BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 610/TB-BGTVT | Hà Nội, ngày 30 tháng 08 năm 2013 |
Thực hiện Quyết định số 1961/QĐ-BGTVT ngày 09/7/2013 của Bộ trưởng Bộ GTVT, từ ngày 01/8/2013 đến ngày 03/8/2013, Đoàn kiểm tra của Bộ GTVT tiến hành kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo đảm TTATGT vận tải đường bộ và chấp hành các quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định tại Sở GTVT Lạng Sơn và 04 đơn vị kinh doanh vận tải khách bằng ô tô theo tuyến cố định (gồm: Công ty CP Vận tải ô tô số 2 Lạng Sơn, Công ty CP Sao Vàng, HTX Vận tải Đoàn Kết và DNTN Vận tải Đức Giang).
Bộ Giao thông vận tải thông báo kết quả kiểm tra như sau:
Thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương, các cơ quan, đơn vị tại Lạng Sơn đã ban hành và thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch trong công tác đảm bảo TTATGT đường bộ, như:
1. Tỉnh ủy Lạng Sơn có Chương trình hành động số 61-CTr/TU ngày 24/12/2012 thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông.
2. UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành và chỉ đạo thực hiện:
- Kế hoạch số 72/KH-UBND ngày 27/12/2012 thực hiện Chương trình hành động số 61-CTr/TU.
- Văn bản số 709/UBND-KTN ngày 24/7/2013 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 23/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn tai nạn giao thông nghiêm trọng trong hoạt động vận tải.
- Kế hoạch số 94/KH-UBND ngày 25/10/2011 về triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2011/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm đảm bảo an toàn giao thông.
3. Ban ATGT tỉnh Lạng Sơn xây dựng và thực hiện:
- Chương trình hành động số 42/Ctr-BATGT ngày 17/4/2013 về thực hiện Chương trình hành động số 61-CTr/TU.
- Kế hoạch số 12/KH-BATGT ngày 06/02/2013 về thực hiện Năm An toàn giao thông 2013 với chủ đề “Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thực thi công vụ và ý thức tự giác của người tham gia giao thông”;
4. Sở GTVT Lạng Sơn xây dựng và thực hiện:
- Kế hoạch hành động số 490/KH-SGTVT ngày 17/4/2013 về triển khai thực hiện Chương trình hành động số 61-CTr/TU.
- Kế hoạch số 1806/KH-SGTVT ngày 22/11/2012 triển khai thực hiện các giải pháp trong công tác đảm bảo TTATGT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
- Văn bản số 1117/SGTVT-QLVT ngày 16/7/2013 yêu cầu các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải khách tuyến cố định trên địa bàn tỉnh chấp hành các quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải.
- Quyết định số 1127/QĐ-SGTVT ngày 18/7/2013 phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, vận tải hàng hóa bằng container, bến xe khách, các cơ sở đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, trung tâm đăng kiểm trên địa bàn tỉnh.
- Văn bản số 343/SGTVT-QLVT ngày 25/3/2013 về việc tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô triển khai đến các đơn vị vận tải hành khách, các bến xe khách trên địa bàn tỉnh.
- Kế hoạch số 1099/KH-SGTVT ngày 12/7/2013 triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-BGTVT ngày 13/6/2013 của Bộ trưởng Bộ GTVT về triển khai thực hiện quyết liệt các giải pháp đồng bộ nhằm kéo giảm tai nạn giao thông trong hoạt động vận tải đường bộ.
1. Công tác quản lý nhà nước của Sở GTVT Lạng Sơn
a) Khái quát đơn vị kinh doanh vận tải tại Lạng Sơn:
- Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 60 đơn vị kinh doanh vận tải, gồm: 15 đơn vị kinh doanh vận tải khách tuyến cố định; 01 đơn vị kinh doanh vận tải khách bằng xe bus; 11 đơn vị kinh doanh vận tải khách bằng xe taxi; 28 đơn vị, hộ cá thể kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng; 05 đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container.
- Trong 15 đơn vị kinh doanh vận tải khách bằng ô tô theo tuyến cố định (187 phương tiện) có: 06 Hợp tác xã (118 phương tiện); 06 Công ty cổ phần (43 phương tiện); 03 Doanh nghiệp tư nhân (26 phương tiện).
b) Công tác cấp phép kinh doanh vận tải khách bằng ô tô: Các đơn vị kinh doanh vận tải bằng ô tô đã được Sở GTVT Lạng Sơn cấp Giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định. Kiểm tra một số hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh vận tải khách bằng ô tô theo tuyến cố định cho thấy, Sở đã thực hiện trình tự, thủ tục cấp Giấy phép cơ bản theo quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định 91/2009/NĐ-CP.
c) Mở tuyến, công bố tuyến: Theo báo cáo, từ ngày 15/12/2009 đến thời điểm kiểm tra, Sở thực hiện mở, công bố 15 tuyến cố định. Kiểm tra một số hồ sơ công bố tuyến cho thấy, Sở thực hiện trình tự, thủ tục công bố tuyến cơ bản theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Thông tư 14/2010/TT-BGTVT.
d) Chấp thuận, bổ sung xe khai thác tuyến: Theo báo cáo, từ 15/12/2009 đến nay, Sở chấp thuận khai thác tuyến cho 18 đơn vị vận tải và chấp thuận bổ sung xe khai thác tuyến cho 26 xe. Kiểm tra một số hồ sơ chấp thuận khai thác tuyến, bổ sung xe khai thác tuyến cho thấy, Sở thực hiện trình tự, thủ tục chấp thuận khai thác tuyến, bổ sung xe khai thác tuyến cơ bản theo quy định tại Điều 11, Điều 12 Thông tư 14/2010/TT-BGTVT.
