- 1 Quyết định 1272/QĐ-TTg năm 2009 về việc xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Thông tư 18/2016/TT-BTNMT Quy định chi tiết về hồ sơ tài nguyên hải đảo, hướng dẫn việc lập và quản lý hồ sơ tài nguyên hải đảo do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 3 Luật Đầu tư công 2019
- 4 Kế hoạch 42/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 18-CT/TU về tăng cường công tác quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2017-2020
- 5 Nghị quyết 131/2018/NQ-HĐND về điều chỉnh Nghị quyết 62/2017/NQ-HĐND quy định về thu phí, lệ phí thuộc thẩm quyền Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh theo Luật Phí và lệ phí
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 836/QĐ-UBND | Quảng Ninh, ngày 19 tháng 3 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 109/2017/NĐ-CP ngày 21/9/2017 của Chính phủ quy định về bảo vệ và quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên ở Việt Nam;
Căn cứ văn bản số 168/BVHTTDL-DSVH ngày 15/01/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc thẩm định Kế hoạch quản lý di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2040;
Căn cứ Quyết định số 06/2019/QĐ-UBND ngày 29/01/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long;
Theo đề nghị của Ban Quản lý vịnh Hạ Long tại văn bản số 78/BQLVHL-VP ngày 22/02/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch quản lý di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2040.
- Các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan căn cứ chức năng, thẩm quyền và nhiệm vụ được giao chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Kế hoạch quản lý di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2040, đảm bảo hiệu quả, đúng mục tiêu, tiến độ đề ra.
- Ủy ban nhân dân tỉnh giao Ban Quản lý vịnh Hạ Long chủ trì, là cơ quan đầu mối triển khai thực hiện kế hoạch; theo dõi, đôn đốc, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan theo phân công nhiệm vụ được giao; thường xuyên, định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành: Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa và Thể thao, Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Xây dựng, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Nội vụ, Ban Quản lý vịnh Hạ Long, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Trung tâm Truyền thông Quảng Ninh, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các địa phương: Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, Quảng Yên; Cục Quản lý Thị trường tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Hiệp hội du lịch tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI VỊNH HẠ LONG GIAI ĐOẠN 2021-2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040
(Ban hành kèm theo Quyết định số 836/QĐ-UBND ngày 19/3/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
I. TỔNG QUAN VỀ DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI (TNTG) VỊNH HẠ LONG
1. Vị trí địa lý, diện tích, năm công nhận, điều kiện tự nhiên:
Nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh, vịnh Hạ Long tiếp giáp với thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả, thị xã Quảng Yên, huyện Vân Đồn và huyện Cát Hải (thành phố Hải Phòng).
Năm 1962, vịnh Hạ Long được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là Di tích danh thắng cấp quốc gia với diện tích 1.553 km2, gồm 1.969 hòn đảo. Năm 1994, vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản TNTG lần thứ nhất về giá trị cảnh quan tự nhiên; Năm 2000, vịnh Hạ Long được công nhận lần thứ hai về giá trị địa chất, địa mạo. Khu vực di sản thế giới có diện tích 434km2, bao gồm 775 hòn đảo, là nơi tập trung dày đặc các đảo đá có phong cảnh ngoạn mục và nhiều hang động đẹp nổi tiếng. Ngày 12/8/2009, Vịnh Hạ long cùng với 9 địa danh khác được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, đợt 1 (Quyết định số 1272/QĐ-TTg). Việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với Vịnh Hạ Long đã thêm một lần nữa khẳng định giá trị vô giá của danh lam này, qua đó tạo cơ sở cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị của Vịnh.
Địa hình vịnh Hạ Long là dạng đảo núi xen lẫn trũng biển với các đảo đá có độ cao phổ biến từ 50-100m, phần lớn là các đảo đá vôi có thảm thực vật trù phú và một số đảo đất. Địa hình đáy biển vịnh Hạ Long tương đối bằng phẳng, độ sâu trung bình 5-10m. Khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, nhiệt độ trung bình năm 15°C đến 25°C. Vịnh Hạ Long có chế độ nhật triều thuần nhất với biên độ từ 3,5-4,5m.
2. Các hoạt động kinh tế - xã hội trên vịnh Hạ Long:
2.1. Hoạt động du lịch, dịch vụ trên vịnh Hạ Long:
- Dịch vụ vận chuyển khách tham quan du lịch và lưu trú nghỉ đêm.
- Dịch vụ vui chơi giải trí (chèo kayak, đò chèo tay, xuồng cao tốc).
- Dịch vụ tham quan (tham quan hang động, leo núi ngắm cảnh, tắm biển).
- Dịch vụ tham quan tìm hiểu mô hình nuôi trai lấy ngọc, chế tác và bán trang sức ngọc trai.
- Dịch vụ tham quan mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp phát triển du lịch bền vững có trách nhiệm trên vịnh Hạ Long.
- Dịch vụ tham quan tìm hiểu giá trị văn hóa, lịch sử trên vịnh Hạ Long (di chỉ khảo cổ tại hang động và tham quan làng chài).
- Dịch vụ tham quan vịnh Hạ Long bằng trực thăng, thủy phi cơ.
- Dịch vụ bán hàng (thủ công mỹ nghệ, sản phẩm lưu niệm, giải khát).
2.2. Hoạt động giao thông thủy, cảng, bến và vận chuyển, kinh doanh xăng dầu:
2.2.1. Hoạt động giao thông thủy: Trên vịnh Hạ Long là nơi hoạt động của 503 tàu du lịch1 (106 tàu vỏ thép, 397 tàu vỏ gỗ), 30 tàu chở khách chuyên tuyến, khoảng 600-800 phương tiện đánh bắt thủy sản và 350 lượt tàu vận tải/ngày.
2.2.2. Hệ thống cảng, bến:
- Khu vực ven bờ vịnh Hạ Long có 04 cảng, bến đón, trả khách tham quan vịnh Hạ Long và cảng chuyên tuyến2; 02 cảng, bến lớn vận chuyển hàng hóa, than, trong đó có 01 vùng nước chuyển tải trong vùng lõi di sản3; 04 cảng tàu công tác của các cơ quan chức năng đóng trên địa bàn4.
- Trên vịnh Hạ Long hiện có 07 bến đón, trả khách và 05 vùng neo đậu, nghỉ đêm được cấp phép hoạt động phục vụ du lịch, 12 khu vực hoạt động vui chơi giải trí (kayak, đò chèo tay). Ngoài ra còn có các điểm neo đậu của quân sự, cảnh sát biển, dân sinh trên và ven bờ vịnh Hạ Long.
2.2.3. Hệ thống luồng giao thông đường thủy nội địa trên vịnh Hạ Long, gồm: 107km luồng giao thông thủy quốc gia; 112 km luồng giao thông đường thủy nội địa5.
2.2.4. Hoạt động kinh doanh, vận chuyển xăng dầu, gồm: Cảng xăng dầu B12 và 12 phương tiện kinh doanh xăng dầu ở khu vực vùng đệm; 02 trạm kinh doanh xăng dầu tại khu vực ven bờ vịnh Hạ Long.
2.3. Hoạt động nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản.
- Hoạt động nuôi trồng thủy sản: 01 doanh nghiệp và 20 hộ gia đình được giao mặt nước nuôi trồng thủy sản trên vịnh Hạ Long; 03 doanh nghiệp và 31 hộ gia đình đang hoàn thiện thủ tục theo quy định.
- Hoạt động khai thác, chế biến thủy sản: Nghề đánh bắt thủy sản có truyền thống lâu đời tại khu vực vịnh Hạ Long với nhiều hình thức khai thác. Từ năm 2018, tỉnh Quảng Ninh đã khoanh vùng cấm khai thác tại khu vực vùng lõi Di sản để bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho vịnh Hạ Long.
2.4. Hoạt động đô thị, công nghiệp:
- Vịnh Hạ Long tiếp giáp với các địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh6, trong đó thành phố Hạ Long là đô thị loại 1 thuộc tỉnh lớn nhất cả nước về diện tích tự nhiên. Với mục tiêu phát triển theo mô hình đa cực, lấy vịnh Cửa Lục làm trung tâm kết nối, hướng phát triển đô thị theo hành lang ven biển vịnh Hạ Long với 4 vùng phát triển, sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển du lịch và tạo thêm nguồn lực cho công tác quản lý, bảo tồn di sản vịnh Hạ Long. Tuy nhiên cũng tiềm ẩn nguy cơ tác động tới môi trường sinh thái của khu Di sản.
- Xung quanh vịnh Hạ Long có 6 khu, cụm công nghiệp7 và một số cơ sở khai thác, chế biến than tại khu vực Cẩm Phả, Hạ Long.
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông kết nối của tỉnh ngày càng được đầu tư đồng bộ, hiện đại tạo nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển du lịch Hạ Long nói riêng8.
3.1. Giá trị cảnh quan, thẩm mỹ:
Vịnh Hạ Long là một tác phẩm điêu khắc hùng vĩ và độc đáo của thiên nhiên với hàng ngàn hòn đảo muôn hình vạn trạng về hình dáng, kích thước. Cảnh quan của vịnh Hạ Long còn được ghi nhận bởi hệ thống hang động đẹp, phong phú trong lòng các đảo đá như động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, hang Sửng Sốt, động Mê Cung. Hiện nay trên vịnh Hạ Long có 49 hang động đã được phát hiện, trong đó có 10 hang động đang tổ chức đón tiếp, phục vụ khách tham quan.
3.2. Giá trị địa chất - địa mạo:
Vịnh Hạ Long là một mẫu hình tuyệt vời về Karst trưởng thành trong điều kiện nhiệt đới ẩm với quá trình tiến hóa karst đầy đủ trải qua 20 triệu năm nhờ sự kết hợp đồng thời của các yếu tố như tầng đá vôi dày, khí hậu nóng ẩm và quá trình nâng kiến tạo chậm. Vịnh Hạ Long hội đủ tất cả các dạng cơ bản của địa hình karst như đồng bằng karst, phễu và thung lũng, chóp và tháp karst, đặc biệt rất phổ biến địa hình karst kiểu Phong Tùng (Fengcong) và Phong Linh (Fengling) đặc trưng cho giai đoạn phát triển tận cùng của quá trình karst nhiệt đới. Giá trị địa chất - địa mạo vịnh Hạ Long còn được thể hiện qua hệ thống hang động phong phú, được hình thành từ 2.000.000 - 11.000 năm cách ngày nay. Quá trình biển ngập và xâm thực biển đã làm cho địa mạo karst vịnh Hạ Long trở thành độc nhất vô nhị trên thế giới, có tính nền tảng cho khoa học địa mạo và có ý nghĩa toàn cầu.
3.3. Giá trị văn hóa, lịch sử:
Vịnh Hạ Long được các nhà khoa học chứng minh là một trong những cái nôi cư trú của người Việt cổ với 3 nền văn hóa nối tiếp nhau có niên đại từ 18.000 đến 3.000 năm đó là: văn hóa Soi Nhụ, văn hóa Cái Bèo và văn hóa Hạ Long. Vịnh Hạ Long còn là nơi ghi dấu chiến công của quân và dân vùng Mỏ trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Trên vịnh Hạ Long hiện vẫn còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, độc đáo, phong phú của cộng đồng ngư dân làng chài Hạ Long, trong đó một số giá trị tiêu biểu đã được lựa chọn để phát triển thành sản phẩm du lịch.
3.4. Giá trị đa dạng sinh học:
Vịnh Hạ Long là khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao, đa dạng về thành phần loài, nguồn gen đặc hữu, quý hiếm với 10 kiểu hệ sinh thái điển hình mang đặc trưng của vùng biển nhiệt đới9. Đến nay các nhà khoa học đã xác định được khu vực vịnh Hạ Long có gần 3.000 loài động, thực vật trên cạn và dưới nước, trong đó có 102 loài quý hiếm và 22 loài động, thực vật đặc hữu.
4. Tuyên bố giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản TNTG vịnh Hạ Long:
Tuyên bố giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản TNTG vịnh Hạ Long được Ủy ban Di sản thế giới thông qua tại kỳ họp lần thứ 36 (năm 2012)10. Toàn văn Tuyên bố được đăng tải tại website của Trung tâm Di sản thế giới UNESCO: https://whc.unesco.org/en/list/672/documents/, trong đó có một số nội dung chính như sau:
Tiêu chí (vii): Vịnh Hạ Long là một tác phẩm điêu khắc kỳ vĩ của tự nhiên với hàng ngàn đảo đá vôi lớn nhỏ nhô lên từ mặt biển trong xanh với muôn hình vạn trạng tạo nên một cảnh quan hoang sơ tuyệt mỹ. Di sản vẫn giữ được tính tự nhiên ở mức cao và không hề bị xuống cấp mặc dù nơi đây đã có sự xuất hiện của con người từ rất lâu. Nét nổi bật của khu Di sản chính là những tháp đá vôi tuyệt đẹp cùng hệ thống hàm ếch, mái vòm và các hang động đặc biệt nhất trên thế giới.
Tiêu chí (viii): Vịnh Hạ Long là mẫu hình nổi bật nhất và rộng lớn nhất về địa hình karstơ dạng tháp bị biển xâm thực và là một trong những khu vực quan trọng nhất trên thế giới về địa hình karstơ fengling (các đỉnh tách rời nhau) và fengcong (các cụm đá vôi hình chóp nằm kề nhau). Một trong những nét đặc trưng của địa hình karstơ fengcong là các hồ kín rộng lớn, các áng bị ngập chìm, một số hồ chỉ xuất hiện khi thủy triều lên. Hang động cũng là một trong những nét đặc trưng nổi bật về địa chất của khu Di sản với ba loại hang động chính: hang ngầm cổ, hang nền karstơ cổ và hang hàm ếch. Đây cũng là khu vực thể hiện đầy đủ các quá trình hình thành karstơ trên quy mô lớn và minh chứng cho một giai đoạn dài về quá trình địa chất và cung cấp nguồn dữ liệu quý báu cho việc tiếp tục nghiên cứu làm rõ lịch sử địa khí hậu và bản chất của các quá trình karst trong một môi trường phức hợp.
Tính toàn vẹn của Di sản: Tất cả các yếu tố cần thiết để bảo vệ toàn vẹn giá trị nổi bật về cảnh quan và địa chất địa mạo của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long đều nằm trong các khu ranh giới của Di sản; Quy mô và diện tích của Di sản cung cấp một cách đầy đủ tính toàn vẹn cho các quá trình địa mạo phát triển tự nhiên trên quy mô lớn.
