xã và cán bộ dự nguồn, dự kiến mỗi lớp 110 học viên; thời gian đào tạo 2 năm (lớp 1 dự kiến khai giảng vào quý III/2012 theo Quyết định số 11714/QĐ-X11-X14, ngày 04/12/2011 của Tổng cục xây dựng lực lượng Bộ Công an về việc phân bổ chỉ tiêu đào tạo Trưởng Công an cấp xã cho các Trường Trung cấp CAND năm 2012). Sau khoá học học viên được cấp bằng Trung cấp chính trị - Hành chính. Trung cấp nghiệp vụ Trưởng Công an cấp xã.
Kinh phí đào tạo: Thực hiện theo Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/06/2010 của Bộ Tài chính.
b) Về bồi dưỡng, huấn luyện Công an xã hàng năm:
- Đối với Trưởng, Phó trưởng Công an xã: Mở 2 lớp tập huấn nghiệp vụ với thời gian mỗi lớp 15 ngày, do Công an tỉnh tổ chức. Kinh phí huấn luyện: đề nghị Bộ Công an cấp , Uỷ ban nhân dân tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí.
- Đối với Công an viên:
Giao cho Công an các huyện, thành phố tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho số Công an viên ở đơn vị địa phương, thời gian mỗi lớp 15 ngày, tiến hành từ năm 2012.
Kinh phí huấn luyện: Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố hỗ trợ một phần kinh phí.
4. Về trang bị trang phục, công cụ hỗ trợ cho Công an xã.
a) Về trang phục:
Thực hiện Điều 6 Nghị định số 73/2009/NĐ-CP, ngày 07/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều về Pháp lệnh Công an xã, quy định về trang phục, phù hiệu, giấy chứng nhận Công an xã và niên hạn sử dụng. Ngoài kinh phí đã cấp năm 2011, 2012, các năm tiếp theo, căn cứ ngân sách của địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh sẽ phân bổ kinh phí để mua sắm đầy đủ trang phục cho lực lượng Công an xã theo đúng niên hạn.
b) Về công cụ hỗ trợ:
Thực hiện Điều 15 Pháp lệnh Công an xã quy định: Công an xã được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ, hồ sơ sổ sách và trang thiết bị, phương tiện cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ theo pháp luật.
Đề nghị Bộ Công an trang bị công cụ hỗ trợ cho Công an xã, dự kiến trang cấp từ năm 2012.
IV. KINH PHÍ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN ĐỀ ÁN.
Kinh phí đảm bảo thực hiện đề án gồm ngân sách TW và ngân sách địa phương:
- Ngân sách trung ương:
+ Bảo đảm công tác đào tạo huấn luyện, bồi dưỡng về chính trị, pháp luật, nghiệp vụ cho lực lượng Công an xã do Bộ Công an tổ chức và bảo đảm chế độ bồi dưỡng cho Công an xã khi cử đi học tập tại các khoá đào tạo huấn luyện, bồi dưỡng đó.
+ Trang bị, sửa chữa công cụ hỗ trợ, giấy chứng nhận Công an xã.
- Ngân sách của địa phương:
+ Chi trả tiền lương, phụ cấp và đóng, nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
+ Thực hiện các chế độ, chính sách; bồi dưỡng, trợ cấp ốm đau, tai nạn, bị thương, bị hy sinh hoặc từ trần.
+ Chi cho công tác đào tạo, huấn luyện bồi dưỡng chính trị, pháp luật, nghiệp vụ do địa phương tổ chức và đảm bảo chế độ bồi dưỡng cho Công an xã khi được cử đi học tập tại các lớp đào tạo, bồi dưỡng huấn luyện đó.
+ Mua sắm trang phục, phù hiệu và in, cấp giấy chứng nhận Công an xã theo mẫu quy định của Bộ Công an.
