Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 956/QĐ-UBND

Vĩnh Yên, ngày 16 tháng 04 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG VÀ KINH PHÍ LẬP ĐỀ ÁN CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN CÔNG TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2011-2015

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 14/11/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 68/2009/QĐ-UBND ngày 30/12/2009 của UBND tỉnh về việc giao và điều hành kế hoạch nhà nước năm 2010;

Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 158/TTr-SKH&ĐT ngày 12/4/2010 về việc đề nghị phê duyệt Đề cương và kinh phí lập Đề án chương trình khuyến công tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề cương và kinh phí lập Đề án chương trình khuyến công tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015, cụ thể như sau:

1.1. Tên đề án: Chương trình khuyến công tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015;

1.2. Chủ đầu tư: Sở Công thương Vĩnh Phúc;

1.3. Đề cương đề án: Gồm 03 phần chủ yếu như sau:

Phần I: Tình hình thực hiện Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐND ngày 14/4/2006 của HĐND tỉnh khóa XIV về chương trình khuyến công và phát triển làng nghề giai đoạn 2006-2010.

I. Những thuận lợi, khó khăn:

1. Thuận lợi:

2. Khó khăn:

II. Kết quả thực hiện Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐND ngày 14/4/2006 của HĐND tỉnh khóa XIV về chương trình khuyến công và phát triển làng nghề giai đoạn 2006-2010.

1. Hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức, cá nhân khởi sự doanh nghiệp nâng cao năng lực quản lý.

2. Hoạt động truyền nghề, đào tạo nghề, phát triển nghề.

3. Hoạt động khôi phục và phát triển làng nghề.

4. Hoạt động hỗ trợ chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, bảo vệ môi trường.

5. Hoạt động hỗ trợ công tác thông tin tuyên truyền, hỗ trợ tham gia hội chợ triển lãm, khảo sát kinh nghiệm.

6. Hoạt động hỗ trợ xây dựng thương hiệu, thành lập hiệp hội ngành nghề;

7. Thực hiện quy hoạch phát triển cụm công nghiệp làng nghề.

III. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

1. Những tồn tại, hạn chế

2. Nguyên nhân

IV. Một số bài học kinh nghiệm

Phần II: Mục tiêu, nội dung và giải pháp chương trình khuyến công giai đoạn 2011-2015

I. Mục tiêu của chương trình

1. Mục tiêu tổng quát

2. Mục tiêu cụ thể

II. Phạm vi, đối tượng áp dụng và các ngành nghề được hưởng chính sách khuyến công

1. Phạm vi, đối tượng áp dụng của chương trình khuyến công

2. Lĩnh vực đầu tư sản xuất công nghiệp nông thôn được ưu tiên hưởng chính sách khuyến công

III. Nội dung chương trình khuyến công

1. Hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức, cá nhân khởi sự thành lập doanh nghiệp

2. Hướng dẫn, hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý, hợp lý hóa sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.

3. Tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ đổi mới dây chuyền công nghệ và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, quản lý chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.

4. Hỗ trợ truyền nghề, đào tạo lao động khôi phục và phát triển nghề, làng nghề.

5. Hỗ trợ cung cấp thông tin, tiếp thị, tìm kiếm thị trường, đối tác kinh doanh, tổ chức hội chợ, triển lãm và giới thiệu sản phẩm.

6. Tổ chức các hoạt động tham quan, khảo sát, hỗ trợ và tạo điều kiện liên doanh, liên kết hợp tác kinh tế, tham gia các hiệp hội ngành nghề.