Các yêu cầu về quản lý và bảo tồn để duy trì giá trị nổi bật toàn cầu:
Những định hướng dài hạn cho công tác quản lý di sản tập trung vào các nội dung: bảo đảm nguyên vẹn giá trị cảnh quan thiên nhiên, giá trị địa chất, địa mạo và môi trường của Di sản. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách; quản lý, giám sát chặt chẽ các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra trên Vịnh Hạ Long; ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý di sản; tăng cường nghiên cứu làm rõ các giá trị của di sản; nâng cao năng lực quản lý và nhận thức cộng đồng, thu hút họ cùng tham gia quản lý và bảo vệ Di sản.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ CÁC VĂN BẢN ĐỂ QUẢN LÝ, BẢO VỆ DI SẢN TNTG VỊNH HẠ LONG
(1). Công ước Quốc tế về bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới năm 1972;
(2). Hướng dẫn thực hiện Công ước quốc tế về bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới;
(3). Quyết định 18COM XI của Ủy ban Di sản thế giới năm 1994 công nhận vịnh Hạ Long - Việt Nam là Di sản thiên nhiên thế giới;
(4). Quyết định CONF 202 IV.B.42 của Ủy ban Di sản Thế giới năm 2000 công nhận bổ sung tiêu chí cho Di sản thế giới vịnh Hạ Long.
(1). Luật Di sản văn hóa số 21/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật số 32/2009/QH12 ngày 18/6/0009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa được ban hành năm 2009;
(2). Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;
(3). Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;
(4). Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 và Luật số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng;
(5). Luật Thủy sản số 18/2017/QH14 ngày 21/11/2017;
(6). Luật Giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 ngày 15/6/2004 và Luật số 48/2014/QH13 ngày 17/6/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa;
(7). Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017;
(8). Luật Đa dạng sinh học số 32/VBHN-VPQH ngày 10/12/2018;
(9). Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
(10). Luật Tài nguyên và Môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 ngày 25/6/2015;
(11). Luật Biển Việt Nam số 18/2012/QH13 ngày 21/6/2012;
(12). Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam số 47/2014/QH13 ngày 16/6/2014;
(13). Luật Phí và lệ phí số 97/2015/QH13 ngày 25/11/2015;
(14). Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn;
(15). Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
(16). Nghị định số 109/2017/NĐ-CP ngày 21/9/2017 của Chính phủ quy định về bảo vệ và quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên ở Việt Nam;
(17). Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
(18). Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030;
(19). Quyết định số 1570/QĐ-TTg ngày 6/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030;
(20). Quyết định số 914/QĐ-TTg ngày 27/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
(21). Quyết định số 2741/QĐ-BVHTTDL, ngày 03/8/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt Đề án “Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;
(22). Quyết định số 142/2002/QĐ-TTg ngày 21/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản vịnh Hạ Long đến năm 2020;
(23). Quyết định số 702/QĐ-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hạ Long đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050;
(24). Nghị quyết số 837/NQ-UBTVQH14 ngày 17/12/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Quảng Ninh.
3.1. Các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy:
(1). Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 24/5/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030;
(2). Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 5/2/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển dịch vụ tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030;
(3). Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 30/6/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển thành phố Hạ Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
(4). Nghị quyết số 05 -NQ/TU ngày 25/2/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng Hạ Long là thành phố du lịch văn minh, thân thiện;
(5). Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 12/3/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2018-2022;
(6). Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 17/6/2016 của Tỉnh ủy Quảng Ninh về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông các tuyến đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh;
(7). Thông báo số 500-TB/TU ngày 03/3/2017 kết luận của Thường trực Tỉnh ủy tại buổi làm việc với tập thể Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long;
(8). Thông báo số 1231-TB/TU ngày 04/01/2019 của Tỉnh ủy Quảng Ninh về việc thông báo ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy tại Hội nghị giao ban thường kỳ;
(9). Chỉ thị số 18-CT/TU ngày 01/9/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác quản lý, khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020.
3.2. Các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh:
(1). Nghị quyết số 68/2012/NQ-HĐND ngày 12/12/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, kỳ họp thứ 7 về việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long giai đoạn 2013-2015, tầm nhìn đến năm 2020;
(2). Nghị quyết số 108/NQ-HĐND ngày 24/9/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
(3). Nghị quyết số 241/2016/NQ-HĐND ngày 8/4/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua một số quy định đặc thù tạm thời để nâng cao chất lượng và quản lý hoạt động của tàu du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long;
(4). Nghị quyết số 62/2017/NQ-HĐND ngày 07/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc quy định thu phí, lệ phí thuộc thẩm quyền Hội đồng nhân dân tỉnh theo Luật Phí và lệ phí;
(5). Nghị Quyết số 88/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh sửa đổi, bổ sung Nghị Quyết số 62/2017/NQ-HĐND ngày 07/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc quy định thu phí, lệ phí thuộc thẩm quyền Hội đồng nhân dân tỉnh theo Luật phí và lệ phí.
3.3. Các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh:
(1). Chỉ thị số 12-CT-UBND ngày 29/6/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc tăng cường rà soát kiểm tra và quản lý việc chấp hành pháp luật của chủ phương tiện, thuyền viên trên phương tiện phục vụ vận chuyển khách trên địa bàn tỉnh;
(2). Quyết định số 1418/QĐ-UBND ngày 18/8/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
(3). Quyết định số 1799/QĐ-UBND ngày 18/8/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
(4). Quyết định số 2738/QĐ-UBND ngày 30/8/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
(5). Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
(6). Quy hoạch chi tiết phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa Quảng Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
(7). Quyết định số 1419/QĐ-UBND ngày 4/7/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Đề án phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
(8). Quyết định số 3268/2012/QĐ-UBND ngày 11/12/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về quản lý môi trường kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;
(9). Quyết định số 3242/QĐ-UBND ngày 27/11/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về Quy chế phối hợp quản lý tổng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo tỉnh Quảng Ninh;
(10). Quyết định số 3076/2009/QĐ-UBND ngày 8/10/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành Quy chế bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh;
(11). Quyết định số 1798/QĐ-UBND ngày 18/8/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành Quy hoạch môi trường vịnh Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
(12). Quyết định số 1139/QĐ-UBND ngày 27/4/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy hoạch chi tiết bảo tồn và phát huy giá trị Di sản TNTG vịnh Hạ Long đến năm 2020;
(13). Quyết định số 2418/2014/QĐ-UBND ngày 22/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành quy định quản lý nhà nước về hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;
(14). Quyết định số 4088/2015/QĐ-UBND ngày 21/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành Quy định tạm thời về quản lý hoạt động tàu du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long;
(15). Quyết định số 1069/2016/QĐ-UBND ngày 08/4/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Quy định về quản lý hoạt động tàu du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long ban hành kèm theo Quyết định số 4088/2015/QĐ-UBND ngày 21/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh;
(16). Quyết định số 110/QĐ-UBND ngày 10/01/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về quản lý hoạt động tàu du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long ban hành kèm theo Quyết định số 4088/2015/QĐ-UBND ngày 21/12/2015 và Quyết định số 1069/2016/QĐ-UBND ngày 08/4/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh;
(17). Quyết định số 998/QĐ-UBND ngày 01/4/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Kế hoạch nâng cao chất lượng và quản lý đội tàu du lịch hoạt động trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long;
(18). Quyết định số 109/QĐ-UBND ngày 10/01/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung Kế hoạch nâng cao chất lượng và quản lý đội tàu du lịch hoạt động trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long đến năm 2020;
(19). Quyết định số 2633/QĐ-UBND ngày 07/7/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch quản lý di sản TNTG vịnh Hạ Long giai đoạn 2017-2021;
(20). Quyết định số 04/2017/QĐ-UBND ngày 11/8/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin đường dây nóng bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ninh;
(21). Quyết định số 06/2019/QĐ-UBND ngày 29/01/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long;
(22). Quyết định số 3363/QĐ-UBND ngày 31/8/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt thành lập khu rừng đặc dụng bảo vệ cảnh quan vịnh Hạ Long;
(23). Quyết định số 4686/QĐ-UBND ngày 21/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án tổng thể về quản lý, phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo vịnh Hạ Long - vịnh Bái Tử Long - Vân Đồn - Cô Tô;
(24). Kế hoạch số 5828/KH-UBND ngày 28/10/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030;
(25). Kế hoạch số 277/KH-UBND ngày 30/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện công tác quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản và chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định gắn với thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TU ngày 01//9/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác quản lý, khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.
III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TNTG VỊNH HẠ LONG
1. Công tác quản lý Di sản TNTG vịnh Hạ Long:
1.1. Cơ chế chính sách quản lý Di sản:
Sau khi tham gia Công ước về Bảo vệ Di sản văn hóa và Thiên nhiên thế giới (Công ước Di sản Thế giới 1972), Việt Nam đã tham gia các Công ước quốc tế khác có liên quan. Thực hiện nội luật hóa, xây dựng pháp luật và quy chế thích hợp với các Công ước tạo cơ sở, nền tảng cho công tác quản lý, bảo vệ di sản. Đa dạng hóa các kênh giám sát việc thực hiện các công ước quốc tế và pháp luật có liên quan, đảm bảo tính thực thi và tuân thủ nghiêm các cam kết với quốc tế trong công tác bảo vệ di sản, trong đó Nghị định 109/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về bảo vệ và quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam là căn cứ pháp lý trực tiếp điều chỉnh công tác quản lý, bảo vệ di sản, giúp cho công tác quản lý di sản thế giới nói chung, di sản vịnh Hạ Long nói riêng được triển khai đạt hiệu quả.
Trong thời gian qua, nhiệm vụ quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã được tỉnh Quảng Ninh thực hiện đầy đủ, đúng với Công ước UNESCO 1972 về Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới và luật pháp Việt Nam. Trên cơ sở Tuyên bố giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản TNTG vịnh Hạ Long, cùng với tính toàn vẹn của Di sản là một trong những tham chiếu, Tỉnh đã ban hành các quy chế, quy định đối với công tác quản lý và bảo vệ hiệu quả, chặt chẽ các tài nguyên Di sản như: Quy chế quản lý vịnh Hạ Long, Kế hoạch quản lý tổng hợp Di sản vịnh Hạ Long, Quy định tạm thời về quản lý hoạt động tàu du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long... Đây là cơ sở pháp lý quan trọng trực tiếp điều chỉnh một cách toàn diện đối với Di sản TNTG vịnh Hạ Long. Cùng với đó, nhiều chủ trương, chính sách liên quan của Tỉnh cũng được ban hành, triển khai nhằm tăng cường các hoạt động bảo vệ di sản, hạn chế các tác động tiêu cực từ hoạt động phát triển kinh tế xã hội đến các giá trị di sản11; Đã xây dựng Kế hoạch quản lý Di sản TNTG vịnh Hạ Long giai đoạn 2017 - 2021 và hoàn thành 80% nhiệm vụ, giải pháp trong Kế hoạch12.
1.2. Quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, đảm bảo môi trường kinh doanh du lịch, an ninh trật tự trên vịnh Hạ Long:
- 100% tàu du lịch đang hoạt động trên vịnh Hạ Long đều ký Hợp đồng neo đậu, quay trở, cập cảng, đón trả khách13; Thực hiện phương án quản lý, điều hành tàu chở khách ghép tham quan vịnh Hạ Long tại Cảng tàu quốc tế Tuần Châu; Thực hiện thay thế tàu vỏ gỗ bằng tàu vỏ sắt.
- Định kỳ hàng năm tổ chức đánh giá chất lượng tàu du lịch đảm bảo đáp ứng đủ điều kiện theo quy định nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, an toàn cho tàu du lịch, khách du lịch tham quan vịnh Hạ Long, Bái Tử Long14.
- Giai đoạn 2017-2020 đã tổ chức 815 lượt tuần tra, kiểm soát; Xử phạt 725 trường hợp vi phạm15, phạt tiền trên 1,6 tỷ đồng, số vụ vi phạm giảm dần qua các năm (năm 2017 bằng 90% so với cùng kỳ năm 2016; năm 2018 bằng 96% so với cùng kỳ 2017; năm 2019 giảm 35,9% so với cùng kỳ 2018).
- Lắp đặt 15 hòm thư góp ý tại các điểm tham quan, cảng tàu du lịch Tuần Châu và Cảng tàu Hòn Gai Vinashin, 05 biển đường dây nóng tại các hang động, bãi tắm, điểm kinh doanh dịch vụ trên Vịnh để tiếp nhận ý kiến phản ánh, góp ý của khách du lịch về chất lượng dịch vụ tại Hạ Long16.
1.3. Quản lý, kiểm soát vé tham quan:
Công tác quản lý, kiểm soát vé tham quan vịnh Hạ Long được thực hiện đúng quy định. Mức thu phí được niêm yết công khai tại địa điểm thu phí và công khai trên trang thông tin điện tử của Ban Quản lý vịnh Hạ Long về tên phí, mức thu, phương thức thu, đối tượng nộp, miễn, giảm và văn bản quy định thu phí tham quan vịnh Hạ Long, số tiền thu phí để lại cho Ban Quản lý vịnh Hạ Long được sử dụng là 11% theo quy định tại Nghị quyết số 88/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 của HĐND tỉnh Quảng Ninh, số còn lại (89%) nộp ngân sách nhà nước theo quy định. Tổng thu phí tham quan vịnh Hạ Long giai đoạn 2017 - 2019 đạt trên 3.500 tỷ đồng, đóng góp hàng năm vào ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Ninh (thu nội địa) từ 3,6 - 4%/năm17.
1.4. Công tác phòng chống thiên tai, cháy nổ và tìm kiếm cứu nạn:
- Xây dựng và tổ chức thực tập phương án Phương án phòng chống thiên tai, cháy nổ và tìm kiếm cứu nạn, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, ứng phó sự cố tràn dầu, tại điểm tham quan và diễn tập phòng chống cháy nổ, cứu hộ cứu nạn tại các khu vực kinh doanh dịch vụ chèo đò, kayak trên vịnh Hạ Long.
- Thực hiện kiểm tra định kỳ để kịp thời phát hiện, khắc phục những vấn đề còn tồn tại và bổ sung trang thiết bị cho công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn18; Giai đoạn 2017-2019 giải quyết và xử lý kịp thời 62 vụ việc, sự cố, tai nạn xảy ra trên vịnh Hạ Long19. Số vụ tai nạn, tình huống, sự cố giảm dần qua các năm (năm 2018 giảm 48% so với cùng kỳ năm 2017, năm 2019 giảm 6% so với năm 2018).
- Thành lập Đội liên ngành thường trực cứu hộ cứu nạn trên vịnh Hạ Long20.
1.5. Hợp tác quốc tế trong quản lý Di sản:
- Thường xuyên trao đổi, giữ mối quan hệ mật thiết với Trung tâm Di sản thế giới UNESCO, Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), Mạng lưới các nhà quản lý Di sản thế giới biển, Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, Văn phòng IUCN Việt Nam, Trường Đại học Phủ Osaka (Nhật Bản), Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới21 và các chuyên gia quốc tế về quản lý du lịch bền vững và bảo vệ môi trường thuộc tổ chức UNESCO để thu hút nguồn tài chính, kỹ thuật, kinh nghiệm phục vụ công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản vịnh Hạ Long.
- Duy trì mối quan hệ hợp tác với Mạng lưới các khu bảo tồn biển, Mạng lưới các Di sản thiên nhiên thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển thế giới, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản - JICA, Tổ chức New7wonders.
- Mở rộng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quản lý di sản với Sở Quản lý Di sản Jeju - Hàn Quốc.
