ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 84/2004/QĐ-UB | Bắc Giang, ngày 08 tháng 6 năm 2004 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002;
- Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
- Căn cứ Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về quản lý và điều hành ngân sách địa phương” áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay cho Quyết định số 196/2001/QĐ-UB ngày 25/12/2001 của UBND tỉnh Bắc Giang.
Điều 3: Thủ trưởng cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, cơ quan trực thuộc UBND tỉnh, các ban của Đảng, các đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thị xã căn cứ quyết định thi hành./.
| T/M UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 84/2004/QĐ-UB ngày 8/6/2004 của UBND tỉnh Bắc Giang)
- Thu ngân sách địa phương (ở từng cấp ngân sách) bao gồm: Các khoản thu điều tiết từ các nguồn thu trên địa bàn, thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên (nếu có) và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
- Ngân sách địa phương phải đảm nhiệm các khoản chi theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và những quy định của cấp có thẩm quyền.
Trong thời kỳ ổn định ngân sách, các địa phương được sử dụng nguồn tăng thu ngân sách hàng năm để chi cho đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên uỷ quyền cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình, thì phải chuyển kinh phí để ngân sách cấp dưới thực hiện nhiệm vụ đó.
UBND các cấp chỉ được sử dụng ngân sách cấp mình để hỗ trợ cho các đơn vị do cấp trên quản lý đóng trên địa bàn trong các trường hợp sau:
- Khi xảy ra thiên tai và các trường hợp cần thiết khác, địa phương huy động lực lượng để đảm bảo ổn định tình hình kinh tế - xã hội.
- Các đơn vị do cấp trên quản lý khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, kết hợp thực hiện một số nhiệm vụ theo yêu cầu của địa phương.
UBND cấp tỉnh được lập quỹ dự trữ tài chính từ các nguồn tăng thu, kết dư ngân sách (50% kết dư ngân sách cấp tỉnh), bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm và các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật, mức khống chế tối đa là 25% dự toán ngân sách hàng năm của cấp tương ứng; quỹ dự trữ tài chính được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu chi khi nguồn thu chưa tập trung kịp thời và phải hoàn trả ngay trong năm ngân sách; trường hợp sử dụng hết dự phòng ngân sách thì được sử dụng quỹ dự trữ tài chính để chi theo quy định.
2. Căn cứ Nghị quyết của HĐND cùng cấp, UBND quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị và số bổ sung cân đối ngân sách cho ngân sách cấp dưới.
Việc điều chỉnh ngân sách được thực hiện theo quy định sau:
1. Trường hợp có biến động lớn về ngân sách so với dự toán đã phân bổ cần phải điều chỉnh tổng thể, UBND lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trình HĐND quyết định.
2. Trường hợp có yêu cầu cấp bách về quốc phòng, an ninh hoặc vì lý do khách quan cần phải điều chỉnh nhiệm vụ thu, chi của một số cơ quan, đơn vị, địa phương, song không làm biến động lớn đến tổng thể và cơ cấu ngân sách, UBND trình HĐND quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương.
LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
Hướng dẫn lập dự toán ngân sách và thông báo số kiểm tra hàng năm:
1. Căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn và số kiểm tra về dự toán ngân sách của Bộ Tài chính, căn cứ yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của các ngành và địa phương, UBND tỉnh thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các ban, ngành, các cơ quan Đảng, đoàn thể cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã.
2. Các ban, ngành, các cơ quan Đảng, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã hướng dẫn và thông báo số kiểm tra cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp xã.
3. Các ngành và UBND các huyện, thị xã khi thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách nhà nước cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp xã phải đảm bảo số thu không thấp hơn số kiểm tra và số chi phải phù hợp vơi số kiểm tra về tổng mức và cơ cấu thu, chi ngân sách.
Nhiệm vụ, quyền hạn về lập dự toán ngân sách nhà nước:
1. Cục thuế tỉnh: Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý, số thuế giá trị gia tăng phải hoàn theo chế độ trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý gửi Tổng cục Thuế, UBND tỉnh, Sở Tài chính, Sở Kê hoạch và Đầu tư.
