ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 978/QĐ-UBND | Lâm Đồng, ngày 25 tháng 5 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH CHI TIẾT THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH THÔNG QUA NỖ LỰC HẠN CHẾ MẤT RỪNG VÀ SUY THOÁI RỪNG, QUẢN LÝ BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN RỪNG, BẢO TỒN VÀ NÂNG CAO TRỮ LƯỢNG CÁC BON RỪNG NĂM 2018 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG.
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay của các nhà tài trợ;
Căn cứ Quyết định số 799/QĐ-TTg ngày 27/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về "Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng" giai đoạn 2011-2020;
Căn cứ Quyết định số 1715/QĐ-UBND ngày 03/9/2013 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban quản lý Chương trình "Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng" tỉnh Lâm Đồng;
Căn cứ Quyết định số 1724/QĐ-BNN-HTQT ngày 29/7/2013; Quyết định số 300/QĐ-BNN-HTQT ngày 25/01/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc gia hạn thời gian thực hiện Chương trình UN-REDD;
Căn cứ Quyết định số 1012/QĐ-BNN-TCLN ngày 22/3/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt kế hoạch hoạt động năm 2018 cho Ban quản lý Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II;
Căn cứ Văn bản số 22/UN-REDD-VP ngày 23/3/2018 của Ban quản lý Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II về việc thông báo phân bổ ngân sách dự kiến năm 2018 cho Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II tỉnh Lâm Đồng;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 64/TTr-SNN ngày 23/4/2018; ý kiến của Sở Tài chính tại Văn bản số 1014/STC-HCSN ngày 15/5/2018 về kinh phí đối ứng thực hiện Kế hoạch năm 2018 thuộc Chương trình UN-REDD giai đoạn II tỉnh Lâm Đồng;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kế hoạch chi tiết thực hiện Chương trình "Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng" năm 2018 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, cụ thể như sau:
Tổng kinh phí: 223.489 USD (tương đương 5.078.564.036 đồng), trong đó:
1. Nguồn vốn ODA hỗ trợ không hoàn lại của Chương trình:
a) Tổng số: 213.844 USD (tương đương 4.859.391.056 đồng), trong đó:
- Kế hoạch phân bổ năm 2018: 154.288 USD (tương đương 3.506.040.512 đồng);
- Kế hoạch năm 2017 chuyển sang: 59.556 USD (tương đương 1.353.350.544 đồng).
b) Phân bổ cho các hợp phần:
- Hợp phần 2: Xây dựng các kế hoạch hành động REDD+ và triển khai thực hiện; gồm có 04 kết quả đầu ra và 08 Mã hoạt động với nguồn vốn ODA hỗ trợ không hoàn lại của Chương trình: 211.799 USD (tương đương 4.812.920.476 đồng).
- Hợp phần 5: Tiếp tục hỗ trợ tỉnh thu thập dữ liệu và tổng hợp báo cáo đánh giá quản trị rừng có sự tham gia (PGA); gồm có 01 kết quả đầu ra và 01 Mã hoạt động với nguồn vốn ODA từ năm 2017 chuyển sang đề xuất thực hiện 2.045 USD (tương đương 46.470.580 đồng).
(Chi tiết các hoạt động theo phụ biểu đính kèm)
2. Vốn đối ứng:
Tổng kinh phí 219.172.980 đồng (tương đương 9.645 USD); trong đó:
- Lương kiệm nhiệm và các khoản phụ cấp: 162.047.214 đồng.
- Chi hoạt động thường xuyên: 57.125.766 đồng.
Nguồn kinh phí: Chi khác năm 2018 thuộc ngân sách tỉnh còn chưa phân bổ.
Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban quản lý Chương trình UN-REDD giai đoạn II tỉnh Lâm Đồng chịu trách nhiệm triển khai thực hiện theo nội dung phê duyệt tại Điều 1 quyết định này đúng các quy định hiện hành của Nhà nước Việt Nam và của nhà tài trợ.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Giám đốc Ban quản lý Chương trình UN-REDD giai đoạn II tỉnh Lâm Đồng và thủ trưởng các đơn vị có liên quan căn cứ quyết định thi hành kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
TỔNG HỢP KẾ HOẠCH NĂM 2018
CHƯƠNG TRÌNH UN-REDD GIAI ĐOẠN II TỈNH LÂM ĐỒNG
(Đính kèm theo Quyết định số 978/QD-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2018 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ KẾT QUẢ DỰ KIẾN | KINH PHÍ THỰC HIỆN | ||||||
Kết quả/Đầu ra | Mã hoạt động | Hoạt động dự kiến | Dòng ngân sách | Ngân sách từ năm 2017 chuyển sang (USD) | Ngân sách mới đề xuất cho năm 2018 (USD) | Tổng cộng (USD) | Tổng cộng (VNĐ) |
1 | 2 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
Hợp phần 2: 06 tỉnh thí điểm có thể xây dựng các kế hoạch hành động REDD+ và triển khai thực hiện |
|
|
|
| |||
Đầu ra 2.1 (UNDP) Thể chế REDD+ ở 06 tỉnh thí điểm được thiết lập và REDD+ được lồng ghép vào KHBVPTR | 2.1.8 | Chi phí vận hành PPMU, lương cán bộ, đi lại, thiết bị, dự phòng | Lương, hỗ trợ kỹ thuật | - | 26.000 | 26.000 | - |
2.1.12 | Hỗ trợ các cán bộ và chuyên gia ở cấp tỉnh (bao gồm các cán bộ ngoài PPMU) triển khai các hoạt động REDD+ liên quan đến đối thoại, nâng cao năng lực, điều phối triển khai NRAP và PRAP | Tài liệu, đi lại, hội thảo, hỗ trợ | - | 10.000 | 10.000 | - | |
|
|
| Tổng | - | 36.000 | 36.000 | - |
Đầu ra 2.2 (UNEP) Nhận thức về BĐKH và REDD+ của các cấp tỉnh, huyện, xã và các bên liên quan khác ở 06 tỉnh thí điểm được nâng cao | 2.2.1 | Xây dựng và điều chỉnh các loại tài liệu truyền thông, nâng cao nhận thức để sử dụng ở cấp tỉnh và cấp cơ sở | Hội thảo, tài liệu | - | 4.500 | 4.500 | - |
|
|
| Tổng | - | 4.500 | 4.500 | - |
Đầu ra 2.3 (UNDP) Các kế hoạch hành động REDD+ cấp cơ sở (SIRAP) và cấp tỉnh (PRAP) ở 06 tỉnh thí điểm được hoàn thiện và phê duyệt | 2.3.8 | Giám sát và đánh giá SiRAP có lồng ghép chia sẻ lợi ích | CIP: NIAPP | 2.714 |
| 2.714 | - |
|
|
| Tổng | 2.714 | - | 2.714 | - |
Đầu ra 2.4 (UNDP) Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh được triển khai thực hiện | 2.4.2 | Triển khai thực hiện việc đóng lại các SiRAP, ngoài 03 SIRAP đang triển khai theo Quyết định số 5399/QĐ-BNN-TCLN ngày 25/12/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT | SIRAP | 1.200 |
| 1.200 | - |
|
|
| Tổng | 1.200 | - | 1.200 | - |
Đầu ra 2.4 (UNDP) Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh được triển khai thực hiện | 2.4.8 | Triển khai SiRAP/BDS theo Quyết định số 5399/QĐ-BNN-TCLN ngày 25/12/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ở 03 Ban quản lý rừng Nam Ban, Lán Tranh và Tân Thượng | Chi trả dựa trên kết quả cho các bên liên quan | - | 96.657 | 96.657 | - |
Quản lý; Giám sát và đánh giá SiRAP có lồng ghép chia sẻ lợi ích | Chuyển cho PPMUs |
| 17.131 | 17.131 | - | ||
|
|
| Tổng | - | 113.788 | 113.788 | - |
Đầu ra 2.4 (FAO) Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh được triển khai thực hiện | 2.4.1 | Thực hiện “Rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng và điều chỉnh ranh giới, diện tích quản lý rừng đất lâm nghiệp của các đơn vị chủ rừng nhà nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020” | Chuyển cho PMU/PPMUs; Tư vấn trong nước/quốc tế | 26.906 |
| 26.906 | - |
|
| Hỗ trợ mô hình phát triển LSNG trồng cây Mây dưới tán rừng ở Đạ Huoai | Chuyển cho PMU/PPMUs | 10.829 |
| 10.829 | - |
Đầu ra 2.4 (FAO) Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh được triển khai thực hiện | 2.4.1 | Tổ chức sự kiện (họp, hội thảo, hội nghị, tập huấn) hỗ trợ Công ty TNHH MTV LN Đơn Dương về tiến trình QLRBV, chứng chỉ rừng (FSC) và Xây dựng Đề án trồng xen cây lâm nghiệp trên diện tích đất lâm nghiệp đang sản xuất nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng. | Chuyển cho PMU/PPMUs; Tư vấn trong nước/quốc tế | 10.000 |
| 10.000 | - |
2.4.5 | Tiếp tục hỗ trợ các công ty lâm nghiệp về tiến trình QLRBV và chứng chỉ rừng bắt đầu từ năm 2015 (tiếp theo năm 2017) | Chuyển cho PMU/PPMUs; Tư vấn trong nước/quốc tế | 5.862 |
