Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HĐND TỈNH CẦN THƠ
ỦY BAN NHÂN DÂN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 882/QĐ.UBT.93

Cần Thơ, ngày 3 tháng 4 năm 1993

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ GIẢI QUYẾT RUỘNG ĐẤT, ĐỔI MỚI CƠ CHẾ KHOÁN TẠI NÔNG TRƯỜNG CỜ ĐỎ VÀ NÔNG TRƯỜNG HUYỆN THỐT NỐT

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CẦN THƠ

- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 30-6-1989;

- Căn cứ Luật Đất đai ngày 29-12-1987;

- Căn cứ quyết định 240 ngày 04-8-1989 và Quy định 240B ngày 14-6-1991 của UBND tỉnh Hậu Giang;

- Thực hiện kế hoạch 07 ngày 8-3-1993 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về giải quyết ruộng đất và đổi mới cơ chế quản lý ở các nông - lâm trường - trạm trại giống trong tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành “Quy định về giải quyết ruộng đất, đổi mới cơ chế khoán tại Nông trường Cờ Đỏ và Nông trường huyện Thốt Nốt”.

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp, Giám đốc Sở Thủy lợi, Giám đốc Sở Tài chánh - Vật giá, Cục trưởng Cục thuế, Chi cục trưởng Chi cục quản lý đất đai, Chủ nhiệm ủy ban kế hoạch tỉnh, Giám đốc Nông trường Cờ Đỏ và Giám đốc Nông trường huyện Thốt Nốt, Chủ tịch UBND 2 huyện: Ô Môn và Thốt Nốt và các hộ nông dân trực tiếp liên quan đến Nông trường Cờ Đỏ và Nông trường huyện Thốt Nốt có trách nhiệm thi hành quyết định này.

Các quy định trước đây đối với 2 Nông trường nói trên, trái với quy định ban hành kèm theo quyết định này, không còn giá trị thi hành./.

 

 

 

TM. UBND TỈNH CẦN THƠ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH TT




Nguyễn Phong Quang

 

QUY ĐỊNH

“VỀ GIẢI QUYẾT RUỘNG ĐẤT, ĐỔI MỚI CƠ CHẾ KHOÁN TẠI NÔNG TRƯỜNG CỜ ĐỎ VÀ NÔNG TRƯỜNG HUYỆN THỐT NỐT”
(Theo Quyết định 882/QĐ.UBT.93 ngày 3-4-1993 của UBND tỉnh Cần Thơ)

Chương I

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Điều 1. Những quy định trong văn bản này, chỉ để giải quyết ruộng đất, đổi mới cơ chế khoán tại Nông trường Cờ Đỏ và Nông trường huyện Thốt Nốt.

Điều 2. Nông trường Cờ Đỏ và Nông trường huyện Thốt Nốt là doanh nghiệp Nhà nước trong nông nghiệp được phát triển sản xuất kinh doanh toàn diện, gắn với công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu và hoạt động dịch vụ theo cơ cấu kinh tế nông , công nghiệp, dịch vụ đúng với chủ trương, chính sách, luật pháp Nhà nước.

Chương II

GIAO KHOÁN ĐẤT, BỒI HOÀN HOA LỢI VÀ THÀNH QUẢ LAO ĐỘNG

Điều 1. Nông trường phối hợp cùng với địa phương tiếp tục xem xét, đối chiếu để nắm chắc nguồn gốc đất thuộc phạm vi đơn vị mình quản lý để giải quyết giao khoán một cách hợp lý đúng chánh sách:

Quỹ đất giao khoán cho nông hộ ở tại Nông trường Cơ Đỏ và Nông trường huyện Thốt Nốt là quỹ đất nằm trong tổng diện tích đã giao cho từng Nông Trường :

a) Đất Nông trường chưa giao khoán, kể cả đất chưa cải tạo (nếu có)

b) Đất thu hồi từ các tổ chức và cá nhân được Nông trường cho mượn để sản xuất (nếu có); Đất thu hồi tự các hộ nhận khoán mà không trực tiếp sản xuất; từ hộ cán bộ công nhân viên đang làm việc và được hưởng lương.

c) Đất thu hồi từ những hộ đã hết hợp đồng nhận khoán và những hộ không thực hiện đúng hợp đồng nhận khoán (nông trường phải xem xét cụ thể và giải quyết hợp lý từng trường hợp một).

d) Đất được điều chỉnh từ phần vượt định mức tại khoản 2 điều 2 quy định này đối với các hộ đã nhận khoán trước đây (chỉ tính hộ chính ở thời điểm nhận khoán ban đầu.

