UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 880/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 27 tháng 3 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG, NHIỆM VỤ QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÁ THƯỚC THỜI KỲ ĐẾN NĂM 2020.
CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HOÁ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật xây dựng số 16/2003/QH11 đã được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 11, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ - CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 24/2002/QĐ - TTg ngày 01/02/2002 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2001 - 2010;
Căn cứ Quyết định số 253/2005/QĐ - TTg ngày 12/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo Quốc phòng, an ninh Miền Tây tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2006 - 2010;
Căn cứ Quyết định số 1832/QĐ - UBND ngày 03/7/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng Miền núi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa tại văn bản số 240/KHĐT/QH ngày 06/3/2007 về việc báo cáo kết quả thẩm định và đề nghị Đề cương nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Bá Thước thời kỳ đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ quy hoạch tổng thể phát trển kinh tế - xã hội ( KT - XH ) huyện Bá Thước thời kỳ đến năm 2020; với các nội dung chủ yếu sau:
I. Tên dự án: Quy hoạch tổng thể phát trển kinh tế - xã hội huyện Bá Thước thời kỳ đến năm 2020.
II. Chủ đầu tư: UBND huyện Bá Thước.
III. Mục tiêu quy hoạch:
Xác định những nhiệm vụ chủ yếu làm căn cứ để chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Tổ chức khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực phát triển, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế huyện theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao mức sống dân cư; xây dựng Bá Thước trở thành huyện có nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, xã hội phát triển phát triển, quốc phòng - an ninh vững mạnh, môi trường sinh thái cân bằng; phát triển bền vững.
IV. Nội dung, nhiệm vụ quy hoạch:
A. Phân tích, đánh giá các nguồn lực phát triển:
1. Đánh giá tổng quát vị trí địa lý tự nhiên, kinh tế của huyện trong vùng và toàn tỉnh:
- Đánh giá, nhận định vị trí địa lý của huyện trong mối quan hệ với các huyện khác trong tỉnh và với các vùng kinh tế khác trong cả nước.
- Phân tích, nhận định vị thế, vai trò của huyện đối với phát triển Vùng Miền núi và toàn tỉnh về kinh tế - xã hội , về quốc phòng - an ninh.
2. Phân tích, đánh giá đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên.
- Các yếu tố tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển:
+ Vị trí địa lý.
+ Địa hình, hệ sinh thái,...
+ Khí hậu, thời tiết.
+ Các nguồn tài nguyên: Đất đai, rừng, khoáng sản, nước, tài nguyên du lịch..., khả năng huy động các nguồn tài nguyên cho phát triển.
- Phân tích, đánh giá các đặc điểm về dân số, nguồn nhân lực:
+ Quy mô, chất lượng dân số.
+ Đặc điểm dân cư, phân bố dân cư.
+ Nguồn lao động ( số lượng và chất lượng ), nhận định những lợi thế và hạn chế về nguồn nhân lực cho phát triển.
+ Các yếu tố về văn hoá, phong tục, tập quán, nghề truyền thống,....
3. Đánh giá tổng hợp nguồn lực phát triển.
B. Đánh gía hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện đến 2006, điểm xuất phát thời kỳ quy hoạch:
1. Phân tích, đánh giá tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kết quả thực hiện một số chỉ tiêu tổng hợp ( thời kỳ 1996 - 2005, 2006 ):
- Tăng trưởng kinh tế: Tổng giá trị sản xuất; nhịp độ tăng trưởng; thu nhập bình quân đầu người.
- Thu, chi ngân sách trên địa bàn.
- Gía trị xuất khẩu đạt được trên địa bàn.
- Giải quyết việc làm, mức sống dân cư.
- Thực hiện các chỉ tiêu về văn hoá - xã hội: đánh giá tổng kết những thành tựu đạt được, những mặt tốt tích cực và những mặt chưa tốt, những vấn đề còn tồn tại chính.
2. Đánh giá kết quả đầu tư trên địa bàn huyện thời kỳ 1996 - 2005:
- Kết quả huy động và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trên địa bàn.
- Đánh giá kết thu hút đầu tư và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất ( gắn với tăng chất lượng sản phẩm, năng suất lao động ).
3. Đánh giá hiện trạng phát triển phân bố các ngành, các lĩnh vực:
3.1. Hiện trạng phát triển và phân bố các ngành sản xuất, các sản phẩm chủ yếu trên địa bàn huyện:
- Hiện trạng phát triển và phân bố ngành nông nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu; chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp giữa trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.
