ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 85/2007/QĐ-UBND | TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 06 năm 2007 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 152/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 81/2006/NĐ-CP, ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 3572/TTr-TNMT-CTR ngày 14 tháng 5 năm 2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban hành.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TUYẾN VÀ THỜI GIAN VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 85/2007/QĐ-UBND ngày 14 tháng 6 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Quy định này quy định các yêu cầu về tuyến và thời gian hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại; quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố.
Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại bằng các phương tiện vận tải bộ trên địa bàn thành phố.
Trong phạm vi Quy định này, các thuật ngữ sau đây được hiểu:
1. Vận chuyển chất thải nguy hại là quá trình hoạt động quản lý chất thải nguy hại từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ đến nơi tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại.
2. Thời gian vận chuyển chất thải nguy hại là khoảng thời gian tính từ khi chất thải nguy hại được vận chuyển ra khỏi nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ đến nơi tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại.
3. Tuyến vận chuyển chất thải nguy hại là các lộ trình, tuyến giao thông đường bộ được phép vận chuyển chất thải nguy hại.
QUY ĐỊNH VỀ TUYẾN VÀ THỜI GIAN VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI NGUY HẠI
Điều 4. Các nguyên tắc trong vận chuyển chất thải nguy hại
1. Việc vận chuyển chất thải nguy hại từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ đến nơi tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại phải tuân thủ các quy định về tuyến và thời gian vận chuyển, các quy định về bảo vệ môi trường trong vận chuyển chất thải nguy hại và các quy định về giao thông đường bộ.
2. Việc vận chuyển chất thải nguy hại phải đảm bảo an toàn cho con người và môi trường, không phát tán hoặc để rơi vãi chất thải nguy hại, không để xảy ra các rủi ro gây sự cố môi trường.
3. Hạn chế vận chuyển chất thải nguy hại trên các tuyến đường có các cơ quan hành chính Nhà nước, trường học, bệnh viện và các vị trí tập trung đông người như: trung tâm thể dục thể thao, nhà hát, rạp chiếu phim, rạp hát…
4. Trong điều kiện phương tiện vận chuyển vận hành bình thường, cấm việc dừng, đỗ, đậu trong toàn bộ quá trình vận chuyển trừ trường hợp có sự cố môi trường do chất thải nguy hại gây ra.
5. Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại phải là xe chuyên dùng. Nếu phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại dễ cháy, nổ phải trang bị đầy đủ các thiết bị chống cháy nổ theo quy định của Luật Phòng cháy, chữa cháy.
Điều 5. Thời gian vận chuyển chất thải nguy hại
Thời gian được phép vận chuyển chất thải nguy hại cụ thể như sau:
- Đối với các tuyến đường vành đai: không hạn chế thời gian.
- Đối với các tuyến đường nội đô: từ 9h00 đến 16h00 và từ 21h00 đến 6h00 sáng hôm sau.
Điều 6. Tuyến đường vận chuyển chất thải nguy hại
1. Việc vận chuyển chất thải nguy hại từ các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn thành phố đến các địa điểm lưu giữ, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại bắt buộc theo các tuyến đường sau:
a) Từ Khu chế xuất Linh Trung I gQuốc lộ 1A.
b) Từ Khu chế xuất Linh Trung II gTỉnh lộ 43 gQuốc lộ 1A.
c) Từ Khu chế xuất Tân Thuận gđường Nguyễn Văn Linh gQuốc lộ 1A.
d) Từ Khu công nghiệp Bình Chiểu gTỉnh lộ 43 gQuốc lộ 1A.
đ) Từ Khu công nghiệp Cát Lái II gđường Nguyễn Thị Định gXa lộ Hà Nội gQuốc lộ 1A.
e) Từ Khu công nghiệp Phong Phú gQuốc lộ 50 gđường Nguyễn Văn Linh gQuốc lộ 1A.
g) Từ Khu công nghiệp Tân Bình gđường Tây Thạnh gđường Lê Trọng Tấn gQuốc lộ 1A hoặc từ Khu công nghiệp Tân Bình gđường Tây Thạnh gđường Trường Chinh gQuốc lộ 1A.
h) Từ Khu công nghiệp Tân Phú Trung gQuốc lộ 22 gQuốc lộ 1A.
i) Từ Khu công nghiệp Tân Thới Hiệp gđường Nguyễn Ảnh Thủ gđường Tô Ký gQuốc lộ 1A.
k) Từ Khu công nghiệp Tân Tạo gQuốc lộ 1A.
l) Từ Khu công nghiệp Vĩnh Lộc gđường Nguyễn Thị Tú gQuốc lộ 1A.
m) Từ Khu công nghiệp Hiệp Phước gđường Nguyễn Văn Tạo gđường Nguyễn Văn Linh gQuốc lộ 1A.
n) Từ Khu công nghiệp Lê Minh Xuân gđường Trần Đại Nghĩa gQuốc lộ 1A.
o) Từ Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi gQuốc lộ 22 gQuốc lộ 1A.
