ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 978/QĐ-UBND | Trà Vinh, ngày 27 tháng 5 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG, LÂM, DIÊM NGHIỆP VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH TRÀ VINH ĐẾN NĂM 2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 150/2005/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020;
Căn cứ Quyết định số 102/2008/QĐ-BNN ngày 17 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010, định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 62/QĐ-UBND ngày 16 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ và của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 416/TTr-SKHĐT-KT ngày 15 tháng 5 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và phát triển của tỉnh, là cơ sở, lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái.
2. Ưu tiên tập trung đầu tư để có thể tiếp tục phát triển sản xuất với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, tăng nhanh hiệu quả đầu tư trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp, tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống, góp phần giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
3. Phát triển nông nghiệp toàn diện, đẩy mạnh sản xuất nông sản hàng hóa gắn liền với thị trường, với phương châm đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi phù hợp với tiềm năng của từng vùng, tăng nhanh sản lượng, đồng thời nâng cao chất lượng nông sản với sức cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước, hướng mạnh tới xuất khẩu các sản phẩm chủ lực có lợi thế phát triển. Khai thác có hiệu quả, hợp lý và lâu bền nguồn tài nguyên thiên nhiên; đồng thời phải đảm bảo bền vững về môi trường sinh thái, chủ động phòng chống thiên tai bảo vệ sản xuất và đời sống.
4. Phát triển sản xuất nông nghiệp gắn liền với công nghiệp phục vụ nông nghiệp, công nghiệp chế biến và ngành nghề, với các dịch vụ ngay trên địa bàn nông thôn để từng bước cải thiện đời sống nông dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo, từng bước công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
5. Phát triển nông nghiệp trên cơ sở phát huy nhiều thành phần kinh tế và thu hút mọi nguồn vốn đầu tư, nhằm khai thác tốt tiềm năng đất đai, lao động, ngành nghề truyền thống và các lợi thế của từng địa phương; đồng thời nâng cao đời sống vật chất, dân trí và tinh thần của nhân dân, giảm dần hộ nghèo, xây dựng quan hệ xã hội nông thôn lành mạnh, văn minh, giảm dần khoảng cách về kinh tế và dân trí giữa các cộng đồng dân cư trong tỉnh.
1. Mục tiêu chung
Xây dựng một nền nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản) hàng hóa mạnh, đa dạng và bền vững dựa trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh; áp dụng khoa học công nghệ, làm ra sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và tăng khả năng cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường quốc tế; nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, lao động và nguồn vốn; tăng nhanh thu nhập và đời sống của nông dân, ngư dân, diêm dân và người làm nghề rừng.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Giai đoạn đến năm 2015
a) Tốc độ tăng trưởng giá trị nông, lâm nghiệp và thủy sản (theo giá cố định 1994) đạt bình quân 6,5 - 7,0%/năm (nông nghiệp tăng 4,5 - 4,8%, lâm nghiệp tăng 3,2%, thủy sản tăng 9 - 10%/năm);
b) Tốc độ tăng trưởng kinh tế nông thôn đạt bình quân 7,1%/năm;
c) Cơ cấu kinh tế nông nghiệp: trồng trọt 63%, chăn nuôi 28%, dịch vụ 9%;
d) Nâng cao tỷ lệ che phủ rừng trong vùng đất lâm nghiệp;
đ) Mở rộng diện tích sản xuất muối lên 400ha, đảm bảo sản lượng muối khoảng 25 ngàn tấn;
e) Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt: 400 triệu USD;
g) Sản lượng lương thực đạt 1.230 ngàn tấn, sản lượng thủy sản đạt 380 ngàn tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 307 ngàn tấn, sản lượng khai thác 73 ngàn tấn;
h) Giá trị sản lượng trên 1 ha đất nông nghiệp đạt bình quân 65 triệu đồng;
i) Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn đạt 850 USD/người/năm.
