SẮC LỆNH
CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ SỐ 226 NGÀY 28 THÁNG 11 NĂM 1946
CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Chiểu Sắc lệnh ngày 27 tháng 3 năm 1946 tổ chức Bộ Xã hội;
Chiểu Sắc lệnh ngày 3 tháng 5 năm 1946 quy định việc tổ chức các Bộ,
Chiểu Sắc lệnh ngày 8 tháng 5 năm 1946 tổ chức các cơ quan lao động trong toàn cõi Việt Nam,
Chiểu Sắc lệnh ngày 20 tháng 11 năm 1946 giải tán Nha Lao động Trung ương,
Chiểu lời đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động,
Sau khi Hội đồng Chính phủ đã thoả thuận,
RA SẮC LỆNH:
Điều thứ nhất. Bộ Lao động gồm có Văn phòng, Nha Pháp chế, Nha Thanh tra và Hành chính và Ban cố vấn.
Điều thứ hai. Văn phòng do Đổng lý Văn phòng điều khiển có nhiệm vụ:
- Trực tiếp giúp việc Bộ trưởng,
- Thu nhận, xem xét và phân phát các công văn,
- Sưu tập các hồ sơ, báo chí và sách vở của bộ,
- Tuyển cử, điều khiển và kiểm soát các nhân viên trong Bộ và các cơ quan lao động phụ thuộc, giữ các hồ sơ lý lịch, và làm lương cho nhân viên,
- Giúp việc kế toán của Bộ:
Làm ngân sách về nhân viên và vật liệu - mua bán trông nom sách vở, báo chí, đồ lạc, vật dụng của Bộ - quản lý quỹ ứng trước và quỹ tiếp tân.
Điều thứ ba. Ban Pháp chế do một Giám đốc điều khiển có nhiệm vụ:
- Dự thảo các Luật, Sắc lệnh nghị nát, Thông tư, Chỉ thị để thi hành luật lệ lao động;
- Nghiên cứu luật lệ quốc tế để áp dụng và bổ sung Bộ luật lao động Việt Nam;
- Giải thích những luật lệ lao động khi có sự khó khăn về việc thi hành;
- Xét những dự án Sắc lệnh và nghị định do các Bộ khác gửi đến;
- Xét về phương diện pháp luật những xích mích giữa chủ và thợ.
Điều thứ tư. Nha Thanh tra và Hành chính do một Tổng Thanh tra điều khiển có nhiệm vụ:
- Điều khiển và kiểm soát các Thanh tra lao động và cơ quan lao động địa phương;
- Kiểm soát các xí nghiệp về phương diện thi hành luật lệ lao động;
- Giàn xếp các cuộc đình công và xích mích giữa chủ và thợ;
- Làm tờ trình về những cuộc thanh tra và đề nghị những điều cần sửa đổi về luật lệ lao động;
- Lập những thống kê có liên quan đến chế độ lao động;
- Giải quyết những công việc hành chính và những việc vặt ngoài phạm vi của Nha Pháp chế và Văn phòng.
Điều thứ năm. Bộ trưởng Bộ Lao động có thể lập một ban có vấn có nhiệm vụ giúp ý kiến Bộ trưởng về các vấn đề lao động.
Điều thứ sáu. Những Sắc lệnh hay điều khoản Sắc lệnh nào trái với Sắc lệnh này đều bãi bỏ.
Điều thứ bảy. Bộ trưởng Bộ Lao động và Bộ trưởng Bộ Tài chính phụ trách thi hành Sắc lệnh này.
| Hồ Chí Minh (Đã ký)
|