SẮC LỆNH
QUY ĐỊNH VIỆC BUÔN BÁN VÀNG BẠC CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ SỐ 202 NGÀY 15 THÁNG 10 NĂM 1946
Chiểu chi lời đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Sau khi đã hỏi ý kiến Ban thường trực Quốc hội và Hội đồng Chính phủ đã thoả hiệp,
RA SẮC LỆNH:
Điều thứ nhất
Nay cấm hẳn việc xuất cảng vàng nếu không được Bộ trưởng Bộ Tài chính cho phép.
Việc mối lái, tập trung vàng có mục đích lũng loạn hoặc bán cho người ngoại quốc, chạy hàng xách vàng cũng cấm.
Chỉ có thể chuyên chở từ địa hạt này qua địa hạt khác (thành phố, tỉnh, thị xã) một số đồ vàng (đồ trang sức hay mỹ nghệ) , bất luận bao nhiêu tuổi, không quá một lạng tây (100 grammes).
Quá số đó, phải xin phép UBHC tỉnh, thị xã hay thành phố mình ở.
Muốn chuyên chở từ địa hạt này sang địa hạt khác những thứ vàng không phải đồ trang sức hay mỹ thuật, tức như:
- Tiền vàng, kể cả tiền ngoại quốc,
- Vàng thoi, vàng nén, vàng lá,
- Vàng dùng về kỹ nghệ, vàng vụn,
Thì bất cứ trọng lượng hay tuổi bao nhiêu, cũng phải xin phép Uỷ ban hành chính tỉnh, thị xã hay thành phố mình ở.
Khi cấp giấy Uỷ ban hành chính tỉnh, thị xã hay thành phố phải xét xem sự chuyên trở có mục đích gì, để bài trừ sự buôn bán lén lút và đầu cơ vàng.
Việc buôn bán vàng trong nước, không cứ là vàng gì, phải do những nhà buôn có giấy phép của Uỷ ban hành chính tỉnh, thị xã hay thành phố.
Trong hạn một tháng kể từ ngày ban bố Sắc lệnh này, những nhà buôn đó phải gửi đơn xin phép lên Uỷ ban hành chính tỉnh, thị xã hay thành phố mình ở.
Điều thứ 4
Những nhà buôn được phép mua hay bán vàng, bắt buộc, ngoài những sổ sách thương mại thường có, phải giữ hai quyển sổ đúng như mẫu kèm theo Sắc lệnh này (bản phụ thuộc 1 và 2).
1) Quyển thứ nhất để ghi những việc mua vàng;
2) Quyển thứ hai để ghi những việc bán vàng.
Mỗi khi mua, bán phải ghi dần vào những sổ đó, không được bỏ trống hay viết len vào giữa hai dòng. Những sổ đó làm bằng giấy thường, có đánh số trang, từ trang đầu đến trang cuối và mỗi trang phải có chữ ký của nhà chức trách ý như những sổ sách thương mại nói trên, và phải đưa trình nhà chức trách mỗi khi hỏi đến.
Các sự sửa chữa phải do cước chú riêng ở dưới, cả hai bên mua bán đều ký hay điểm chỉ nhận và phải viết bằng mực đỏ.
Nếu trái với những điều nói trên, sẽ bị phạt:
- Tiền, nhất thiết gấp ba giá số vàng gian lậu hay định gian lậu;
- Tù, từ một tháng đến hai năm, hoặc sẽ phải chịu một trong hai thứ hình phạt ấy.
Nếu tái phạm, có thể bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
Số vàng gian lậu hay định gian lậu bắt được sẽ được tịch thu.
Điều thứ 6
Nay cấm hẳn, nếu không được Bộ trưởng Bộ Tài chính cho phép:
- Việc xuất cảng bạc nén, bạc thoi, bạc vụn, tiền tệ bằng bạc, đồ bạc;
- Việc mua bán, định mua bán hay dạm mau bán tiền tệ trong nước bằng bạc (hoặc bằng loại kim khác) quá giá do pháp luật đã định;
- Việc mối lái, tập trung bạc có mục đích lũng đoạn hoặc bán cho người ngoại quốc, chạy hàng xách bạc cũng cấm.
Chỉ có thể chuyên chở từ địa hạt này qua địa hạt khác (thành phố, tỉnh, thị xã) một số đồ bạc (đồ trang sức hay mỹ thuật), bất luận bao nhiêu tuổi, không quá một cân (1 kilogammes).
Quá số đó, phải xin phép Uỷ ban hành chính tỉnh, thị xã hay thành phố mình ở.
Muốn chuyên chở từ địa hạt này qua địa hạt khác những thứ bạc không phải đồ trang sức hay mỹ thuật (bạc nén, thoi, vụn....) thì bất cứ trọng lượng hay tuổi bao nhiêu cũng phải xin phép Uỷ ban hành chính tỉnh, thị xã hay thành phố mình ở.
Khi cấp giấy phép, Uỷ ban hành chính tỉnh, thị xã hay thành phố phải xét xem sự chuyên chở có mục đích gì để bài trừ sự buôn bán lén lút và đầu cơ bạc.
Nếu trái với Điều thứ 6 và thứ 7 sẽ bị phạt:
- Tiền, nhất thiết gấp ba số bạc gian lậu hay định gian lậu;
- Tù, từ sáu ngày đến sáu tháng, hoặc sẽ phải chịu một trong hai thứ hình phạt ấy.
Nếu tái phạm, có thể bị phạt tù từ hai tháng đến hai năm.
Đồ bạc hay tiền tệ gian lậu hay định gian lậu, bắt được, sẽ bị tịch thu.
Những luật lệ trước trái với Sắc lệnh này đều bãi bỏ.
Điều thứ 10
Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Tài chính chiểu Sắc lệnh thi hành.
| Huỳnh Thúc Kháng (Đã ký)
|