2.2. Giai đoạn tầm nhìn đến năm 2020
a) Tốc độ tăng trưởng giá trị nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt bình quân 4,0 - 4,5%/năm. Trong đó: nông nghiệp tăng 3,0 - 3,5%, lâm nghiệp 3,7%, thủy sản tăng 5,0 - 6,0%/năm;
b) Tốc độ tăng trưởng kinh tế nông thôn đạt bình quân 6 - 7%/năm;
c) Cơ cấu kinh tế nông nghiệp đạt: trồng trọt 60%, chăn nuôi 30% và dịch vụ 10%;
d) Tỷ lệ che phủ của rừng đạt 100% trong vùng phòng hộ rất xung yếu và đạt 55% trong vùng phòng hộ xung yếu;
đ) Ổn định diện tích sản xuất muối khoảng 400ha, sản lượng muối đạt khoảng 25 - 26 ngàn tấn;
e) Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 800 triệu USD;
g) Sản lượng lương thực đạt 1.250 ngàn tấn, sản lượng thủy sản đạt 506 ngàn tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 431 ngàn tấn, sản lượng khai thác đạt 75 ngàn tấn;
h) Giá trị sản lượng trên 1 ha đất sản xuất nông thôn đạt bình quân trên 70-75 triệu đồng;
i) Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn đạt 1.000 USD/người/năm.
1. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp:
Từ nay đến năm 2020, đất nông nghiệp sẽ giảm khoảng 15,9 ngàn ha để chuyển sang đất phi nông nghiệp. Đất nông nghiệp còn lại 171,1 ngàn ha, trong đó được phân bổ cho các mục đích như sau:
a) Đất sản xuất nông nghiệp: 134.376 ha.
- Đất trồng cây hàng năm: 99.934 ha, trong đó đất trồng lúa: 88.301 ha.
- Đất trồng cây lâu năm: 34.442 ha.
b) Đất lâm nghiệp: 11.587 ha.
c) Đất nuôi trồng thủy sản: 24.079 ha.
d) Đất làm muối: 400 ha.
đ) Đất nông nghiệp khác: 675 ha.
2. Quy hoạch phát triển các ngành hàng
2.1. Nông nghiệp
2.1.1. Trồng trọt
a) Cây lúa: Tăng cường thâm canh, tăng năng suất và đặt biệt là chất lượng gắn với hạ giá thành để tăng hiệu quả và sức cạnh tranh của sản xuất lúa gạo.
- Cơ cấu sử dụng đất lúa:
+ Đến năm 2015: Đất lúa còn 91,8 ngàn ha; Trong đó: Đất 3 vụ lúa là 46,1 ngàn ha, 2 vụ lúa + 1 vụ màu là 21 ngàn ha, 1 vụ lúa + 2 vụ màu là 3,9 ngàn ha, 2 vụ lúa + nuôi trồng thủy sản là 2,8 ngàn ha, 2 vụ lúa là 6,7 ngàn ha, 1 vụ lúa + 1 vụ nuôi trồng thủy sản là 11,4 ngàn ha.
+ Tầm nhìn đến năm 2020: Đất lúa còn 88,30 ngàn ha; Trong đó: Đất 3 vụ lúa là 43,14 ngàn ha, 2 vụ lúa + 1 vụ màu là 25,13 ngàn ha, 1 vụ lúa + 2 vụ màu là 3,85 ngàn ha, 2 vụ lúa + nuôi trồng thủy sản là 4,1 ngàn ha, 1 vụ lúa + 1 vụ nuôi trồng thủy sản là 12,08 ngàn ha.
- Năng suất - sản lượng:
+ Đến năm 2015: Diện tích gieo trồng lúa cả năm đạt 213,2 ngàn ha, năng suất 5,35 tấn/ha, sản lượng 1,14 triệu tấn.
+ Đến năm 2020: Diện tích gieo trồng lúa cả năm đạt 204 ngàn ha, năng suất 5,57 tấn/ha, sản lượng 1,14 triệu tấn. Sản lượng thóc hàng hóa khoảng 500 - 600 ngàn tấn, xuất khẩu khoảng 220 - 270 ngàn tấn gạo, kim ngạch xuất khẩu khoảng 100 - 120 triệu USD.
b) Cây ngô (cây bắp): Tăng cường phát triển ngô theo phương thức luân canh với lúa và chuyên màu.
- Đến năm 2015: Đạt diện tích 14.000 ha, năng suất 6,9 tấn/ha, sản lượng 96.100 tấn.
- Đến năm 2020: Đạt diện tích 17.000 ha, năng suất 7,4 tấn/ha, sản lượng 127.200 tấn.