đ) Cấp, quản lý phù hiệu xe: Tại thời điểm kiểm tra, Sở cấp 182 phù hiệu xe chạy tuyến cố định còn hiệu lực. Kiểm tra một số hồ sơ cho thấy, Sở thực hiện cấp phù hiệu cơ bản theo quy định tại Điều 40, Điều 41 và Điều 42 Thông tư 14/2010/TT-BGTVT.
e) Xây dựng, tổ chức thực hiện thời gian biểu chạy xe: Sở đã xây dựng thời gian biểu chạy xe tuyến cố định theo quy định tại Điều 16 Thông tư 14/2010/TT-BGTVT.
f) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm:
- Năm 2013, Sở đã kiểm tra việc chấp hành các quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải khách bằng ô tô theo tuyến cố định tại 19 đơn vị kinh doanh vận tải. Qua thanh tra, đã thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải của 01 đơn vị và phát hiện một số vi phạm của các đơn vị vận tải. Sở đã tổ chức họp để nhắc nhở, yêu cầu các đơn vị vận tải khắc phục các tồn tại.
Sở đã xây dựng và triển khai Kế hoạch kiểm tra việc chấp hành các quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải đường bộ bằng xe ô tô và hoạt động của thiết bị giám sát hành trình lắp trên phương tiện vận tải.
Tại thời điểm kiểm tra, Sở đang tiến hành thanh tra việc chấp hành các quy định về điều kiện kinh doanh vận tải của đơn vị kinh doanh vận tải bằng taxi.
- Kết quả kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính: Từ ngày 01/01/2012 đến 31/12/2012, Thanh tra Sở đã kiểm tra 5.240 lượt phương tiện tuyến cố định, xe taxi và xử phạt vi phạm hành chính 464 trường hợp, với tổng số tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính gần 360 triệu đồng.
2. Chấp hành các quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải của các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải
a) Điều kiện pháp lý để hoạt động kinh doanh: 04/04 đơn vị được kiểm tra có Giấy phép kinh doanh vận tải do Sở GTVT Lạng Sơn cấp.
b) Điều kiện của người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh vận tải: 03/04 đơn vị được kiểm tra (gồm: Công ty CP Vận tải ô tô số 2 Lạng Sơn, Công ty CP Sao Vàng, HTX Vận tải Đoàn Kết) có người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh vận tải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 11 Nghị định số 91/2009/NĐ-CP.
c) Nơi đỗ xe: 04/04 đơn vị được kiểm tra có nơi đỗ xe cơ bản theo quy định tại khoản 6 Điều 11 Nghị định số 91/2009/NĐ-CP.
d) Thiết bị giám sát hành trình (TBGSHT): Phương tiện của 04/04 đơn vị vận tải được kiểm tra đã lắp đặt TBGSHT theo quy định. TBGSHT theo dõi, trích xuất được cơ bản các thông tin tối thiểu theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 91/2009/NĐ-CP và điểm 2.1.2 QCVN 31:2011/BGTVT.
đ) Quản lý phương tiện:
Công ty CP Vận tải ô tô số 2 Lạng Sơn có 11 xe, Công ty CP Sao Vàng có 03 xe, HTX Vận tải Đoàn Kết có 50 xe, DNTN Vận tải Đức Giang có 13 xe được Sở GTVT Lạng Sơn cấp phù hiệu xe chạy tuyến cố định.
Công ty Vận tải ô tô số 2 Lạng Sơn có ký hợp đồng kiểm tra kỹ thuật an toàn xe với Xưởng sửa chữa ô tô Cao Trí. Công ty có một số hồ sơ, tài liệu theo dõi tình trạng kỹ thuật của phương tiện; theo dõi, giám sát việc sửa chữa bảo dưỡng phương tiện.
e) Quản lý lái xe, nhân viên phục vụ trên xe:
03/04 đơn vị được kiểm tra (gồm: Công ty CP Vận tải ô tô số 2 Lạng Sơn, Công ty CP Sao Vàng, DNTN Vận tải Đức Giang) có ký hợp đồng lao động với lái xe và nhân viên phục vụ trên xe theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định 91/2009/NĐ-CP.