Cục thuế tỉnh hướng dẫn Chi cục Thuế các huyện, thị xã lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn gửi UBND và Phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện, thị xã phải đảm bảo yêu cầu, nội dung, thời gian lập dự toán ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
2. Các đơn vị sử dụng ngân sách: Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao, gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp. Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (trường hợp không phải là đơn vị dự toán cấp 1) xem xét, tổng hợp dự toán của các đơn vị cấp dưới trực thuộc lập, gửi đơn vị dự toán cấp 1.
3. Các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương (đơn vị dự toán cấp 1):
Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý, xem xét dự toán do các đơn vị dự toán trực thuộc lập; Tổng hợp và lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý gửi cơ quan tài chính, cơ quan Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia cùng cấp (phần dự toán chi chương trình mục tiêu quốc gia). Thời gian gửi báo cáo trước ngày 10 tháng 7 năm trước đối với đơn vị dự toán cấp 1 thuộc tỉnh và trước ngày 1/7 năm trước đối với đơn vị dự toán cấp 1 thuộc huyện, thị xã. Đơn vị dự toán cấp 1 quy định thời gian lập và gửi báo cáo đối với đơn vị dự toán trực thuộc cho phù hợp.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán chi đầu tư phát triển và phương án phân bổ chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn đầu tư tập trung và các nguồn vốn đầu tư XDCB khác. Phối hợp với cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia tổng hợp dự toán và phương pháp phân bổ chi chương trình mục tiêu quốc gia báo cáo UBND tỉnh để trình Thường trực HĐND tỉnh xem xét trước ngày 20/7 năm trước; Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, UBND các huyện, thị xã, ngành hữu quan kiểm tra, đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư các công trình XDCB trên địa bàn; Xây dựng phương án huy động vốn đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh theo quy định tại Khoản 3, Điều 8 của Luật NSNN báo cáo UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định.
5. Sở Tài chính:
5.1. Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức làm việc với UBND cấp dưới trực tiếp, các cơ quan, đơn vị cùng cấp về dự toán ngân sách; có quyền yêu cầu bố trí lại những khoản thu, chi trong dự toán chưa đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, chưa tiết kiệm phù hợp với khả năng của ngân sách địa phương và định hướng phát triển kinh tế - xã hội.
5.2. Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan cùng cấp trong việc tổng hợp, lập dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách của cấp tỉnh.
5.3. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc lập dự toán chi đầu tư phát triển và phương án phân bổ dự toán chi đầu tư XDCB; tổng hợp dự toán và phương án phân bổ dự toán chi chương trình mục tiêu quốc gia (Phần chi thường xuyên).
5.4. Đề xuất các phương án cân đối ngân sách và các biện pháp nhằm thực hiện chính sách tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách và chi ngân sách có hiệu quả.
6. UBND cấp huyện:
- Hướng dẫn, tổ chức và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, UBND cấp xã lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý.
- Lập dự toán thu, chi ngân sách trên địa bàn và phương án phân bổ dự toán ngân sách của cấp huyện, dự toán chi chương trình mục tiêu quốc gia báo cáo Thường trực HĐND xem xét trước khi báo cáo cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
7. UBND cấp xã:
Tổ chức chỉ đạo Ban tài chính và các đơn vị trực thuộc lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc cấp mình quản lý, tổng hợp lập dự toán ngân sách cấp xã báo cáo Thường trực HĐND xem xét trước khi báo cáo cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
Quyết định dự toán ngân sách mỗi cấp được gửi đến UBND và cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp, đồng thời gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư (phần dự toán vốn đầu tư XDCB và vốn chương trình mục tiêu) và các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực (phần dự toán chi theo ngành, lĩnh vực).
UBND tỉnh uỷ quyền cho Giám đốc: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính quy định thời gian lập, gửi báo cáo xây dựng kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách trong hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm sau trên địa bàn tỉnh.
