Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 935/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 29 tháng 5 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH KHAI THÁC CÁT, SỎI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Giao thông đường thuỷ nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004; Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

Căn cứ Thông tư số 11/2007/TT-BXD ngày 11 tháng 12 năm 2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 770/QĐ-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch khai thác cát, sỏi xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Công văn số 371/SXD-QLXD ngày 07 tháng 5 năm 2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy định quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch khai thác cát, sỏi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Thông tin và truyền thông, Tư pháp; Giám đốc Công an tỉnh; Cục trưởng Cục thuế tỉnh; Trưởng ban Ban Quản lý Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Ngọc Thọ

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH KHAI THÁC CÁT, SỎI XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 935/QĐ-UBND ngày 29/5/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này áp dụng đối với công tác quản lý, khai thác cát, sỏi xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế theo quy hoạch đã được phê duyệt.

Ngoài những nội dung tại Quy định này, việc quản lý khai thác cát, sỏi xây dựng còn phải tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Áp dụng đối với các đơn vị, địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động khai thác và kinh doanh cát, sỏi xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 3. Quy định đối với bãi tập kết cát, sỏi xây dựng

Bãi tập kết cát, sỏi xây dựng phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch xây dựng bến, bãi kinh doanh vật liệu xây dựng cát, sỏi trên địa bàn tỉnh; tuân thủ theo Quy định về quản lý, sử dụng các bến bãi kinh doanh vật liệu xây dựng cát, sỏi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế do UBND tỉnh ban hành.

Chương II

QUẢN LÝ KHAI THÁC CÁT, SỎI THEO QUY HOẠCH

Điều 4. Công bố quy hoạch

Sở Xây dựng tổ chức công bố, công khai quy hoạch khai thác cát, sỏi xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; đồng thời, phổ biến Quy định này để các tổ chức, cá nhân có liên quan biết và thực hiện.

Điều 5. Cắm mốc khu vực khai thác, khu vực cấm khai thác

1. Sở Giao thông vận tải: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện việc cắm biển báo các khu vực cấm hoặc tạm cấm khai thác cát, sỏi xây dựng trên các sông.

2. Các tổ chức, cá nhân được quyền khai thác: Trước khi thực hiện khai thác cát, sỏi xây dựng, các tổ chức, cá nhân được quyền khai thác có trách nhiệm tổ chức cắm mốc khu vực khai thác theo ranh giới được cấp phép và phương án cắm mốc được phê duyệt.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường là đơn vị được UBND tỉnh giao nhiệm vụ thẩm định và phê duyệt phương án cắm mốc ranh giới khu vực khai thác.

Chương III

TỔ CHỨC KHAI THÁC CÁT, SỎI THEO QUY HOẠCH

Điều 6. Quy định về lựa chọn nhà đầu tư

1. Trình tự, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo Quy trình lựa chọn nhà đầu tư khai thác cát, sỏi xây dựng do UBND tỉnh ban hành.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức lựa chọn nhà đầu tư và cấp giấy phép khai thác.

Điều 7. Điều kiện để các tổ chức, các nhân được khai thác và kinh doanh cát, sỏi xây dựng

Các tổ chức, cá nhân chỉ được phép khai thác và kinh doanh cát, sỏi xây dựng khi đã đáp ứng các điều kiện:

1. Có giấy phép khai thác cát, sỏi xây dựng do UBND tỉnh cấp;

2. Có bãi tập kết cát, sỏi xây dựng (do tổ chức, cá nhân đầu tư hoặc thuê lại), đảm bảo phù hợp với các quy định của UBND tỉnh về quy hoạch và các điều kiện sử dụng đối với bãi tập kết cát, sỏi xây dựng (trừ trường hợp phương án khai thác không cần bãi tập kết được ghi trong giấy phép khai thác);

3. Hoàn thành các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước theo quy định.

Điều 8. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đối với hoạt động khai thác, kinh doanh cát, sỏi xây dựng

1. Cung cấp cho UBND cấp xã giấy phép khai thác và hồ sơ kèm theo (gồm vị trí khu vực khai thác, mốc giới hạn khu vực khai thác, danh sách phương tiện khai thác và thông tin về người điều khiển phương tiện khai thác, giám đốc điều hành khu mỏ).