- Thông qua hoạt động hợp tác quốc tế, từ năm 2017 đến nay đã có 04 dự án22, chương trình hợp tác về bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững vịnh Hạ Long được các tổ chức quốc tế tài trợ thực hiện.
1.6. Cơ quan quản lý Di sản vịnh Hạ Long:
1.6.1. Ban Quản lý vịnh Hạ Long:
- Là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ tham mưu, đề xuất xây dựng và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách, quy định, chương trình, quy hoạch, kế hoạch, giải pháp để quản lý, bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị Di sản TNTG vịnh Hạ Long theo quy định của pháp luật.
- Ban Quản lý vịnh Hạ Long chịu sự quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam.
- Hiện nay, tổ chức bộ máy của Ban có 10 đơn vị trực thuộc với 382 viên chức, người lao động. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý vịnh Hạ Long từng bước được điều chỉnh, bổ sung, kiện toàn cho phù hợp với tình hình thực tế công tác quản lý Di sản.
1.6.2. Cơ quan, đơn vị, tổ chức phối hợp, tham gia quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản vịnh Hạ Long:
- Các Sở, ngành, địa phương: phối hợp với Ban Quản lý vịnh Hạ Long quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản vịnh Hạ Long theo chức năng, nhiệm vụ được Ủy ban nhân dân tỉnh giao23.
- Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể tỉnh, Trung tâm Truyền thông tỉnh, các cơ quan ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh (Cảng vụ Hàng hải), các tổ chức xã hội - nghề nghiệp (Hiệp hội du lịch Quảng Ninh, Liên minh Hợp tác xã, Chi hội tàu du lịch Hạ Long).
2. Công tác bảo vệ, bảo tồn giá trị Di sản:
2.1. Nghiên cứu khoa học để bảo tồn Di sản:
2.1.1. Bảo tồn giá trị đa dạng sinh học:
- Xây dựng Khung giám sát đa dạng sinh học tổng thể cho khu vực vịnh Hạ Long24; Đã triển khai giám sát 03 hệ sinh thái25 và 05 loài động thực vật đặc hữu, quý hiếm của vịnh Hạ Long26.
- Khảo sát và khoanh vùng bảo tồn 07 khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao27; Nhân rộng mô hình trồng bảo tồn loài lan hài28 và loài bông mộc29.
- Đã ban hành Chỉ thị về bảo vệ nguồn lợi thủy sản30; Quyết định thành lập khu rừng đặc dụng bảo vệ cảnh quan vịnh Hạ Long; Triển khai dự án thành lập khu bảo tồn động thực vật Soi Sim trên vịnh Hạ Long; Thực hiện 02 nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh về bảo vệ giá trị Di sản31.
- Triển khai quy định cấm đánh bắt thủy sản trong vùng bảo vệ tuyệt đối vịnh Hạ Long32; Đã xử lý 227 vụ vi phạm; phạt tiền trên 1,3 tỷ đồng; Lập quy hoạch nuôi trồng thủy sản nằm ngoài khu vực bảo vệ tuyệt đối vịnh Hạ Long.
- Giai đoạn 2017-2020, đã có 55 lượt cán bộ của Ban Quản lý vịnh Hạ Long được cử tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng về bảo tồn đa dạng sinh học33.
2.1.2. Bảo tồn giá trị địa chất - địa mạo:
- Triển khai và ứng dụng kết quả nghiên cứu nhiệm vụ khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng sạt lở, đổ lở và xói lở bờ hệ thống đảo làm cơ sở cho việc quản lý, bảo tồn và khai thác hợp lý giá trị di sản phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội khu vực vịnh Hạ Long và Bái Tử Long” để lắp đặt 13 biển cảnh báo nguy cơ sạt lở trên vịnh và đề xuất giải pháp xử lý khối đá có nguy cơ sạt lở tại cửa ra động Sửng Sốt.
- Thực hiện đo vẽ chi tiết để làm rõ giá trị địa chất địa mạo tại 19 hang động trên vịnh Hạ Long34, xây dựng hồ sơ quản lý 11 hang động35.
- Thường xuyên và định kỳ thực hiện giám sát giá trị địa chất - địa mạo vịnh Hạ Long.
2.1.3. Bảo tồn giá trị văn hóa - lịch sử:
- Khảo sát, khoanh vùng, bảo vệ 03 di tích khảo cổ trên vịnh Hạ Long36; Tổ chức trưng bày 200 hiện vật khảo cổ tại hang Tiên Ông37.
- Triển khai kế hoạch bảo tồn và phát huy một số nét văn hóa vật thể và phi vật thể tiêu biểu của cộng đồng ngư dân làng chài trên vịnh Hạ Long38.
2.2. Bảo vệ môi trường:
- Giai đoạn 2017-2020 đã và đang triển khai thực hiện 14 dự án cải thiện môi trường tỉnh Quảng Ninh, trong đó có các nhiệm vụ, dự án liên quan đến bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long; Hoàn thành 03 dự án về quản lý chất thải rắn39, 01 dự án về đa dạng sinh học40; Đang triển khai 02 dự án về giám sát môi trường41, 03 dự án về ứng phó biến đổi khí hậu42, 01 dự án về quản lý rừng43 và 04 dự án về quản lý môi trường nước44.
- Về thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt:
Rác thải tại các điểm tham quan và tàu du lịch được thu gom, xử lý triệt để; Tổ chức thu gom, xử lý rác thải tại các luồng, tuyến, khu vực tổ chức dịch vụ, bãi triều, bãi cát, chân đảo trên vịnh Hạ Long. Với việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp về bảo vệ môi trường, lượng rác thải được thu gom giảm qua các năm (năm 2017: 2.102 tấn; năm 2018: 815 tấn; năm 2019: 1.029 tấn; năm 2020: > 2 tấn/ngày).
Tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt đô thị đạt 96%.
Lắp đặt thiết bị xử lý nước thải tại 03 điểm du lịch45; 10 thùng rác nổi cỡ lớn trên vịnh Hạ Long; 117 thùng rác tại các điểm tham quan; Lắp đặt 629 thùng rác tại các tuyến phố chính trên khu đô thị và 09 thùng rác nổi ở khu vực ven bờ.
- Về thu gom, xử lý nước thải:
Thành phố Hạ Long có 05 nhà máy và trạm xử lý nước thải đô thị với tổng công suất 17.277 m3/ngày đêm. Hiện tại lượng nước thải được thu gom và xử lý đạt 35% so với tổng công suất các trạm.
68/504 tàu du lịch trên vịnh Hạ Long đã lắp đặt hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cục bộ đảm bảo tiêu chuẩn môi trường QVNC 14:2008/BTNMT; 100% tàu du lịch đã lắp đặt thiết bị phân ly dầu - nước.
100% các khu công nghiệp tập trung ven bờ vịnh có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn và hệ thống giám sát tự động46. Ngành than đã đưa vào vận hành 34 trạm xử lý nước thải mỏ với tổng công suất 17.164 m3/giờ và có thiết bị quan trắc môi trường tự động.
- Từ ngày 01/9/2019, tổ chức ký cam kết với các chủ tàu du lịch, chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ tại cảng tàu du lịch và trên vịnh Hạ Long không sử dụng và bán các sản phẩm từ nhựa dùng một lần47.
- Tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân có công trình nổi trên vịnh Hạ Long thay thế phao xốp bằng vật liệu nổi bền vững48.
- Tổ chức giám sát thường xuyên và giám sát theo chuyên ngành, lĩnh vực các hoạt động kinh tế - xã hội, công tác bảo vệ môi trường trên vịnh Hạ Long và kịp thời xử lý các vi phạm49; Từ năm 2017 đến nay đã xử lý 15 vụ vi phạm quy định về bảo vệ cảnh quan môi trường.
- Quan trắc định kỳ 04 lần/năm chất lượng môi trường nước vịnh Hạ Long tại 43 điểm quan trắc trên vịnh.
3. Công tác phát huy giá trị Di sản TNTG vịnh Hạ Long:
3.1. Phát triển du lịch bền vững:
3.1.1. Các tuyến, điểm và dịch vụ du lịch trên vịnh Hạ Long:
- Trên vịnh Hạ Long có 05 tuyến tham quan, gồm 04 tuyến tham quan vịnh Hạ Long và 01 tuyến kết nối với Cát Bà (thành phố Hải Phòng); 28 điểm/cảnh điểm, trong đó 19 điểm đang đón khách tham quan; 05 cụm điểm lưu trú nghỉ đêm có khả năng tiếp nhận 190 tàu lưu trú neo đậu50; 12 khu vực có hoạt động chèo thuyền kayak, đò chèo tay51; 03 khu vực hoạt động của du thuyền khám phá52; 01 khu vực hoạt động của xuồng cao tốc53.
- Dịch vụ du lịch trên vịnh Hạ Long: tham quan ngắm cảnh, tham quan hang động, tắm biển, lưu trú nghỉ đêm, chèo kayak, đò chèo tay, xuồng cao tốc, tham quan khu vực nuôi cấy, chế tác ngọc trai, mua sắm sản phẩm lưu niệm54, tham quan mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp phát triển du lịch bền vững có trách nhiệm55, tham quan trưng bày khảo cổ56, tham quan tìm hiểu giá trị văn hóa của ngư dân làng chài57, tham quan vịnh Hạ Long bằng trực thăng, thủy phi cơ.
3.1.2. Phát triển du lịch bền vững:
- Xây dựng và triển khai 02 quy định, 02 phương án58 để quản lý các hoạt động dịch vụ du lịch trên vịnh Hạ Long.
- Triển khai Phương án giãn tuyến, phân tải khách du lịch trên vịnh Hạ Long.
- Các tuyến, điểm, sản phẩm du lịch trên vịnh Hạ Long được nghiên cứu, đề xuất bổ sung nhằm khai thác tối đa tiềm năng giá trị của Di sản, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng du lịch vịnh Hạ Long, đáp ứng nhu cầu của khách tham quan59.
- Hạ tầng tại các điểm tham quan trên vịnh Hạ Long được chỉnh trang, tôn tạo đảm bảo tuân thủ theo Quy hoạch, hài hòa với cảnh quan và an toàn cho du khách60; Đầu tư hệ thống báo hiệu kết nối các điểm tham quan với luồng thủy nội địa trên vịnh Hạ Long tại các tuyến tham quan du lịch61.
- Thực hiện gắn nhãn sinh thái cho tàu du lịch hoạt động trên vịnh Hạ Long.
- Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quản lý, phát triển du lịch vịnh Hạ Long62.
3.2. Tổ chức đón tiếp, phục vụ khách tham quan vịnh Hạ Long đảm bảo an toàn, đúng quy định. Giai đoạn 2017-2019, vịnh Hạ Long đón trên 12,4 triệu lượt khách tham quan, tăng bình quân 12%/năm.
3.3. Tập trung đầu tư, nâng cao chất lượng các công trình tu bổ, tôn tạo cơ sở vật chất tại các tuyến, điểm trên vịnh Hạ Long phục vụ khách tham quan63.
3.4. Tuyên truyền, quảng bá vịnh Hạ Long:
- Thực hiện tuyên truyền, quảng bá vịnh Hạ Long trên website, fanpage, facebook vịnh Hạ Long. Giai đoạn 2017 - 2020, thực hiện 483 bài tuyên truyền, quảng bá trên website; 1.212 tin trên fanpage.
- Chỉnh sửa, nâng cấp website halongbay.com.vn bằng 6 thứ tiếng với nhiều nội dung chuyên sâu về vịnh Hạ Long64, tích hợp với các thông tin du lịch thành phố Hạ Long, bổ sung thông tin về tuyến, điểm du lịch, cung cấp cẩm nang hướng dẫn du lịch dành cho khách tham quan.
- Hợp tác truyền thông với 11 cơ quan báo, đài Trung ương và địa phương để tuyên truyền, quảng bá vịnh Hạ Long65.
- Xuất bản và tái bản 07 loại ấn phẩm tuyên truyền với số lượng 11.800 bản; Biên tập 03 loại ấn phẩm tuyên truyền66.
- Bố trí hướng dẫn viên hướng dẫn, thuyết minh theo hành trình cả tuyến tham quan vịnh Hạ Long; Giai đoạn 2017-2020 đã thực hiện hướng dẫn, thuyết minh cho 126.717 lượt khách, cung cấp thông tin cho 54.333 lượt khách.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cộng đồng, chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ di sản67, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Duy trì kết nối website vịnh Hạ Long với website của Trung tâm Di sản thế giới UNESCO, Mạng lưới Di sản biển, Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới, Câu lạc bộ Di sản thế giới tại Việt Nam để trao đổi thông tin, kinh nghiệm và phối hợp tuyên truyền quảng bá phát triển du lịch.
4.1. Ưu điểm:
4.1.1. Công tác quản lý Di sản:
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật từ Trung ương đến địa phương được ban hành, sửa đổi là cơ sở pháp lý quan trọng trong công tác quản lý, bảo tồn Di sản, bảo vệ môi trường, quản lý du lịch và các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra tại Di sản và được phổ biến rộng rãi tới các cơ quan, tổ chức, cộng đồng thực hiện. Bên cạnh hệ thống các quy định cụ thể điều chỉnh các lĩnh vực liên quan đến bảo quản, tu bổ tôn tạo di sản, các quy định về chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm về các lĩnh vực bảo tồn, bảo vệ di sản, du lịch, môi trường, thủy sản, giao thông, xây dựng, cư trú..., đã góp phần ngăn chặn, răn đe đối với các hành vi xâm hại các giá trị di sản, đảm bảo tính hiệu quả và tuân thủ nghiêm minh của pháp luật. Các văn bản pháp lý cũng quy định phân cấp hệ thống các cơ quan quản lý từ Trung ương đến địa phương, phân cấp quản lý và trách nhiệm cụ thể của các bên liên quan trong công tác quản lý, bảo vệ di sản. Với hệ thống văn bản được ban hành kịp thời, đầy đủ, thường xuyên được hệ thống hóa, rà soát, điều chỉnh đã cung cấp một khuôn khổ hành lang pháp lý vững chắc để công tác quản lý, bảo vệ di sản được thực hiện một cách hiệu quả.
- Việc quản lý, giám sát các hoạt động kinh tế - xã hội, đảm bảo môi trường kinh doanh du lịch, an ninh trật tự trên vịnh được triển khai đồng bộ, quyết liệt tạo được sự chuyển biến rõ nét trong quản lý hoạt động dịch vụ; Phương tiện, trang thiết bị cứu hộ cứu nạn được bổ sung tăng cường; Phí tham quan được quản lý, kiểm soát chặt chẽ, đúng quy định.
- Tổ chức bộ máy quản lý Di sản được sắp xếp, kiện toàn; Cơ chế phối hợp liên ngành được tăng cường; cơ quan quản lý Di sản chủ động ký kết và triển khai thực hiện Quy chế phối hợp quản lý, bảo vệ Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long với các đơn vị liên quan, huy động kịp thời, thường xuyên các nguồn lực, tạo sức mạnh quản lý tổng thể, toàn diện, thống nhất đối với Di sản; Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm về nhận thức và ứng xử đối với Di sản của đội ngũ những người làm công tác quản lý, bảo tồn đã có những bước trưởng thành và ngày càng được nâng cao.