- Hiện trạng phát triển và phân bố ngành Lâm nghiệp, kết quả thực hiện các dự án phát triển rừng trên địa bàn huyện, diện tích các loại rừng được phát triển, phục hồi, chăm nuôi tái sinh, trồng mới ( 1996 - 2005; 2006 ); tăng độ che phủ trên địa bàn huyện; hình thành các vùng nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến lâm sản,...
- Hiện trạng phát triển ngành thuỷ sản: kết quả khai thác diện tích mặt nước trên địa bàn phục vụ nuôi trồng thuỷ sản.
- Những kết quả đạt được trong áp dụng các chương trình dự án, mô hình sản xuất mới trên địa bàn; kết quả phát triển mô hình sản xuất trang trại trên địa bàn, những bài học kinh nghiệm.
- Hiện trạng phát triển và phân bố ngành Công nghiệp - TTCN, các sản phẩm chủ yếu; tỷ trọng sản xuất công nghiệp - TCN trong kinh tế huyện; phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong phát triển công nghiệp; những bất lợi cần khắc phục trong thời kỳ phát triển tới; Hiện trạng phát triển các cụm công nghiệp vừa và nhỏ, khu công nghiệp làng nghề, thủ công nghiệp trong nông nghiệp trên địa bàn huyện,.... Những đóng góp của công nghiệp trong phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện.
- Hiện trạng phát triển và phân bố khối ngành dịch vụ: Thương mại, tài chính, ngân hàng,.... dịch vụ du lịch,...
3.2. Hiện trạng phát triển, những kết quả đạt được trong phát triển các ngành, lĩnh vực xã hội: dân số - kế hoạch hoá gia đình, lao động, giải quyết việc làm, giáo dục - đào tạo, y tế, TDTT, văn hoá, phát thanh - truyền hình, xóa đói, giảm nghèo,...
3.3. Hiện trạng hệ thống cơ sở hạ tầng:
- Đánh giá năng lực hệ thống giao thông, mạng lưới đường xá; các công trình thuỷ lợi; điện; bưu chính viễn thông,...
- Hệ thống trường học, trường dạy nghề, bệnh viện, trạm xá, sân vận động, nhà hát,...
- Hệ thống các trạm, trại nghiên cứu cây trồng, vật nuôi, khuyến nông, khuyến lâm.
- Trung tâm thương mại, chợ, các trung tâm cụm xã,.. mạng lưới đô thị.
3.4. Hiện trạng phát triển theo lãnh thổ:
- Mức độ hình thành các tiểu vùng kinh tế, vùng chuyên canh; tình hình phát triển các tiểu vùng.
- Phát triển các trung tâm kinh tế gắn với phát triển mạng lưới đô thị, khu, cụm công nghiệp.
3.5. Đánh giá những biến động về môi trường trên địa bàn trong thời kỳ phát triển: Môi trường nước, không khí, rừng và cây xanh; hiện trạng môi trường và những vấn đề đặt ra cần khắc phục trong thời kỳ tới.
3.6. Vấn đề quốc phòng - an ninh trong sự nghiệp phát triển kinh tế.
3.7. Nhận định chung về tình hình phát triển và điểm xuất phát kinh tế huyện, các vấn đề xã hội; những nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.
C. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Bá Thước thời kỳ đến 2020.
1. Phân tích, đánh gía các yếu tố bên ngoài tác động đến phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ quy hoạch:
a) Tác động của những chính sách của Đảng và Nhà nước đối với phát triển kinh tế huyện:
- Đánh giá, nhận định những tác động của các chính sách của Đảng và Nhà nước, của tỉnh đến phát triển kinh tế - xã hội các huyện Miền núi thời kỳ quy hoạch.
- Khái quát nhận định tình hình phát triển kinh tế - xã hội vùng Miền núi, khả năng thực hiện các dự án lớn của Nhà nước sẽ được đầu tư vào huyện.
b) Tác động của tình hình và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vùng Miền núi, cả nước đến phát triển kinh tế xã hội huyện:
- Vị trí, vai trò của huyện trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của vùng Miền núi, cả tỉnh; khả năng hợp tác phát triển với các huyện, tỉnh bạn trong kỳ quy hoạch.
- Các mục tiêu chiến lược của cả tỉnh, vùng Miền núi đặt ra đối với phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
- Phân tích và đánh giá về triển vọng trao đổi hàng hoá và các nguồn lực ( nguyên liệu, thiết bị, công nghệ, hàng tiêu dùng, nguồn lao động,.. ). khả năng hợp tác phát triển với các huyện bạn trong tỉnh và cả nước.
- Dự báo lợi thế và khả năng thâm nhập, cạnh tranh của các mặt hàng sản xuất từ huyện vào thị trường cả tỉnh, cả nước và tham gia xuất khẩu.
