Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 902/QĐ-UBND

Đà Lạt, ngày 21 tháng 4 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020 TỈNH LÂM ĐỒNG.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng;

Căn cứ Văn bản số 4270/BNN-ĐĐ ngày 24/12/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xây dựng kế hoạch thực hiện đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Báo cáo thẩm định số 74/SNN-TL ngày 16/4/2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo quyết định này Kế hoạch thực hiện đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2020 tỉnh Lâm Đồng.

Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì phối hợp các địa phương, cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt; Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức có liên quan căn cứ Quyết định thi hành từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hoàng Sĩ Sơn

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020 TỈNH LÂM ĐỒNG.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 902/QĐ-UBND ngày 21/4/2010 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

I. Mục tiêu:

1. Mục tiêu chung: Nâng cao nhận thức cộng đồng và tổ chức có hiệu quả mô hình quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng cho các cấp, các ngành, nhất là chính quyền cấp xã và người dân sống ở khu vực thường xuyên có nguy cơ ảnh hưởng bởi thiên tai, nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, tài nguyên thiên nhiên, môi trường và di sản văn hóa do thiên tai gây ra, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế, ổn định xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:

- 100% cán bộ chính quyền các cấp, các ngành trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai được tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

- 80% dân cư tại các xã, phường, thị trấn thuộc vùng thường xuyên bị thiên tai được phổ biến kiến thức phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

- 100% xã, phường, thị trấn ở những khu vực thường xuyên và có nguy cơ cao xảy ra thiên tai xây dựng kế hoạch phòng tránh thiên tai, có hệ thống thông tin liên lạc và phương án đảm bảo cho mạng thông tin phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn (PCLB và TKCN) thông suốt trong mọi tình huống, có lực lượng chuyên môn, nghiệp vụ nòng cốt về quản lý, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, có lực lượng tình nguyện viên để hướng dẫn và hỗ trợ nhân dân trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

II. Phạm vi và thời gian:

1. Phạm vi: trên địa bàn toàn tỉnh.

2. Thời gian: từ năm 2010- 2020.

III. Nội dung các hoạt động:

1. Nâng cao năng lực về quản lý, triển khai thực hiện các hoạt động quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (QLRRTTDVCĐ) cho cán bộ chính quyền các cấp, các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh.

a) Xây dựng các văn bản hướng dẫn về quản lý, triển khai thực hiện các hoạt động QLRRTTDVCĐ phù hợp quy định và tình hình thực tế tại tỉnh.

b) Hoàn thiện bộ máy phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; tổ chức lực lượng ứng cứu chuyên nghiệp, lực lượng xung kích, bán chuyên trách các cấp, các ngành.

c) Xây dựng hệ thống đào tạo về QLRRTTDVCĐ các cấp, gồm điều tra khảo sát, đánh giá hiện trạng, xây dựng đội ngũ giảng viên và biên soạn bộ tài liệu.

d) Tổ chức đào tạo về cơ chế, chính sách và nội dung thực hiện QLRRTTDVCĐ cho đội ngũ giảng viên, cán bộ chính quyền và cán bộ trực tiếp triển khai thực hiện QLRRTTDVCĐ các cấp.

e) Đầu tư công cụ, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống lụt bão, thiên tai và phục vụ công tác tuyên truyền, đào tạo.

2. Tăng cường truyền thông, giáo dục và nâng cao năng lực cho cộng đồng về QLRRTTDVCĐ.

a) Thành lập các tổ, nhóm tại cấp tỉnh, huyện, xã để thực hiện việc tuyên truyền, nắm bắt thông tin về tình hình thiên tai và triển khai thực hiện các hoạt động QLRRTTDVCĐ tại cộng đồng.

b) Xây dựng cơ sở dữ liệu về thiên tai và bản đồ cảnh báo thiên tai, cập nhật thông tin hàng năm. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc, cảnh báo sớm, kịp thời về thiên tai trong cộng đồng dân cư, nhất là hệ thống thông tin ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng xung yếu, thường xuyên xảy ra thiên tai.

c) Xây dựng sổ tay hướng dẫn và tổ chức tập huấn cho cộng đồng các hoạt động cơ bản về chuẩn bị, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai phù hợp với đặc điểm của từng nhóm cộng đồng dân cư. Tập huấn, xây dựng kịch bản, kế hoạch chi tiết và tổ chức diễn tập phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai và quản lý rủi ro thiên tai trong cộng đồng tại các xã, phường, thị trấn, nhất là các địa bàn xung yếu tại huyện Cát Tiên, Đạ Tẻh, Đơn Dương.

d) Xây dựng kế hoạch hàng năm về phòng, chống và quản lý rủi ro thiên tai có lồng ghép với tác động của biến đổi khí hậu tại cộng đồng.