đ) Đất điều chỉnh từ những hộ nhận khoán mà nay hộ đó đã có cơ sở sản xuất kinh doanh ở nơi khác đảm bảo được cuộc sống gia đình.

e) Đất tịch thu của địa chủ, phú nông, ngụy quân, ngụy quyền,aất truất hữu ... (giao cho Nông trường phối hợp với chính quyền địa phương rà soát lập thủ tục số còn lại báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định tịch thu theo luật định).

Điều 2. Đối tượng giao khoán đất tại nông trường :

Khoản 1: Nông trường có trách nhiệm xem xét, giao khoán cho các đối tượng sau đây:

1- Hộ nông dân đang trực tiếp sử dụng đất sản xuất tại nông trường và không có cơ sở sản xuất kinh doanh nào khác để đảm bảo cuộc sống gia đình.

2- Hộ nông dân có đủ cơ sở để chứng minh được là có đất gốc tại Nông trường và đang trực canh ở thời điểm thành lập Nông trường mà nay chưa được nhận khoán ở nơi khác để đảm bảo cuộc sống gia đình. Trong trường hợp:

a) Những người trong cùng hộ mà có nhiều chứng khoán đứng tên khác nhau thì Nông trường chỉ lấy hộ chính để giao khoán. Khi giao khoán nông trường thu tất cả các chứng khoán của hộ đó (chứng khoán chỉ làm cơ sở tham khảo).

b) Khi người đứng tên trong chứng khoán đã chết mà không có con cháu trực canh tại nông trường thì không giải quyết; không chấp nhận trường hợp sang bán hoặc ủy quyền chứng khoán cho người khác.

c) Nếu những hộ nông dân thực sự có đất gốc ở nông trường mà không xác định được vị trí đất ở đâu (do quá trình nông trường cải tạo theo quy hoạch mới), nhưng có đủ cơ sở chứng lý thì được xem xét giải quyết hợp lý, hợp tình.

d) Trường hợp trên cùng một thửa ruộng có nhiều hộ sản xuất ở từng thời điểm khác nhau thì chỉ thừa nhận giao khoán hoặc bồi hoàn hoa lợi và thành quả lao động cho những hộ có trực canh ngay thời điểm thành lập nông trường.

3- Những hộ có đất gốc tại nông trường thuộc diện địa chủ, phú nông, ngụy quânm ngụy quyền mà nay cuộc sống thật sự gặp khó khăn, có yêu cầu nhận khoán để sản xuất thì nông trường căn cứ vào quỹ đất để xem xét giải quyết.

4- Số cán bộ nhân viên của nông trường đã nghỉ việc theo diện chính sách có yêu cầu nhận khoán để sản xuất thì cũng được xem xét giao khoán.

5- Riêng số cán bộ công nhân viên còn làm việc tại nông trường, có hưởng lương mà đời sống kinh tế quá khó khăn thì nông trường xem xét cho hơọ đồng giao khoán nhưng diện tích khoán thấp hơn mức quy định đối với nông hộ.

6- Sau khi giải quyết giao khoán xong về cơ bản cho các đối tượng nêu trên, quỹ đất còn lại nông trường giải quyết giao khoán cho số hộ nông dân chưa có đất sản xuất được tỉnh , huyện điều phối.

Khoản 2 : Căn cứ quỹ đất hiện có của nông trường, diện tích đất giao khoán cho các đối tượng nêu tại điểm 1, 2, 3, 4, 5 khoản 1 điều này, nông trường kết hợp với chính quyền địa phương có trách nhiệm xem xét hợp đồng giao khoán, nhưng không vượt quá 2,5 ha (tính cả kênh mương thủy lợi nội đồng) cho mỗi nông hộ chính (hộ được tính ở thời điểm thành lập nông trường).