- Công tác quản lý, bảo vệ vịnh Hạ Long nhận được sự quan tâm, ủng hộ của Chính phủ, Bộ ngành trung ương, của các chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức, cá nhân ở trong nước và quốc tế; các lĩnh vực hợp tác với UNESCO được đẩy mạnh.
4.1.2. Công tác bảo vệ, bảo tồn giá trị Di sản:
Công tác nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học được quan tâm, tập trung thực hiện; Việc quản lý, giám sát các hoạt động kinh tế - xã hội, đảm bảo môi trường kinh doanh du lịch, an ninh trật tự trên vịnh được triển khai đồng bộ, quyết liệt tạo được sự chuyển biến rõ nét trong quản lý hoạt động dịch vụ; Môi trường vịnh Hạ Long được tập trung quản lý theo hướng kiểm soát tốt nguồn thải, chất lượng môi trường nước được quan trắc, đánh giá định kỳ; Các giá trị của vịnh Hạ Long được quản lý, bảo vệ tốt theo các yêu cầu đề ra.
4.1.3. Phát huy giá trị vịnh Hạ Long:
Các công trình, dự án đầu tư, tu bổ, tôn tạo được thực hiện đảm bảo quy định pháp luật hiện hành; Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch được quan tâm, tập trung thực hiện; Công tác đón tiếp, phục vụ khách tham quan được thực hiện chu đáo, đảm bảo an ninh, an toàn; Hoạt động du lịch trên vịnh Hạ Long được quan tâm thực hiện.
4.2. Hạn chế, tồn tại:
4.2.1. Công tác quản lý di sản:
- Một số loại hình vui chơi giải trí trên vịnh Hạ Long chưa có quy định quản lý (thuyền rồng, du thuyền khám phá, thuyền buồm, lặn biển).
- Còn có mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế - xã hội đa ngành với yêu cầu bảo vệ tính toàn vẹn, nguyên trạng và môi trường thiên nhiên của khu Di sản.
- Công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong quản lý các lĩnh vực trên vịnh Hạ Long có lúc còn chưa kịp thời, chặt chẽ.
- Việc áp dụng công nghệ số trong quản lý di sản còn hạn chế68.
4.2.2. Công tác bảo vệ, bảo tồn giá trị Di sản:
- Còn tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường từ việc thu gom và xử lý chưa triệt để nước thải đô thị, rác thải sinh hoạt của các phương tiện vận tải thủy nội địa (tàu, xà lan, đò...) và phương tiện đánh bắt hải sản.
- Công tác nghiên cứu khoa học phục vụ bảo tồn di sản chưa được đầu tư tương xứng; Chưa thực hiện đánh giá sức tải vịnh Hạ Long.
- Các hoạt động bảo vệ, bảo tồn di sản từ khu vực vùng đệm chưa được quan tâm đúng mức.
4.2.3. Công tác phát huy giá trị Di sản:
- Sản phẩm, dịch vụ du lịch tại Hạ Long còn đơn điệu, thiếu tính độc đáo, đa dạng, chủ yếu phát triển dựa trên các giá trị tài nguyên sẵn có và các giá trị tự nhiên thuận lợi tại khu vực trung tâm là chính; Nhiều khu vực có cảnh quan đẹp, độc đáo, một số tiềm năng của Di sản chưa được phát huy một cách tương xứng, do đó chưa xây dựng được các sản phẩm du lịch chất lượng cao, du lịch cao cấp để thu hút thị trường khách du lịch có khả năng chi trả cao và tăng thời gian lưu trú của khách.
- Công tác cung cấp thông tin, quảng bá du lịch còn hạn chế, chưa đồng bộ.
4.3. Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại:
- Về khách quan: Địa bàn quản lý di sản trải rộng, môi trường biển, đảo diễn ra nhiều hoạt động kinh tế - xã hội gây khó khăn cho công tác kiểm tra, giám sát cũng như quản lý, bảo vệ các giá trị của di sản. Biến đổi khí hậu, nước biển dâng làm gia tăng các tai biến thiên nhiên, gây ảnh hưởng đến cấu trúc địa chất, tác động đến hệ sinh thái, giá trị di sản.
- Về chủ quan: Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ, bảo tồn di sản chưa được thực hiện thường xuyên, sâu rộng; Nhận thức về phát triển du lịch bền vững gắn với bảo vệ, gìn giữ di sản của một số tổ chức, cá nhân còn hạn chế. Công tác kiểm tra, giám sát đôi lúc chưa thường xuyên, cơ chế phối hợp, cộng quản chưa chặt chẽ; Một số chế tài xử lý các hành vi vi phạm còn chưa đủ sức ngăn ngừa, răn đe các đối tượng vi phạm dẫn đến còn hiện tượng tái phạm. Tính dự báo, định hướng trong xây dựng một số chỉ tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch quản lý Di sản chưa sát với thực tế. Thu hút các nguồn tài trợ chưa hiệu quả.
IV. DỰ BÁO NGUY CƠ TÁC ĐỘNG ĐẾN DI SẢN VỊNH HẠ LONG
1. Nguy cơ phát sinh từ nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển đô thị và du lịch:
- Hoạt động xây dựng các khu đô thị và hạ tầng ven bờ vịnh Hạ Long làm thu hẹp không gian sinh tồn của các hệ sinh thái ven bờ, gây bồi lắng, thay đổi dòng chảy.
- Nước thải, rác thải tù hoạt động dân cư và phát triển kinh tế - xã hội chưa được xử lý hoặc xử lý chưa triệt để gây ô nhiễm cục bộ ven bờ vịnh.
2.1. Hoạt động du lịch
- Số lượng khách du lịch ngày càng tăng dẫn tới sự gia tăng lượng chất thải, rác thải từ dịch vụ du lịch, gây ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan khu Di sản.
- Lượng khách du lịch tập trung đông tại điểm tham quan trong những ngày cao điểm gây tắc nghẽn cục bộ, ảnh hưởng tới thẩm mỹ, môi trường và hệ sinh thái của điểm tham quan69.
- Sự gia tăng về mật độ và cường độ hoạt động của các tàu du lịch trên vịnh Hạ Long có thể gây đục dòng chảy, tăng lượng chất thải ra Vịnh.
2.2. Hoạt động công nghiệp, dịch vụ:
- Nước thải của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, hoạt động kinh doanh xăng dầu ven bờ vịnh đã có hệ thống xử lý nước thải nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nếu không được giám sát chặt chẽ.
- Nước thải từ các mỏ than chưa được xử lý triệt để là nguồn gây ô nhiễm môi trường vịnh Hạ Long.
2.3. Hoạt động nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản:
- Các hành vi khai thác thủy sản trái phép gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, môi trường sinh thái vịnh Hạ Long.
- Các nhà máy chế biến thủy sản tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường vịnh.
3. Nguy cơ do yếu tố thiên nhiên:
- Những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như: mưa lớn, bão, lốc xoáy, ngập lụt, trượt/sạt lở đất đá... gây bồi lắng đáy vịnh và làm suy giảm môi trường sống của các loài động, thực vật.
- Nước biển dâng gây ảnh hưởng đến cấu trúc địa chất và các quần xã thủy sinh. Các thảm họa thiên nhiên làm ảnh hưởng hoặc thay đổi cảnh quan, các giá trị của di sản.
Bảo vệ tính toàn vẹn, giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản TNTG vịnh Hạ Long; Nâng cao vai trò và hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với Di sản; Tạo sự chuyển biến thực sự về nhận thức và hành động của cộng đồng đối với việc bảo vệ, bảo tồn Di sản; Triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nhằm quản lý, bảo vệ và khai thác, phát huy bền vững giá trị vịnh Hạ Long, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng Quảng Ninh là tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại phát triển nhanh, mạnh mẽ và bền vững, xứng đáng là một trong những trung tâm phát triển của miền Bắc và trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2030.
2.1. Về công tác quản lý Di sản:
2.1.1. Mục tiêu:
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản.
- Các giá trị của Di sản ở vùng I (khu vực Di sản thế giới) được bảo vệ nguyên trạng; Vùng II (vùng đệm) của khu Di sản được quản lý, phát huy hiệu quả; Các tài nguyên của Di sản, các hoạt động kinh tế - xã hội trên vịnh Hạ Long được giám sát và quản lý chặt chẽ.
2.1.2. Chỉ tiêu:
- Vịnh Hạ Long được công bố là Khu du lịch.
- Vịnh Hạ Long được công nhận là Khu Bảo tồn thiên nhiên.
- Ban hành Quy hoạch tổng thể Di sản TNTG vịnh Hạ Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Ban hành Phương án quản lý du lịch vịnh Hạ Long.
- Thành lập Trung tâm khách du lịch tham quan vịnh Hạ Long.
- 100% tàu du lịch trên vịnh Hạ Long được áp dụng công nghệ hiện đại trong giám sát hành trình hoạt động.
2.2. Về công tác bảo vệ, bảo tồn giá trị Di sản:
2.2.1. Mục tiêu:
Bảo tồn nguyên trạng các giá trị nổi bật toàn cầu về cảnh quan thiên nhiên và địa chất địa mạo của di sản vịnh Hạ Long được UNESCO ghi nhận theo các tiêu chí (vii) và (viii) của Công ước quốc tế về bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên thế giới; Các thuộc tính cấu thành lên giá trị nổi bật toàn cầu của di sản được bảo vệ hiệu quả; Chất lượng môi trường nước của Di sản TNTG vịnh Hạ Long và khu vực vùng đệm đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển (QCVN 10-MT:2015/BTNMT).
2.2.2. Chỉ tiêu:
- Tỷ lệ các đảo đá, hang động, tùng, áng và bãi cát trong khu vực Di sản TNTG vịnh Hạ Long được bảo vệ, không bị tác động tiêu cực bởi con người đạt 100%70.
- Tỷ lệ điện tích các hệ sinh thái (rừng đặc dụng bảo vệ cảnh quan, rừng ngập mặn, tùng - áng, hang động) trong khu vực Di sản TNTG vịnh Hạ Long được bảo vệ khỏi tác động tiêu cực của con người đạt 100%71.
- Tỷ lệ các rạn san hô trong khu vực Di sản TNTG vịnh Hạ Long được bảo vệ đạt 100%, trong đó các rạn san hô có độ phủ 30% trở lên được khoanh vùng, bảo vệ nghiêm ngặt72.
- Tỷ lệ các loài đặc hữu, quý hiếm phân bố tại khu Di sản được bảo vệ khỏi tác động tiêu cực của con người đạt 100%73; 03 quần thể cỏ biển được bảo vệ nghiêm ngặt74.
- Tỷ lệ các di chỉ khảo cổ đã khảo sát, đánh giá hiện trạng trong khu vực Di sản TNTG vịnh Hạ Long được bảo vệ không bị tác động tiêu cực bởi yếu tố tự nhiên và hoạt động kinh tế - xã hội đạt 100%; Tỷ lệ di chỉ được thăm dò khảo cổ đạt 40%75.
- Tỷ lệ thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt tại các điểm tham quan, tàu du lịch và các cơ sở hoạt động dịch vụ du lịch trong vùng lõi di sản TNTG vịnh Hạ Long đạt 100%; Tỷ lệ thu gom, xử lý nước thải từ hoạt động khai thác, kinh doanh than đạt 100%; Tỷ lệ thu gom, xử lý nước thải tại các khu đô thị tập trung (Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn) đạt trên 65%; Tỷ lệ khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang hoạt động ở ven bờ vịnh có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường đạt 100%; Tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn phấn đấu đạt trên 99%76.
2.3. Về phát huy giá trị Di sản:
2.3.1. Mục tiêu:
Xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao dựa trên các giá trị điển hình, tài nguyên thiên nhiên phong phú của vịnh Hạ Long, được khai thác ở tầm quốc gia và quốc tế; Mở rộng không gian du lịch nhằm thu hút và điều tiết lượng khách tham quan vịnh Hạ Long đến vịnh Bái Tử Long và các khu vực xung quanh; Góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch của tỉnh Quảng Ninh, hướng tới phân khúc thị trường khách du lịch chi trả cao; Thúc đẩy chính sách phát triển kinh tế đêm và tăng thu ngân sách địa phương từ dịch vụ du lịch.
2.3.2. Chỉ tiêu:
- Giữ nguyên 05 luồng, tuyến tham quan hiện đang khai thác; Phát triển thêm 01 luồng, tuyến tham quan ven bờ và 03 luồng, tuyến tham quan mới trên vịnh Hạ Long dành cho du thuyền khám phá.
- Phát triển thêm 01 sản phẩm du lịch tham quan cảnh quan khu vực ven bờ và 01 sản phẩm du lịch mới trên vịnh Hạ Long77.
- Đưa vào khai thác sản phẩm du lịch tham quan vịnh Hạ Long bằng du thuyền khám phá.
- Tổ chức, khai thác các tuyến tham quan kết nối vịnh Hạ Long với các điểm du lịch được công bố tại vịnh Bái Tử Long; Kết nối vịnh Hạ Long với Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng (Hoành Bồ - Thành phố Hạ Long).
- Không phát sinh mới tàu du lịch; Tỷ lệ tàu du lịch vỏ gỗ được thay thế bằng tàu vỏ thép hoặc chất liệu tương đương đạt 50%.
Các giá trị nổi bật toàn cầu, các thuộc tính cấu thành lên giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản TNTG vịnh Hạ Long được giám sát định kỳ và bảo vệ nguyên trạng theo đúng cam kết với quốc tế, luật pháp Việt Nam và thích ứng với biến đổi khí hậu; Chất lượng môi trường nước của vịnh Hạ Long và khu vực vùng đệm tiếp tục được quan trắc định kỳ, đảm bảo đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển; Các hoạt động kinh tế xã hội trên vịnh Hạ Long được quản lý đầy đủ bằng quy định pháp luật và được quản lý, giám sát bằng công nghệ hiện đại. Khu vực vùng đệm của Di sản được quy hoạch phát triển hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, kết hợp với các loại hình du lịch sinh thái trên vịnh Hạ Long tạo thành chuỗi sản phẩm du lịch chất lượng cao, cao cấp của trung tâm du lịch quốc tế tỉnh Quảng Ninh và được thị trường thế giới ghi nhận. Vịnh Hạ Long tiếp tục là nền tảng, hạt nhân cho sự phát triển toàn diện, bền vững của tỉnh Quảng Ninh.
VI. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP VÀ NHIỆM VỤ CỤ THỂ
Căn cứ các mục tiêu chiến lược của Ủy ban Di sản thế giới về bảo tồn Di sản thế giới quy định tại Đoạn 26 Hướng dẫn thực hiện Công ước Di sản thế giới78 và các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch quản lý Di sản TNTG vịnh Hạ Long giai đoạn 2021-2025, gồm các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể sau:
1. Về công tác quản lý Di sản:
1.1. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về di sản:
- Xây dựng, rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản.