- Tổng số giao cho các đơn vị trực thuộc không vượt quá dự toán được cấp có thẩm quyền giao cả về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực.
- Dự toán chi thường xuyên giao cho đơn vị sử dụng ngân sách được phân bổ chi tiết theo các nhóm mục chi chủ yếu của mục lục ngân sách nhà nước.
- Phương án phân bổ dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải gửi cơ quan tài chính cùng cấp để thẩm tra.
- Việc phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải hoàn thành trước ngày 31/12/ năm trước.
- Việc sử dụng ngân sách phải đúng với dự toán ngân sách được giao cả về tổng mức và chi tiết. Trường hợp cần thiết đơn vị dự toán cấp 1 được điều chỉnh dự toán ngân sách giữa các đơn vị trực thuộc, sau khi thống nhất với cơ quan tài chính cùng cấp, song không được làm thay đổi tổng mức và chi tiết đã giao cho đơn vị dự toán cấp 1.
Việc chi trả, thanh toán các khoản chi của ngân sách nhà nước áp dụng theo các hình thức quy định tại các điểm 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 và 13 phần IV Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước.
1. Nếu tăng thu so với dự toán được giao thì UBND các cấp lập phương án sử dụng đối với từng nhiệm vụ chi, thống nhất ý kiến với Thường trực HĐND trước khi thực hiện theo hướng số tăng thu (sau khi trừ đi số trích thưởng theo chế độ quy định) được sử dụng để tăng chi đầu tư phát triển, bổ sung dự phòng ngân sách, tăng chi trả nợ đầu tư (nếu có).
2. Trường hợp số thu không đạt dự toán được HĐND quyết định, UBND báo cáo Thường trực HĐND; đối với cấp xã, UBND báo cáo HĐND điều chỉnh giảm một số khoản chi tương ứng.
3. Mức giao dự toán chi ngân sách là mức giao tối đa cho đơn vị được sử dụng trong năm. Chủ tịch UBND tỉnh không xét bổ sung kinh phí cho các đơn vị, trừ trường hợp đặc biệt, cần bổ sung kinh phí thì thực hiện theo quy định tại Điều 18 của quy định này.
4. Tất cả các khoản chi ngân sách nhà nước phải được kiểm tra, kiểm soát trước, tỏng và sau quá trình cấp phát thanh toán. Chi ngân sách phải có trong dự toán ngân sách nhà nước được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được uỷ quyền quyết định chi. Người ra quyết định chi phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình, nếu chi sai phải bồi hoàn công quỹ và xử lý theo pháp luật quy định.
2. Toàn bộ các khoản thu của ngân sách nhà nước phải nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước. Trừ một số khoản thu cơ quan thu có thể thu trực tiếp song định kỳ phải nộp Kho bạc Nhà nước theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Việc ghi thu, ghi chi ngân sách thực hiện theo Luật ngân sách nhà nước.
Trong trường hợp được giao nhiệm vụ mới, đơn vị không thể sắp xếp được trong dự toán được giao, đơn vị làm văn bản bổ sung kinh phí gửi Sở Tài chính tổng hợp trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định vào cuối tháng 6 và tháng 11 hàng năm.
Nguồn để cấp bổ sung dự toán chi ngân sách trong năm là nguồn kinh phí dự phòng và nguồn kinh phí vượt thu ngân sách ở mỗi cấp.
Sử dụng dự phòng ngân sách địa phương.
1. Việc sử dụng dự phòng ngân sách tỉnh do Chủ tịch UBND phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh quyết định.
Dự phòng ngân sách cấp huyện và cấp xã do cơ quan Tài chính báo cáo Chủ tịch UBND và thống nhất với HĐND cùng cấp quyết định.
2. Cơ quan tài chính địa phương tổng hợp tình hình sử dụng dự phòng ngân sách cấp mình báo cáo UBND cùng cấp trình Thường trực HĐND hàng quý và báo cáo HĐND tại kỳ họp gần nhất,
1. Việc trích lập quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh theo quy định tại điểm 2, Điều 58 của Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước.