Khoản 3 : Đối với các hội đã nhận khoán trước đây mà vượt định mức theo quy định ở khoản 2 điều này, thi nông trường có trách nhiệm điều chỉnh theo đúng quy định này.

Khoản 4: Nông trường khẩn trương giải quyết giao khoán cho những hộ có đủ chứng lý về đất gốc để kịp thời sản xuất vụ hè thu 1993, trường hợp nông trường giải quyết không kịp lịch thời vụ sản xuất thì cho phép hộ nhận khoán cũ được tiến hành sản xuất (không được bỏ hóa ruộng); khi cần điều chỉnh việc giáo khoán giữa vụ cho nông hộ khác thì hộ mới vào bồi hoàn thỏa đáng những chi phí và công sức cho hộ trước đó đã đầu tư sản xuất vụ hè thu. Đối vóei số hộ được giao khoán mà chưa nhận khoán (với lý do không chính đáng) thì cho phép hộ nhận khoán cũ được tiến hành sản xuất đến hết vụ hè thu năm 1993.

Điều 3. Bồi hoàn hoa lợi và thành quả lao động:

Khoản 1: Nông trường phối hợp với chính quyền địa phương xem xét bồi hoàn hoa lợi và thành qủa lao động cho những hộ nông dân có đủ cơ sở để chứng minh là có đất gốc và thực sự đã trực canh tại nông trường ở thời điểm thành lập nông trường.

a) Diện tích để tính bồi hoàn hoa lợi và thành quả lao động cho mỗi hộ chính có đất gốc không quá 5 ha (Kể cả diện tích nhận khoán đối với những hộ tiếp tục nhận khoán).

b) Từ căn cứ vị trí, diện tích đất, hạng đất tại nông trường nên trị giá tính để trả hoa lợi và thành quả lao động cho hộ có đất gốc tại đây là 12,5giạ/1000m2 đối với hộ có nhận khoán tại nông trường 17,5giạ/1000m2 cho những hộ không hoàn toàn nhận khoán tại nông trường.

c) Việc trả hoa lợi ruộng đất cho hộ có đát gốc ở nông trường không trừ 10% chi phí xây dựng công trình phúc lợi công cộng. Còn những hộ không có đất gốc mà được nhận khoán, nông trường được khấu hao từ 15 đến 20%/năm, riêng các đối tượng chính sách có khó khăn có thể xét giảm.

d) Trường hợp đất đã giao khoán cho hộ không có đất gốc để sản xuất từ trước và hộ đó thật sự đã bỏ công sức và vốn đầu tư để san ủi mặt bằng hoặc lên bờ liếp theo quy hoạch của nông trường mà nay phải điều chỉnh giao khoán cho hộ khác hì hộ mới nhận khoán trên phần đất ấy phải bù đắp một phần chi phí và công sức trong môỵ vài vụ cho hộ đã có công cải tạo ruộng đất. Nông trường có trách nhiệm trong việc giải quyết này.

đ) Hộ nhận khoán trước đây tự ý lên liếp không theo quy hoạch của nông trường, nay phải điều chỉnh phần đất đó cho hộ mới để sản xuất thì không giải quyết việc bồi hoàn.

e) Đất của địa chủ, phú nông, ngụy quân, ngụy quyền, đất truất hữu ... Nhà nước tịch thu, không được tính để bồi hoàn hoa lợi và thanh quả lao động.

Khoản 2: Kinh phí bồi hoàn hoa lợi và thành quả lao động cho nông hộ có đất gốc, nông trường có trách nhiệm tự cân đối từ các nguồn.

a) Trích từ các quỹ của nông trường.

b) Cho phép nông trường được vận động sự đóng góp của các hộ đã nhận khoán sản xuất tại nông trường (kể cả số hộ có đất gốc và hộ không có đất gốc). Sau đó nông trường sẽ hoàn trả bằng cách trừ vào các khoản khấu hao theo quy định.

Khoản 3: Việc bồi hoàn hoa lợi và thành quả lao động tại nông trường được thực hiện bằng tiền (hoặc lúa quy ra tiền tính theo thời giá Nhà nước mua tại địa phương ở thời điểm bồi hoàn). Nông trường cố gắng trả hoa lợi trong thời gian nhanh nhất.