- Xây dựng và triển khai Quy hoạch tổng thể Di sản TNTG vịnh Hạ Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Xây dựng Phương án quản lý du lịch vịnh Hạ Long.
- Phân vùng quản lý và tổ chức cắm mốc xác định ranh giới các khu vực bảo vệ Di sản trên thực địa.
1.2. Tiếp tục kiện toàn, đổi mới tổ chức bộ máy cơ quan quản lý Di sản:
Nghiên cứu, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý vịnh Hạ Long để quản lý hiệu quả khu Di sản vịnh Hạ Long, khu rừng đặc dụng bảo vệ cảnh quan vịnh Hạ Long, Khu du lịch vịnh Hạ Long và Khu Bảo tồn thiên nhiên vịnh Hạ Long nhằm phát huy tối đa nguồn lực hiện có, hướng đến trở thành một cơ quan đầu mối quản lý toàn diện các lĩnh vực hoạt động trong khu vực Di sản thế giới.
1.3. Giám sát định kỳ tình trạng bảo tồn Di sản TNTG vịnh Hạ Long:
Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch giám sát định kỳ tình trạng bảo tồn giá trị cảnh quan thẩm mỹ, giá trị địa chất địa mạo, giá trị đa dạng sinh học, giá trị văn hóa lịch sử và chất lượng môi trường vịnh Hạ Long theo hướng dẫn tại Nghị đinh số 109/2017/NĐ-CP ngày 21/9/2017 của Chính phủ về bảo vệ và quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên ở Việt Nam;
2. Về công tác bảo tồn giá trị Di sản:
2.1. Bảo vệ, bảo tồn các giá trị, tài nguyên và môi trường của Di sản:
- Xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý và triển khai chương trình giám sát, bảo vệ giá trị địa chất địa mạo, hệ sinh thái tại 775 đảo đá, 49 hang động, 42 tùng, 81 áng, 193 bãi cát tại khu vực vùng lõi Di sản; Khoanh vùng và bảo vệ nghiêm ngặt 05 rạn san hô có độ phủ từ 30% trở lên79; Giám sát, bảo vệ nghiêm ngặt 102 loài nguy cấp quý hiếm, 27 loài đặc hữu và các khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao trên vịnh Hạ Long80; Kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại trong khu vực vịnh Hạ Long.
- Quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt diện tích 5.032,22 ha rừng trên núi đá vôi đã được quy hoạch là rừng đặc dụng.
- Khoanh vùng, bảo vệ 10,34 ha rừng ngập mặn trong vùng lõi Di sản; Xây dựng phương án bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn tại khu vực ven bờ vịnh Hạ Long81.
- Kiểm kê, lập hồ sơ khoa học, xây dựng bản đồ phân bố và xây dựng phương án quản lý, bảo vệ các di tích lịch sử và 07 địa điểm khảo cổ trên vịnh Hạ Long; Khai quật di chi khảo cổ tại hang Trống, hang Trinh Nữ và động Mê Cung để phát huy giá trị văn hóa lịch sử.
- Triển khai kiểm kê, nhận diện, sưu tầm toàn diện các giá trị văn hóa phi vật thể của vịnh Hạ Long; Lựa chọn những giá trị văn hóa phi vật thể tiêu biểu để khôi phục và phát triển thành sản phẩm du lịch độc đáo của vịnh Hạ Long, phục vụ phát triển du lịch.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ và có giải pháp khắc phục các hoạt động tác động tiêu cực đối với môi trường vịnh Hạ Long; Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thu gom, xử lý nước thải tại các khu đô thị, khu công nghiệp... trên địa bàn thành phố Hạ Long, Cẩm Phả và các địa phương liên quan; Triển khai áp dụng các giải pháp khoa học, hiệu quả để xử lý nước thải sinh hoạt, nước la canh đối với tàu du lịch.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và tăng cường công tác kiểm tra, xác nhận hoàn thành nội dung đánh giá tác động môi trường theo cam kết của các dự án.
2.2. Công tác đầu tư, tu bổ tôn tạo: Thực hiện đầu tư, tu bổ tôn tạo và hoàn thiện hạ tầng các điểm tham quan thuộc các luồng, tuyến du lịch hiện đang khai thác, các điểm tham quan thuộc phương án giãn tuyến và luồng, tuyến tham quan dành cho du thuyền khám phá theo quy định của Luật Đầu tư công và trình tự, quy định pháp luật liên quan; Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định chủ trương từng dự án cụ thể.
3. Về công tác phát huy giá trị Di sản:
3.1. Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch đang khai thác:
- Thực hiện thay thế tàu du lịch vỏ gỗ bằng tàu vỏ thép hoặc chất liệu tương đương.
- Quản lý chặt chẽ môi trường kinh doanh du lịch; Giải quyết triệt để tình trạng đeo bám, bán hàng rong, ăn xin, cò mồi, ép giá.
- Đa dạng hóa sản phẩm du lịch và cải thiện chất lượng dịch vụ du lịch gắn với bảo vệ môi trường nhằm nâng cao thương hiệu du lịch vịnh Hạ Long.
- Nghiên cứu, xây dựng các giải pháp cụ thể để điều tiết lượng khách tham quan và quy hoạch phát triển dịch vụ du lịch phù hợp với khả năng chịu tải của tài nguyên và môi trường di sản để giảm thiểu tối đa những tác động từ các hoạt động du lịch đến di sản.
3.2. Phát triển các sản phẩm du lịch mới đặc thù:
- Tổ chức, khai thác sản phẩm du lịch tham quan cảnh quan khu vực ven bờ; Tham quan khu vực hòn Cát Oăn - Hòn xếp, khu vực đảo Đầu Bê và khu vực Bái Đông - Ra Cát bằng du thuyền khám phá.
- Du lịch tắm biển tại các bãi tắm mini ven chân đảo, tổ chức các hoạt động tập thể teambuilding, cắm trại, tiệc nhẹ...
- Du lịch sinh thái trong các tùng, áng: câu cá giải trí, lặn biển ngắm san hô.
- Du lịch văn hóa gắn với đời sống cộng đồng làng chài xưa: Đua thuyền truyền thống, lễ hội, trải nghiệm Một ngày làm ngư dân tại làng chài Vông Viêng, làng chài Cửa Vạn: đan lờ, lưới đánh cá, tham gia đánh bắt cá, câu mực và thưởng thức các sản phẩm đánh bắt theo cách chế biến truyền thống của ngư dân trên vịnh Hạ Long.
3.3. Phát triển sản phẩm du lịch chuyên đề về giá trị của Di sản:
- Sản phẩm du lịch dựa trên khai thác giá trị địa chất địa mạo:
Tham quan Công viên địa chất Hạ Long để tìm hiểu lịch sử hình thành của vịnh Hạ Long.
Leo núi, tham quan, khám phá hang động còn nguyên sơ.
- Sản phẩm du lịch dựa trên khai thác giá trị đa dạng sinh học: kết hợp tham quan Công viên địa chất Hạ Long và tham quan, tìm hiểu về các loài đặc hữu ở vịnh Hạ Long tại Bảo tàng đa dạng sinh học trên đảo Soi Sim.
- Sản phẩm du lịch dựa trên khai thác giá trị văn hóa lịch sử: kết hợp tham quan Công viên địa chất Hạ Long với tìm hiểu về giá trị văn hóa làng chài tại Trung tâm Văn hóa nổi Cửa Vạn, làng chài Vông Viêng, làng chài Cửa Vạn và tham quan các địa điểm khảo cổ giới thiệu về Văn hóa Soi Nhụ - Văn hóa Cái Bèo - Văn hóa Hạ Long.
3.4. Tổ chức không gian du lịch:
- Xây dựng, phát triển thành phố Hạ Long trở thành trung tâm du lịch biển văn minh, thân thiện, trung tâm dịch vụ - du lịch quốc gia đẳng cấp quốc tế, gắn với bảo tồn, phát huy giá trị Di sản TNTG vịnh Hạ Long phù hợp với yêu cầu tăng trưởng xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Tổ chức, khai thác các tuyến tham quan kết nối vịnh Hạ Long với các điểm du lịch được công bố tại vịnh Bái Tử Long.
- Tổ chức, khai thác tuyến tham quan kết nối vịnh Hạ Long với Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng (Hoành Bồ - Thành phố Hạ Long).
- Tổ chức tuyến tham quan cảnh quan ven bờ di sản kết hợp thưởng thức văn hóa nghệ thuật dân gian với dự án biểu diễn thực cảnh “Mơ về Hạ Long”.
- Tiếp tục triển khai dự án “Ba Di sản - Một điểm đến”: vịnh Hạ Long (Việt Nam) - Luang Prabang (Lào) - Ban Chiang (Thái Lan).
3.5. Xây dựng Trung tâm du khách tham quan vịnh Hạ Long để cung cấp thông tin cho khách du lịch, điều phối hoạt động du lịch vịnh Hạ Long và phát triển sản phẩm du lịch thông minh, du lịch sáng tạo, du lịch thực tế ảo...
- Tăng cường quản lý Nhà nước về Di sản và du lịch, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển du lịch với phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân trong vùng Di sản.
- Xây dựng chính sách khuyến khích, thu hút cộng đồng tham gia phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, đảm bảo an ninh quốc phòng trên vùng vịnh Hạ Long.
- Xây dựng chương trình khuyến khích hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng ngư dân trên vịnh Hạ Long.
- Duy trì tổ chức các chương trình, phong trào bảo vệ môi trường “Ngày Chủ nhật xanh”, “Ngày thứ 7 tình nguyện”, “Toàn dân làm vệ sinh môi trường vì một Hạ Long xanh” .
5. Tuyên truyền, quảng bá, giáo dục cộng đồng:
- Xây dựng các chương trình, kế hoạch tổng thể nhằm tuyên truyền, giáo dục cộng đồng tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và cộng đồng đối việc bảo vệ, bảo tồn, phát huy giá trị Di sản vịnh Hạ Long; Nghiên cứu, lồng ghép chương trình giáo dục bảo vệ di sản vào các cấp học phổ thông phù hợp với chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Xây dựng, triển khai kế hoạch tuyên truyền, quảng bá vịnh Hạ Long trong và ngoài nước trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua đường hàng không, cửa khẩu quốc tế và các hội nghị, hội thảo, xúc tiến du lịch trong và ngoài nước.
6. Kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trên vịnh Hạ Long:
- Tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành, địa phương với cơ quan quản lý Di sản vịnh Hạ Long trong công tác quản lý, giám sát các hoạt động kinh tế xã hội và kiểm tra, xử lý vi phạm trên vịnh Hạ Long, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch.
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ các công trình xây dựng và các hoạt động kinh tế - xã hội ở khu vực vùng lõi, vùng đệm và khu vực ven bờ vịnh để đảm bảo hạn chế tối đa tác động đến cảnh quan thẩm mỹ khu Di sản.
- Kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các hành vi khai thác thủy sản, động, thực vật trái phép; các hành vi buôn bán, tiêu thụ các loài động vật hoang dã nguy cấp và phóng sinh các loài ngoại lai xâm hại trên vịnh Hạ Long.
- Kiểm tra, giám sát các nguồn gây ô nhiễm môi trường trên vịnh Hạ Long; ngăn ngừa, giảm thiểu rác thải nhựa; Vận hành hiệu quả hệ thống các trạm quan trắc môi trường tự động.
- Thanh, kiểm tra hoạt động của du lịch lữ hành, hướng dẫn viên; kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về môi trường kinh doanh du lịch.
- Kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm quy định về an ninh trật tự, an toàn xã hội trên vịnh Hạ Long.
- Kiểm tra, giám sát các tổ chức, doanh nghiệp vận tải khách du lịch thực hiện đúng các quy định pháp luật về phòng cháy chữa cháy, đảm bảo an toàn cho phương tiện; thực hiện các giải pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy nổ và các nguy cơ khác trên tàu du lịch ảnh hưởng tới khách du lịch tham quan, lưu trú trên vịnh Hạ Long.
7. Ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn:
- Xây dựng Kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu cho Di sản TNTG vịnh Hạ Long.
- Xây dựng Phương án phòng chống thiên tai, cháy nổ và tìm kiếm cứu nạn, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, ứng phó sự cố tràn dầu trên vịnh Hạ Long.
- Định kỳ tổ chức tập huấn, nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng ứng phó với thảm họa thiên nhiên cho các lực lượng cán bộ quản lý, cán bộ chuyên trách và các tổ chức cá nhân, cộng đồng; Phát triển, nâng cao kỹ năng cho các cán bộ làm công tác tìm kiếm cứu nạn của Ban Quản lý vịnh Hạ Long, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tỉnh và các cơ quan có liên quan.
8. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác vùng, quốc gia và quốc tế:
8.1. Hợp tác vùng, quốc gia:
- Tăng cường hợp tác với Ban/Trung tâm quản lý các khu Di sản thế giới trong nước, các địa phương để phối hợp và trao đổi kinh nghiệm quản lý, bảo tồn Di sản; Thu hút đầu tư, phát triển nguồn nhân lực.
- Phối hợp với thành phố Hải Phòng: Xây dựng hồ sơ đề cử Di sản TNTG “Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà“ là Di sản thế giới; Xây dựng cơ chế phối hợp quản lý, bảo tồn và khai thác giá trị Di sản phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giữa các địa phương; Phát triển các tour du lịch biển đảo, nghỉ dưỡng, sinh thái kết hợp quần thể vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long với Quần đảo Cát Bà.
8.2. Hợp tác quốc tế:
- Duy trì hợp tác quốc tế với Ủy ban Di sản thế giới, Trung tâm di sản thế giới, Mạng lưới di sản biển, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới - IUCN và các chuyên gia quốc tế để hỗ trợ kinh nghiệm phục vụ nhiệm vụ quản lý, bảo vệ di sản vịnh Hạ Long.
- Thực hiện nghiêm các cam kết đối với quốc tế trong việc thực hiện Công ước quốc tế 1972 về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, các Công ước quốc tế liên quan và các nghị quyết, khuyến nghị của Ủy ban Di sản thế giới về công tác bảo tồn vịnh Hạ Long.
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và đào tạo, nâng cao năng lực quản lý Di sản.
9. Ứng dụng công nghệ thông minh trong quản lý, bảo vệ và phát huy Di sản vịnh Hạ Long:
- Lắp đặt hệ thống giám sát hành trình (AIS) trong giám sát tàu thuyền hoạt động trên vịnh Hạ Long, vé điện tử; Lắp đặt camera giám sát và hệ thống truyền tải dữ liệu WLAN trong kiểm soát vé, khách tham quan vịnh Hạ Long.
- Ứng dụng công nghệ số, số hóa dữ liệu... trong công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị Di sản vịnh Hạ Long.
10. Phát triển nguồn nhân lực về công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị Di sản:
- Tổ chức kiểm tra, sát hạch định kỳ, đào tạo, đào tạo lại đội ngũ hướng dẫn viên du lịch trên vịnh Hạ Long; Tổ chức các chương trình đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý Di sản về các lĩnh vực chuyên ngành địa chất, sinh học, văn hóa, quản lý môi trường, các chương trình tập huấn, hội thảo chuyên đề về Di sản TNTG vịnh Hạ Long.