Địa bàn phát triển chủ yếu ở các huyện Tiểu Cần, Trà Cú, Cầu Ngang, Châu Thành.
c) Cây đậu phộng: Tập trung phát triển đậu phộng trên vùng đất cát giồng trong các loại hình sử dụng đất chuyên màu, lúa - màu. Tăng cường các biện pháp thâm canh để tăng năng suất và chất lượng.
- Đến năm 2015: Đạt diện tích 7.000 ha, sản lượng 31,6 ngàn tấn, năng suất đạt 4,5 tấn/ha.
- Phấn đấu đến năm 2020: Đạt diện tích 10.000 ha, sản lượng 47,8 ngàn tấn, năng suất 4,8 tấn/ha.
Địa bàn phát triển chủ yếu ở các huyện Cầu Ngang, Trà Cú, Châu Thành, Duyên Hải.
d) Dưa hấu: Phát triển dưa hấu trên đất cát giồng và đất phù sa, luân canh trên các loại hình sử dụng đất chuyên màu và lúa - màu, nâng cao giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích và thu nhập cho nông dân.
- Đến năm 2015: Diện tích 3.950 ha, năng suất 26 tấn/ha, sản lượng 103.550 tấn.
- Đến năm 2020: Diện tích 4.250 ha, năng suất 29 tấn/ha, sản lượng 123.000 tấn.
Địa bàn phát triển chủ yếu ở các huyện Trà Cú, Cầu Ngang, Duyên Hải, Tiểu Cần.
đ) Rau các loại: Tiếp tục phát triển theo nhu cầu của thị trường tiêu thụ và chỉ nên mở rộng ở các địa bàn có truyền thống và lợi thế phát triển. Phát triển mô hình rau an toàn ở các khu vực ven đô thị như thị xã Trà Vinh, Châu Thành…
- Đến năm 2015: Diện tích 30.900 ha, năng suất 24 tấn/ha, sản lượng 754.200 tấn.
- Đến năm 2020: Diện tích khoảng 33,7 ngàn ha, sản lượng 871,9 ngàn tấn, năng suất 26 tấn/ha.
e) Cây mía: Ổn định diện tích vùng mía nguyên liệu như hiện trạng khoảng 6.060 ha, sản lượng 738,4 ngàn tấn. Trong đó vùng mía nguyên liệu 5.660 ha, tập trung ở Trà Cú 4.500 ha, Tiểu Cần 1.000 ha và Duyên Hải 160 ha.
g) Cây lác: Để đảm bảo cho các ngành nghề trên phát triển cần phải ổn định vùng nguyên liệu lác. Diện tích khoảng 1.880 ha, sản lượng 18.440 tấn. Tập trung chủ yếu ở khu vực ven sông Cổ Chiên thuộc huyện Càng Long (1.500 ha), Châu Thành (250 ha), Trà Cú (120 ha).
h) Cây ăn quả: Xây dựng vùng cây ăn quả đặc sản tập trung ở 3 huyện: Cầu Kè, Tiểu Cần và Càng Long với các loại cây như: Bưởi Da Xanh, Bưởi 5 Roi, Sầu Riêng Ri 6, Sầu riêng sữa cơm vàng hạt lép Chín Hoá, Măng Cụt, xoài cát Hoà Lộc, Cát Chu, Quýt đường, Dừa sáp... và phát triển cây ăn quả phân tán trong vườn nhà, với các loại cây dễ trồng như chuối, đu đủ, … ở các huyện còn lại.
- Đến năm 2015: Diện tích khoảng 20.000 ha, sản lượng 266.300 tấn, năng suất là 13 tấn/ha.
- Dự kiến đến năm 2020: Diện tích khoảng 20,6 ngàn ha, sản lượng 311,3 ngàn tấn, năng suất 15 tấn/ha.
i) Cây dừa: Ổn định diện tích dừa hiện có và phát triển thêm trong vườn nhà theo các tuyến dân cư nông thôn mới, chuyển đổi các vườn dừa cũ cho năng suất kém sang trồng các giống mới cho năng suất cao như Dâu Xanh, Dâu Vàng, chú trọng các biện pháp thâm canh và bảo vệ thực vật để từng bước tăng năng suất và hiệu quả sản xuất. Dự kiến đến năm 2020, diện tích: 14.000 ha, năng suất 12,94 tấn/ha, sản lượng 181.200 tấn.
k) Cây ca cao: Tập trung phát triển ca cao dưới tán dừa ở 03 huyện vùng nước ngọt: Càng Long, Cầu Kè và Tiểu Cần.