2. Quỹ dự trữ tài chính của tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh làm chủ tài khoản và gửi tại Kho bạc Nhà nước và được Kho bạc Nhà nước trả lãi tiền gửi theo lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước trả cho Kho bạc Nhà nước, khoản lãi này được bổ sung vào quỹ.
3. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính của tỉnh cho các nhu cầu chi khi nguồn thu chưa tập trung kịp và phải hoàn trả trong năm ngân sách.
4. UBND tỉnh quyết định sử dụng quỹ dự trữ tài chính của tỉnh để xử lý cân đối ngân sách trong các trường hợp:
- Thu ngân sách không đạt mức dự toán đã được HĐND quyết định, sau khi đã sắp xếp lại ngân sách và sử dụng hết dự phòng mà chưa đủ nguồn để đáp ứng nhiệm vụ chi.
- Thực hiện các nhiệm vụ phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, tai nại trên diện rộng với mức độ nghiêm trọng, nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán mà sau khi đã sắp xếp lại ngân sách và sử dụng hết dự phòng mà chưa đủ nguồn để đáp ứng nhiệm vụ chi.
Tổng mức chi từ quỹ dự trữ tài chính (không kể tạm ứng) cả năm không vượt quá 30% số dư của quỹ tại thời điểm bắt đầu năm ngân sách.
2. Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm báo cáo thường xuyên cho cơ quan tài chính mức tồn quỹ của ngân sách.
Việc cho vay giữa ngân sách cấp tỉnh và ngân sách cấp huyện được thực hiện như sau:
- Trong năm ngân sách, nếu ngân sách huyện, thị xã chưa tập trung đủ nguồn thu để chi lương và một số nhu cầu cấp bách tối thiểu khác (trong dự toán năm) có thể xin vay ngân sách cấp tỉnh trong thời gian từ 3 đến 6 tháng.
- Chủ tịch UBND tỉnh giao cho Giám đốc Sở Tài chính kiểm tra nhu cầu xin tạm vay của từng huyện, thị xã và căn cứ vào khả năng của ngân sách cấp tỉnh để xác định mức cho vay và thời gian cho vay, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.
- Khi hết hạn vay Chủ tịch UBND huyện, thị xã phải chịu trách nhiệm bố trí, sắp xếp ngân sách cấp mình để hoàn trả ngân sách cấp tỉnh số tiền đã vay. Trường hợp hết thời hạn cho vay, UBND các huyện, thị xã vẫn không hoàn trả số tiền vay thì trừ vào số bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh cho ngân sách cấp huyện, thị xã tương ứng số tiền đã vay.
KẾ TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
2. Báo cáo quyết toán gửi cơ quan quản lý nhà nước theo quy định phải có xác nhận của Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch về tổng số và chi tiết, kèm theo bản thuyết minh tình hình thu, chi tài chính của đơn vị mình.
3. Cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách cấp mình, tổng hợp báo cáo quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương, quyết toán chi kinh phí uỷ quyền của cấp trên.
Kho bạc nhà nước cấp huyện, ngoài việc hạch toán kế toán thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện còn phải thực hiện hạch toán kế toán thu, chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện gửi UBND xã. Riêng đối với thị xã Bắc Giang, Kho bạc Nhà nước tỉnh thực hiện hạch toán kế toán thu, chi ngân sách nhà nước các xã trên địa bàn thị xã gửi UBND xã, phường theo quy định.
- Nếu thực hiện trong thời gian chỉnh lý quyết toán thì dùng tồn qũy ngân sách năm trước để xử lý và hạch toán, quyết toán vào chi ngân sách năm trước.
- Nếu được quyết định chi vào ngân sách năm sau thì cơ quan tài chính làm thủ tục chi chuyển nguồn sang năm sau để chi tiếp và thực hiện quyết toán chi chuyển nguồn vào ngân sách năm trước; khi thực hiện chi các đơn vị dự toán và ngân sách các cấp hạch toán, quyết toán vào ngân sách năm sau.