(Có phụ lục kèm theo)
1. Đề án được triển khai, thực hiện từ năm 2011 đến năm 2020, chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015: Củng cố, xây dựng lực lượng Công an xã về tổ chức, thực hiện chế độ, chính sách, điều kiện, phương tiện, trang thiết bị làm việc; tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng Công an xã thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Pháp lệnh Công an xã.
- Giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020: Hoàn thiện xây dựng lực lượng Công an xã về mọi mặt, từng bước trong sạch vững mạnh đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn nông thôn.
2. Trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương:
a) Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức khảo sát đánh giá chất lượng của lực lượng Công an xã trong toàn tỉnh. Có kế hoạch bổ sung, thay thế những Trưởng, Phó trưởng Công an xã và Công an viên không đảm bảo tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, trình độ văn hoá, sức khoẻ, năng lực công tác.
b) Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Tài chính xây dựng các văn bản báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh điều chỉnh mức phụ cấp hàng tháng cho Phó trưởng Công an xã (thứ 2) và Công an viên.
c) Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng các văn bản báo cáo UBND tỉnh quyết định kinh phí phục vụ đào tạo, bồi dưỡng huấn luyện, mua sắm trang phục, công cụ hỗ trợ phục vụ hoạt động của lực lượng Công an xã.
d) Sở Lao động - Thương binh và xã hội chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội có văn bản cụ thể hướng dẫn thực hiện chế độ chính sách khám chữa bệnh, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội đối với Công an xã theo quy định của pháp luật, chỉ đạo các đơn vị, địa phương trong tỉnh thực hiện.
e) Công an tỉnh khảo sát, đánh giá việc trang bị, sử dụng công cụ hỗ trợ hiện có ở địa phương, căn cứ yêu cầu thực tế đề nghị Bộ Công an trang bị các loại công cụ hỗ trợ cần thiết cho lưc lượng Công an xã đảm bảo được yêu cầu chiến đấu cũng như quản lý sử dụng.
g) Công an tỉnh kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện Đề án ở các đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh; thường xuyên tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo UBND tỉnh. Tham mưu UBND tỉnh tổ chức sơ kết vào năm 2015; tổ chức tổng kết việc thực hiện Đề án trong toàn tỉnh vào năm 2020.
h) Quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc các cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo về UBND tỉnh (qua Công an tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh) để thống nhất chỉ đạo./.
(Kèm theo Đề án "Xây dựng toàn diện lực lượng Công an xã, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ ANTT trong tình hình mới" được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 815/QĐ-UBND ngày 19/6/2012)
I. Biên chế lực lượng Công an xã trong toàn tỉnh (đến ngày 30/02/2012):
Trưởng Công an xã: 110 người
Phó trưởng Công an xã: 136 người
Công an viên thường trực: 330 người
Công an viên ở các thôn, xóm: 1.365 người
Tổng cộng: 1.941 người.
Phân tích cụ thể như sau:
* Trưởng Công an xã: 110 đ/c
Đảng viên: 110/110
Độ tuổi: 20 đến 30: 02; 31đến 40: 23; 41 đến 50: 39; 50 trở lên: 46.
Trình độ văn hóa: PTTH: 108; PTCS: 02 (thị trấn Bình Mỹ; xã Bồ Đề - Bình Lục).
Trình độ chính trị: Cao cấp: 01; Trung cấp: 109.
Trình độ nghiệp vụ: Trung cấp Trưởng Công an cấp xã: 104
* Phó trưởng Công an xã: 136 đ/c:
Đảng viên: 67
Đoàn viên: 69
Độ tuổi: 20 đến 30: 35; 31đến 40: 44; 41 đến 50: 58; 50 trở lên: 19.
Trình độ văn hóa: PTTH: 93; PTCS: 43
Trình độ chính trị: Trung cấp: 83
Trình độ nghiệp vụ: Trung cấp Trưởng Công an cấp xã: 88
* Công an viên: 1.695 đ/c
Đảng viên: 632.