Điều 4. Những hộ đã có chứng khoán gốc về ruộng đất nhưng đã thế chấp để vay tiền của Ngân hàng hoặc những hộ chưa có đầy đủ chứng lý hồ sơ thì nông trường phối hợp với chính quyền các cấp tiếp tục xác minh để giải quyết theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước.

Điều 5. Đối với số hộ có đất gốc tại nông trường hiện đang cư trú ở các tỉnh khác thì nông trường tiếp tục xác minh giải quyết sau khi có ý kiến chính thức của chính quyền cấp tỉnh nơi mà hộ đó đang cư ngụ.

Chương III

ĐẶI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ

Điều 1. Giao cho nông trường tiếp tục đổi mới cơ chế khoán, theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; khắc phục ngay những điều chưa hợp lý trong cơ chế khoán tại nông trường kể từ vụ hè thu năm 1993 theo định hướng như sau:

1- Kết hợp một cách chặt chẽ, hài hòa giữa chức năng quản lý của nông trường với tinh thần tự chủ, tính năng động, sáng tạo của hộ nông dân nhận khoán; thống nhất phương hướng sản xuất, đảm bảo thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất, tăng sản lượng cây trồng và vật nuôi.

2- Để đảm bảo yêu cầu thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất và sản lượng, nông trường có trách nhiệm thực hiện các dịch vụ kinh tế, khoa học kỹ thuật bằng việc lý kết hợp đồng kinh tế một cách tự nguyện và bình đẳng giữa nông trường và nông hộ nhận khoán, đồng thời hai bên phải cam kết thực hiện đúng hợp đồng trong từng mùa vụ.

3- Những yêu cầu vì mục đích phúc lợi công cộng khác tại nông trường, phải được bàn bạc công khai, dân chủ. Nông trường không được tùy tiện quy định những điều gò ép, bắt buộc hộ nông dân nhận khoán phải đóng góp cho nông trường. Đồng thời không được quy định những điều ràng buộc mà trái với chủ trương, chính sách, luật pháp hiện hành.

Điều 2. Nông hộ trực tiếp canh tác trên phần đất nhận khoán tại nông trường có trách nhiệm và nghìa vụ :

1- Thực hiện đúng các quy trình sản xuất do nông trường quy định, đảm bảo thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất, tăng sản lượng cây trồng và vật nuôi.

2- Thực hiện nghĩa vụ nộp đủ thuế nông nghiệp cho Nhà nước (thông qua nông trường) theo đúng chánh sách và luật pháp.

3- Có nghĩa vụ nộp thủy lợi phí cho nông trường theo từng vụ lúa đối với số hộ có sử dụng nguồn nước tưới tiêu do nông trường đầu tư tạo nguồn.

4- Nộp khấu hao hàng năm cho nông trường đối với các công trình xây dựng cơ bản trực tiếp phục vụ cho nông dân nhận khoán sản xuất. Thời gian tính khấu hao trong vòng 20 năm (nông trường thu hồi để nộp quỹ XDCB).

5- Người nhận khoán khi đã thực hiện xong các nghĩa vụ theo pháp luật và thanh lý xong các HĐKT với nông trường thì có quyền tự định đoạt sản phẩm còn lại của mình.

Điều 3. Nông trường có trách nhiệm cùng với chính quyền địa phương giáo dục, vận động CB.CNV và nông dân nhận khoán sản xuất tại nông trường thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Nhà nước về kinh tế, văn hóa, xã hội và trật tự, an ninh,quốc phòng.

Chương IV

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 1. Tập thể và cá nhân thực hiện tốt các quy định tại văn bản này sẽ được khen thưởng theo quy định chung.

Điều 2. Trường hợp hồ sơ về ruộng đất phát hiện có dấu hiệu giả mạo, gian dối thì lập biên bản ghi rõ sai phạm và gởi về địa phương để giáo dục. Những người cố ý làm sai kể cả số lợi dụng tình hình để gây rối, người lợi dụng man trá trục lợi hoặc cố ý làm trái những điều khoản quy định trong văn bản này thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi, sẽ bị xử phạt theo pháp luật.