2. Tham dự buổi họp dân do UBND cấp xã tổ chức để thông báo công khai hoạt động khai thác để người dân tham gia giám sát.

3. Chấp hành theo đúng quy định về trình tự, thủ tục về xin cấp phép thăm dò, khai thác cát, sỏi xây dựng; các quy định liên quan về tài nguyên khoáng sản; bồi thường thiệt hại do các hoạt động khai thác gây ra.

4. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước theo quy định.

5. Thực hiện việc khai thác theo đúng thiết kế kỹ thuật hoặc phương án khai thác đã được duyệt theo quy định; đầu tư công nghệ, máy móc thiết bị đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật để nâng cao hiệu quả trong các khâu thăm dò, khai thác, không để xảy ra tình trạng lãng phí tài nguyên,

6. Tuân thủ các quy định về an toàn, bảo hộ lao động; bảo vệ môi trường và phục hồi môi trường.

7. Chỉ được khai thác tài nguyên khoáng sản cát, sỏi xây dựng trong phạm vi ranh giới khu đất được cấp phép, đảm bảo tuân thủ khối lượng, thời gian theo nội dung được ghi trong giấy phép.

Khi chấm dứt hoạt động khai thác phải san lấp mặt bằng để hoàn trả lại khu vực đất đã thực hiện khai thác.

8. Các tổ chức kinh tế được cấp giấy phép khai thác có trách nhiệm tạo điều kiện cho dân cư ở các địa phương có nhu cầu được tham gia lao động khai thác cát, sỏi theo giấy phép.

9. Thực hiện Báo cáo định kỳ mỗi năm 2 lần: Báo cáo 6 tháng đầu năm, nộp chậm nhất vào ngày 25 tháng 6 và báo cáo cả năm nộp chậm nhất vào ngày 25 tháng 12.

Ngoài việc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, khi có yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức, cá nhân được phép cấp phép khai thác cát, sỏi xây dựng phải thực hiện báo cáo đột xuất.

Điều 9. Khai thác cát, sỏi theo quy hoạch kế hoạch

Trên cơ sở quy hoạch, định hướng phân kỳ khai thác, kế hoạch khai thác giai đoạn đến năm 2015 được ban hành tại Phụ lục kèm theo Quyết định này, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư thực hiện khai thác; tổ chức thẩm định, phê duyệt trữ lượng, chất lượng cát, sỏi xây dựng; thẩm định và phê duyệt phương án cắm mốc ranh giới khai thác để các nhà đầu tư thực hiện.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ, ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THỰC HIỆN QUY HOẠCH

Điều 10. Trách nhiệm của các cơ quan, địa phương liên quan trong công tác tổ chức thực hiện quy hoạch và quản lý hoạt động khai thác, kinh doanh cát, sỏi xây dựng

1. Sở Xây dựng:

a) Tham mưu UBND tỉnh cập nhật, bổ sung quy hoạch các khu vực có tài nguyên cát, sỏi xây dựng.

b) Theo dõi, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch. Trường hợp có vướng mắc trong quá trình thực hiện, Sở Xây dựng là cơ quan chủ trì tham mưu UBND tỉnh xin ý kiến HĐND tỉnh để điều chỉnh, bổ sung quy hoạch.

c) Thường xuyên rà soát, đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung các địa điểm xây dựng bãi tập kết cát, sỏi xây dựng phù hợp.

d) Thực hiện các nhiệm vụ liên quan khác theo trách nhiệm, quyền hạn được phân công.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường:

a) Tham mưu UBND tỉnh tổ chức lựa chọn nhà đầu tư và cấp giấy phép khảo sát, thăm dò, khai thác; đảm bảo việc khai thác tuân thủ quy hoạch được duyệt.

b) Phối hợp với Cảnh sát Giao thông đường thủy, Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Thanh tra Giao thông đường thuỷ và UBND cấp huyện đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý các phương tiện và chủ phương tiện khai thác, vận chuyển và kinh doanh cát, sỏi vi phạm các quy định của pháp luật.

c) Theo dõi, kịp thời phát hiện để đề xuất UBND tỉnh giao nhiệm vụ và tổ chức thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp huyện đối với địa phương để xảy ra tình trạng khai thác trái phép.

d) Thường xuyên kiểm tra, xử lý các vi phạm về bảo vệ môi trường.