- Đến năm 2015: Diện tích khoảng 3.000 ha, diện tích cho sản phẩm khoảng 350 ha, năng suất khoảng 1,5 tấn/ha, sản lượng khoảng 525 tấn.
- Đến năm 2020: Diện tích khoảng 5.000 ha, diện tích cho sản phẩm khoảng 3.000 ha, năng suất 1,97 tấn/ha, sản lượng khoảng 5.900 tấn.
2.1.2. Chăn nuôi:
a) Quy mô đàn:
- Đến năm 2015: Đàn trâu 1.650 con, đàn bò 180 ngàn con, đàn dê 14 ngàn con, đàn heo 550 ngàn con, đàn gia cầm 6 triệu con.
- Đến năm 2020: Đàn trâu 1.550 con, đàn bò 200 ngàn con, đàn dê 14 ngàn con, đàn heo 650 ngàn con, đàn gia cầm 6,5 triệu con.
b) Hình thức nuôi: Tập trung phát triển chăn nuôi trang trại, xây dựng các vùng chăn nuôi tập trung với các loại vật nuôi chính: gà, heo, bò thịt, từng bước hạn chế và đi đến chấm dứt việc phát triển chăn nuôi trong khu dân cư, trong khu vực đô thị, hạn chế chăn nuôi vịt chạy đồng.
c) Sản phẩm chăn nuôi:
- Đến năm 2015: Thịt hơi các loại 123,30 ngàn tấn, trứng các loại 216 triệu quả, giá trị sản phẩm khoảng 4 ngàn tỷ đồng.
- Đến năm 2020: Thịt hơi các loại 158 ngàn tấn, trứng các loại 234 triệu quả, giá trị sản phẩm khoảng 5 ngàn tỷ đồng.
2.2. Thủy sản:
a) Diện tích nuôi trồng:
- Đến năm 2015: Diện tích nuôi trồng khoảng 71,8 ngàn ha. Trong đó: nuôi cá 20,3 ngàn ha (cá da trơn 2.700 ha), nuôi tôm 34,6 ngàn ha (nuôi tôm chuyên 22,2 ngàn ha), nuôi thủy hải sản khác 16,9 ngàn ha.
- Đến năm 2020: Diện tích nuôi trồng khoảng 72,2 ngàn ha. Trong đó: nuôi cá 22,2 ngàn ha (cá da trơn 3.900 ha), nuôi tôm 32,1 ngàn ha (nuôi tôm chuyên 19,0 ngàn ha), nuôi thủy hải sản khác 17,9 ngàn ha.
b) Sản lượng nuôi trồng:
- Đến năm 2015: Khoảng 307,9 ngàn tấn. Trong đó: cá 217,5 ngàn tấn (cá da trơn 160,5 ngàn tấn), tôm 42,5 ngàn tấn, thủy hải sản khác 47,9 ngàn tấn.
- Đến năm 2020: Khoảng 431,6 ngàn tấn. Trong đó: cá 312,4 ngàn tấn (cá da trơn 248 ngàn tấn), tôm 52,8 ngàn tấn, thủy hải sản khác 66,4 ngàn tấn.
c) Sản lượng đánh bắt:
- Đến năm 2015: Khoảng 72,5 ngàn tấn. Trong đó: cá 33,5 ngàn tấn, tôm 9,75 ngàn tấn, thủy hải sản khác 29,25 ngàn tấn.
- Đến năm 2020: Khoảng 75,0 ngàn tấn. Trong đó: cá 35,0 ngàn tấn, tôm 10,0 ngàn tấn, thủy hải sản khác 30,0 ngàn tấn.
2.3. Lâm nghiệp:
Chỉ tiêu phát triển rừng đến năm 2020:
- Tổng diện tích rừng đạt 11.587 ha.
- Trồng rừng: 5.000 ha, giai đoạn 2008 - 2010 trồng 450 ha, giai đoạn 2011 - 2015: 1.630 ha và giai đoạn 2016 - 2020: 2.920 ha.
- Trồng cây phân tán: 14,7 triệu cây, giai đoạn 2008 - 2010 trồng 3,1 triệu cây, giai đoạn 2011 - 2015 trồng 8,0 triệu cây và giai đoạn 2016 - 2020 trồng 3,6 triệu cây.
