BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 824/2002/QĐ-BGTVT | Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2002 |
BAN HÀNH "QUY ĐỊNH VẬN CHUYỂN HÀNG SIÊU TRƯỜNG, SIÊU TRỌNG BẰNG ĐƯỜNG BỘ"
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22 tháng 3 năm 1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Giao thông vận tải;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam và Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Vận tải,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định Vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng bằng đường bộ".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Bãi bỏ những quy định trước đây trái với Quyết định này.
Điều 3. Các Ông (Bà): Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Vận tải, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải (Giao thông công chính) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GTVT |
VẬN CHUYỂN HÀNG SIÊU TRƯỜNG, SIÊU TRỌNG BẰNG ĐƯỜNG BỘ"
(Ban hành kèm theo Quyết định số 824/2002/QĐ-BGTVT ngày 25 tháng 03 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Chương 1
Văn bản này quy định về việc vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng bằng phương tiện đường bộ trên hệ thống đường bộ nước CHXHCN Việt Nam.
1. Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng.
2. Trong trường hợp điều ước quốc tế liên quan đến vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng bằng đường bộ mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với Quy định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Điều 3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vận chuyển
Tổ chức, cá nhân vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng bằng đường bộ phải thực hiện các quy định sau:
1. Được cơ quan quản lý nhà nước về đường bộ có thẩm quyền cấp phép.
2. Khi vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng phải tuân theo các quy định được ghi trong giấy phép.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Chủ phương tiện" là tổ chức, cá nhân đứng tên sở hữu hoặc sử dụng phương tiện.
2. "Bên vận tải" là bên nhận vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng.
3. "Bên có hàng" là bên thuê vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng.
4. "Tổng trọng tải" gồm tự trọng của xe và trọng lượng của hàng.
Chương 2
VẬN CHUYỂN HÀNG SIÊU TRƯỜNG, SIÊU TRỌNG
Điều 5. Hàng siêu trường, siêu trọng
1. Hàng siêu trường là hàng có kích thước thực tế mỗi kiện hàng không tháo rời ra được khi xếp lên phương tiện đường bộ có:
Chiều rộng trên 2,5 mét;
Hoặc chiều cao trên 4,2 mét tính từ mặt đất;
Hoặc chiều dài trên 20 mét.
2. Hàng siêu trọng là hàng có trọng lượng thực tế mỗi kiện hàng không tháo rời ra được trên 30 tấn.
Điều 6. Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng
Trong trường hợp cần thiết có thể gia cố tăng cường khả năng chịu tải của phương tiện nhưng phải theo thiết kế được duyệt.
2. Có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực.
Điều 7. Trách nhiệm của bên có hàng
1. Thông báo cho bên vận tải về trọng lượng, kích thước hàng và địa điểm xếp dỡ hàng.
2. Chịu trách nhiệm về nhãn hiệu gửi hàng (tên, địa chỉ nơi gửi, nơi nhận, trọng lượng, kích thước, phướng pháp xếp dỡ, yêu cầu bảo quản…).
Ký hiệu dùng cho bảo quản, xếp dỡ áp dụng theo thông lệ quốc tế và quy định hiện hành của Nhà nước.
3. Phối hợp đầy đủ với bên vận tải giải quyết các vướng mắc phát sinh trong khi thực hiện vận chuyển.
Điều 8. Trách nhiệm của bên vận tải
1. Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật và đủ điều kiện kinh doanh theo Nghị định số 92/2001/NĐ-CP ngày 11/12/2001 của Chính phủ "về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô".
2. Có đủ đội ngũ lái xe, cán bộ kỹ thuật, công nhân hành nghề để sử dụng phương tiện và các thiết bị chuyên dùng.
3. Chủ trì và phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng phương án vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng bảo đảm an toàn cho người, hàng và công trình giao thông.
Nội dung chủ yếu của phương án gồm:
- Khảo sát hành trình chạy xe: tuyến đường, đoạn đường, cầu, phà được đi.
- Vị trí, địa hình nơi xếp dỡ.
- Yêu cầu hỗ trợ hướng dẫn đảm bảo an toàn giao thông trên đường khi phương tiện vận chuyển đi qua.
- Tốc độ xe đi, giờ đi, điểm đỗ…
Việc khảo sát, thiết kế nhằm gia cố tăng cường năng lực chịu tải và khả năng thông qua của đường bộ phải được cơ quan quản lý đường bộ chấp thuận.
4. Thực hiện việc vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng theo hợp đồng đã ký kết với bên có hàng.
Điều 9. Xếp dỡ hàng siêu trường, siêu trọng
Việc xếp dỡ hàng do Bên vận tải và Bên có hàng thỏa thuận thực hiện nhưng phải tuân thủ đúng chỉ dẫn về bảo quản và xếp dỡ theo quy định của Bên có hàng.
Chương 3
CẤP PHÉP VẬN CHUYỂN HÀNG SIÊU TRƯỜNG, SIÊU TRỌNG
Điều 10. Cấp phép vận chuyển
Việc cấp phép vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 21/2001/TT-BGTVT ngày 10/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải "Hướng dẫn việc lưu hành xe quá tải, quá khổ, xe bánh xích trên đường bộ".
Điều 11. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm
Việc thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm Quy định này được thực hiện theo các quy định hiện hành về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.
Chương 4
Điều 12. Quy định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Quy định này đều bị bãi bỏ./.
| KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GTVT |
- 1 Quyết định 2112/2003/QĐ-BGTVT sửa đổi quy định vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng bằng đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2 Quyết định 63/2007/QĐ-BGTVT Quy định về vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng và lưu hành xe bánh xích gây hư hại mặt đường, xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của đường bộ trên đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông và vận tải ban hành
- 3 Quyết định 494/QĐ-BGTVT năm 2010 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải hết hiệu lực thi hành do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4 Quyết định 1291/QĐ-BGTVT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải đến hết ngày 31/01/2014
- 5 Quyết định 1291/QĐ-BGTVT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải đến hết ngày 31/01/2014
- 1 Quyết định 63/2007/QĐ-BGTVT Quy định về vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng và lưu hành xe bánh xích gây hư hại mặt đường, xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của đường bộ trên đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông và vận tải ban hành
- 2 Nghị định 92/2001/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô
- 3 Thông tư 21/2001/TT-BGTVT về việc lưu hành xe quá tải, quá khổ và xe bánh xích trên đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4 Nghị định 36/2001/NĐ-CP về việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị
- 5 Luật Giao thông đường bộ 2001
- 6 Nghị định 22-CP năm 1994 về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Giao thông vận tải
- 1 Nghị định 36/2001/NĐ-CP về việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị
- 2 Quyết định 63/2007/QĐ-BGTVT Quy định về vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng và lưu hành xe bánh xích gây hư hại mặt đường, xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của đường bộ trên đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông và vận tải ban hành
- 3 Quyết định 494/QĐ-BGTVT năm 2010 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải hết hiệu lực thi hành do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4 Quyết định 1291/QĐ-BGTVT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải đến hết ngày 31/01/2014