BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 975/QĐ-LĐTBXH | Hà Nội, ngày 26 tháng 6 năm 2017 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DANH MỤC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ ĐẶT HÀNG THỰC HIỆN NĂM 2018
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Trên cơ sở kết quả làm việc và kiến nghị của Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ năm 2018;
Theo đề nghị của Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ đặt hàng thực hiện năm 2018 (phụ lục kèm theo).
Điều 2. Giao Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội:
1. Tổ chức thông báo nội dung các nhiệm vụ tại Điều 1 trên Cổng thông tin điện tử của Bộ để các tổ chức, cá nhân biết và đăng ký tham gia tuyển chọn/xét giao trực tiếp.
2. Tổ chức các Hội đồng khoa học đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện nhiệm vụ tại Điều 1 theo quy định hiện hành và báo cáo Bộ về kết quả đánh giá.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG |
CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ ĐẶT HÀNG NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Quyết định số 975/QĐ-LĐTBXH ngày 26/06/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội)
Số TT |
| Định hướng mục tiêu | Những nội dung cần đạt được | Thời gian thực hiện | Phương thức tổ chức thực hiện |
|
| ||||
1 | Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến phát triển thị trường lao động | Đề xuất các giải pháp chính sách phát triển thị trường lao động phù hợp với những yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 | 1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến thị trường lao động; | 2018 | Tuyển chọn |
2. Khảo sát đánh giá về tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến thị trường lao động | |||||
3. Xác định tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến việc làm và kỹ năng lao động (các hình thức việc làm mới; các cơ hội việc làm mới; nhận dạng các nhóm nguy cơ, các nhóm rủi ro cao, mất việc làm; vấn đề bất bình đẳng về tiền lương, thu nhập; các hình thái tổ chức và quản trị việc làm; các yêu cầu mới về năng lực và kỹ năng) | |||||
4. Xác định tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến quan hệ lao động, đặc biệt là đối với các hình thức việc làm mới (Quan hệ lao động trong kinh tế chia sẻ, “kinh tế tự do”, kinh tế chăm sóc,...) | 2019 | ||||
5. Xác định các yêu cầu đặt ra với quản trị thị trường lao động trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (hệ thống thông tin, hệ thống dịch vụ việc làm,...) | |||||
6. Khuyến nghị định hướng và các giải pháp chính sách phát triển thị trường lao động phù hợp với những yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 | |||||
2 | Đổi mới chính sách BHXH giai đoạn 2020- 2030 | Đề xuất định hướng cải cách chính sách BHXH giai đoạn 2020 - 2030 | 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng mô hình BHXH trong mối quan hệ với an sinh xã hội và các tầng BHXH đáp ứng yêu cầu cải cách giai đoạn 2020 - 2030. | 2018 | Tuyển chọn |
2. Khảo sát đánh giá về chính sách BHXH | 2018 | ||||
3. Cơ sở lý luận và thực tiễn xác định các tham số đóng - hưởng BHXH đáp ứng yêu cầu cải cách giai đoạn 2020 - 2030. | 2019 | ||||
3 | Đổi mới quản lý nhà nước về quan hệ lao động | Đề xuất đổi mới quan điểm, mục tiêu, nội dung, phương pháp quản lý nhà nước về quan hệ lao động trong điều kiện đổi mới mô hình tăng trưởng và hội nhập quốc tế của Việt Nam | 1. Lý luận về quan hệ lao động và quản lý nhà nước về quan hệ lao động | 2018 | Tuyển chọn |
2. Quan hệ lao động và quản lý nhà nước về quan hệ lao động ở Việt Nam | 2018 | ||||
3. Đổi mới mô hình tăng trưởng và hội nhập - tác động đối với vấn đề quan hệ lao động và yêu cầu của quản lý nhà nước về quan hệ lao động | 2019 | ||||