- Khoanh nuôi rừng: 900 ha, giai đoạn 2008 - 2010: 130 ha, giai đoạn 2011 - 2015: 570 ha và giai đoạn 2016 - 2020: 200 ha.
- Bảo vệ rừng: 7.175 ha.
2.4. Diêm nghiệp
Mở rộng diện tích sản xuất muối đạt 400 ha vào năm 2015 và ổn định đến năm 2020, tập trung tại 2 xã Dân Thành và Đông Hải thuộc huyện Duyên Hải. Đầu tư thâm canh để tăng năng suất từ 55 tấn/ha (năm 2007) lên 60/ha tấn (năm 2010) và khoảng 65 tấn/ha vào năm 2020, nâng tổng sản lượng muối từ 11,3 ngàn tấn hiện nay lên 26 ngàn tấn (năm 2020).
IV. Một số giải pháp chủ yếu để thực hiện quy hoạch
1. Về nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ
Đẩy mạnh công tác ứng dụng khoa học công nghệ về giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản có năng suất, chất lượng phù hợp với từng mô hình sản xuất và điều kiện cụ thể của từng tiểu vùng. Nâng cấp, mở rộng các trại giống hiện có và đầu tư xây dựng các trại giống mới, đẩy mạnh công tác xã hội hóa làm giống, trợ giá cho các giống mới theo quy định của pháp luật, tăng cường kiểm soát sản xuất và phân phối giống. Trước mắt đảm bảo trên 80% lượng giống được dùng trong sản xuất là giống tiến bộ kỹ thuật, về lâu dài tỷ lệ này là 100%.
Tăng cường, đổi mới công tác khuyến nông, lâm, ngư, nâng cao chất lượng các hoạt động, tập trung xây dựng các mô hình trình diễn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, mở các lớp tập huấn, đào tạo nông dân.
Tăng cường đầu tư trang bị máy móc cho cơ giới hóa nông nghiệp, đặc biệt là cho các khâu: làm đất, gieo sạ, bơm tưới, gặt đập, phơi sấy lúa,…
2. Về chế biến và thị trường tiêu thụ
Tăng cường đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến nông thủy sản. Sớm hình thành các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp xay xát, lau bóng gạo; phát triển công nghiệp chế biến rau quả, chế biến hàng thủy hải sản, chế biến các sản phẩm từ chăn nuôi. Kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản.
Đẩy mạnh công tác dự báo thông tin thị trường và phổ biến thông tin thị trường hàng hóa cho người sản xuất. Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Thương mại -Du lịch Trà Vinh cần thực hiện tốt vai trò tư vấn kinh doanh đối với các doanh nghiệp về thị trường trong và ngoài nước về mặt hàng, công nghệ, về pháp luật kinh doanh, cơ chế chính sách,…
Tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với thị trường và trách nhiệm tiêu thụ nông sản hàng hóa của các doanh nghiệp nhà nước. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả việc ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản cho người sản xuất thông qua hợp đồng theo Quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ.
Đầu tư xây dựng các chợ nông sản tại các vùng nguyên liệu có lượng hàng hóa lớn. Đồng thời quy hoạch mạng lưới chợ nông thôn để mở rộng thị trường.
3. Về cơ chế, chính sách
Tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2010 - 2020, hoàn thành việc cấp, đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong lĩnh vực nông, lâm, diêm nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Có chính sách khuyến khích và hỗ trợ nông dân, ngư dân, diêm dân và người làm nghề rừng thực hiện quy hoạch sản xuất, tập trung đất đai hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung.
Tiếp tục khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, chú trọng khuyến khích phát triển mô hình kinh tế hợp tác, kinh tế hộ trên các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ trong nông nghiệp.
Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách đầu tư và ưu đãi đầu tư của Nhà nước trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của pháp luật.
Đề nghị các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đơn giản hóa các thủ tục vay vốn, cho vay gối vụ nhằm hỗ trợ nông dân, mở rộng phương thức cho vay vốn trung và dài hạn cho các thành phần kinh tế đầu tư mua sắm máy móc, phương tiện phục vụ sản xuất, dịch vụ nông nghiệp và chế biến sản phẩm nông nghiệp.
