VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 195/TB-VPCP | Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2013 |
KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VŨ VĂN NINH, TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN TOÀN QUỐC VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO, CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO, TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2013 VÀ ĐỊNH HƯỚNG THỜI GIAN TỚI
Ngày 22 tháng 4 năm 2013, tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về việc thực hiện công tác giảm nghèo, Chương trình giảm nghèo, triển khai nhiệm vụ năm 2013 và định hướng thời gian tới. Tham dự Hội nghị có các Ủy viên Ban Chỉ đạo, đại diện Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân điểm cầu của 63 tỉnh, thành phố; đại diện một số Hội đồng, Ủy ban của Quốc hội; đại diện một số Ban, Bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương và tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Sau khi nghe lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình bày Báo cáo kết quả thực hiện các chính sách, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững 02 năm (2011-2012), phương hướng, nhiệm vụ giảm nghèo năm 2013 và định hướng đến năm 2015; báo cáo tham luận của các địa phương, phát biểu Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội và của các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững kết luận như sau:
Thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành đã hết sức quan tâm, xây dựng, ban hành nhiều cơ chế chính sách về giảm nghèo bền vững; thường xuyên hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 về Định hướng giảm nghèo bền vững từ thời kỳ năm 2011 đến năm 2020. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Khung kế hoạch triển khai Nghị quyết số 80/NQ-CP về Định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020. Các địa phương đã quán triệt Nghị quyết của Chính phủ, các cơ chế, chính sách của các bộ, ngành, cụ thể hóa thành các chương trình, dự án, kế hoạch hành động phù hợp với điều kiện của địa phương mình.
Nhiều địa phương đã chủ động, sáng tạo trong việc tuyên truyền, chỉ đạo, vận động người dân tham gia, chủ động bố trí ngân sách, kinh phí thực hiện. Một số địa phương đã chủ động điều chỉnh chính sách theo hướng tốt hơn, có lợi hơn cho người dân như: điều chỉnh chuẩn nghèo, nâng mức hỗ trợ, cụ thể hóa các chỉ tiêu, giao cho các cấp chính quyền địa phương thực hiện, thay đổi cách tiếp cận nên Chương trình giảm nghèo đã đạt được kết quả cao.
Các tập đoàn, tổng công ty đã nghiêm túc thực hiện sự chỉ đạo, các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; khắc phục khó khăn, tích cực tham gia một cách có hiệu quả, trách nhiệm vào công tác giảm nghèo bền vững thông qua việc tạo điều kiện cho nhân dân tham gia sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đã tạo ra thu nhập ổn định cho nhân dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân ở các địa phương.
Trong quá trình triển khai thực hiện, các bộ, ngành và địa phương đã có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, nhiều vấn đề phát sinh đã được quan tâm, giải quyết kịp thời.
Do vậy, Chương trình giảm nghèo trong 02 năm qua đã đạt được những kết quả đáng mừng vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra như: tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân giảm trên 2%/năm; tỷ lệ hộ nghèo bình quân tại 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/NQ-CP đã giảm trên 7%/năm; trên 01 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất; gần 02 triệu hộ được vay vốn tín dụng học sinh, sinh viên để cho 2,3 triệu con em đi học; trên 04 triệu lượt học sinh nghèo được miễn giảm học phí, hỗ trợ điều kiện học tập và trợ cấp; gần 1,1 triệu người được hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn; 29 triệu lượt người nghèo, người dân tộc thiểu số được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí; trên 10% người thuộc hộ cận nghèo được ngân sách nhà nước hỗ trợ 70% mệnh giá thẻ bảo hiểm y tế ...
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững, Phó Thủ tướng hoan nghênh và biểu dương các bộ, ban, ngành ở Trung ương và các địa phương đã có nhiều nỗ lực, quyết tâm thực hiện đạt kết quả tốt Chương trình giảm nghèo.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Chương trình cũng còn những hạn chế, khuyết điểm cần tập trung khắc phục như: tỷ lệ giảm nghèo nhanh nhưng chưa bền vững, khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư còn lớn; nhiều vùng còn nhiều khó khăn, có vùng còn trên 50% hộ nghèo, cá biệt có vùng còn 60% - 70% hộ nghèo...