Đoàn viên: 787
Độ tuổi: 20 đến 30: 785; 31đến 40: 340; 41 đến 50: 432; 50 trở lên: 138.
Trình độ văn hóa: PTTH: 1.233; PTCS: 462
Trình độ chính trị: Trung cấp: 72.
Trình độ nghiệp vụ: Trung cấp nghiệp vụ Công an: 5
1. Lương và phụ cấp hàng tháng:
a) Lương và phụ cấp hiện hưởng
- Trong tổng số 1.941 Công an xã toàn tỉnh, có:
+ 110 Trưởng Công an xã; 98/136 Phó trưởng Công an xã (chức danh tư pháp hộ tịch), hưởng lương cán bộ công chức cấp xã.
+ 38 Phó trưởng Công an xã, 1.695 Công an viên hưởng phụ cấp cán bộ và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã và ở thôn, xóm: (Phó trưởng Công an xã hệ số 0,9; Công an viên thường trực hệ số 0,7; Công an viên ở thôn, xóm hệ số 0,5). Cụ thể phụ cấp của Phó trưởng Công an xã và Công an viên hàng tháng như sau:
38 Phó trưởng Công an xã x 0,9 x 1.050.000đ = 35.910.000đ
330 Công an viên thường trực x 0,7 x 1.050.000đ = 242.550.000đ
1.365 Công an viên ở thôn, xóm x 0,5 x 1.050.000đ = 716.625.000đ
Cộng: 995.085.000đ.
(Chín trăm chín mươi lăm triệu, không trăm tám mươi lăm nghìn đồng)
Kinh phí trả phụ cấp cho Công an xã hàng năm là:
995.085.000đ x 12 tháng = 11.941.020.000đ.
(Mười một tỷ, chín trăm bốn mươi mốt triệu, không trăm hai mươi ngàn đồng)
b) Lương và phụ cấp sau khi thực hiện Đề án (phụ cấp đối với Phó trưởng Công an xã hệ số 1,0; Công an viên thường trực hệ số 0,9; Công an viên ở thôn, xóm hệ số 0,7).
38 Phó trưởng Công an xã x 1,0 x 1.050.000đ = 39.900.000đ
330 Công an viên thường trực x 0,9 x 1.050.000đ = 311.850.000đ
1.365 Công an viên ở thôn, xóm x 0,7 x 1.050.000đ = 1.003.275.000đ
Cộng: 1.355.025.000đ.
(Một tỷ, ba trăm năm lăm triệu, không trăm hai mươi lăm nghìn đồng)
Kinh phí trả phụ cấp cho Công an xã hàng năm là:
1.355.025.000đ x 12 tháng = 16.260.300.000đ.
(Mười sáu tỷ, hai trăm sáu mươi triệu, ba trăm nghìn đồng)
2. Kinh phí đào tạo huấn luyện:
a) Về đào tạo Công an xã
Hiện nay Trưởng, Phó trưởng Công an xã do có sự điều chuyển công tác, mới được bổ xung, thay thế sau các kỳ Đại hội Đảng; bầu cử Hội đồng nhân dân các và cán bộ dự nguồn chức danh Trưởng Công an xã chưa qua lớp đào tạo Trung cấp nghiệp vụ Trưởng Công an cấp xã còn nhiều.
Chủ trương Công an tỉnh Hà Nam liên kết với Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân I mở 1 lớp đào tạo Trung cấp cho Trưởng, phó Công an xã và cán bộ dự nguồn, dự kiến 110 học viên; thời gian đào tạo 2 năm (dự kiến quý III/2012).