7. Xây dựng mô hình kỹ thuật chuyển giao công nghệ và thực hiện tư vấn khoa học công nghệ.

8. Công tác thông tin, xúc tiến đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn.

IV. Những giải pháp chủ yếu

1. Về quy hoạch phát triển ngành nghề, mặt bằng, đất đai.

2. Giải pháp về ưu đãi đầu tư.

3. Giải pháp về thị trường, nguyên liệu.

4. Giải pháp về chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp.

5. Giải pháp về tổ chức cán bộ khuyến công cấp huyện, cấp xã.

6. Giải pháp về công nghệ và bảo vệ môi trường.

7. Tăng cường năng lực tổ chức quản lý chỉ đạo phát triển công nghiệp nông thôn.

V. Kinh phí thực hiện chương trình.

Phần III. Tổ chức thực hiện chương trình

I. Các Sở, ngành

II. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

1.4. Dự toán kinh phí lập Đề án chương trình khuyến công tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015: 86.750.000đ (Tám mươi sáu triệu, bảy trăm năm mươi nghìn đồng chẵn). Chi tiết theo Bảng dự toán kèm theo.

1.5. Nguồn vốn: Ngân sách tỉnh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký;

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các ngành: Công thương; Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Các tổ chức, cá nhân liên quan căn cứ quyết định thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phùng Quang Hùng

 

DỰ TOÁN KINH PHÍ LẬP ĐỀ ÁN CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN CÔNG TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2011-2015

(Kèm theo Quyết định số 956/QĐ-UBND ngày 16/4/2010 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

STT

NỘI DUNG

SỐ LƯỢNG

ĐƠN GIÁ (1.000đ)

THÀNH TIỀN (1.000Đ)

I

Chi phí lập đề cương nghiên cứu

1

500

500

II

Chi phí điều tra khảo sát

 

 

5.000

III

Chi phí mua tư liệu; thu thập số liệu; xử lý số liệu, dữ liệu

 

 

15.000

IV

Chi soạn thảo dự thảo

1

2.000

5.000

V

Chi tổ chức Hội nghị, Hội thảo

 

 

 

1

Tổ chức Hội nghị dự thảo lần 1 (Số người tham dự 35)

 

 

8.000

 

- Chi phí hỗ trợ cá nhân tham gia

35 người

50

1.750

 

- Chi phí in ấn tài liệu

35 bộ

30

1.050

 

- Chi phí thuê Hội trường

1 hội trường

3.000

3.000

 

- Chi phí tham gia đóng góp ý kiến

35 ý kiến

20

700

 

- Chi phí công tác tổng hợp và xây dựng

10 bản

100

1.000

 

- Chi phí chỉnh sửa báo cáo dự thảo

1 báo cáo

500

500

2

Tổ chức Hội nghị dự thảo lần 2 (Số người tham dự 35)

 

 

8.000

 

- Chi phí hỗ trợ cá nhân tham gia

35 người

50

1.750

 

- Chi phí in ấn tài liệu

35 bộ

30

1.050

 

- Chi phí thuê Hội trường

1 hội trường

3.000

3.000

 

- Chi phí tham gia đóng góp ý kiến

35 ý kiến

20

700

 

- Chi phí công tác tổng hợp và xây dựng

10 bản

100

1.000

 

- Chi phí chỉnh sửa báo cáo dự thảo

1 báo cáo

500

500

3

Hội thảo báo cáo UBND tỉnh về chương trình

 

 

4.500

 

- Chi phí hỗ trợ cá nhân tham gia

30 người

50

1.500

 

- Chi phí in ấn tài liệu

30 bộ

30

900

 

- Chi phí tham gia đóng góp ý kiến

30 ý kiến

20

600

 

- Chi phí công tác tổng hợp và xây dựng

10 bản

100

1.000

 

- Chi phí chỉnh sửa báo cáo dự thảo

1 báo cáo

500

500

VI

Chi phí khảo sát học tập kinh nghiệm ngoài tỉnh (Dự kiến đi Thanh Hóa, Nghệ An)

 

 

30.750

 

- Chi phí thuê xe 3 ngày, 2 đêm

 

 

15.000

 

- Chi phí ăn, nghỉ 3 ngày

25 người

210/ngày x 3 ngày

15.750

VII

Chi phí quản lý

 

 

5.000

VIII

Chi khác

 

 

5.000

 

Tổng cộng

 

 

86.750

Bằng chữ: Tám mươi sáu triệu, bảy tr ăm năm mươi nghìn đồng chẵn./.