4. Quan điểm, mục tiêu, nội dung, giải pháp đổi mới quản lý nhà nước về quan hệ lao động | 2019 | ||||
|
| ||||
| Lĩnh vực Lao động |
|
| ||
1 | Giải pháp tăng cường cơ hội việc làm cho lao động trung niên trong các ngành chế biến, chế tạo | Đề xuất giải pháp tăng cường cơ hội việc làm cho lao động trung niên (từ 35 tuổi trở lên) trong các ngành chế biến, chế tạo | - Cơ sở lý luận về việc làm của lao động trung niên trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và vai trò của các chính sách bảo đảm việc làm đối với lao động trung niên. - Thực trạng việc làm và nguy cơ mất việc làm của lao động trung niên trong các ngành chế biến, chế tạo. - Đề xuất các giải pháp tăng cường cơ hội việc làm đối với lao động trung niên trong các ngành chế biến, chế tạo. | 2018 | Tuyển chọn |
2 | Cơ sở khoa học xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với phương tiện bảo vệ cá nhân | Nâng cao hiệu quả trong việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với phương tiện bảo vệ cá nhân | - Xác định được rõ phạm vi, đối tượng của nhóm phương tiện bảo vệ cá nhân trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động. - Hoàn thiện bộ quy chuẩn quốc gia và kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân. - Đề ra giải pháp để nâng cao hiệu quả trong quá trình thực thi pháp luật về an toàn vệ sinh lao động đối với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động của nhóm phương tiện bảo vệ cá nhân. | 2018 | Giao trực tiếp Đơn vị chủ trì: Cục An toàn lao động |
3 | Cơ sở khoa học xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với bộ thiết bị nâng hạ | Nâng cao hiệu quả trong việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quản lý và sử dụng các loại máy, thiết bị nâng hạ thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ LĐTBXH | - Xác định được rõ phạm vi, đối tượng của nhóm thiết bị nâng hạ trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động. - Hoàn thiện bộ quy chuẩn quốc gia và kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng thiết bị nâng hạ. - Đề ra giải pháp để nâng cao hiệu quả trong quá trình thực thi pháp luật về an toàn vệ sinh lao động đối với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động của nhóm thiết bị nâng hạ. | 2018 | Giao trực tiếp Đơn vị chủ trì: Cục An toàn lao động |
4 | Cơ sở lý luận và thực tiễn về xác định số giờ làm thêm phù hợp ở các ngành thủy sản, dệt may và da giày | Cung cấp bằng chứng khoa học về thời gian làm thêm ở Việt Nam, từ đó làm cơ sở xây dựng quy định về thời gian làm thêm phù hợp. | - Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về thời giờ làm thêm - Đánh giá thực trạng thời gian làm thêm và ảnh hưởng thời gian làm thêm đến sức khỏe của người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp điện tử, dệt may và da giầy. - Đề xuất thời giờ làm thêm phù hợp đảm bảo sức khỏe của người lao động và hoạt động của doanh nghiệp | 2018 | Tuyển chọn |
5 | Nghiên cứu đổi mới quản lý Nhà nước về tiền lương trong doanh nghiệp | Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về tiền lương trong doanh nghiệp | - Cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước về tiền lương trong doanh nghiệp (tiền lương tối thiểu, định mức lao động, thương lượng tập thể về tiền lương) - Thực trạng quản lý Nhà nước về tiền lương trong doanh nghiệp ở Việt Nam (tiền lương tối thiểu, định mức lao động, thương lượng tập thể về tiền lương) - Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về tiền lương trong doanh nghiệp | 2018 | Tuyển chọn |