- Dự báo khả năng hợp tác, thu hút nguồn đầu tư từ bên ngoài vào huyện.
c) Từ những phân tích trên, rút ra những lợi thế so sánh và hạn chế chủ yếu đối với phát triển kinh tế - xã hội của huyện thời kỳ quy hoạch.
2. Xây dựng quan điểm, mục tiêu phát triển:
a) Xác định quan điểm phát triển:
- Gắn với quy hoạch phát triển vùng, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của huyện để phát triển và chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ.
- Phát huy nội lực gắn với tranh thủ ngoại lực để đạt trình độ phát triển cần thiết trong tổng thể phát triển kinh tế huyện, toàn vùng, toàn tỉnh trong bối cảnh hội nhập kinh tế.
- Phát triển có hiệu quả toàn diện kinh tế - xã hội - môi trường - an ninh, quốc phòng trong cân nhắc lựa chọn; phát triển bền vững.
b) Xác định các chỉ tiêu định hướng:
- Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Thu nhập bình quân đầu người ( tính theo các giá: giá 1994, giá thực tế ).
- Giá trị xuất khẩu.
- Tỷ lệ tích luỹ, đóng góp thu ngân sách với tỉnh.
- Những mục tiêu xã hội quan trọng: Giảm tỷ lệ sinh hợp lý để sớm đạt tỷ lệ sinh thay thế, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo,...; phát triển giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá, khắc phục tệ nạn xã hội, nâng cao dân trí, tăng tốc độ đô thị hoá,...
- Xây dựng nguồn nhân lực.
- Bảo vệ môi trường ( tăng tỷ lệ che phủ của thảm thực vật, chống ô nhiễm.... ).
- Củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh,...
3. Luận chứng các phương án tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, lựa chọn phương án phát triển:
- Xác định các căn cứ để lựa chọn phương án tăng trưởng, cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư.
- Dự báo nhu cầu và khả năng huy động vốn đầu tư ( từ các nguồn: Ngân sách Nhà nước trực tiếp do tỉnh bố trí, từ các chương trình mục tiêu Quốc gia trên địa bàn, vốn tín dụng, vốn doanh nghiệp, vốn huy động từ dân; vốn huy động từ bên ngoài: Từ các tỉnh, thành phố khác; vốn ODA, FDI, NGO... ).
- Lựa chọn các phương án tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đáp ứng mục tiêu đề ra, phù hợp với khả năng khai thác đầu tư.
- Luận chứng, lựa chọn phương án chủ đạo ( vừa đảm bảo mục tiêu phát triển; vừa phát huy được tối đa các nguồn lực cho phát triển ).
4. Quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực:
4.1. Luận chứng phương hướng phát triển các ngành sản xuất, dịch vụ:
a) Nông - Lâm - Thủy sản và phát triển kinh tế nông thôn:
- Luận chứng chuyển đổi cơ cấu Nông, Lâm, Thủy sản; các sản phẩm chủ lực.
- Luận chứng bố trí sản xuất nông, lâm, thủy sản theo lãnh thổ, theo từng thời kỳ.
+ Nông nghiệp: Phát triển các cây trồng chính, vùng sản xuất tập trung; phát triển kinh tế trang trại gắn với áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật bảo quản, công nghệ chế biến sau thu hoạch,.. nâng cao hiệu quả sản xuất; chuyển dịch mạnh cơ cấu chăn nuôi trong nông nghiệp.
+ Lâm nghiệp: Chuyển đổi cơ cấu rừng, phát triển rừng sản xuất, cây đặc sản, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, phát triển các mô hình sản xuất mới: lâm - nông kết hợp; các sản phẩm chính của lâm nghiệp trong kỳ quy hoạch.
+ Thuỷ sản: Phát triển nuôi trồng thuỷ sản, mô hình nông - ngư kết hợp.
- Phát triển kinh tế nông thôn:
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, phát triển sản xuất TCN, tăng tỷ trọng thu nhập hộ gia đình từ sản xuất TCN, ngành nghề phụ.
+ Lựa chọn các chương trình và dự án đầu tư ( phân kỳ từng giai đoạn 5 năm ).
b) Công nghiệp:
- Đánh gía các yếu tố tác động đến phát triển công nghiệp ( nguyên liệu, vốn, công nghệ, lao động, hạ tầng công nghiệp,... ).
- Dự kiến, xác định các ngành công nghiệp phát triển trên địa bàn, các sản phẩm chủ yếu sản xuất từ huyện tham gia thị trường cả nước và tham gia xuất khẩu ( xác định cơ cấu ngành, cơ cấu sản phẩm ).
- Luận chứng phân bố không gian công nghiệp ( bao gồm cả các KCN, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp dành cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, liên doanh với nước ngoài ).
- Phát triển công nghiệp - TCN nông thôn.