đ) Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, cổ động trực quan; giáo dục, vận động xã hội thông qua các hoạt động văn hóa xã hội để nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai và quản lý rủi ro thiên tai. Đưa kiến thức phòng tránh giảm nhẹ thiên tai vào chương trình đào tạo phổ thông các cấp.

e) Xây dựng các công trình quy mô nhỏ phục vụ công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng (trường học, trạm xá, nhà tránh trú, đường giao thông tại khu vực thường xuyên thiên tai).

g) Thiết lập hệ thống đánh giá và giám sát các hoạt động về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong cộng đồng.

IV. Kinh phí thực hiện:

1. Nhu cầu kinh phí: 18.670 triệu đồng, trong đó:

- Nâng cao năng lực về quản lý, triển khai thực hiện các hoạt động QLRRTTDVCĐ: 5.260 triệu đồng.

- Truyền thông, giáo dục và nâng cao năng lực cho cộng đồng: 13.410 triệu đồng.

2. Nguồn kinh phí:

- Ngân sách địa phương: 3.734 triệu đồng; tỷ lệ 20%, gồm đầu tư công cụ, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống lụt bão, thiên tai.

- Ngân sách trung ương: 14.936 triệu đồng, tỷ lệ 80%.

3. Phân kỳ giai đoạn thực hiện:

- Năm 2010 : 1.830 triệu đồng.

- Năm 2011- 2015: 10.040 triệu đồng.

- Năm 2016- 2020: 6.800 triệu đồng.

(Chi tiết theo Phụ lục đính kèm)

V. Tổ chức thực hiện:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan Thường trực Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh) chủ trì phối hợp các sở, ban, ngành liên quan và UBND các địa phương tổ chức thực hiện Kế hoạch và có trách nhiệm:

Xây dựng kế hoạch hàng năm, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính thống nhất nội dung, kinh phí và đề xuất phân bổ kinh phí, trình UBND tỉnh phê duyệt để thực hiện.

Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch. Định kỳ hàng năm tổ chức tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm; tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính cân đối kế hoạch ngân sách nhà nước hàng năm, tham mưu lồng ghép nguôn vốn các chương trình, dự án liên quan để thực hiện Kế hoạch.

3. Các sở, ban, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan theo mục tiêu, nội dung Kế hoạch.

4. Đài Phát thanh- Truyền hình, Báo Lâm Đồng phối hợp tuyên truyền các hoạt động QLRRTTDVCĐ.

5. UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt:

- Xây dựng Kế hoạch nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tại địa phương. Xác định địa bàn xung yếu, các hoạt động ưu tiên trong từng giai đoạn và chủ động huy động các nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án có liên quan trên địa bàn để thực hiện.

- Tổ chức phổ biến, tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân, trước hết là dân cư tại các khu vực thường xuyên bị thiên tai, có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp bởi thiên tai chủ động phòng, chống và tích cực tham gia các hoạt động QLRRTTDVCĐ.

- Kiểm tra, theo dõi, định kỳ báo cáo tiến độ thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo toàn tỉnh.

6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội chữ thập đỏ Việt Nam và đoàn thể các cấp trong tỉnh vận động đoàn viên, hội viên cùng toàn thể nhân dân tích cực tham gia thực hiện các hoạt động QLRRTTDVCĐ trên địa bàn tỉnh./.

 

PHỤ LỤC I

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020.
(Kèm theo Quyết định số 902/QĐ-UBND ngày 21/4/2010 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

ĐVT: Triệu đồng

Các họat động chính

Nội dung

Đơn vị chủ trì

Đơn vị
phối hợp

Năm 2010

Năm 2011-2015

Năm
2016-2020

Tổng kinh phí

Hoạt động

Kinh phí

Hoạt động

Kinh phí

Hoạt động

KP

Mục I. Nâng cao năng lực quản lý về triển khai thực hiện các hoạt động QLRRTTDVCĐ

1.Xây dựng các văn bản hướng dẫn

Rà sóat, nghiên cứu, xây dựng các hướng dẫn về quản lý, triển khai thực hiện các họat động quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.

Sở Nông nghiệp và PTNT

BCH PCLB và TKCN tỉnh; các sở, ban, ngành, UBND các cấp

02 văn bản

10

10 văn bản

50

10 văn bản

50

110

2.Hoàn thiện bộ máy phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của các cấp tại địa phương

 

-Bộ máy PCLB và giảm nhẹ thiên tai: Hình thành cơ cấu tổ chức, bộ máy chỉ đạo, cán bộ thực hiện;

-Đào tạo, tập huấn về QLTTDVCĐ cho cán bộ chuyên trách

Các sở, ban, ngành, UBND các cấp

Đơn vị liên quan

Tổ chức bộ máy, hội nghị cấp tỉnh

100

-Hoàn thiện tổ chức

-Đào tạo 02 đợt

50

-Hoàn thiện tổ chức

-Đào tạo 02 đợt

 

50

200

3.Xây dựng hệ thống đào tạo về QLRRTTDVC

 

-Khảo sát, đánh giá hiện trạng đội ngũ giảng viên; biên soạn tài liệu;

-Xây dựng đội ngũ giảng viên: cơ cấu tổ chức, hệ thống đào tạo, bộ phận thường trực.