đ) Thực hiện các nhiệm vụ liên quan khác theo trách nhiệm, quyền hạn được phân công.

3. Sở Giao thông vận tải:

a) Chỉ đạo Thanh tra Giao thông đường thuỷ tăng cường kiểm tra, xử lý các phương tiện và chủ phương tiện khai thác, vận chuyển và kinh doanh cát, sỏi lòng sông trái phép, vi phạm các quy định của pháp luật.

b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Xây dựng tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện nạo vét luồng lạch, điều chỉnh dòng chảy và tận thu cát, sỏi xây dựng.

c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành cắm biển báo các khu vực cấm hoặc tạm cấm khai thác cát, sỏi xây dựng trên các sông.

d) Chỉ đạo việc cấp giấy phép mở bến thủy nội địa cho các bãi tập kết có nhu cầu và phù hợp quy hoạch được duyệt.

đ) Phối hợp với các đơn vị có liên quan để theo dõi, kiểm tra quá trình hoạt động khai thác cát, sỏi xây dựng.

e) Thực hiện các nhiệm vụ liên quan khác theo trách nhiệm, quyền hạn được phân công.

4. Công an tỉnh:

a) Chỉ đạo các lực lượng trực thuộc kết hợp với Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra Giao thông đường thủy, chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý các phương tiện và chủ phương tiện khai thác, vận chuyển và kinh doanh cát, sỏi trái phép.

b) Kiểm tra những vi phạm về cam kết bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường, các quy định về giao thông đường thuỷ nội địa và các quy định của pháp luật.

c) Phối hợp với các đơn vị có liên quan để theo dõi, kiểm tra quá trình hoạt động khai thác cát, sỏi xây dựng.

5. Ban quản lý Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô:

a) Phối hợp với Cảnh sát Giao thông đường thuỷ, Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Thanh tra Giao thông đường thuỷ và UBND huyện Phú Lộc trong công tác kiểm tra, xử lý các phương tiện và chủ phương tiện khai thác, vận chuyển và kinh doanh cát, sỏi trái phép, vi phạm các quy định của pháp luật.

b) Thực hiện các nội dung liên quan đã được UBND tỉnh phân công, phân cấp cho Ban quản lý khu Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.

6. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế:

a) Chỉ đạo công tác lập lại trật tự, xử lý các trường hợp khai thác trái phép và chịu trách nhiệm toàn diện trước UBND tỉnh đối với các trường hợp để xảy ra tình trạng khai thác trái phép trên địa bàn.

b) Tuyên truyền giáo dục nhân dân và các chủ phương tiện nghiêm túc thực hiện Chỉ thị 16/2002/CT-TTg ngày 31/7/2002 và Chỉ thị 29/2008/CT-TTg ngày 02/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác, vận chuyển, tiêu thụ cát, sỏi lòng sông;

c) Nghiêm túc thực hiện Chỉ thị 13/CT-UBND ngày 30/3/2012 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý dứt điểm vi phạm về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

d) Theo dõi hoạt động khai thác cát, sỏi đúng theo quy định tại các biển báo cấm, tạm cấm, hạn chế và phạm vi an toàn theo quy định của Pháp luật hiện hành cho các công trình công cộng như cầu cống, di tích lịch sử văn hoá, an ninh quốc phòng và các công trình khác.

đ) Tăng cường tổ chức kiểm tra và phối hợp các ngành để kiểm tra các hoạt động khai thác cát, sỏi xây dựng của các tổ chức, cá nhân; kiên quyết đình chỉ và xử lý nghiêm các hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác, vận chuyển cát, sỏi xây dựng trái phép và vi phạm các quy định của pháp luật.

e) Giải quyết theo thẩm quyền các thủ tục giao đất, cho thuê đất, sử dụng cơ sở hạ tầng và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được phép thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật.

g) Chỉ đạo công tác lựa chọn chủ đầu tư và sử dụng đất bến, bãi theo đúng quy định.

h) Chỉ đạo Chủ tịch UBND cấp xã nơi có hoạt động khai thác cát, sỏi xây dựng:

- Xây dựng quy chế phối hợp giữa chính quyền địa phương với nhân dân nhằm phát huy vai trò giám sát của nhân dân trong việc hỗ trợ chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm về khai thác cát, sỏi xây dựng.