Kinh phí đào tạo: Thực hiện theo Thông tư số 51/2008/TT-BTC ngày 16/6/2008 của Bộ Tài chính, dự trù cụ thể một lớp như sau:
- Hợp đồng giảng dạy 20 tháng thực học
110 h/v x 300.000đ/hv/tháng x 20 tháng = 660.000.000đ
- Khánh tiết:
500.000đ x 2 lần (khai giảng, bế giảng) = 1.000.000đ
- Tiền ăn học viên:
110 h/v x 40.000đ/hv/ngày x 22 ngày x 20 tháng = 1.936.000.000đ
- Nước uống học viên:
110 h/v x 10.000đ/hv/ngày x 22 ngày x 20 tháng = 484.000.000đ
- Văn phòng phẩm:
200.000đ/tháng x 20 tháng = 4.000.000đ
Cộng: 3.085.000.000đ.
(Ba tỷ, không trăm tám mươi lăm triệu đồng chẵn)
Từ 2012 đến 2020 tổ chức 02 lớp đào tạo Trung cấp Trưởng Công an cấp xã.
b) Về bồi dưỡng, huấn luyện Công an xã
Hàng năm Công an tỉnh tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện cho lực lượng Công an xã tiến hành như sau:
- Đối với Trưởng, Phó trưởng Công an xã: Mở 2 lớp tập huấn nghiệp vụ với thời gian mỗi lớp 15 ngày, do Công an tỉnh tổ chức.
+ Kinh phí huấn luyện: Do Bộ Công an cấp và đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh hỗ trợ về kinh phí.
+ Dự trù cụ thể kinh phí 01 năm tổ chức bồi dưỡng huấn luyện cho Trưởng, Phó trưởng Công an xã toàn tỉnh như sau:
1. Khánh tiết:
500.000đ/lớp x 02 lớp = 1.000.000đ
2. Tiền ăn học viên:
246 h/v x 40.000đ/hv/ngày x 15 ngày = 147.600.000đ
3. Nước uống học viên:
246 h/v x 10.000đ/hv/ngày x 15 ngày = 36.900.000đ
4. Bồi dưỡng giảng viên:
21 buổi x 600.000đ/buổi x 2 lớp = 25.200.000đ.
5. Mua, in tài liệu phục vụ học tập:
246 h/v x 80.000đ/người = 19.680.000đ
6. Thuê hội trường:
15 ngày x 300.000đ/ngày x 2 lớp = 9.000.000đ
7. Cấp giấy chứng chỉ:
246 h/v x 20.000đ/người = 4.920.000đ
8. Khen thưởng học viên xuất sắc:
24 h/v x 200.000đ/h/v = 4.800.000đ
9. Ra đề thi, đáp án:
02 lớp x 500.000đ/bài = 1.000.000đ
10. Chấm thi:
10.000đ/bài x 246 h/v = 2.460.000đ
11. Thù lao coi thi:
100.000đ/buổi x 02buổi x 02 người = 400.000đ
12. Mua tài liệu tham khảo
246 h/v x 400.000đ/h/v = 98.400.000đ
13. Chi phí khác phục vụ lớp học:
+ Văn phòng phẩm (bút dạ viết bảng + giấy thi)
2 lớp x 1.000.000đ = 2.000.000đ
+ Gửi xe:
246 hv x 3.000đ/xe/ngày x 15 ngày = 11.070.000đ
14. Hỗ trợ học viên là Phó trưởng Công an xã ở xa địa điểm tập huấn từ 15 km trở lên:
98 h/v x 300.000đ/người/ngày x 15 ngày = 441.000.000đ
15. Quản lý lớp học: 10% của các khoản
(1+4+5+6+7+8+9+10+11+13)
81.530.000đ x 10% = 8.153.000đ
Tổng cộng: 813.583.000đ.
(Tám trăm mười ba triệu, năm trăm tám ba nghìn đồng)
- Đối với Công an viên:
Hàng năm giao cho các huyện, thành phố tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho số Công an viên ở đơn vị địa phương, thời gian mỗi lớp 15 ngày.
Kinh phí huấn luyện: đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố hỗ trợ.