Sở Nông nghiệp và PTNT

BCH PCLB và TKCN tỉnh; các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các cấp

-Điều tra, hội nghị triển khai

70

Kiện toàn hàng năm

50

Kiện toàn hàng năm

50

170

4.Xây dựng bộ tài liệu đào tạo (cho giảng viên và học viên)

- Hệ thống hóa, chọn lọc, xây dựng hướng dẫn từ tài liệu của TW để phù hợp tình hình địa phương

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

BCH PCLB và TKCN tỉnh; các sở ban ngành, địa phương

Biên soạn tài liệu hướng dẫn

 

30

Điều chỉnh và phát hành tài liệu

 

25

Điều chỉnh và phát hành tài liệu

25

80

5.Tổ chức đào tạo về cơ chế, chính sách và các bước thực hiện QLRRTTDVCĐ.

 

-Tập huấn cho đội ngũ giảng dạy.

-Tập huấn cho cộng đồng

Sở Nông nghiệp và PTNT

BCH PCLB và TKCN tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các cấp

-

-

02 lần

100

02 lần

100

200

6. Trang thiết bị, công cụ phục vụ công tác phòng, chống lụt bão và phục vụ giảng dạy, thiên tai

 

-Kiểm kê, lập kế họach đầu tư trang thiết bị PCLB và TKCN, trình phê duyệt.

-Tổ chức mua sắm theo quy định hiện hành và trang bị cho các địa phương, cơ quan, đơn vị.

BCH PCLB và TKCN tỉnh;

Các sở, ban, ngành, UBND các địa phương

Theo KH hàng năm

0

Theo KH hàng năm

2500

Theo KH hàng năm

2000

 

Cộng 1

 

 

 

 

210

 

2.775

 

2.275

5.260

Mục 2. Tăng cường truyền thông, giáo dục và nâng cao năng lực cho cộng đồng về QLRRTTDVCĐ

1.Thành lập các tổ, nhóm triển khai thực hiện các hoạt động QLRRTTDVCĐ

-Thành lập tổ, nhóm tại cấp tỉnh, huyện, xã.

-Tuyên truyền và nắm bắt thông tin, phản ánh về tình hình thiên tai tại cộng đồng.

UBND các cấp huyện, xã

Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh

Triển khai tại 3 huyện phía Nam

30

Triển khai tại các huyện còn lại

90

 

 

120

2.Xây dựng bản đồ cảnh báo thiên tai, tài liệu hướng dẫn các bước cơ bản về chuẩn bị, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại từng khu vực cho mỗi cộng đồng dân cư.

-Khảo sát thực địa vùng ảnh hưởng thiên tai, xác định vùng có nguy cơ

-Lập bản đồ 1 số loại hình thiên tai.

-Xây dựng pa nô, bản đồ, áp phích, tờ rơi hướng dẫn về khu vực thiên tai và biện pháp phòng chống

 

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành liên quan, UBND các cấp

Bản đồ vùng ngập hạ du các hồ Đại Ninh, Đa Nhim, Hàm Thuận- Đa Mi

1.200

Bản đồ phân vùng lũ quét (05 xã) Bản đồ nguy cơ hạn hán

1200

 

 

2.400

3.Biên sọan tài liệu tuyên truyền

Sổ tay, tờ rơi, tài liệu hướng dẫn triển khai các họat động cơ bản về chuẩn bị, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai phù hợp với đặc điểm của từng cộng đồng dân cư.

Sở Nông nghiệp và PTNT

BCH PCLB và TKCN tỉnh, các sở, ban ngành, địa phương

Theo KH cụ thể

70

Theo KH cụ thể

100

Theo KH cụ thể

100

270

4.Cập nhật thông tin bản đồ cảnh báo thiên tai

-Điều tra, thu thập, phản ánh, cập nhật thông tin về tình hình thiên tai; đánh giá những vùng có nguy cơ.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về thiên tai.

Tổ, nhóm, thành viên cộng đồng

BCH PCLB và TKCN tỉnh, các sở, ban, ngành, địa phương liên quan

Thực hiện hàng năm

20

-Thực hiện hàng năm

-Xây dựng, cơ sở dữ liệu về thiên tai.