Chú trọng chính sách đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và cán bộ quản lý. Xây dựng cơ chế đãi ngộ thỏa đáng đối với những cán bộ từ nơi khác về công tác trên địa bàn, nhất là cán bộ có trình độ cao, có tâm huyết đang hoạt động trong các lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp, nông thôn.
Hàng năm, ngân sách tỉnh dành một tỉ lệ hợp lý kinh phí nghiên cứu khoa học cho các đề tài nghiên cứu, khảo nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp để nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp.
4. Về vốn đầu tư
a) Nhu cầu vốn đầu tư:
- Tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội cho phát triển nông, lâm, ngư và diêm nghiệp đến năm 2020 khoảng 26.900 tỷ đồng (Giai đoạn đến 2015: 16.300 tỷ đồng; Giai đoạn 2016 - 2020: 10.600 tỷ đồng).
Trong đó:
+ Vốn đầu tư xây dựng cơ bản chiếm 19,15%, khoảng 5.151,28 tỷ đồng;
+ Vốn còn lại là vốn lưu động sản xuất của dân.
- Cơ cấu nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản:
+ Vốn ngân sách (Trung ương và địa phương): 1.933,2 tỷ chiếm 37,5%;
+ Vốn tín dụng và vốn dân chiếm 55,5%;
+ Vốn từ bên ngoài 7%.
b) Giải pháp tạo nguồn và hỗ trợ vốn cho phát triển sản xuất
Tranh thủ sự hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách Trung ương cùng với việc bố trí ngân sách tỉnh và các huyện, thị xã để xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất như: hệ thống thủy lợi, đường sá, điện... theo các dự án đầu tư; thực hiện công tác khuyến nông, khuyến ngư; đào tạo nguồn nhân lực.
Thu hút, mời gọi các thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản thương phẩm, sản xuất giống, xây dựng nhà máy thức ăn, nhà máy chế biến các mặt hàng nông sản xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.
Khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết hợp tác sản xuất có trách nhiệm gắn với quyền lợi cụ thể giữa các nhà chăn nuôi - chế biến tiêu thụ - dịch vụ kỹ thuật công nghệ - quản lý nhà nước.
Liên kết cùng với các nhà chế biến xuất khẩu thông qua các hợp đồng tạm ứng vốn, vật tư phục vụ sản xuất sau đó chuyển trả bằng sản phẩm nguyên liệu.
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp của nước ngoài thông qua các công ty liên doanh.
Khai thác nguồn vốn thông qua chương trình các dự án đầu tư chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực, giám sát môi trường, chống thất thoát sau thu hoạch và vệ sinh an toàn thực phẩm...
5. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Tập trung đào tạo, bổ sung đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, thủy lợi và các ngành nghề khác. Đồng thời củng cố, tăng cường cán bộ chuyên môn nghiệp vụ cho cấp xã để thực hiện nghiệp vụ chuyên môn và nghiệp vụ quản lý tại cơ sở.
Đối với cấp tỉnh, cấp huyện, từng bước nâng cao trình độ kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ về chuyên môn, về phẩm chất chính trị; có chiến lược đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ cán bộ; làm tốt công tác luân chuyển cán bộ, trẻ hóa đội ngũ cán bộ.
Đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cấp xã, phấn đấu đến năm 2015 hầu hết các xã, phường, thị trấn đều có kỹ sư trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và kỹ sư hoặc trung cấp thủy lợi.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
- Tổ chức công bố, thông báo công khai, rộng rãi nội dung quy hoạch, tạo điều kiện thuận lợi để công dân, doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước dễ dàng tiếp cận nghiên cứu, khai thác. Theo dõi, giám sát, kiến nghị những bổ sung cần thiết đảm bảo cho việc triển khai thực hiện quy hoạch có hiệu quả.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức chỉ đạo và hướng dẫn các huyện, thị xã trong tổ chức thực hiện quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
Trên cơ sở quy hoạch, các dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền cho chủ trương, bố trí, cân đối vốn đầu tư theo phân cấp để thực hiện quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh theo quy định.
3. Các Sở, ngành tỉnh có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm tham gia, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn tỉnh.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã tổ chức thực hiện quy hoạch trên địa bàn huyện, thị xã.
5. Các doanh nghiệp
- Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản và ngành nghề nông thôn; hỗ trợ nông dân trong việc đầu tư xây dựng các vùng nguyên liệu; thực hiện hợp đồng thu mua nông sản với nông dân.