- Các chương trình và dự án đầu tư phát triển công nghiệp theo các giai đoạn 5 năm.
- Dự báo kết quả sản xuất công nghiệp trên địa bàn ( tăng tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện ).
c) Luận chứng phát triển khối ngành dịch vụ, các sản phẩm dịch vụ: Thương mại, Du lịch, vận tải và bưu điện, dịch vụ kỹ thuật, tài chính, ngân hàng, thông tin,...
4.2. Phương hướng phát triển các lĩnh vực xã hội:
a) Dân số và phát triển nguồn nhân lực:
- Dự báo dân số, nguồn lao động.
- Dự kiến phân công lao động theo các khu vực sản xuất, dịch vụ.
b) Giáo dục - đào tạo: Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, đào tạo nguồn nhân lực.
c) Y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
- Phát triển hệ thống các bệnh viện, phòng khám đa khoa.
- Phát triển nhân lực ngành y tế.
- Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân.
4.3. Văn hoá, thông tin, TDTT:
4.4. Nâng cao mức sống dân cư, xoá đói nghèo:
5. Quy hoạch phát triển không gian, hạ tầng cơ sở:
5.1. Tổ chức không gian chung:
- Dự báo sử dụng tổng thể không gian lãnh thổ.
- Luận chứng phát triển các tiểu vùng kinh tế.
- Luận chứng phát triển các tụ điểm kinh tế, các trục kinh tế.
5.2. Phát triển mạng lưới đô thị và hệ thống các điểm dân cư:
- Luận chứng hướng đô thị hoá và xu thế phân bố dân cư.
- Định hướng phát triển mạng lưới đô thị.
- Định hướng phát triển các điểm dân cư nông thôn.
5.3. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng:
- Mạng lưới giao thông.
- Mạng lưới cấp điện.
- Hệ thống thuỷ lợi.
- Mạng lưới cơ sở hạ tầng xã hội: văn hoá, y tế, giáo dục, TDTT,...
6. Các vấn đề bảo vệ môi trường: Các biện pháp quản lý và bảo vệ môi trường, tạo cân bằng sinh thái,...
7. Quy hoạch bố trí sử dụng đất:
8. Quốc phòng và an ninh:
9. Xây dựng các chương trình, dự án đầu tư và bước đi từng thời kỳ 5 năm:
- Danh mục các chương trình và dự án đầu tư triển khai xây dựng đến năm 2010, 2015, 2020.
- Xác định các dự án, công trình ưu tiên đầu tư.
- Xác định các khu vực lãnh thổ ưu tiên đầu tư.
- Các dự án ưu tiên đầu tư từ ngân sách Nhà nước và huy động lao động công ích của dân cư.
- Các dự án ưu tiên đầu tư từ nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi.
D. các giải pháp thực hiện quy hoạch:
1. Giải pháp về vốn.
2. Giải pháp về cơ chế chính sách.
3. Giải pháp về nguồn nhân lực.
4. Giải pháp về thị trường và tiêu thụ sản phẩm.
5. Giải pháp về áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế.
6. Các giải pháp về điều hành và tổ chức thực hiện quy hoạch.
V. Sản phẩm giao nộp:
- Báo cáo tổng hợp ( đóng quyển khổ A4: 15 bộ, có bản đồ minh A4, hoặc A3 đính kèm ).
- Bộ bản đồ Quy hoạch, tỷ lệ 1/25.000.
VI. Tiến độ thực hiện: Hoàn thành Quy hoạch và trình UBND tỉnh phê duyệt trong quý III năm 2007.
Điều 2.
1. UBND huyện bá Thước ( Chủ đầu tư ) căn cứ nội dung Đề cương, nhiệm vụ Quy hoạch được phê duyệt tại
2. Giao Sở Tài chính căn cứ Đề cương, nhiệm vụ được duyệt hướng dẫn chủ đầu tư lập dự toán kinh phí thiết kế quy hoạch và trình duyệt theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 3. - Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
- Các ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Chủ tịch UBND huyện Bá Thước và Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
- 1 Quyết định 1225/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí lập dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 2 Quyết định 14/2014/QĐ-UBND về lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh, công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 3 Quyết định 1911/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Vân Hồ đến năm 2020 do tỉnh Sơn La ban hành
- 4 Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 5 Quyết định 1832/QĐ-UBND năm 2006 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi đến năm 2020 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 6 Quyết định 253/2005/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh miền Tây tỉnh Thanh Hóa đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 8 Luật xây dựng 2003
- 1 Quyết định 1911/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Vân Hồ đến năm 2020 do tỉnh Sơn La ban hành
- 2 Quyết định 14/2014/QĐ-UBND về lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh, công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 3 Quyết định 1225/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí lập dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030