- Tập huấn nghiệp vụ hướng dẫn, du lịch cho đội ngũ hướng dẫn viên, nhân viên làm dịch vụ du lịch, nghiệp vụ cứu hộ cứu nạn, phòng cháy chữa cháy cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trên vịnh Hạ Long.
- Tôn vinh và có chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân nắm giữ và truyền dạy, phổ biến văn hóa phi vật thể vịnh Hạ Long.
1. Nguồn kinh phí:
- Nguồn ngân sách Trung ương.
- Nguồn ngân sách địa phương.
- Nhiệm vụ chi thường xuyên của các đơn vị.
- Nguồn thu phí tham quan vịnh Hạ Long.
- Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ.
- Nguồn huy động xã hội hóa, nguồn tài trợ.
- Nguồn thu hợp pháp khác.
2. Đối với nhiệm vụ của các đơn vị, địa phương: sử dụng nguồn chi thường xuyên của các đơn vị, địa phương để thực hiện nhiệm vụ.
3. Đối với các dự án đầu tư: Các đơn vị, địa phương lập kế hoạch đầu tư từng năm, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định chủ trương từng dự án cụ thể, thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công và các quy định pháp luật liên quan.
- Chủ trì thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Phụ lục của Kế hoạch.
- Tham mưu xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật để quản lý, bảo tồn và phát huy Di sản vịnh Hạ Long.
- Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trương triển khai các dự án cần thực hiện để đảm bảo đạt được các mục tiêu của Kế hoạch quản lý.
- Triển khai hiệu quả Quyết định số 3363/QĐ-UBND ngày 31/8/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt thành lập khu rừng đặc dụng bảo vệ cảnh quan vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
- Đôn đốc, giám sát, tổng hợp, đánh giá và định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị, địa phương được giao tại Kế hoạch này.
- Thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản TNTG vịnh Hạ Long (ban hành theo Quyết định số 06/2019/QĐ-UBND ngày 29/01/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh).
- Thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Phụ lục của Kế hoạch và phối hợp với Ban Quản lý vịnh Hạ Long triển khai các nhiệm vụ:
2.1. Sở Giao thông vận tải:
- Tham mưu quy hoạch hệ thống cảng, bến đón khách tham quan trên vịnh Hạ Long, khu vực hoạt động của phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hạ Long tiếp tục thực hiện phương án thay thế tàu du lịch vỏ gỗ trên vịnh Hạ Long bằng tàu vỏ thép, hoặc vật liệu tương đương.
- Nghiên cứu, đề xuất phương án giảm thiểu tác động đến cảnh quan môi trường từ hoạt động bốc xếp, sang tải các hàng hóa tại khu vực Cửa Dứa; Nghiên cứu phương án quản lý, giảm thiểu hoạt động của luồng đường thủy nội địa cắt ngang qua vùng lõi Di sản vịnh Hạ Long.
2.2. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Thực hiện giám sát và phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm về môi trường đối với dự án thực hiện ở trên và xung quanh vịnh Hạ Long.
- Chủ trì và phối hợp với các đơn vị có liên quan lập và quản lý hồ sơ tài nguyên hải đảo theo quy định tại Thông tư số 18/2016/TT-BTNMT ngày 25/7/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2.3. Sở Văn hóa và Thể thao:
- Phối hợp với Ban Quản lý vịnh Hạ Long kiểm kê, lập hồ sơ khoa học để quản lý, bảo vệ và thuyết minh các di tích lịch sử và các địa điểm khảo cổ trên vịnh Hạ Long.
- Tham mưu ban hành các cơ chế chính sách về công tác quản lý Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.
- Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý vịnh Hạ Long và các đơn vị, địa phương liên quan phối hợp, hỗ trợ các cơ quan thuộc thành phố Hải Phòng xây dựng và hoàn thiện hồ sơ đề cử Di sản thế giới “Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà“.
2.4. Sở Du lịch:
- Tham mưu công bố Khu du lịch vịnh Hạ Long.
- Triển khai hiệu quả Đề án tổng thể về quản lý, phát triển sản phẩm du lịch biển đảo vịnh Hạ Long - vịnh Bái Tử Long - Vân Đồn - Cô Tô.
- Phối hợp với Ban Quản lý vịnh Hạ Long và các đơn vị liên quan xây dựng quy định quản lý các hoạt động du lịch trên vịnh Hạ Long.
- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế khuyến khích các tàu du lịch tham gia, hoàn thiện nhãn sinh thái Cánh buồm xanh và đạt các tiêu chí của nhãn sinh thái quốc tế.
2.5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Quản lý, giám sát các doanh nghiệp, hộ dân được giao mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản trên vịnh; Phối hợp với các ngành, đơn vị kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm các quy định pháp luật liên quan đến thủy sản.
- Phối hợp với Ban Quản lý vịnh Hạ Long xây dựng sản phẩm du lịch nghề cá giải trí trên vịnh Hạ Long.
2.6. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Thẩm định dự án đầu tư theo thẩm quyền và phân cấp; Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý nguồn vốn theo quy định pháp luật.
2.7. Sở Tài chính: Tham mưu bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách để thực hiện các chương trình, dự án về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản TNTG vịnh Hạ Long.
2.8. Sở Công Thương và Cục Quản lý thị trường tỉnh:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan tăng cường công tác quản lý thị trường đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ trên vịnh Hạ Long, xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi gian lận, nâng giá bất hợp lý, bán hàng giả, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Phối hợp với Ban Quản lý vịnh Hạ Long ban hành hợp đồng mẫu đối với các hoạt động dịch vụ trên vịnh Hạ Long.
2.9. Sở Xây dựng: Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao thực hiện quản lý nhà nước đối với các hoạt động tu bổ, tôn tạo thuộc vùng I (khu vực Di sản thế giới) và hoạt động xây dựng thuộc vùng II (vùng đệm) vịnh Hạ Long.
2.10. Sở Khoa học và Công nghệ:
- Chủ trì thẩm định các công nghệ ứng dụng vào công tác quản lý, bảo tồn Di sản theo quy định pháp luật.
- Phối hợp với Ban Quản lý vịnh Hạ Long triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học về Di sản TNTG vịnh Hạ Long.
2.11. Sở Giáo dục và Đào tạo: Hoàn thiện và triển khai chương trình giáo dục bảo tồn di sản vịnh Hạ Long vào các cấp học phổ thông phù hợp với chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2.12. Sở Thông tin Truyền thông:
- Chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và phát huy giá trị Di sản.
- Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý vịnh Hạ Long và các cơ quan liên quan tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền trên các kênh thông tin đại chúng về giá trị di sản, về vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc quản lý, bảo vệ vịnh Hạ Long.
- Tham mưu ứng dụng công nghệ số trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản TNTG vịnh Hạ Long.
2.13. Sở Nội vụ:
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kiện toàn, đổi mới tổ chức bộ máy Ban Quản lý vịnh Hạ Long; Đào tạo, nâng cao năng lực chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, bảo tồn Di sản.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất thành lập Trung tâm thông tin du khách Hạ Long.
2.14. Công an tỉnh:
- Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý vịnh Hạ Long và các đơn vị liên quan triển khai hiệu quả hoạt động đảm bảo an toàn trật tự xã hội; xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn, an ninh trật tự trên vịnh Hạ Long.
- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về phòng cháy chữa cháy; phối hợp xử lý, khắc phục các vụ cháy trên vịnh.
2.15. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Triển khai hiệu quả hoạt động của Đội liên ngành thường trực cứu hộ, cứu nạn trên vịnh Hạ Long theo Quyết định số 1292/QĐ-UBND của UBND tỉnh hiệu quả.
2.16. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp với Ban Quản lý vịnh Hạ Long trong hoạt động tuần tra, kiểm soát, giám sát trên vịnh Hạ Long theo thẩm quyền và quy chế phối hợp.
2.17. UBND thành phố Hạ Long:
- Chủ trì triển khai hiệu quả Kế hoạch nâng cao chất lượng và quản lý đội tàu du lịch hoạt động trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long.
- Tham mưu quy hoạch neo đậu cho phương tiện vận tải, đánh bắt thủy sản ngoài khu vực vùng đệm di sản; Triển khai hiệu quả Quy hoạch vùng nuôi thủy sản ngoài khu vực bảo vệ tuyệt đối của di sản TNTG vịnh Hạ Long, Quy hoạch chi tiết thành phố Hạ Long.
- Hoàn thành dự án cải thiện môi trường nước thành phố Hạ Long do Chính phủ Nhật Bản tài trợ từ nguồn vốn ODA Nhật Bản; Phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc kiểm tra tổng thể và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả của hệ thống thu gom, xử lý chất thải tại các khu đô thị, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hạ Long.
- Tăng cường xử lý các vi phạm trên vịnh Hạ Long; Tiếp tục tổ chức các chương trình, phong trào về bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long và các khu vực ven bờ vịnh.
2.18. UBND thành phố Cẩm Phả, thị xã Quảng Yên, huyện Vân Đồn:
- Phối hợp với Sở Du lịch tổ chức khảo sát, xây dựng các sản phẩm du lịch, tuyến điểm tham quan trên vịnh Bái Tử Long.
- Phối hợp với Ban Quản lý Hạ Long trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đối với việc bảo vệ di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long thuộc địa bàn do địa phương quản lý.
- Thực hiện đầu tư hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt đô thị.
2.19. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam: Tiếp tục triển khai các giải pháp bảo vệ môi trường; Vận hành hiệu quả các trạm xử lý nước thải ngành than, trạm quan trắc môi trường tự động.
2.20. Hiệp hội du lịch Quảng Ninh
- Chỉ đạo Chi hội tàu du lịch Hạ Long và các đơn vị thành viên tổ chức các hoạt động hỗ trợ, tư vấn cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh để xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch, mặt hàng thủ công có sự tham gia của người dân địa phương để phục vụ khách du lịch.
- Phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan tuyên truyền, quảng bá sản phẩm du lịch trên vịnh Hạ Long.
- Phối hợp với các ngành, đơn vị chức năng tuyên truyền, giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong sản xuất, phát triển các sản phẩm du lịch có sự tham gia của người dân địa phương.
2.21. Liên minh Hợp tác xã:
- Chỉ đạo các đơn vị thành viên tổ chức tuyên truyền, tư vấn, hỗ trợ đến các thành viên là cá nhân, hộ gia đình, hộ sản xuất kinh doanh, người lao động của từng đơn vị, để xây dựng hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, sản phẩm thủ công, đồng thời có sự tham gia của người dân địa phương trong phát triển các sản phẩm, du lịch dịch vụ.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan tổ chức giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm đặc trưng của địa phương trên vịnh Hạ Long.
- Phối hợp với các ngành, đơn vị chức năng kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật đối với các đơn vị, cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh, người lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm du lịch, được đảm bảo đúng quy định.
2.22. Trung tâm truyền thông tỉnh:
Duy trì chuyên trang, chuyên mục để tuyên truyền, thông tin về các hoạt động quản lý, bảo vệ vịnh giá trị vịnh Hạ Long; tuyên truyền các văn bản pháp luật về bảo vệ Di sản. Tổ chức phát động các phong trào toàn dân tham gia bảo vệ Di sản, bảo vệ cảnh quan môi trường, đảm bảo an ninh trật tự khu vực Di sản.
2.23. Đề nghị các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội:
Các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội (Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh và các tổ chức xã hội khác) tham gia vào việc tổ chức, giám sát, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch quản lý. Tích cực tuyên truyền, động viên các cộng đồng dân cư địa phương, các đoàn viên, hội viên tham gia bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
3. Các doanh nghiệp hoạt động trên vịnh Hạ Long:
3.1. Các chủ cảng, bến, chủ đầu tư trên và ven bờ vịnh Hạ Long
- Thực hiện đầu tư theo đúng quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản TNTG vịnh Hạ Long được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định pháp luật.
- Đảm bảo an toàn, an ninh trật tự tại khu vực cảng, bến do đơn vị quản lý; Tổ chức thu gom, xử lý chất thải từ tàu thuyền neo đậu trong vùng nước cảng bến của đơn vị theo quy định.
3.2. Các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trên vịnh Hạ Long
- Tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ và các hoạt động kinh doanh khác trên vịnh Hạ Long chỉ được thực hiện những nội dung được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động, tại những địa điểm đã được quy hoạch; tuân thủ quy định pháp luật về sản xuất, kinh doanh, thương mại hiện hành, quy định về quản lý các hoạt động dịch vụ, du lịch trên vịnh Hạ Long, Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản TNTG vịnh Hạ Long và có biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn giao thông.
- Tổ chức tuyên truyền, quán triệt đội ngũ nhân viên nâng cao ý thức chấp hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản TNTG vịnh Hạ Long, các quy chế, quy định liên quan đến các hoạt động tàu du lịch, bảo vệ cảnh quan môi trường, đa dạng sinh học, môi trường kinh doanh du lịch, văn minh thương mại, đảm bảo an toàn cho khách du lịch, an ninh trật tự.
1. Yêu cầu các Sở, ban, ngành, địa phương có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế chủ động xây dựng Kế hoạch cụ thể hàng năm của đơn vị, gửi báo cáo kết quả triển khai về Ban Quản lý vịnh Hạ Long để tổng hợp; Phối hợp với Ban Quản lý vịnh Hạ Long thực hiện kế hoạch đảm bảo hiệu quả, đúng nội dung, tiến độ đã đề ra.
2. Giao Ban Quản lý vịnh Hạ Long là cơ quan chủ trì triển khai, theo dõi, đôn đốc, tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện của các đơn vị và địa phương. Định kỳ hàng năm trước ngày 15/12 tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo quy định hiện hành./.