- Tổng hợp danh sách các khu vực giáp ranh địa giới hành chính của nhiều xã, phường, thị trấn thường xảy ra khai thác trái phép; Chủ tịch UBND các cấp xã, phường, thị trấn đó (không phân biệt địa bàn cấp huyện) có trách nhiệm xây dựng Quy chế phối hợp giữa các xã, phường, thị trấn để kiểm tra xử lý các đối tượng vi phạm khai thác cát, sỏi trái phép.

- Đối với những địa bàn thường xảy ra hoạt động khai thác trái phép, tập trung nhiều phương tiện khai thác vào ban đêm thì Chủ tịch UBND cấp xã đó phải có kế hoạch bố trí lực lượng, phương tiện tại các chốt giám sát 24/24 để kịp thời phát hiện vi phạm.

- Chủ trì phối hợp với tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác tổ chức họp dân nơi được cấp phép để thông báo đầy đủ nội dung giấp phép để nhân dân biết và giám sát.

- Lập danh sách các hộ có thể khai thác cát, sỏi; hướng dẫn các hộ để thành lập hợp tác xã hoặc tổ, nhóm khai thác, báo cáo UBND tỉnh để xem xét ưu tiên cấp phép khai thác nhằm ổn định sinh kế của người dân.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Các đơn vị, địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm tuân thủ và tổ chức thực hiện quy hoạch và Quy định này.

Điều 12. Chế độ báo cáo

1. Sở Xây dựng: Báo cáo định kỳ hàng năm về tình hình thực hiện quy hoạch cho UBND tỉnh trước ngày 20 thàng 12 hàng năm.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường: Tổng hợp, báo cáo định kỳ hàng năm tình hình khai thác cát, sỏi xây dựng trên địa bàn tỉnh và tình hình thực hiện của các nhà đầu tư cho UBND tỉnh trước ngày 10 tháng 12 hàng năm.

3. UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế: Tổng hợp, báo cáo định kỳ hàng năm tình hình khai thác cát, sỏi xây dựng trên địa bàn và tình hình thực hiện của các nhà đầu tư cho UBND tỉnh, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 05 tháng 12 hàng năm.

4. Các tổ chức, cá nhân khai thác cát, sỏi:

a) Thực hiện Báo cáo định kỳ mỗi năm 2 lần: Báo cáo 6 tháng đầu năm, nộp chậm nhất vào ngày 25 tháng 6 và báo cáo cả năm nộp chậm nhất vào ngày 25 tháng 12.

b) Ngoài việc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, khi có yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức, cá nhân được phép cấp phép khai thác cát, sỏi xây dựng phải thực hiện báo cáo đột xuất.

Điều 13. Xử lý vi phạm

1. Các trường hợp vi phạm các điều, khoản của Quy định này sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.

2. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế thường xuyên chỉ đạo kiểm tra việc khai thác cát, sỏi trên địa bàn và xử lý vi phạm theo đúng quy định.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường thường xuyên chỉ đạo kiểm tra và xử lý đối với việc tuân thủ quy định trong công tác quản lý nhà nước trên địa bàn về khai thác cát, sỏi xây dựng của UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế./.

 

PHỤ LỤC

KẾ HOẠCH KHAI THÁC CÁT, SỎI GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quy định quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch khai thác cát, sỏi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 ban hành theo Quyết định số 935/QĐ-UBND ngày 29/5/2012 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

STT

Khu vực

Tọa độ trung tâm của bãi

Mang số hiệu trên bản đồ

Trữ lượng cát, sỏi cấp 122 (m3)

Trữ lượng cát (m3)

Trữ lượng sỏi (m3)

Trữ lượng cát đưa vào khai thác (m3)

Trữ lượng sỏi đưa vào khai thác (m3)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

 

TỔNG CỘNG (A+B+C)

 

 

 

 

 

6,448,000

2,298,000

A

CÁT, SỎI BÃI BỒI

 

 

 

 

 