Thời gian chỉnh lý quyết toán như sau:
- Hết ngày 31 tháng 01 năm sau đối với ngân sách cấp xã.
- Hết ngày 28 tháng 02 năm sau đối với ngan sách cấp huyện.
- Hết ngày 31 tháng 3 năm sau đối với ngan sách cấp tỉnh.
Thời gian gửi báo cáo kế toán quý, báo cáo quyết toán năm quy định như sau:
1. Báo cáo kế toán quý:
1.1. Báo cáo kế toán quý của đơn vị dự toán cấp III lập gửi đơn vị dự toán cấp II và đơn vị dự toán cấp II lập gửi đơn vị dự toán cấp I theo quy định tại chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Đơn vị dự toán cấp I lập gửi cơ quan tài chính chậm nhất là 25 ngày sau khi kết thúc quý.
1.2. Báo cáo kế toán quý của ngân sách các cấp chính quyền:
- Đối với ngân sách cấp xã: Kho bạc nhà nước huyện lập gửi Ban Tài chính xã, phòng Tài chính – Kế hoạch huyện, thị xã chậm nhất 15 ngày sau khi kết thúc quý.
- Đối với ngân sách cấp huyện, Kho bạc Nhà nước huyện lập gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, Sở Tài chính chậm nhất 30 ngày sau khi kết thúc quý.
- Đối với ngân sách cấp tỉnh, Kho bạc Nhà nước tỉnh lập gửi Sở Tài chính, Bộ Tài chính chậm nhất 45 ngày sau khi kết thúc quý.
2. Báo cáo quyết toán năm:
2.1. Đối với đơn vị dự toán:
Sau khi đã duyệt báo cáo quyết toán năm của các đơn vị trực thuộc, đơn vị dự toán cấp I của huyện tổng hợp gửi phòng Tài chính - Kế hoạch chậm nhất trước ngày 15/3 năm sau; đơn vị dự toán cấp I của tỉnh tổng hợp gửi Sở Tài chính chậm nhất trước ngày 15/4 năm sau. Thời gian gửi báo cáo quyết toán của đơn vị dự toán cấp II, cấp III giao đơn vị dự toán cấp I quy định nhưng phải đảm bảo thời hạn để đơn vị dự toán cấp I gửi báo cáo quyết toán theo quy định trên.
2.2. Đối với ngân sách các cấp chính quyền địa phương:
Sau khi đã thẩm định báo cáo quyết toán của các đơn vị trực thuộc và ngân sách cấp dưới, báo cáo quyết toán ngân sách năm của cấp dưới gửi cấp trên chậm nhất ngày 15 tháng 2 năm sau đối với ngân sách xã; chậm nhất ngày 15 tháng 4 năm sau đối với ngân sách cấp huyện, chậm nhất ngày 15 tháng 9 năm sau đối với ngân sách cấp tỉnh.
Trình tự xét duyệt và thẩm định quyết toán năm của các đơn vị được quy định như sau:
1. Đơn vị dự toán cấp trên xét duyệt quyết toán và thông báo kết quả xét duyệt cho các đơn vị cấp dưới trực thuộc.
2. Cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định quyết toán năm của các đơn vị dự toán cấp I, ra thông báo thẩm định gửi đơn vị dự toán cấp I. Trường hợp đơn vị dự toán cấp I đồng thời là đơn vị sử dụng ngân sách cơ quan tài chính duyệt quyết toán và thông báo kết qủa xét duyệt quyết toán cho đơn vị dự toán cấp I.
3. Đối với các công trình XDCB, các chương trình dự án, kết thúc năm ngân sách chủ đầu tư lập báo cáo quyết toán thực hiện vốn đầu tư trong năm theo từng công trình dự án, gửi Kho bạc Nhà nước và cơ quan Tài chính cùng cấp. Việc duyệt, thẩm định quyết toán vốn đầu tư CDCB theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
4. Quyết toán kinh phí uỷ quyền:
- Đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí uỷ quyền của ngân sách cấp trên phải lập báo cáo quyết toán năm theo mẫu biểu quy định và gửi cơ quan tài chính nhận uỷ quyền và cơ quan quản lý chuyên ngành cùng cấp. Cơ quan tài chính nhận uỷ quyền chủ trì phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành cùng cấp xét duyệt báo cáo quyết toán kinh phí uỷ quyền của đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí uỷ quyền và tổng hợp, lập báo cáo quyết toán kinh phí uỷ quyền gửi cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.