DANH MỤC NHIỆM VỤ QUẢN LÝ DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI VỊNH HẠ LONG GIAI ĐOẠN 2021-2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040
(kèm theo Quyết định số 836/QĐ-UBND ngày 19/3/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
Số TT | Nhiệm vụ | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | Thời gian thực hiện, hoàn thành |
| ||||
1 | Xây dựng và triển khai Quy hoạch tổng thể Di sản TNTG vịnh Hạ Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 | Ban Quản lý vịnh Hạ Long | Sở Kế hoạch Đầu tư, các đơn vị liên quan | 2021 -2022 |
2 | Thành lập khu bảo tồn thiên nhiên vịnh Hạ Long | Ban Quản lý vịnh Hạ Long | Sở Du lịch, Sở Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị liên quan | 2021 -2025 |
3 | Thành lập khu du lịch vịnh Hạ Long | Ban Quản lý vịnh Hạ Long | Sở Du lịch, Sở Tài nguyên Môi trường, các đơn vị liên quan | 2022 - 2025 |
4 | Kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan quản lý Di sản | Sở Nội vụ | Ban Quản lý vịnh Hạ Long | 2021 |
5 | Tổ chức cắm mốc xác định ranh giới các khu vực bảo vệ Di sản trên thực địa. | Ban Quản lý vịnh Hạ Long | Các đơn vị, địa phương liên quan | 2021 |
6 | Xây dựng Phương án quản lý du lịch vịnh Hạ Long. | Ban Quản lý vịnh Hạ Long | Sở Du lịch, các đơn vị liên quan | 2022 |
7 | Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về nguồn tài nguyên du lịch, khách du lịch tham quan vịnh Hạ Long và hoạt động dịch vụ du lịch; Ứng dụng công nghệ thuyết minh tự động về vịnh Hạ Long, số hóa dữ liệu trong công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị Di sản vịnh Hạ Long. | Ban Quản lý vịnh Hạ Long | Sở Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, các đơn vị liên quan | 2021 -2025 |
8 | Thực hiện giám sát định kỳ giá trị cảnh quan thẩm mỹ, giá trị địa chất địa mạo, giá trị đa dạng sinh học, giá trị văn hóa lịch sử và chất lượng môi trường nước vịnh Hạ Long. | Ban Quản lý vịnh Hạ Long | Các Sở, ngành, địa phương liên quan | Hàng năm |
9 | Thực hiện quan trắc thường xuyên, định kỳ chất lượng nước vịnh Hạ Long. | Sở Tài nguyên và Môi trường | Ban Quản lý vịnh Hạ Long | Hàng năm |
1 | Kiểm kê, lập hồ sơ khoa học, xây dựng bản đồ phân bổ, phương án quản lý, bảo vệ các di tích lịch sử và địa điểm khảo cổ trên vịnh Hạ Long | Ban Quản lý vịnh Hạ Long | Sở Văn hóa và Thể thao, các đơn vị, địa phương liên quan | 2025 |
2 | Khoanh vùng, bảo vệ các rạn san hô có độ phủ từ 30% trở lên | Ban Quản lý vịnh Hạ Long | Viện Tài nguyên Môi trường biển | 2022 - 2025 |
3 | Khoanh vùng, bảo vệ 10,34 ha rừng ngập mặn trong vùng I (khu vực DSTG); Xây dựng phương án bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn tại khu vực ven bờ vịnh Hạ Long | Ban Quản lý vịnh Hạ Long | Các đơn vị, địa phương liên quan | 2022 - 2025 |
4 | Kiểm kê, nhận diện, sưu tầm toàn diện các giá trị văn hóa phi vật thể của vịnh Hạ Long; Lựa chọn những giá trị tiêu biểu để phát triển thành sản phẩm du lịch | Ban Quản lý vịnh Hạ Long | Sở Văn hóa và Thể thao, các đơn vị liên quan | 2022 - 2023 |
5 | Lập hồ sơ lễ hội đền Bà Men trên vịnh Hạ Long đưa vào Danh mục Lễ hội tỉnh Quảng Ninh | UBND thành phố Hạ Long | Các đơn vị liên quan | 2022 |
6 | Triển khai quy hoạch nuôi trồng thủy sản, quy hoạch các khu vực cấm đánh bắt thủy sản trên vịnh Hạ Long; Phát triển nghề cá phục vụ du lịch. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Ban Quản lý vịnh Hạ Long, UBND thành phố Hạ Long | 2021 - 2022 |
7 | Thành lập Quỹ Bảo tồn Di sản vịnh Hạ Long. | Ban Quản lý vịnh Hạ Long | Sở Nội vụ, các đơn vị liên quan | 2025 |
8 | Đầu tư trạm xử lý nước thải ở các khu vực Hà Phong, Hà Khẩu, Việt Hưng, Đại Yên, Hoành Bồ | UBND thành phố Hạ Long | Các đơn vị liên quan | 2021 - 2025 |
9 | Đầu tư hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đô thị | UBND thành phố Cẩm Phả, UBND huyện Vân Đồn. | Các đơn vị liên quan | 2021 - 2025 |
1 | Thực hiện đánh giá và công bố sức tải du lịch vịnh Hạ Long | Ban Quản lý vịnh Hạ Long | Các đơn vị liên quan | 2021 - 2022 |
2 | Xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao trên vịnh Hạ Long | Ban Quản lý vịnh Hạ Long | Sở Du lịch, các đơn vị liên quan | 2021-2025 |
2.1 | Xây dựng các sản phẩm dịch vụ, du lịch mới, đặc thù, sản phẩm du lịch chuyên đề | Ban Quản lý vịnh Hạ Long | Sở Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, UBND thành phố Hạ Long | 2021 - 2025 |
2.2 | Tổ chức khai thác sản phẩm du lịch tham quan vịnh Hạ Long bằng du thuyền khám phá | Ban Quản lý vịnh Hạ Long | Sở Du lịch, Sở Giao thông vận tải, UBND thành phố Hạ Long | 2021 - 2022 |
2.3 | Tổ chức tuyến tham quan cảnh quan ven bờ Di sản kết hợp thưởng thức văn hóa nghệ thuật dân gian với dự án biểu diễn thực cảnh "Mơ về Hạ Long" | Ban Quản lý vịnh Hạ Long | Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, UBND thành phố Hạ Long | 2021 - 2022 |
3 | Thành lập Trung tâm khách du lịch Hạ Long | Sở Nội vụ | Ban Quản lý vịnh Hạ Long, các đơn vị liên quan | 2025 |
4 | Thực hiện thay thế tàu du lịch vỏ gỗ trên vịnh Hạ Long bằng tàu vỏ thép, hoặc vật liệu tương đương. | UBND thành phố Hạ Long | Sở Giao thông vận tải, các đơn vị liên quan | 2021 - 2025 |
5 | Tổ chức tuyến tham quan kết nối vịnh Hạ Long với Khu Bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng | Sở Du lịch | UBND thanh phố Hạ Long, Sở Văn hóa và Thể thao, Ban Quản lý vịnh Hạ Long | 2025 |
6 | Triển khai dự án “Ba Di sản - Một điểm đến”: vịnh Hạ Long (Việt Nam) - Luang Prabang (Lào) - Ban Chiang (Thái Lan) | Sở Du lịch | Các đơn vị liên quan | 2021 - 2025 |
1 | Tổ chức các hoạt động quảng bá về vịnh Hạ Long tại các chương trình xúc tiến du lịch, thương mại, triển lãm, hội nghị quốc tế trong và ngoài nước. | Sở Du lịch | Ban Quản lý vịnh Hạ Long và các đơn vị liên quan | Hàng năm |
2 | Triển khai chương trình giáo dục bảo tồn di sản vịnh Hạ Long vào các cấp học phổ thông | Sở Giáo dục và Đào tạo | Ban Quản lý vịnh Hạ Long, UBND các địa phương trong tỉnh | Hàng năm |
3 | Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, giáo dục cộng đồng bảo vệ, bảo tồn, phát huy giá trị Di sản vịnh Hạ Long | Ban Quản lý vịnh Hạ Long | Các đơn vị liên quan | Hàng năm |
1 | Kiểm tra, giám sát chặt chẽ các công trình xây dựng và các hoạt động kinh tế - xã hội ở vùng I, vùng II và khu vực ven bờ vịnh Hạ Long | Ban Quản lý vịnh Hạ Long | Sở Xây dựng, UBND thành phố Hạ Long, các đơn vị liên quan | Thường xuyên |
2 | Kiểm tra, giám sát các hành vi khai thác thủy sản, động, thực vật trái phép; các hành vi buôn bán, tiêu thụ các loài động vật hoang dã nguy cấp và phóng sinh các loài ngoại lai xâm hại trên vịnh Hạ Long. | Ban Quản lý vịnh Hạ Long | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan | Thường xuyên và định kỳ |
3 | Kiểm tra, giám sát các nguồn gây ô nhiễm môi trường trên vịnh Hạ Long; ngăn ngừa, giảm thiểu rác thải nhựa. | Ban Quản lý vịnh Hạ Long | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị liên quan | Thường xuyên |
4 | Thanh, kiểm tra hoạt động của du lịch lữ hành, hướng dẫn viên; Kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm quy định về môi trường kinh doanh du lịch | Sở Du lịch | Sở Công Thương, UBND thành phố Hạ Long | Thường xuyên và định kỳ |
5 | Kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm quy định về an ninh trật tự, an toàn xã hội trên vịnh Hạ Long | Ban Quản lý vịnh Hạ Long | Công an tỉnh, UBND thành phố Hạ Long, các đơn vị liên quan | Thường xuyên |
6 | Kiểm tra, giám sát các tổ chức, doanh nghiệp vận tải khách du lịch về thực hiện quy định pháp luật về phòng cháy chữa cháy, đảm bảo an toàn cho phương tiện. | Công an tỉnh | Ban Quản lý vịnh Hạ Long, UBND thành phố Hạ Long | Thường xuyên |
1 | Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu, ứng phó sự cố tràn dầu; Phương án phòng chống thiên tai, cháy nổ và tìm kiếm cứu nạn trên vịnh Hạ Long | Ban Quản lý vịnh Hạ Long | Sở Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị liên quan | Hàng năm |
2 | Tổ chức huấn luyện, diễn tập các tình huống về phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên vịnh Hạ Long. | Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh | Các đơn vị liên quan | Hàng năm |
1 | Tổ chức kiểm tra, sát hạch định kỳ, đào tạo, đào tạo lại đội ngũ hướng dẫn viên du lịch trên vịnh Hạ Long | Ban Quản lý vịnh Hạ Long | Sở Du lịch | Hàng năm |
2 | Tổ chức các chương trình đào tạo cán bộ chuyên ngành: địa chất, sinh học, văn hóa, quản lý môi trường, quản lý du lịch, thuyết minh viên | Sở Nội vụ | Ban Quản lý vịnh Hạ Long, các đơn vị liên quan | Hàng năm |
3 | Tập huấn nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ thuyền trưởng, thuyền viên, nhân viên phục vụ trên tàu du lịch, hướng dẫn viên | Sở Du lịch | Các đơn vị liên quan | Hàng năm |
4 | Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cứu hộ cứu nạn, phòng cháy chữa cháy cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trên vịnh Hạ Long | Công an tỉnh | Ban Quản lý vịnh Hạ Long, các đơn vị liên quan | Hàng năm |
Tổng số gồm 07 nhóm nhiệm vụ, 39 nhiệm vụ cụ thể./.
1 315 tàu tham quan, 186 tàu lưu trú, 2 tàu nhà hàng
2 Cảng hỗn hợp du lịch và chuyên tuyến: Cảng tầu khách quốc tế Tuần Châu, Cảng khách quốc tế Hạ Long; Cảng khách du lịch: Cảng khách Hòn Gai - Vinashin; Cảng chuyên tuyến: Bến tàu khách Hòn Gai;
3 Cảng nước sâu Cái Lân, cảng Hòn Nét; Vùng chuyển tải Cửa Dứa.
4 Cảng quân sự của Lữ đoàn 170, Cảng tàu công tác của Ban quản lý vịnh Hạ Long, Cảng tàu công tác của Hải đội I - Tổng cục Hải Quan, Cảng tàu của Hải đội 2 - Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh
5 Luồng giao thông thủy các tuyến tham quan số 1, 2, 3, 5 dài 70 km, tuyến 4 dài 42 km.
6 Thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) và huyện Cát Hải (Hải Phòng).
7 Khu công nghiệp Cái Lân, Việt Hưng, Hoành Bồ và cụm công nghiệp làng khánh tại Hạ Long; Khu công nghiệp Sông khoai, đầm nhà Mạc tại Quảng Yên; Cụm công nghiệp Cẩm Thịnh - Cẩm Phả.
8 Cầu Bạch Đằng, cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, Hạ Long - Vân Đồn, sân bay Vân Đồn, cảng tàu Hạ Long; Cung Quy hoạch Hội chợ và Triển lãm tỉnh, Thư viện tỉnh, Bảo tàng tỉnh, khu nghỉ dưỡng Vinpearl, công viên Sun World Hạ Long, khu nghỉ dưỡng sân golf FLC, khu nghỉ dưỡng suối nước nóng Yoko Onsen Quang Hanh
9 Rừng thường xanh nhiệt đới; Rừng ngập mặn, Bãi triều không có rừng ngập mặn, Bãi triều cát, Rong, Cỏ biển, Rạn san hô, Hang động và Tùng Áng, Rạn đá quanh chân đảo.
10 Quyết định 36COM 8E của Ủy ban Di sản thế giới.
11 Chỉ thị số 18-CT/TU ngày 01/9/2017 của BTV Tỉnh ủy về tăng cường công tác quản lý, khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tiện địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020; Kế hoạch số 42/KH-UBND ngày 28/9/2017 về việc thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TU ngày 01//9/2017 của Tỉnh ủy; Quyết định số 109/QĐ-UBND ngày 10/01/2017 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung Kế hoạch nâng cao chất lượng và quản lý đội tàu du lịch hoạt động trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long đến năm 2020; Quyết định số 110/QĐ-UBND ngày 10/01/2017 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về quản lý hoạt động tàu du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long ban hành kèm theo Quyết định số 4088/2015/QĐ-UBND ngày 21/12/2015 và Quyết định số 1069/2016/QĐ-UBND ngày 08/4/2016; Nghị quyết số 88/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 của HĐND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 62/2017/NQ-HĐND; Nghị quyết số 131/2018/NQ-HĐND ngày 07/12/2018 của HĐND tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung Nghị quyết số 62/2017/NQ-HĐND;
12 Đã hoàn thành 38/80 nhiệm vụ về quản lý, bảo vệ Di sản; Đang tiếp tục triển khai 06/80 nhiệm vụ về quản lý, bảo vệ Di sản; Đã hoàn thành 10/28 dự án về bảo tồn, phát huy giá trị Di sản; Đang triển khai thực hiện 09/28 dự án về bảo tồn, phát huy giá trị Di sản.
13 488 tàu
14 03 đợt đánh giá; Đợt 1: 471 tàu; Đợt 2: 149 tàu; Đợt 3: 337 tàu.
15 Xử phạt vi phạm ANTT: 264 vụ; Nhà bè: 89 vụ; Tàu du lịch: 85 vụ; Cảnh quan môi trường: 15 vụ; Thủy sản: 227 vụ; Phí tham quan: 20 vụ: HDV: 17 vụ; Lỗi hỗn hợp khác: 8 vụ.
16 Xử lý 341 thông tin phản ánh qua đường dây nóng.
17 Năm 2017 thu 1.103 tỷ đồng, bằng 4% tổng thu ngân sách nhà nước tỉnh; năm 2018 thu 1.184 tỷ đồng, bằng 3,9% tổng thu ngân sách nhà nước tỉnh; năm 2019 thực hiện 1.234 tỷ đồng, bằng 3,6% tổng thu ngân sách nhà nước tỉnh.
18 Bổ sung 02 bộ đồ lặn, 10 cáng cứu thương, 06 tủ thuốc y tế tại các điểm không có nhân viên thường trực; 74 bình chữa cháy, 04 tủ đựng phương tiện chữa cháy, 01 nội quy tiêu lệnh chữa cháy, 01 xuồng cứu nạn.