6 | Giải pháp sử dụng hiệu quả lao động người cao tuổi | Đề xuất các giải pháp sử dụng hiệu quả lao động người cao tuổi | - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về việc làm của người cao tuổi. - Nghiên cứu thực trạng việc làm của người cao tuổi ở Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp sử dụng hiệu quả lao động người cao tuổi. | 2018 | Tuyển chọn |
| Lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp |
|
| ||
1 | Ứng dụng mô hình kiểm soát hiệu suất hoạt động của các cơ sở GDNN trong kỷ nguyên số | Đề xuất các giải pháp ứng dụng mô hình kiểm soát hiệu suất hoạt động của các cơ sở GDNN trong kỷ nguyên số | - Nhận dạng các mô hình kiểm soát hiệu suất hoạt động. - Ứng dụng mô hình phù hợp kiểm soát hiệu suất hoạt động của các cơ sở GDNN - Đề xuất giải pháp và kiến nghị những điều kiện để đảm bảo thực hiện mô hình | 2018 | Tuyển chọn |
2 | Xây dựng cơ chế điều phối hoạt động giữa các đối tác có liên quan trong GDNN | Hình thành mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của ban/bộ phận điều phối hoạt động của các đối tác có liên quan (đại diện doanh nghiệp, đại diện cơ quan QLNN, hiệp hội nghề nghiệp và đại diện cơ sở GDNN) nhằm nâng cao hiệu quả gắn kết giữa đào tạo và sử dụng lao động | - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Ban điều phối hoạt động. - Đề xuất mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Ban điều phối hoạt động của Ban điều phối ở các cấp (Trung ương, địa phương, cơ sở) nhằm nâng cao hiệu quả gắn kết giữa đào tạo và sử dụng lao động - Kiến nghị các giải pháp thực hiện | 2018 | Tuyển chọn |
3 | Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng mô hình đào tạo nghề nghiệp có hiệu quả đối với người khuyết tật | Đề xuất một số mô hình đào tạo nghề nghiệp có hiệu quả, phù hợp với các nhóm đối tượng khuyết tật | - Phân tích rõ về mặt lý luận các mô hình đào tạo nghề nghiệp phù hợp với các dạng tật của người khuyết tật; - Kinh nghiệm xây dựng mô hình đào tạo nghề cho người khuyết tật ở một số nước trên thế giới - Đánh giá thực trạng một số mô hình đào tạo nghề cho người khuyết tật ở nước ta - Đề xuất một số mô hình đào tạo nghề nghiệp có hiệu quả đối với một số nhóm khuyết tật | 2018 | Tuyển chọn |
4 | Nghiên cứu các giải pháp hợp tác công tư có hiệu quả trong giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam | Đề xuất các giải pháp hợp tác công tư nhằm nâng cao chất lượng trong GDNN | - Cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn hợp tác công tư trong GDNN ở Việt nam - Thực trạng hợp tác công tư trong GDNN ở Việt Nam - Đề xuất các mô hình hợp tác công tư có hiệu quả trong GDNN ở Việt Nam | 2018 | Giao trực tiếp Đơn vị chủ trì: Hiệp hội GDNN và nghề CTXH Việt Nam |
5 | Đổi mới hoạt động đào tạo nhà giáo GDNN ở Việt nam | Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp đổi mới hoạt động đào tạo nhà giáo GDNN, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo của hệ thống GDNN | - Phân tích, hệ thống hóa những vấn đề về đào tạo nhà giáo GDNN; - Nghiên cứu các mô hình đào tạo nhà giáo GDNN - Đề xuất các giải pháp đổi mới hoạt động đào tạo nhà giáo GDNN, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo của hệ thống GDNN | 2018 | Giao trực tiếp Đơn vị chủ trì: Đại học SPKT Nam Định |
6 | Đảm bảo chất lượng đào tạo đại học tiếp cận Khung đảm bảo chất lượng của mạng lưới các trường đại học ASEAN (AUN-QA) | Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo tiếp cận AUN-QA, hướng tới sự công nhận văn bằng/trình độ tương đương giữa các nước ASEAN | - Phân tích nội hàm của khung đảm bảo chất lượng cơ sở giáo dục đại học của mạng lưới các trường đại học ASEAN - Kinh nghiệm các nước ASEAN trong việc xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng - Thực trạng quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng ở các trường ĐH thuộc Bộ - Đề xuất giải pháp đổi mới quản lý chất lượng đào tạo ở các trường ĐH thuộc Bộ, tiếp cận AUN-QA | 2018 | Giao trực tiếp Đơn vị chủ trì: Đại học Lao động-Xã hội |