Nguyên nhân cơ bản do: nhiều cơ chế, chính sách được ban hành và đồng thời thực hiện, còn có sự chồng chéo, phân tán nguồn lực dẫn đến việc thực hiện phân bổ và hiệu quả sử dụng nguồn lực chưa cao; một số địa phương, hộ dân còn trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước mà chưa tự lực vươn lên thoát nghèo; cá biệt có cấp ủy đảng, chính quyền chưa quan tâm đúng mức, kịp thời, thường xuyên đến việc triển khai thực hiện Chương trình, nhu cầu, nguyện vọng của người nghèo; nguồn lực nhà nước còn nhiều khó khăn, nhất là trong giai đoạn hiện nay; việc lồng ghép giữa các chương trình, dự án chưa tốt, dẫn đến việc sử dụng các nguồn lực hiệu quả chưa cao. Có một số cơ chế, chính sách đã phát hiện còn bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn, nhưng việc sửa đổi, bổ sung chậm.
3. Về phương hướng, nhiệm vụ giảm nghèo năm 2013 và định hướng đến năm 2015
a) Trong những năm tới, yêu cầu đặt ra là việc giảm nghèo nhanh nhưng bền vững đòi hỏi:
- Phải xác định giảm nghèo bền vững phải được thực hiện kiên trì, thường xuyên, liên tục, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta, được nhân dân đồng tình ủng hộ và được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao;
- Việc hỗ trợ của Nhà nước là cần thiết và quan trọng nhưng cần xác định xóa đói giảm nghèo là việc của bản thân người dân, phải làm cho người dân tự giác, chủ động thực hiện và có trách nhiệm hơn nữa để vươn lên thoát nghèo. Nhà nước, xã hội và cộng đồng cần nhận thức đúng trách nhiệm thực hiện giảm nghèo, chung tay thực hiện, hỗ trợ người dân thoát nghèo bền vững.
b) Đồng ý với phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp nêu trong Báo cáo. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng chính sách, các bộ, ngành và các địa phương cần lưu ý một số điểm sau:
- Việc xây dựng các cơ chế, chính sách giảm nghèo bền vững phải bảo đảm sự thống nhất và có lồng ghép; những chính sách đang phát huy hiệu quả cần được tiếp tục đẩy mạnh thực hiện; các chính sách còn hạn chế, có vướng mắc cần khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế;
- Việc xây dựng, ban hành chính sách hỗ trợ mới cần theo hướng: mở rộng đối tượng là hộ mới thoát nghèo và hộ cận nghèo nhằm hạn chế tái nghèo, góp phần giảm nghèo bền vững. Các mức chính sách được thiết kế theo nguyên tắc: hộ nghèo được ưu tiên nhất, sau đó đến hộ mới thoát nghèo và hộ cận nghèo;
- Chính sách hỗ trợ giảm nghèo phải đặc biệt quan tâm đến dạy nghề, tạo việc làm gắn với hỗ trợ sản xuất, phát triển nông nghiệp, nông dân nông thôn và xây dựng nông thôn mới nhằm giảm nghèo bền vững;
- Định hướng giảm nghèo trong thời gian tới cần phân loại nhóm đối tượng để có các chính sách cụ thể theo hướng có lộ trình, phân loại đối tượng và chính sách để giảm dần các chính sách hỗ trợ trực tiếp “cho không” đối với một số nhóm cụ thể, đồng thời tăng dần các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, học nghề, tạo việc làm, khuyến khích người nghèo tự chủ vươn lên thoát nghèo.
c) Về tổ chức thực hiện
- Các bộ, ban, ngành sớm ban hành cơ chế, chính sách còn thiếu; sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách không phù hợp; đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân và cộng đồng hiểu về chủ trương và cách thức triển khai thực hiện các chính sách trong giai đoạn tới.
- Đối với các địa phương:
+ Cụ thể hóa mục tiêu chương trình giảm nghèo vào các chỉ tiêu và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm ở địa phương và có kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện;
+ Nhân rộng các mô hình, điển hình làm tốt về giảm nghèo để phấn đấu thi đua, các nơi học tập lẫn nhau, rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện;
+ Chủ động lồng ghép Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững với các chương trình mục tiêu quốc gia khác, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; ưu tiên bố trí kinh phí để triển khai thực hiện Chương trình;
+ Đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương quan tâm, tổ chức kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc cấp dưới để việc thực hiện Chương trình giảm nghèo hiệu quả.