19 cứu nạn cứu thương 16 trường hợp, tìm kiếm 14 trường hợp, giải quyết sự cố tàu 09 trường hợp, chữa cháy 07 trường hợp, va chạm tàu du lịch 06 trường hợp.
20 Quyết định số 1292/QĐ-UBND ngày 26/4/2017 của UBND tỉnh.
21 Ban Quản lý vịnh Hạ Long đang giữ vai trò Phó Chủ tịch phụ trách các vịnh thuộc khu vực châu Á
22 Dự án “Xây dựng hệ thống xử lý chất thải ở các phương tiện thủy trên vịnh Hạ Long” do Trường Đại học Phủ Osaka - Nhật Bản tài trợ; Dự án “Đánh giá hiệu quả quản lý Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long” do UNESCO tài trợ từ Quỹ Di sản thế giới; Dự án "Sáng kiến liên minh Hạ Long - Cát Bà do Cơ quan Hợp tác Phát triển Hoa Kỳ tài trợ; Chương trình tư vấn về quản lý du lịch bền vững, quản lý rác thải và bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long do Văn phòng IUCN Việt Nam và Văn phòng UNESCO Hà Nội tài trợ.
23 Các sở Tài nguyên - Môi trường, Du lịch, Văn hóa và Thể thao, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Giao thông Vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Xây dựng, Thông tin Truyền thông, Trung tâm Truyền thông tỉnh, Công an tỉnh và UBND các địa phương: thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả, huyện Vân Đồn, thị xã Quảng Yên .
24 Dự án Sáng kiến liên minh vịnh Hạ Long - Cát Bà.
25 Hệ sinh thái các thảm thực vật trên đảo tại khu vực áng Cá Hồng, đảo Cống Đỏ; Hệ sinh thái rừng ngập mặn khu vực vịnh Hạ Long - Bái Tử Long; Hệ sinh thái rạn san hô.
26 Cọ Hạ Long, Tuế Hạ Long, Lan hài, Khỉ vàng, Thạch sùng mí.
27 Khu vực bảo tồn quần thể loài Tuế Hạ Long; Khu vực bảo tồn Cọ Hạ Long; Khu vực bảo tồn Lan hài; Khu vực bảo tồn hệ sinh thái rạn san hô; Khu vực bảo tồn rừng ngập mặn; Khu vực hệ sinh thái áng Bù Xám; Khu vực hệ sinh thái áng Cá Hồng.
28 Khu vực Cửa Vạn, Cống Đầm.
29 Khu vực Thiên Cung, Đầu Gỗ, hang Sò, Vụng Ong, hang Cỏ.
30 Chỉ thị số 18-CT/TU ngày 01/9/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
31 Nhiệm vụ đã hoàn thành “Nghiên cứu giá trị của các hang ngầm và hồ nước mặn trên vịnh Hạ Long Nhiệm vụ đang triển khai: "Nghiên cứu, đánh giá tác động của chiếu sáng nhân tạo đến sự phát triển, xâm lấn của thực vật trong hang động trên vịnh Hạ Long, thử nghiệm xử lý và đề xuất biện pháp hiệu quả để lý, hạn chế ảnh hưởng đến thực vật trong hang động".
32 Từ năm 2018.
33 Tập huấn giám sát đa dạng sinh học trên các đảo; Tập huấn giám sát thực vật phù du trên vịnh Hạ Long; Tập huấn về xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học vịnh Hạ Long và sử dụng phần mềm BRAHMS; Bồi dưỡng Nghiệp vụ giám sát sinh học năm 2019.
34 Các hang động: Thiên Cung, Đầu Gỗ, Thiên Long, Hoa Cương 2, Đại Thành, Sửng Sốt, Mê Cung, Dơi Cửa Vạn, Đình Thu, Hồ Động Tiên, Đúc Tiền, Cặp La, Lờm Ngán, Thầy, Cống Đầm, Tiên Ông, Tiên Ông 2, Tam Cung, Cỏ.
35 Các hang động: Thiên Cung, Đầu Gỗ, Sửng Sốt, Mê Cung, Cặp La, Tiên Ông, Tiên Ông 2, Hoa Cương, Cỏ, Thầy, Cống Đầm.
36 Hang Trống, hang Trinh Nữ, động Mê Cung
37 Các hiện vật thuộc nền văn hóa Soi Nhụ và văn hóa Hạ Long
38 Sắp xếp 20 nhà bè bảo tồn, tái hiện mô hình lớp học nổi; biên tập, dàn dựng 02 kịch bản hát giao duyên và truyền dạy 23 học viên là các thế hệ trẻ ngư dân làng chài, hướng dẫn viên của Ban, các doanh nghiệp chèo đò trên vịnh Hạ Long; truyền dạy kỹ thuật đan, chế tạo ngư cụ truyền thống cho 10 CBVC-LĐ của Ban; xây dựng phim tài liệu “Văn hóa làng chài - Di sản giữa lòng di sản”; sưu tầm bổ sung trên 50 hiện vật, hàng trăm bức ảnh về đời sống sinh hoạt của cộng đồng ngư dân làng chài trên vịnh Hạ Long
39 Dự án Phát triển hệ thống quản lý CTR liên vùng cho thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và huyện Vân Đồn; Phát triển hệ thống quản lý chất thải rắn cho TX Quảng Yên; Đánh giá độ ổn định, xác định các khu vực tiềm ẩn nguy cơ trượt lở đất đá và đề xuất các giải pháp ngăn ngừa đối với các bãi thải ngoài do khai thác than khu vực Hạ Long - Cẩm Phả.
40 Dự án lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh.
41 Dự án xây dựng các trạm quan trắc môi trường tự động tại tỉnh Quảng Ninh; Xây dựng kế hoạch thiết lập trung tâm GIS vùng.
42 Dự án xây dựng các quy chế liên quan tới biến đổi khí hậu; Dự án phát triển CSDL về môi trường và thiên tai, và hệ thống tự động để theo dõi và cảnh báo thiên tai; Dự án nghiên cứu xây dựng Trung tâm tăng trưởng xanh ASEAN);
43 Dự án Đánh giá bồi lắng và ô nhiễm môi trường trầm tích đáy Vịnh Hạ Long và biện pháp giảm thiểu.
44 Dự án Xây dựng Hệ thống xử lý nước thải cho Tp. Hạ Long, Tp. Cẩm Phả, huyện Vân Đồn; Dự án cải tạo môi trường tại khu vực suối Lộ Phong, Khe Rè và sông Mông Dương.
45 đảo Ti Tốp, khu vực Ba Hang, Vung Viêng
46 Cái Lân: 6.000m3/ngày đêm, Việt Hưng: 10.000m3/ngày đêm, Hà Khánh: 1.500 m3/ngày đêm.
47 Lắp đặt 12 biển bảng, 06 khung meka để bàn và 1020 poster tuyên truyền về giảm thải nhựa tại các cảng tàu du lịch, điểm tham quan, tàu du lịch; 236 doanh nghiệp, hộ kinh doanh tàu du lịch, 15 doanh nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ kayak, đò chèo tay, kayak và 51 doanh nghiệp, hộ nuôi trồng thủy sản và 100% cán bộ Ban Quản lý vịnh Hạ Long ký cam kết không sử dụng sản phẩm từ nhựa dùng một lần; Lượng rác thải nhựa dùng một lần phát sinh từ hoạt động du lịch giảm trên 90%.
48 Tỷ lệ thay phao xốp đạt 94%.
49 Ban Quản lý vịnh Hạ Long chủ trì, phối hợp với UBND Tp Hạ Long, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Công an tỉnh, Bộ đội Biên phòng
50 Cụm Nhà Lát - Hang Luồn; Cụm Hồ Động Tiên- Hang Trinh Nữ- Hang Trống; Điểm Lờm Bò (điểm Hòn 690); Điểm hang Tiên Ông; Điểm Cống Đỏ
51 Ba Hang, Hang Luồn, vụng Tùng Sâu, Cửa Vạn, Vung Viêng, hang Hồ Động Tiên và hang Trinh Nữ, Cống Đỏ, Hang Cỏ, Cống Đỏ, Bọ Hung, hang Thầy, hồ Ba Hầm và Cống Đầm - Vạn Giò với 2.185 kayak, 270 đò chèo tay.
52 Đang thí điểm 02 phương tiện hoạt động tại khu vực hòn Cát Oăn - hòn Xếp, khu vực đảo Đầu Bê và khu vực Bái Đông - Ra Cát.
53 Khu vực phía Bắc Hòn Cát Lán thuộc tuyến tham quan số 2 với 56 xuồng cao tốc. Tuyến hành trình của xuồng cao tốc là một chiều khép kín, dài khoảng 10 km: Bắc Hòn Cát Lán - Hang Luồn - Hòn Yên Ngựa - Hang Hồ Động Tiên - Hang Trống - Hang Thủng - Hòn Đầu Người.
54 Thiên Cung: 01 điểm; Đầu Gỗ: 03 điểm; Ti Tốp: 04 điểm; Sửng Sốt: 02 điểm.
55 khu vực Vung Viêng, Tùng Sâu
56 Động Tiên Ông.
57 Xem trình diễn hát giao duyên, tham quan lớp học nổi, xem phim giới thiệu về văn hóa làng chài trên vịnh Hạ Long, xem trình diễn đan lờ, đan lưới
58 Quy định tạm thời về quản lý các phương tiện thủy nhỏ hoạt động dịch vụ du lịch trên vịnh Hạ Long, Quy định khu vực, tuyến hoạt động dịch vụ kayak, đò chèo tay trên vịnh Hạ Long, Phương án tổ chức quản lý hoạt động dịch vụ xuồng cao tốc trên vịnh Hạ Long; Thí điểm hoạt động du thuyền khám phá trên vịnh Hạ Long.
59 Thử nghiệm hoạt động của du thuyền khám phá; Đầu tư điểm chụp ảnh đẹp cho khách du lịch; Mời nghệ nhân truyền dạy hát giao duyên truyền thống và cách tân cho 21 học viên; Biểu diễn Hát Giao duyên phục vụ khách tại Trung tâm văn hóa nổi Cửa Vạn; mời thợ thủ công và 02 ngư dân truyền dạy đan ngư cụ cho 10 học viên; dựng phim tư liệu giới thiệu giá trị văn hóa làng chài trên vịnh Hạ Long; Sưu tầm các hiện vật, hình ảnh về đời sống của ngư dân làng chài xưa để bổ sung, trưng bày tại khu tái định cư Cái Xà Cong.
60 05 điểm tham quan được đầu tư hạ tầng đồng bộ, hoàn chỉnh; 04 điểm tham quan được tu bổ một phần hạ tầng
61 Tổng chiều dài tuyến 1,2,3,5: 24,5km; Tuyến 4: 42km.
62 Giai đoạn 2017 - 2020, đã có 1.900 lượt cán bộ Ban QLVHL được cử tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, trong đó có 221 lượt cán bộ được tập huấn kỹ năng giao tiếp, ứng xử.
63 Đã hoàn thành 16 dự án, đang triển khai 1 dự án.
64 Tiếng Anh, Nhật, Trung, Pháp, Hàn, Việt.
65 Đài tiếng nói Việt Nam VOV, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài TH Kỹ thuật số VTC, Tạp chí Heritage (Việt Nam Airline), Báo Quảng Ninh, Đài PTTH Quảng Ninh; Báo Du lịch, Tạp chí Du lịch, Báo Lao động, Báo Nhân dân, Trung tâm Truyền thông tỉnh.
66 7000 tờ gấp về vịnh Hạ Long tiếng Việt - Anh; 300 bản thuyết minh về VHL-TPHL; 500 bản Quy tắc ứng xử văn minh du lịch và Nụ cười Hạ Long; 4000 cuốn sách Những giá trị địa chất địa mạo VHL Việt - Anh; Làm video clip quảng bá về vịnh Hạ Long; Biên tập Sách ảnh vịnh Hạ Long, sách VHL - Di sản thế giới, tờ gấp giới thiệu các tuyến tham quan và giới thiệu hang Tiên Ông, hang Cỏ.
67 Biên soạn tài liệu giáo dục bảo tồn di sản vịnh Hạ Long để triển khai vào chương trình giảng dạy tại các trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn Thành phố Hạ Long từ năm 2017.
68 công nghệ quản lý di sản bằng vệ tinh; Giám sát di sản bằng kỹ thuật số
69 Thiên Cung: trung bình 13.000 lượt khách/ngày cao điểm; Hang Sửng sốt: 9000 lượt khách/ngày cao điểm; Ti Tốp: 11.000 lượt người/ngày cao điểm.
70 775 đảo đá, 49 hang động, 42 tùng, 81 áng, 193 bãi cát.
71 5.032,22 ha rừng đặc dụng bảo vệ cảnh quan; 10,34ha rừng ngập mặn;
72 18 rạn san hô; 05 rạn san hô Tùng Ngón, Hang Trai, Cống Đỏ, Áng Dù, Cọc Chèo (tính đến năm 2020) được bảo vệ nghiêm ngặt.
73 102 loài nguy cấp quý hiếm và 22 loài đặc hữu
74 Hang Sò, áng Cá Hồng, áng Bái Đông.
75 07 di chỉ; Thăm dò khảo cổ: Hang Trống, hang Trinh Nữ, động Mê Cung.
76 Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn.
77 Sản phẩm tàu nhà hàng ven bờ; Sản phẩm du lịch nghề cá giải trí.
78 1. Tăng cường Uy tín của Danh sách Di sản thế giới; 2. Đảm bảo Bảo tồn hiệu quả các Di sản thế giới; 3. Khuyến khích phát triển Nâng cao năng lực ở các Quốc gia thành viên; 4. Nâng cao nhận thức, thu hút sự tham gia và ủng hộ của người dân đối với Di sản thế giới thông qua truyền thông; 5. Tăng cường vai trò của cộng đồng trong việc thực hiện Công ước Di sản Thế giới.
79 Tùng Ngón, Hang Trai, Cống Đỏ, Áng Dù, Cọc Chèo
80 Bảo tồn Tuế Hạ Long tại đảo Bồ Hòn, bảo tồn Cọ Hạ Long tại hòn Hang Than, Khu vực Áng Bù Xám, Khu vực San Hô phía Đông hòn Bù Xám, Khu vực Áng Cá Hồng
81 Địa bàn thành phố Hạ Long, Thị xã Quảng Yên, TP. Cẩm Phả, Huyện Vân Đồn và khu vực Bắc Cửa Lục.
- 1 Quyết định 1272/QĐ-TTg năm 2009 về việc xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Thông tư 18/2016/TT-BTNMT Quy định chi tiết về hồ sơ tài nguyên hải đảo, hướng dẫn việc lập và quản lý hồ sơ tài nguyên hải đảo do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 3 Luật Đầu tư công 2019
- 4 Kế hoạch 42/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 18-CT/TU về tăng cường công tác quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2017-2020
- 5 Nghị quyết 131/2018/NQ-HĐND về điều chỉnh Nghị quyết 62/2017/NQ-HĐND quy định về thu phí, lệ phí thuộc thẩm quyền Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh theo Luật Phí và lệ phí