7 | Cơ sở lý luận và thực tiễn đào tạo nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực logistic | Đề xuất một số giải pháp đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực logistic ở Việt Nam đến năm 2025 | - Cơ sở lý luận về đào tạo và sử dụng nhân lực logistic - Đánh giá thực trạng và nhu cầu đào tạo nhân lực logistic ở Việt Nam đến 2025 - Đề xuất một số giải pháp đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực logistic ở Việt Nam đến năm 2025 | 2018 | Giao trực tiếp Đơn vị chủ trì: Trường Cao đẳng kỹ nghệ II |
| Lĩnh vực xã hội |
|
| ||
1 | Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống người cao tuổi Việt Nam | Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi thích ứng với xu thế dân số già ở Việt Nam trong giai đoạn tới | - Tổng thuật tình hình và đánh giá kinh nghiệm của một số nước về chất lượng cuộc sống người cao tuổi - Phân tích thực trạng, đánh giá về cuộc sống người cao tuổi ở Việt Nam - Đề xuất giải pháp về chính sách nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi thích ứng với xu thế dân số già ở Việt Nam trong giai đoạn tới | 2018 | Giao trực tiếp Đơn vị chủ trì: Viện Nghiên cứu người cao tuổi- Hội NCT Việt Nam |
2 | Nghiên cứu mô hình dịch vụ chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi ở Việt Nam | Đề xuất phát triển mô hình chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi | - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về mô hình chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi - Đánh giá nhu cầu chăm sóc ở người cao tuổi và phát triển mô hình chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi - Đề xuất mô hình chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi | 2018 | Tuyển chọn |
3 | Phát triển dịch vụ công tác xã hội hỗ trợ người nghiện ma túy | Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội hỗ trợ người nghiện ma túy ở Việt Nam | - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về dịch vụ CTXH hỗ trợ người nghiện ma túy; - Đánh giá thực trạng dịch vụ CTXH hỗ trợ người nghiện ma túy tại Hà Nội và Hải Phòng; - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ CTXH hỗ trợ người nghiện ma túy; - Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ CTXH hỗ trợ người nghiện ma túy ở Việt Nam hiện nay. | 2018 | Tuyển chọn |
4 | Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo bộ thiết bị hỗ trợ lực chân nhằm phục hồi chức năng và nâng cao năng lực hoạt động cho người bị liệt, thoái hóa khớp chân | Chế tạo được bộ thiết bị hỗ trợ lực chân nhằm giúp phục hồi chức năng cho người bị liệt nhẹ, người bị thoái hóa khớp | - Nghiên cứu, nhận dạng được những vấn đề của người bị liệt nhẹ, người bị thoái hóa khớp và khả năng phục hồi - Nghiên cứu, chế tạo được bộ thiết bị hỗ trợ lực chân - Đề xuất giải pháp thử nghiệm và sản xuất, đáp ứng nhu cầu người dùng | 2018 | Giao trực tiếp Đơn vị chủ trì: Đại học SPKT Vĩnh Long |
| Lĩnh vực quản lý |
|
| ||
1 | Đổi mới quản trị trường đại học khối SPKT nhằm nâng cao chất lượng đào tạo | Đổi mới quản trị trường đại học khối SPKT theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại | - Phân tích những vấn đề lý luận về quản trị nhà trường, các mô hình quản trị hiện đại - Tính đặc thù và những vấn đề đặt ra trong quản trị trường đại học khối sư phạm kỹ thuật trước yêu cầu mới - Đề xuất các giải pháp đổi mới quản trị trường đại học khối SPKT (trong đó có vấn đề tự chủ) | 2018 | Giao trực tiếp Đơn vị chủ trì: Đại học SPKT Vinh |