3,941,000

2,094,000

I

Thành Phố Huế

 

 

 

 

 

755,000

57,000

1

Bãi bồi Lương Quán - phường Thủy Biều

X= 1818834

Y= 556423

QH1

1,544,000

1,436,000

108,000

755,000

57,000

II

Thị xã Hương Thủy

 

 

 

 

 

743,000

168,000

1

Bãi Thôn Hạ (Bãi Cầu Tràu) – xã Dương Hòa

X= 1808489

Y= 564968

QH3

656,000

558,000

98,000

241,000

43,000

2

Bãi thác Choong - xã Dương Hòa

X= 1805579

Y= 565865

QH4

627,000

502,000

125,000

502,000

125,000

III

Huyện Phong Điền

 

 

 

 

 

688,000

203,000

1

Bãi bồi Cặp Đồng Mụ Nọ - xã Phong Mỹ

X= 1827836

Y= 531923

QH6

1,055,000

791,000

264,000

210,000

71,000

2

Bãi bồi thôn Cổ Bi - xã Phong Sơn

X= 1825784

Y= 546329

QH7

732,000

623,000

109,000

165,000

29,000

3

Bãi bồi Đội 4 Tân Mỹ - xã Phong Mỹ

X= 1827185

Y= 529758

QH8

470,000

353,000

117,000

95,000

31,000

4

Bãi bồi Phú Kinh - xã Phong Mỹ

X= 1831296

Y= 533317

QH9

470,000

376,000

94,000

100,000

25,000

5

Bãi bồi Huỳnh Trúc (Ông Niên) – xã Phong Mỹ

X= 1829673

Y= 532612

QH10

552,000

414,000

138,000

111,000

37,000

6

Bãi bồi Ông Ô - xã Phong Mỹ

X= 1828722

Y= 532518

QH11

67,000

27,000

40,000

7,000

10,000

IV

Thị xã Hương Trà

 

 

 

 

 

361,000

61,000

1

Bãi bồi thôn Lại Bằng - phường Hương Vân

X= 1825546

Y= 546452

QH12

814,000

692,000

122,000

346,000

61,000

2

Bãi bồi thôn Thọ Bình - xã Bình Thành

X= 1809109

Y= 556019

QH13

6,000

6,000

 

6,000

 

3

Các bãi bồi dọc theo khe Ly và khe Thương - xã Hương Thọ

X= 1815330

Y= 558883

QH14

9,000

9,000

 

9,000

 

V

Huyện Quảng Điền

 

 

 

 

 

654,000

72,000

1

Bãi bồi thôn Bác Vọng Đông – xã Quảng Phú - huyện Quảng Điền

X= 1828581

Y= 553430

QH15

1,454,000

1,309,000

145,000

654,000

72,000

VI

Huyện Phú Lộc

 

 

 

 

 

371,000

1,134,000

1

Bãi Đại Giang - xã Lộc Hòa

X= 1798995

Y= 583291

QH16

948,000

190,000

758,000

190,000

758,000

2

Suối Voi - xã Lộc Tiến

X= 1797709

Y= 604734

QH17

151,000

61,000

90,000

61,000

90,000

3

Bãi Khe Dài - xã Lộc Hòa

X= 1799623

Y= 582583

QH18

358,000

72,000

286,000

72,000

286,000

4

Bãi bồi Cồn Sen - thôn 7 - xã Lộc Hòa

X= 1801146

Y= 582027

QH20

48,000

48,000

 

48,000

 

VII

Huyện Nam Đông

 

 

 

 

 

80,000

151,000

1

Bãi A Zông - xã Thượng Lộ

X= 1786753

Y= 577518

QH23

95,000

43,000

52,000

43,000

52,000

2

Bãi sau TT Y tế huyện - TT Khe Tre

X= 1788651

Y= 576047

QH24

57,000

15,000

42,000

15,000

42,000

3

Bãi Vườn tiêu - xã Hương Hòa

X= 1789071

Y= 574095

QH25

20,000

5,000

15,000

5,000

15,000

4

Bãi thôn Phú Thuận - xã Hương Giang

X= 1784749

Y= 573079

QH26

20,000

4,000

16,000

4,000

16,000

5

Bãi thôn La Vân - xã Thượng Nhật

X= 1785485

Y= 573302

QH27

21,000

6,000

15,000

6,000

15,000

6

Bãi cầu cây Xoài - xã Hương Phú

X= 1791243

Y= 577471

QH28

18,000

7,000

11,000

7,000

11,000

VIII

Huyện A Lưới

 