- Các ngân hàng thương mại: tư vấn cho nông dân; tổ chức kinh tế tập thể và doanh nghiệp nông thôn xây dựng phương án vay và sử dụng vốn, đồng thời đáp ứng nguồn vốn cho vay kịp thời và đầy đủ theo yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh.
6. Các tổ chức và nhà khoa học
Hỗ trợ, tập huấn và đào tạo nghề cho nông dân; tư vấn cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp, doanh nghiệp và người dân ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào trong sản xuất.
7. Các đoàn thể, hiệp hội
Hội Nông dân phối hợp với ngành nông nghiệp cùng các tổ chức chính trị - xã hội và các hiệp hội, tổ chức vận động, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người dân tích cực tham gia vào các tổ chức kinh tế hợp tác, các câu lạc bộ và các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm và khuyến ngư cũng như tích cực và chủ động chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo định hướng chung của quy hoạch đã được phê duyệt.
8. Vai trò của hộ nông dân
Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo định hướng quy hoạch chung của tỉnh, nhất là các hộ nằm trong vùng nguyên liệu, vùng dự án đầu tư. Chủ động phối hợp với các nhà nhằm đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để gia tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất.
Nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc ký kết hợp đồng vay vốn, tiêu thụ nông sản. Tham gia tích cực vào các hiệp hội và tổ chức kinh tế hợp tác.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Quyết định 2695/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 2 Quyết định 2695/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 1 Nghị quyết 14/2016/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Hội đồng nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành
- 2 Quyết định 418/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí Dự án Quy hoạch mạng lưới cơ sở chế biến lâm sản tỉnh Bình Phước đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025
- 3 Nghị quyết 18/2013/NQ-HĐND về Quy hoạch phát triển sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 4 Quyết định 2144/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2001-2010 và định hướng đến năm 2020 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 5 Quyết định 1992/QĐ-UBND năm 2013 cho phép lập dự án quy hoạch hệ thống sản xuất thủy sản tại khu vực lòng hồ thủy điện tỉnh Sơn La
- 6 Quyết định 27/2011/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 09/2009/QĐ-UBND về cơ chế, chính sách hỗ trợ dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong vùng sản xuất hàng hoá tập trung đến năm 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 7 Quyết định 09/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong vùng sản xuất hàng hoá tập trung đến năm 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 8 Quyết định 62/QĐ-UBND năm 2009 về Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình hành động về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do tỉnh Trà Vinh ban hành
- 9 Quyết định 102/2008/QĐ-BNN phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10 Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 11 Quyết định 16/2007/QĐ-UBND về Chương trình đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngư - nông - lâm nghiệp tỉnh Cà Mau từ nay đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
- 12 Quyết định 2838/QĐ-UBND năm 2006 điều chỉnh Quy hoạch nông, lâm nghiệp - thủy sản tỉnh Phú Thọ đến năm 2010, định hướng đến năm 2020
- 13 Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 14 Quyết định 150/2005/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 16 Quyết định 80/2002/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Quyết định 09/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong vùng sản xuất hàng hoá tập trung đến năm 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 2 Quyết định 27/2011/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 09/2009/QĐ-UBND về cơ chế, chính sách hỗ trợ dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong vùng sản xuất hàng hoá tập trung đến năm 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 3 Quyết định 1992/QĐ-UBND năm 2013 cho phép lập dự án quy hoạch hệ thống sản xuất thủy sản tại khu vực lòng hồ thủy điện tỉnh Sơn La
- 4 Quyết định 2144/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2001-2010 và định hướng đến năm 2020 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 5 Nghị quyết 18/2013/NQ-HĐND về Quy hoạch phát triển sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 6 Quyết định 16/2007/QĐ-UBND về Chương trình đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngư - nông - lâm nghiệp tỉnh Cà Mau từ nay đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
- 7 Quyết định 2838/QĐ-UBND năm 2006 điều chỉnh Quy hoạch nông, lâm nghiệp - thủy sản tỉnh Phú Thọ đến năm 2010, định hướng đến năm 2020
- 8 Quyết định 418/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí Dự án Quy hoạch mạng lưới cơ sở chế biến lâm sản tỉnh Bình Phước đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025
- 9 Nghị quyết 14/2016/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Hội đồng nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành
- 10 Quyết định 2695/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030