2 | Đổi mới quản trị trường dạy nghề trong bối cảnh thích ứng với kỷ nguyên số | Đề xuất giải pháp đổi mới quản trị trường dạy nghề trong bối cảnh thích ứng với kỷ nguyên số | - Phân tích những vấn đề lý luận về quản trị nhà trường, các mô hình quản trị hiện đại - Tính đặc thù và những vấn đề đặt ra trong quản trị trường dạy nghề để thích ứng kỷ nguyên số hóa; - Khảo sát đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT vào công tác quản lý, đào tạo - Đề xuất các giải pháp đổi mới quản trị trường dạy nghề (trong đó đặc biệt là CNTT) - Xây dựng mô hình lớp học IOT (Internet vạn vật) | 2018 | Giao trực tiếp Đơn vị chủ trì: Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ |
- 1 Thông tư 180/2019/TT-BQP quy định về trình tự, thủ tục đề xuất, xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặt hàng trong Bộ Quốc phòng
- 2 Quyết định 332/QĐ-LĐTBXH năm 2018 về Quy chế quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
- 3 Quyết định 429/QĐ-UBDT năm 2017 phê duyệt Danh mục nhiệm vụ đợt 4 (lần 2) của Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020 "Những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030", đặt hàng để đưa ra tuyển chọn, giao trực tiếp do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 4 Thông tư 169/2017/TT-BQP về quy định thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin về nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong Bộ Quốc phòng
- 5 Quyết định 370/QĐ-UBDT năm 2017 phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ đặt hàng để tuyển chọn bắt đầu thực hiện từ năm 2018 do Ủy ban Dân tộc ban hành
- 6 Quyết định 377/QĐ-UBDT năm 2017 phê duyệt Danh mục nhiệm vụ đợt 4 (lần 1) của Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020 Những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030 đặt hàng để đưa ra tuyển chọn do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 7 Nghị định 14/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 8 Quyết định 171/QĐ-BKHCN về phê duyệt danh mục nhiệm vụ đặt hàng thuộc đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến 2025" bắt đầu thực hiện từ năm 2017 do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 9 Nghị định 08/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khoa học và Công nghệ
- 1 Quyết định 370/QĐ-UBDT năm 2017 phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ đặt hàng để tuyển chọn bắt đầu thực hiện từ năm 2018 do Ủy ban Dân tộc ban hành
- 2 Quyết định 377/QĐ-UBDT năm 2017 phê duyệt Danh mục nhiệm vụ đợt 4 (lần 1) của Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020 Những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030 đặt hàng để đưa ra tuyển chọn do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 3 Quyết định 429/QĐ-UBDT năm 2017 phê duyệt Danh mục nhiệm vụ đợt 4 (lần 2) của Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020 "Những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030", đặt hàng để đưa ra tuyển chọn, giao trực tiếp do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 4 Quyết định 171/QĐ-BKHCN về phê duyệt danh mục nhiệm vụ đặt hàng thuộc đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến 2025" bắt đầu thực hiện từ năm 2017 do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5 Thông tư 169/2017/TT-BQP về quy định thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin về nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong Bộ Quốc phòng
- 6 Quyết định 332/QĐ-LĐTBXH năm 2018 về Quy chế quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
- 7 Thông tư 180/2019/TT-BQP quy định về trình tự, thủ tục đề xuất, xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặt hàng trong Bộ Quốc phòng
- 8 Quyết định 959/QĐ-BTP năm 2021 phê duyệt danh mục đặt hàng nhiệm vụ khoa học cấp bộ để tuyển chọn, xét giao trực tiếp bắt đầu thực hiện từ năm 2022 do Bộ Tư pháp ban hành