+ Tổng số Công an viên toàn tỉnh: 1.965 người dự kiến như sau:
Lý Nhân: 429 Công an viên: 4 lớp
Thanh Liêm: 279 Công an viên: 3 lớp
Kim Bảng: 290 Công an viên: 3 lớp
Duy Tiên: 277 Công an viên: 3 lớp
Bình Lục: 243 Công an viên: 3 lớp
Phủ Lý: 77 Công an viên: 1 lớp
Cộng: 17 lớp.
+ Dự trù kinh phí 1 lớp huấn luyện như sau:
* Khánh tiết (khai giảng, bế giảng) 500.000đ
* Tiền ăn học viên: 40.000đ/người/ngày
* Nước uống học viên 10.000đ/người/ngày
* Văn phòng phẩm: 500.000đ
* Thuê hội trường: 300.000đ/ngày x 15 ngày = 4.500.000đ
* Thuê cấp dưỡng: 4 người x 150.000đ/ngày x 15 ngày = 9.000.000đ
* Cấp chứng chỉ: 20.000đ/người
* Bồi dưỡng giảng viên: 300.000đ/ngày/người x 15 ngày = 4.500.000đ
+ Kinh phí huấn luyện cho Công an viên trong 1 năm như sau:
* Tiền ăn
1.965 người x 40.000đ/người/ngày x 15 ngày = 1.179.000.000đ
* Nước uống
1.965 người x 10.000đ/người/ngày x 15 ngày = 294.750.000đ
* Văn phòng phẩm
500.000đ/lớp x 17 lớp = 8.500.000đ
* Trang trí khánh tiết
500.000đ/lớp x 17 lớp = 8.500.000đ
* Thuê cấp dưỡng
9.000.000đ/lớp x 17 lớp = 153.000.000đ
* Cấp chứng chỉ
1.965 người x 20.000đ/người = 39.300.000đ
* Bồi dưỡng giảng viên
4.500.000đ/lớp x 17 lớp = 76.500.000đ
Tổng cộng: 1.759.550.000đ.
(Một tỷ, bảy trăm năm mươi chín triệu, năm trăm năm mươi nghìn đồng)
a) Trang phục Công an xã hiện có
Theo Điều 6 Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 7/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã,trang phục và niên hạn sử dụng trang phục của Công an xã được quy định như sau:
STT | Tên trang phục | ĐVT | Số lượng | Niên hạn (năm) |
1 | Mũ mềm | cái | 01 | 2 |
2 | Mũ cứng | cái | 01 | 3 |
3 | Mũ bảo hiểm | cái | 01 | 5 |
4 | Quần, áo thu đông | Bộ | 01 | 2 |
5 | Áo sơ mi | cái | 02 | 2 |
6 | Quần, áo xuân hè | Bộ | 01 | 1 |
7 | Dây lưng da | cái | 01 | 3 |
8 | Giầy da | đôi | 01 | 2 |
9 | Bít tất | đôi | 02 | 1 |
10 | Áo ấm | cái | 01 | 3 |
11 | Ca ra vát | cái | 01 | 2 |
12 | Quần, áo đi mưa | Bộ | 01 | 3 |
Dự kiến kinh phí mua sắm trang phục cho lực lượng Công an xã trong toàn tỉnh lần đầu (gồm 02 năm 2011-2012) là:
* Mũ mềm: 1.941 người x 28.000đ/cái = 54. 348.000đ
* Mũ cứng: 1.941 người x 65.000đ/cái = 126.165.000đ
* Mũ bảo hiểm: 1.941 người x 220.000đ/cái = 427.020.000đ
* Quần áo thu đông: 1.941 người x 2 bộ x 305.000đ/bộ = 1.184.010.000đ
* Áo sơ mi: 1.941 người x 2 cái x 160.000đ/cái = 621.120.000đ
* Quần áo xuân hè: 1.941 người x 2 bộ x 242.000đ/bộ = 939.444.000đ
* Dây lưng da: 1.941 người x 100.000đ/cái = 194.100.000đ
* Giầy da: 1.941 người x 250.000đ/đôi = 485.250.000đ
* Tất Nylon: 1.941 người x 2 đôi x 18.000đ/đôi = 69.876.000đ
* Áo ấm: 1.941 người x 360.000đ/cái = 698.760.000đ
*Calavát: 1.941 người x 25.000đ/cái = 48.525.000đ
* Quần áo đi mưa: 1.941 người x 220.000đ/bộ = 427.020.000đ
* Phù hiệu trên mũ: 1.941 người x 25.000đ/cái = 48.525.000đ
* Phù hiệu tay áo: 1.941 người x 4 cái x 12.000đ/cái = 93.168.000đ
Tổng cộng: 5.417.331.000đ.