 

 

 

 

289,000

248,000

1

Bãi bồi thôn 1 và thôn 2 - xã Hồng Quảng

X=1798757

Y= 523465

QH33

215,000

116,000

99,000

116,000

99,000

2

Bãi bồi thôn 3 - xã Hồng Quảng

X=1798022

Y= 524278

QH34

90,000

52,000

38,000

52,000

38,000

3

Bãi bồi thôn 1 - xã Hồng Kim

X=1800115

Y= 522885

QH35

63,000

30,000

33,000

30,000

33,000

4

Bãi bồi thôn Lê Lộc 1 - xã Hồng Bắc

X=1799767

Y= 522391

QH36

47,000

28,000

19,000

28,000

19,000

5

Bãi bồi thôn A Sam - xã Đông Sơn

X=1782819

Y= 535723

QH38

31,000

18,000

13,000

18,000

13,000

6

Bãi bồi thôn Pa Hy - xã Hồng Hạ

X=1802938

Y= 535276

QH39

31,000

5,000

26,000

5,000

26,000

7

Bãi bồi thôn Loa - xã Đông Sơn

X=1783673

Y= 535354

QH41

26,000

16,000

10,000

16,000

10,000

8

Bãi bồi thôn Dùng - xã Hương Nguyên

X=1803011

Y= 541470

QH43

17,000

16,000

1,000

16,000

1,000

9

Bãi bồi thôn Ka Lô - xã A Roàng

X=1781001

Y= 541291

QH44

17,000

8,000

9,000

8,000

9,000

B

CÁT, SỎI LÒNG SÔNG

 

 

 

 

 

2,417,000

204,000

1

Sông Bồ gồm 02 đoạn sông:

 

 

 

 

 

991,000

51,000

a)

Đoạn lòng sông từ điểm cách lòng hồ thủy điện

HươngĐiền 6km đến cầu An Lỗ (cách cầu 500m)

X= 1828896

 

Y= 547385

QH47

975,000

926,000

49,000

370,000

19,000

b)

Đoạn lòng sông từ cầu An Lỗ (cách cầu 500m) đến ngã ba sông Hai Nhánh (Bác Vọng)

X= 1828896

Y= 547385

QH47

1,636,000

1,554,000

82,000

621,000

32,000

2

Sông Tả Trạch: đoạn sông từ khu vực cách cầu Tuần khoảng 2,6km đến bãi bồi thôn Thanh Vân - xã Dương Hoà - thị xã Hương Thuỷ

X= 1807172

Y= 566103

QH48

1,929,000

1,736,000

193,000

694,000

77,000

3

Sông Nước Ngọt (sông Bù Lu): Đoạn cát, sỏi lòng sông Nước Ngọt (sông Bù Lu) được khảo sát và đưa vào khai thác từ điểm cách cầu Nước Ngọt khoảng 1,6km trở về phía hạ nguồn của sông (tiếp giáp với xã Lộc Vĩnh)

X= 1801927

Y= 601559

QH49

60,000

56,000

4,000

56,000

4,000

4

Sông Ô Lâu: Đoạn sông khảo sát thuộc địa phận xã Phong Thu và thị trấn Phong Điền - huyện Phong Điền

X= 1835109

Y= 538067

QH50

410,000

381,000

29,000

129,000

11,000

5

Sông Truồi: từ cầu Khe Dài (cách cầu 200m) đi qua cầu Máng (cách 2 bên cầu 200m) và xuống khoảng 1,3km (cách cầu Truồi khoảng 1,4km)

X= 1802355

Y= 581394

QH51

608,000

547,000

61,000

547,000

61,000

C

CÁT NỘI ĐỒNG

 

 

 

 

 

90,000

 

I

Huyện Phú Lộc

 

 

 

 

 

90,000

 

1

Bãi Trằm - thôn Thủy Dương - xã Lộc Tiến

X= 1798304

Y= 603619

QH54

90,000

90,000

 

90,000