| 5.862 | - | |
|
|
| Tổng | 53.597 | - | 53.597 | - |
Tổng Kết quả 2 |
|
|
| 57.511 | 154.288 | 211.799 | - |
Hợp phần 5: Các cơ chế đảm bảo an toàn xã hội và môi trường theo Thỏa thuận Cancun được xây dựng |
|
|
|
| |||
Đầu ra 5.2 UNDP Các chính sách và biện pháp đảm bảo an toàn xã hội và môi trường được triển khai | 5.2.1 | Tiếp tục hỗ trợ tỉnh thu thập dữ liệu và tổng hợp báo cáo đánh giá quản trị rừng có sự tham gia (PGA) | Tư vấn, họp/hội thảo | 2.045 |
| 2.045 | - |
|
|
| Tổng | 2.045 | - | 2.045 | - |
Tổng Kết quả 5 |
|
|
| 2.045 | - | 2.045 | - |
Tổng vốn ODA |
|
|
| 59.556 | 154.288 | 213.844 | - |
Tổng vốn đối ứng |
|
|
|
| 9.645 | 9.645 | 219.172.980 |
Tổng cộng |
|
|
| 59.556 | 163.933 | 223.489 | 219.172.980 |
- 1 Quyết định 651/QĐ-UBND năm 2019 điều chỉnh Quyết định 978/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch chi tiết thực hiện Chương trình Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng năm 2018 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 2 Quyết định 651/QĐ-UBND năm 2019 điều chỉnh Quyết định 978/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch chi tiết thực hiện Chương trình Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng năm 2018 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 1 Quyết định 4306/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch hành động REDD+ tỉnh Đồng Nai (PRAP), giai đoạn 2020-2030
- 2 Kế hoạch 205/KH-UBND năm 2017 hành động về Giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất rừng và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các-bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng tỉnh Hà Giang đến năm 2030
- 3 Quyết định 598/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch chi tiết thực hiện Chương trình Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng năm 2017 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 4 Quyết định 128/QĐ-UBND năm 2017 điều chỉnh Quyết định 793/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch chi tiết thực hiện Chương trình Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng năm 2016 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 5 Quyết định 5399/QĐ-BNN-TCLN năm 2015 quy định về thí điểm chia sẻ lợi ích từ REDD+ trong khuôn khổ thực hiện Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7 Quyết định 1724/QĐ-BNN-HTQT năm 2013 phê duyệt "Chương trình Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và tăng cường trữ lượng bon rừng tại Việt Nam (UN-REDD) - giai đoạn II" do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8 Nghị định 38/2013/NĐ-CP quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ
- 9 Quyết định 799/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về "Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng" giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 1 Quyết định 128/QĐ-UBND năm 2017 điều chỉnh Quyết định 793/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch chi tiết thực hiện Chương trình Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng năm 2016 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 2 Quyết định 598/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch chi tiết thực hiện Chương trình Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng năm 2017 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 3 Kế hoạch 205/KH-UBND năm 2017 hành động về Giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất rừng và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các-bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng tỉnh Hà Giang đến năm 2030
- 4 Quyết định 4306/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch hành động REDD+ tỉnh Đồng Nai (PRAP), giai đoạn 2020-2030
- 5 Quyết định 68/2021/QĐ-UBND quy định về phân vùng phát thải khí thải và xả thải nước thải trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2021-2025
- 6 Quyết định 26/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Kế hoạch hành động “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất rừng và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các-bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng” tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030