(Năm tỷ, bốn trăm mười bẩy triệu, ba trăm ba mươi mốt nghìn đồng)
Năm 2011, Ủy ban nhân dân tỉnh đã cấp cho Công an tỉnh 2.244.000.000đồng (Hai tỷ, hai trăm bốn mươi tư triệu đồng); căn cứ vào kinh phí được cấp Công an tỉnh đã mua sắm cho mỗi Công an xã những trang phục tối thiểu để phục vụ công tác, chiến đấu, bao gồm:
- Mũ mềm: 01 cái
- Quần áo thu đông: 01 bộ
- Quần áo xuân hè: 01 bộ
- Dây lưng: 01 cái
- Giầy da: 01 đôi
- Bít tất: 02 đôi
- Caravat: 01 cái
- Huy hiệu trên mũ: 01 cái
- Phù hiệu tay áo: 02 cái
b) Dự kiến kinh phí trang phục sau khi thực hiện đề án
Kinh phí mua sắm trang phục cho 01 Công an xã hàng năm như sau:
STT | Tên trang phục | ĐVT | Số lượng | Đơn giá | Niên hạn | Bình quân tiền/1 người/1 năm |
1 | Mũ mềm | cái | 01 | 28.000đ | 1cái/1người/2 năm | 14.000đ |
2 | Mũ cứng | cái | 01 | 65.000đ | 1cái/1người/3 năm | 21.666đ |
3 | Mũ bảo hiểm | cái | 01 | 220.000đ | 1 cái/1người/5 năm | 44.000đ |
4 | Quần, áo thu đông | Bộ | 01 | 305.000đ | 1 bộ/người/2 năm | 152.500đ |
5 | Áo sơ mi | cái | 02 | 160.000đ | 2 cái/1người/2 năm | 160.000đ |
6 | Quần, áo xuân hè | Bộ | 01 | 242.000đ | 1 bộ/người/1 năm | 242.000đ |
7 | Dây lưng da | cái | 01 | 100.000đ | 1 cái/1người/3 năm | 33.333đ |
8 | Giầy da | đôi | 01 | 250.000đ | 1 đôi/1người/2 năm | 125.000đ |
9 | Bít tất | đôi | 01 | 18.000đ | 2 đôi/1người/1 năm | 36.000đ |
10 | Áo ấm | cái | 01 | 360.000đ | 1 cái/1người/3 năm | 120.000đ |
11 | Ca ra vát | cái | 01 | 25.000đ | 1 cái/1người/2 năm | 12.500đ |
12 | Quần, áo đi mưa | Bộ | 01 | 220.000đ | 1 bộ/người/3 năm | 73.333đ |
13 | Phù hiệu trên mũ | cái | 01 | 25.000đ | 1 cái/người/3 năm | 8.333đ |
14 | Phù hiệu tay áo (xuân hè) | cái | 01 | 12.000đ | 1 cái/người/1 năm | 12.000đ |
15 | Phù hiệu tay áo (thu đông) | cái | 01 | 12.000đ | 1 cái/người/2 năm | 6.000đ |
Cộng | 1.060.662đ |
(Một triệu, không trăm sáu mươi nghìn, sáu trăm sáu mươi hai đồng)
- Kinh phí mua sắm trang phục cho lực lượng Công an xã toàn tỉnh hàng năm như sau:
1.941 người x 1.060.662đ/người = 2.058.744.942đ.