- Cơ quan tài chính uỷ quyền chủ trì phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành cùng cấp thẩm tra, xem xét quyết toán kinh phí uỷ quyền của cơ quan tài chính nhận uỷ quyền và tổng hợp vào quyết toán chi ngân sách cấp uỷ quyền.
1. Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định quyết định thu, chi ngân sách cấp xã; thời gian thẩm định chậm nhất ngày 15/3/năm sau.
2. Sở Tài chính thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước phát sinh trên địa bàn huyện, quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện; thời gian thẩm định chậm nhất ngày 30/5 năm sau.
Việc thẩm định báo cáo quyết toán năm thực hiện theo quy định tại Điều 74 của Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ.
Quyết toán năm của các cấp ngân sách, nếu có kết dư thì xử lý như sau:
- Kết dư ngân sách cấp tỉnh được trích năm mươi phần trăm (50%) chuyển vào quỹ dự trữ tài chính và năm mươi phần trăm (50%) chuyển vào thu ngân sách năm sau.
- Kết dư ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã được chuyển (100%) vào thu ngân sách năm sau.
CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Trong phạm vi chức năng của mình, cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị dự toán ngân sách các cấp ở địa phương có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách về thu, chi và quản lý ngân sách, quản lý tài sản của Nhà nước.
- Che giấu nguồn thu, thu để ngoài ngân sách, trì hoãn nghĩa vụ thu nộp ngân sách nhà nước.
- Cho miễn, giảm các khoản nộp ngân sách trái quy định hoặc không đúng thẩm quyền.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm dụng, làm thiệt hại nguồn thu ngân sách và tài sản nhà nước.
- Thu sai theo quy định của pháp luật, chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi, không đúng mục đích, không có trong dự toán ngân sách được duyệt hoặc quyết định của cấp có thẩm quyền, làm thất thoát ngân sách, thiệt hại công quỹ.
- Hạch toán sai chế độ kế toán Nhà nước và mục lục ngân sách nhà nước, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước.
Các hành vi khác trái với quy định của Luật ngân sách và quy định của Quy định này.
- 1 Quyết định 222/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quy định quản lý và điều hành ngân sách địa phương kèm theo Quyết định 52/2007/QĐ-UBND do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 2 Quyết định 38/2013/QĐ-UBND về chủ trương, biện pháp quản lý và điều hành ngân sách địa phương năm 2014 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 3 Quyết định 4445/2009/QĐ-UBND về một số chủ trương, biện pháp quản lý và điều hành Ngân sách địa phương năm 2010 do Tỉnh Phú Thọ ban hành
- 4 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5 Thông tư 59/2003/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 60/2003/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 6 Nghị định 60/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước
- 7 Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 8 Quyết định 26/QĐ.UB năm 1991 về tổ chức quản lý thống nhất ngân sách địa phương tập trung ở cấp Tỉnh An Giang
- 1 Quyết định 222/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quy định quản lý và điều hành ngân sách địa phương kèm theo Quyết định 52/2007/QĐ-UBND do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 2 Quyết định 38/2013/QĐ-UBND về chủ trương, biện pháp quản lý và điều hành ngân sách địa phương năm 2014 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 3 Quyết định 4445/2009/QĐ-UBND về một số chủ trương, biện pháp quản lý và điều hành Ngân sách địa phương năm 2010 do Tỉnh Phú Thọ ban hành
- 4 Quyết định 26/QĐ.UB năm 1991 về tổ chức quản lý thống nhất ngân sách địa phương tập trung ở cấp Tỉnh An Giang