100

300

-Thực hiện hàng năm

100

520

5.Xây dựng kế hoạch hàng năm phòng, chống và quản lý rủi ro thiên tai có lồng ghép với tác động của biến đổi khí hậu tại cộng đồng.

-Xác định mục tiêu, nội dung, giải pháp phòng chống và QLRRTT hàng năm của cộng đồng.

-Xây dựng kế hoạch PCLB và GNTT.

BCH PCLB và TKCN tỉnh,

Các sở, ban ngành liên quan; UBND các cấp

Thực hiện hàng năm

 

Thực hiện hàng năm

 

Thực hiện hàng năm

 

 

6.Tổ chức tập huấn, diễn tập về phòng, chống, GNTT và QLRRTT cho cộng đồng dân cư .

 

-Xác định các lọai hình thiên tai tại địa phương.

-Xây dựng kịch bản, tình huống thiên tại.

-Trang thiết bị, dụng cụ diễn tạp tại các địa bàn xung yếu

BCH quân sự tỉnh

BCH PCLB và TKCN tỉnh; các sở, ban ngành, địa phương

Diễn tập tại vùng ngập lũ phía Nam

150

-Vùng ngập lũ phía Nam

-Vùng ngập huyện Đơn Dương

150

150

Diễn tập tại vùng ngập lũ phía Nam

 

150

 

600

7.Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc, cảnh báo sớm về thiên tai

Xây dựng các chương trình quản lý, trạm cảnh báo, thiết bị cảnh báo…

Trung tâm dự báo KTTV tỉnh

BCH PCLB & TKCN tỉnh; các sở, ban ngành, địa phương

 

0

XD tại khu vực phía Nam

500

XD tại khu vực khác trong tỉnh

500

1.000

8.Thiết lập hệ thống đánh giá và giám sát các hoạt động về phòng, chống và GNTT trong cộng đồng.

-Tổ chức hệ thống giám sát đánh giá.

-Cử cán bộ giám sát.

-Trang thiết bị cho công tác giám sát.

UBND cấp huyện, xã

BCH PCLB và TKCN tỉnh, huyện

Theo KH cụ thể

20

Theo KH cụ thể

100

Theo KH cụ thể

100

220

9.Tuyên truyền các hoạt động về QLRRTTDVCĐ.

 

-Kiện toàn mạng lưới thông tin tuyên truyền.

-Biên tập các chương trình để phổ biến nâng cao nhận thức cộng đồng, cập nhật thông tin và thu thập ý kiến phản hồi từ cộng đồng; Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về thiên tai…

Sở Thông tin và TT, các cơ quan truyền thông trong tỉnh;

BCH PCLB và TKCN tỉnh; các sở, ban, ngành, UBND các cấp

Theo KH cụ thể

30

Theo KH cụ thể

75

Theo KH cụ thể

75

180

10.Tổ chức đào tạo cho cộng đồng và học sinh về hoạt động QLRRTTDVCĐ

-Tổ chức tập huấn tại khu vực chịu ảnh hưởng thiên tai.

-Giáo dục về phòng tránh thương tích cho trẻ em

-Tuyên truyền về thiên tai cho người già

-Xây dựng mô hình trường học, ngôi nhà an toàn

- Biên soạn tài liệu và giảng dạy trong trường phổ thông các cấp

UBND cấp huyện Sở Giáo dục và đào tạo

Sở NN& PTNT; BCH PCLB & TKCN tỉnh, huyện, UBND các cấp; các trường học.

01 lớp Biên soạn tài liệu

40

20

01 lớp Giảng dạy

200

750

01 lớp Giảng dạy

200

750

1.960

11.Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thi tìm hiểu về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng nhân các ngày lễ hội, hội nghị, đại hội …

-Xây dựng kịch bản về công tác phòng chống và GNTT.

- Tổ chức biểu diễn, kịch tuyên truyền

 

Sở Văn hóa- thể thao và du lịch

 

BCH PCLB & TKCN, UBND cấp huyện cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, đoàn thể.

01 đợt

10

01 đợt

50

01 đợt

50

110

12.Xây dựng các công trình quy mô nhỏ phục vụ công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng.

-Xây dựng các trường học, trạm xá, nhà tránh trú trong thời gian thiên tai.

-Hệ thống đường giao thông tại khu vực thường xuyên thiên tai.

SXây dựng, Sở Giao thông vân tải thiết kế mẫu;

BCH PCLB & TKCN tỉnh, UBND cấp huyện

Thiết kế mẫu

30

XD 7 trạm tránh trú (Đạ Tẻh 2, Cát Tiên 5)

3.500

XD 5 trạm tránh trú (Đạ Tẻh 1, Cát Tiên 4)

2.500

6.030

 

Cộng II

 

 

 

 

1.620

 

7.265

 

4.525

11.410

Tổng cộng I + II

 

 

 

 

1.830

 

10.040

 

6.800

18.670