(Hai tỷ, không trăm năm mươi tám triệu, bảy trăm bốn mươi tư nghìn, chín trăm bốn hai đồng)
- Kinh phí mua sắm trang phục cho lực lượng Công an xã từ năm 2013 đến 2020 như sau:
2.058.744.942 đ x 8 năm = 16.469.959.536đ.
(Mười sáu tỷ, bốn trăm sáu mươi chín triệu, chín trăm năm chín nghìn, năm trăm ba mươi sáu đồng)./.
- 1 Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐND về chủ trương, biện pháp xây dựng lực lượng công an xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 2 Quyết định 2637/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và nhân sự của Bệnh viện Tim mạch An Giang giai đoạn 2016–2018
- 3 Quyết định 40/2015/QĐ-UBND về Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả bảo vệ an ninh trật tự của lực lượng Công an xã giai đoạn 2015 -2020 do tỉnh Bình Phước ban hành
- 4 Công văn 2307/UBND-NC năm 2013 gửi bổ sung phụ lục của Quyết định 25/2013/QĐ-UBND do tỉnh Yên Bái ban hành
- 5 Quyết định 25/2013/QĐ-UBND về Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng Công an xã” giai đoạn 2013 - 2020 do tỉnh Yên Bái ban hành
- 6 Nghị định 112/2011/NĐ-CP về công chức xã, phường, thị trấn
- 7 Thông tư 139/2010/TT-BTC quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức do Bộ Tài chính ban hành
- 8 Quyết định 800/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Thông tư 12/2010/TT-BCA hướng dẫn Pháp lệnh công an xã và Nghị định 73/2009/NĐ-CP do Bộ Công an ban hành
- 10 Nghị định 73/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Công an xã
- 11 Thông tư 32/2009/TT-BCA-V19 quy định về chương trình bồi dưỡng, huấn luyện đối với Công an xã do Bộ Công an ban hành
- 12 Pháp lệnh công an xã năm 2008
- 13 Chỉ thị 05/2007/CT-UBND tăng cường xây dựng lực lượng Công an xã trong tình hình mới do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 14 Chỉ thị 05/2006/CT- UBND nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự năm 2006 do tỉnh Hải Dương ban hành
- 15 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 16 Chị thị 10/1998/CT/UB triển khai thực hiện các Quyết định, qui định về tổ chức quần chúng làm công tác bảo vệ an ninh trật tự do tỉnh Bạc Liêu ban hành
- 1 Chị thị 10/1998/CT/UB triển khai thực hiện các Quyết định, qui định về tổ chức quần chúng làm công tác bảo vệ an ninh trật tự do tỉnh Bạc Liêu ban hành
- 2 Chỉ thị 05/2006/CT- UBND nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự năm 2006 do tỉnh Hải Dương ban hành
- 3 Chỉ thị 05/2007/CT-UBND tăng cường xây dựng lực lượng Công an xã trong tình hình mới do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 4 Quyết định 25/2013/QĐ-UBND về Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng Công an xã” giai đoạn 2013 - 2020 do tỉnh Yên Bái ban hành
- 5 Công văn 2307/UBND-NC năm 2013 gửi bổ sung phụ lục của Quyết định 25/2013/QĐ-UBND do tỉnh Yên Bái ban hành
- 6 Quyết định 40/2015/QĐ-UBND về Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả bảo vệ an ninh trật tự của lực lượng Công an xã giai đoạn 2015 -2020 do tỉnh Bình Phước ban hành
- 7 Quyết định 2637/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và nhân sự của Bệnh viện Tim mạch An Giang giai đoạn 2016–2018
- 8 Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐND về chủ trương, biện pháp xây dựng lực lượng công an xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 9 Quyết định 1505/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch tiếp tục xây dựng toàn diện Công an cấp huyện do tỉnh Vĩnh Long ban hành