4. Về kiến nghị của các địa phương
- Về tăng mức hỗ trợ từ Trung ương, hiện tại ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn nên các địa phương cần chủ động, tích cực huy động các nguồn lực hỗ trợ của cộng đồng và thực hiện hiệu quả việc lồng ghép các chương trình, dự án. Tùy vào mức độ khó khăn của mỗi địa phương và điều kiện thực tế, ngân sách trung ương sẽ xem xét, cân đối và quyết định mức hỗ trợ hợp lý;
- Về dạy nghề cho lao động nông thôn ở những nơi chưa gắn với nhu cầu sử dụng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và các địa phương nghiên cứu, điều chỉnh cho phù hợp;
- Về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, giao các bộ, ngành nghiên cứu chính sách theo hướng hỗ trợ để người dân có điều kiện phát triển sản xuất, gắn đầu vào với đầu ra; các địa phương cần chủ động quy hoạch, lựa chọn mô hình phù hợp với địa phương mình để phát triển, nhân rộng.
- Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các bộ, ngành, cơ quan và địa phương biết và thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
- 1 Quyết định 140/QĐ-BCĐGNBV năm 2015 thay đổi danh sách thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020
- 2 Thông báo 198/TB-VPCP năm 2015 kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3 Thông báo 16/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương về đánh giá kết quả thực hiện công tác giảm nghèo năm 2014 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2015 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4 Thông báo 187/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về đánh giá kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005-2012 và năm 2013; mục tiêu, nhiệm vụ công tác giảm nghèo năm 2014 và định hướng đến năm 2015 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5 Thông báo 143/TB-VPCP năm 2014 kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững ngày 26 tháng 3 năm 2014 về định hướng sửa đổi cơ chế, chính sách giảm nghèo thời gian tới do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6 Thông báo 221/TB-VPCP năm 2013 kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về cải thiện môi trường du lịch Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7 Công văn 985/UBDT-CSDT về cơ chế thực hiện Dự án 2 thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2012 do Ủy ban Dân tộc ban hành
- 8 Công văn 6717/VPCP-KGVX về cơ chế thực hiện Dự án 2 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 9 Công văn 2389/BNN-KTHT về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững Giai đoạn 2012 - 2015 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10 Nghị quyết 80/NQ-CP năm 2011 về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020
- 11 Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo do Chính phủ ban hành
- 12 Thông báo số 295/TB-VPCP về việc kết luận của Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng tại cuộc họp bàn về đề án cơ chế, chính sách và giải pháp hỗ trợ giảm nghèo bền vững đối với các huyện có tỷ lệ nghèo cao đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1 Thông báo số 295/TB-VPCP về việc kết luận của Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng tại cuộc họp bàn về đề án cơ chế, chính sách và giải pháp hỗ trợ giảm nghèo bền vững đối với các huyện có tỷ lệ nghèo cao đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Thông báo số 57/TB-VPCP về việc kết luận của Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng tại hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3 Thông báo 274/TB-VPCP ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng về Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4 Công văn 2389/BNN-KTHT về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững Giai đoạn 2012 - 2015 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5 Công văn 6717/VPCP-KGVX về cơ chế thực hiện Dự án 2 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6 Công văn 985/UBDT-CSDT về cơ chế thực hiện Dự án 2 thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2012 do Ủy ban Dân tộc ban hành
- 7 Thông báo 221/TB-VPCP năm 2013 kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về cải thiện môi trường du lịch Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8 Thông báo 143/TB-VPCP năm 2014 kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững ngày 26 tháng 3 năm 2014 về định hướng sửa đổi cơ chế, chính sách giảm nghèo thời gian tới do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 9 Thông báo 187/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về đánh giá kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005-2012 và năm 2013; mục tiêu, nhiệm vụ công tác giảm nghèo năm 2014 và định hướng đến năm 2015 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 10 Thông báo 16/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương về đánh giá kết quả thực hiện công tác giảm nghèo năm 2014 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2015 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 11 Thông báo 198/TB-VPCP năm 2015 kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 12 Quyết định 140/QĐ-BCĐGNBV năm 2015 thay đổi danh sách thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020