2. Đối với việc vận chuyển chất thải nguy hại phát sinh từ các nguồn thải ngoài các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn thành phố; từ các tỉnh, thành khác về thành phố và từ thành phố đi các tỉnh, thành khác không thể sử dụng các tuyến đường cho phép theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tổ chức, cá nhân phải gửi lộ trình tuyến vận chuyển chất thải nguy hại đến Sở Tài nguyên và Môi trường để được hướng dẫn trước khi tiến hành vận chuyển (mẫu đơn và hồ sơ hướng dẫn quy định tại Phụ lục 1 của Quy định này).
1. Các phương tiện trong quá trình vận chuyển chất thải nguy hại phải có biển báo “XE VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI NGUY HẠI” và tên công ty, địa chỉ, số điện thoại liên hệ trước, sau và hai bên phương tiện.
2. Có các dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6707-2000.
TRÁCH NHIỆM, NGHĨA VỤ CỦA CÁC ĐƠN VỊ HOẠT ĐỘNG VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI NGUY HẠI
Điều 8. Trách nhiệm của các đơn vị hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại
1. Các tổ chức, cá nhân hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại phải tuân thủ các yêu cầu về trách nhiệm, nghĩa vụ được hướng dẫn tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.
2. Tổ chức, cá nhân chỉ được phép hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại theo những tuyến đường và thời gian quy định tại Chương II của Quy định này.
3. Có kế hoạch về thời gian và thiết lập tuyến vận chuyển chất thải nguy hại trước khi nhận chất thải từ chủ nguồn thải trình Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản xác nhận.
4. Tổ chức, cá nhân tham gia vận chuyển chất thải nguy hại phải có các biện pháp phòng ngừa; khẩn cấp thông báo cho các cơ quan chức năng kịp thời xử lý khi xảy ra sự cố, rủi ro trong quá trình vận chuyển chất thải nguy hại.
5. Mọi hành vi vận chuyển chất thải nguy hại không tuân thủ các quy định về tuyến và thời gian vận chuyển chất thải nguy hại đều bị xem là vi phạm và bị xử lý vi phạm theo các nội dung quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002; Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002; Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Nghị định số 152/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Điều 9. Nghĩa vụ của các đơn vị hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại
1. Hợp tác, đáp ứng các yêu cầu theo quy định của cơ quan có thẩm quyền trong quá trình kiểm tra, giám sát hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại.
2. Xuất trình, cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến việc quản lý vận chuyển chất thải nguy hại.
3. Có thông báo bằng văn bản và phải được sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp vận chuyển chất thải nguy hại nằm ngoài các tuyến và thời gian quy định tại Chương II của Quy định này.
Điều 10. Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Chủ trì, phối hợp Công an thành phố, Sở Giao thông - Công chính, Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố và Ủy ban nhân dân các quận - huyện kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức, các nhân tham gia vận chuyển chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố.
2. Chủ trì phối hợp với Sở Giao thông - Công chính và Công an thành phố xem xét hướng dẫn các tuyến vận chuyển chất thải nguy hại quy định tại khoản 2 Điều 6 của Quy định này. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của đơn vị vận chuyển, Sở Tài nguyên và Môi trường phải có trả lời bằng văn bản hướng dẫn.
3. Chủ trì phối hợp với Công an thành phố, Sở Giao thông - Công chính rà soát, điều chỉnh, bổ sung tuyến và thời gian vận chuyển chất thải nguy hại khi có thay đổi về quy định vận chuyển chất thải nguy hại và các địa điểm liên quan đến nơi phát sinh, lưu giữ, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải nguy hại.
4. Quản lý chứng từ chất thải nguy hại.
5. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 6 tháng/lần và đột xuất cho Ủy ban nhân dân thành phố về tình hình quản lý hoạt động thu gom vận chuyển chất thải nguy hại trên địa bàn.
1. Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông - Công chính, Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố và Ủy ban nhân dân các quận - huyện kiểm tra giám sát hoạt động của các tổ chức, cá nhân tham gia vận chuyển chất thải nguy hại trên địa bàn.
2. Chỉ đạo các đơn vị chức năng giám sát chặt chẽ hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại trên địa bàn.
3. Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn tuyến vận chuyển chất thải nguy hại quy định tại khoản 2 Điều 6 của Quy định này. Trong thời hạn 03 (ba) ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị thẩm định tuyến vận chuyển chất thải nguy hại của Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an thành phố phải có trả lời bằng văn bản thẩm định.
4. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông - Công chính rà soát, điều chỉnh, bổ sung về tuyến và thời gian vận chuyển chất thải nguy hại cho phù hợp do có thay đổi về quy định vận chuyển chất thải nguy hại và các địa điểm liên quan đến phát sinh, lưu giữ, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải nguy hại.
Điều 12. Sở Giao thông - Công chính
1. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an thành phố và các đơn vị có liên quan giám sát hoạt động của các tổ chức, cá nhân tham gia vận chuyển chất thải nguy hại trên địa bàn.
2. Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn tuyến vận chuyển chất thải nguy hại quy định tại khoản 2 Điều 6 của Quy định này. Trong thời hạn 03 (ba) ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị thẩm định tuyến vận chuyển chất thải nguy hại của Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông - Công chính phải có trả lời bằng văn bản thẩm định.
3. Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường và Công an thành phố rà soát, điều chỉnh các tuyến đường vận chuyển chất thải nguy hại trong trường hợp có các thay đổi về quy định giao thông đường bộ thuộc phân cấp quản lý.
4. Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường và Công an thành phố nghiên cứu thống nhất về quy cách biển báo hướng dẫn hướng lưu thông, vị trí lắp đặt và hoàn thành xây dựng trước khi Quy định này có hiệu lực.
Điều 13. Ủy ban nhân dân các quận - huyện
1. Phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an thành phố, Sở Giao thông - Công chính thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại thuộc địa bàn quản lý.
2. Báo cáo và phối hợp xử lý với Sở Tài nguyên và Môi trường trong trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm quy định về vận chuyển chất thải nguy hại thuộc địa bàn quản lý.
3. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 6 tháng/lần và đột xuất cho Sở Tài nguyên và Môi trường tình hình quản lý hoạt động thu gom vận chuyển chất thải nguy hại trên địa bàn quản lý.
Điều 14. Ủy ban nhân dân phường - xã
1. Phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an thành phố, Sở Giao thông - Công chính, Ủy ban nhân dân quận - huyện thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại thuộc phạm vi địa bàn quản lý.
2. Thực hiện các chế độ báo cáo định kỳ 6 tháng/lần, đột xuất cho Ủy ban nhân dân quận - huyện về tình hình quản lý hoạt động thu gom vận chuyển chất thải nguy hại thuộc địa bàn quản lý.
3. Phối hợp Ủy ban nhân dân quận - huyện trong công tác kiểm tra hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại của các đơn vị hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại thuộc phạm vi địa bàn quản lý.
Điều 15. Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố
1. Phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an thành phố, Sở Giao thông - Công chính kiểm tra, giám sát hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại đối với chất thải nguy hại phát sinh từ các khu công nghiệp, khu chế xuất.
2. Kiểm soát chất thải nguy hại, các giấy tờ pháp lý liên quan trước khi chất thải nguy hại vận chuyển ra khỏi phạm vi khu công nghiệp, khu chế xuất.
3. Có kế hoạch ứng phó sự cố, rủi ro trong quá trình vận chuyển chất thải nguy hại trong phạm vi quản lý.
1. Căn cứ nội dung Quy định này, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các sở - ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện, phường - xã theo chức năng và nhiệm vụ có trách nhiệm hướng dẫn, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Quy định này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề vướng mắc hoặc Nhà nước ban hành những quy định khác có liên quan đến các nội dung trong Quy định này, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở - ngành và các đơn vị có liên quan đề xuất nội dung cần điều chỉnh trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét quyết định./.
BIỂU MẪU ĐƠN HƯỚNG DẪN TUYẾN VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI NGUY HẠI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 85/2007/QĐ-UBND ngày 14 tháng 6 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Tên đơn vị vận chuyển | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: V/v: xem xét hướng dẫn tuyến vận chuyển chất thải nguy hại | Địa danh, ngày … tháng … năm… |
Kính gửi :Sở Tài nguyên và Môi trường.
1. Danh sách các chủ nguồn thải thực hiện thu gom, vận chuyển và địa điểm chuyển giao xử lý, tiêu hủy (ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ).
2. Loại chất thải nguy hại vận chuyển của từng chủ nguồn thải.
3. Phương tiện vận chuyển (biển số xe, tải trọng, tên tài xế và các nhân viên có liên quan đi theo phương tiện, các trang thiết bị phòng chống và xử lý sự cố).
4. Kế hoạch về thời gian và lộ trình vận chuyển chất thải nguy hại của từng chủ nguồn thải.
5. Kế hoạch ngăn ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong toàn bộ quá trình vận chuyển.
Kính đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét và hướng dẫn đơn vị thực hiện ./.
Nơi nhận: - Như trên; - Lưu. | Thay mặt chủ vận chuyển (ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu) |
MẪU BÁO CÁO ĐỊNH KỲ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN-HUYỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 85/2007/QĐ-UBND ngày 14 tháng 6 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố)
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /UBND V/v: Báo cáo định kỳ hoạt động kiểm soát vận chuyển chất thải nguy hại trên địa bàn quản lý | Địa danh, ngày … tháng … năm… |
Kính gửi: Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Các trường hợp vi phạm về thời gian và tuyến vận chuyển chất thải nguy hại
2. Kết quả phối hợp xử lý
3. Các vấn đề khác
4. Đề xuất và kiến nghị.
Trên đây là báo cáo định kỳ công tác quản lý vận chuyển chất thải nguy hại thuộc phạm vi địa bàn quản lý, kính chuyển Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
- 1 Nghị định 80/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- 2 Nghị định 81/2006/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- 3 Nghị định 152/2005/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
- 4 Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 5 Nghị định 134/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002
- 6 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002