Công ty Vận tải ô tô số 2 Lạng Sơn có bộ phận kiểm tra, giám sát lái xe, nhân viên phục vụ trên xe trong việc thực hiện biểu đồ, hành trình, lịch trình, đón trả khách.
f) Phương án kinh doanh, chất lượng dịch vụ vận tải:
- 03/04 đơn vị được kiểm tra (gồm: Công ty CP Vận tải ô tô số 2 Lạng Sơn, Công ty CP Sao Vàng, DNTN Vận tải Đức Giang) có Phương án kinh doanh vận tải theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 91/2009/NĐ-CP. Nội dung của Phương án kinh doanh cơ bản đủ theo quy định tại Phụ lục 1 Thông tư 14/2010/TT-BGTVT.
- 04/04 đơn vị được kiểm tra có đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải hành khách theo quy định tại khoản 7 Điều 11 Nghị định 91/2009/NĐ-CP.
g) Công tác theo dõi về an toàn giao thông:
04/04 đơn vị được kiểm tra có thành lập bộ phận theo dõi an toàn giao thông theo quy định tại khoản 7 Điều 11 Nghị định 91/2009/NĐ-CP.
01/04 đơn vị được kiểm tra (Công ty CP Vận tải ô tô số 2 Lạng Sơn) có bộ phận theo dõi về an toàn giao thông đã triển khai một số nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 14/2010/TT-BGTVT.
h) Kê khai giá cước vận tải: 04/04 đơn vị được kiểm tra có kê khai giá cước vận tải theo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 129/2010/TTLT-BTC-BGTVT.
I. Trong công tác quản lý nhà nước của Sở GTVT Lạng Sơn
1. Công tác cấp phép kinh doanh vận tải khách bằng ô tô: Trong một số hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh vận tải khách bằng ô tô theo tuyến cố định có tài liệu chưa đảm bảo, như: thiếu bằng cấp của người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh vận tải, không có tài liệu chứng minh người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh vận tải làm việc tại đơn vị vận tải; trong hồ sơ của HTX chỉ rõ HTX chỉ làm dịch vụ hỗ trợ vận tải, không quản lý hoạt động của phương tiện tham gia kinh doanh vận tải; đăng ký chất lượng dịch vụ của đơn vị vận tải chưa quy định cụ thể các quyền lợi của khách hàng, chưa có quy trình giải quyết kiến nghị, khiếu nại của khách hàng, quy định về số lượng hành lý miễn cước không phù hợp với Luật Giao thông đường bộ.
2. Mở tuyến, công bố tuyến: Trong hồ sơ mở tuyến, công bố tuyến chưa có tài liệu xác định hành trình của tuyến mới trùng bao nhiêu % so với tuyến đã công bố để quyết định việc có mở tuyến, cho khai thác thử không theo quy định tại Điều 10 Thông tư 14/2010/TT-BGTVT.
3. Chấp thuận khai thác tuyến và bổ sung xe khai thác tuyến: Sở không tính hệ số có khách bình quân để làm căn cứ chấp thuận, bổ sung xe khai thác tuyến theo quy định tại Thông tư 14/2010/TT-BGTVT và Nghị định 91/2009/NĐ-CP.
4. Công bố thời gian biểu chạy xe: Từ năm 2010 đến nay, Sở chưa công bố thời gian biểu chạy xe theo quy định tại Điều 16 Thông tư 14/2010/TT-BGTVT.
5. Công tác kiểm tra đối với các đơn vị kinh doanh vận tải: Công tác kiểm tra đã được Sở thực hiện, nhưng hiệu quả của công tác kiểm tra còn hạn chế. Qua kiểm tra đã phát hiện được một số vi phạm của đơn vị kinh doanh vận tải, nhưng chưa quyết liệt xử lý, chưa xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
II. Trong hoạt động kinh doanh vận tải của các doanh nghiệp, HTX vận tải được kiểm tra
1. Điều kiện của người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh vận tải: 01/04 đơn vị được kiểm tra (DNTN Vận tải Đức Giang) có người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh vận tải không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 11 Nghị định 91/2009/NĐ-CP.
2. Nơi đỗ xe: 01/04 đơn vị được kiểm tra (DNTN Vận tải Đức Giang) có nơi đỗ xe không có phương án phòng cháy chữa cháy theo quy định.
3. Thiết bị giám sát hành trình:
- 04/04 đơn vị được kiểm tra không thực hiện quản lý, khai thác, cập nhật, lưu trữ có hệ thống các thông tin bắt buộc theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư số 14/2010/TT-BGTVT.
- 02/04 đơn vị được kiểm tra (gồm: Công ty CP Vận tải ô tô số 2 Lạng Sơn, HTX Vận tải Đoàn Kết) có phương tiện lắp đặt TBGSHT của nhiều nhà cung cấp, dẫn đến khó khăn trong công tác kiểm tra, theo dõi, giám sát thông tin từ TBGSHT.
4. Về quản lý phương tiện:
- 04/04 đơn vị được kiểm tra không quản lý, sử dụng xe để kinh doanh vận tải mà giao khoán cho lái xe quản lý, sử dụng xe để kinh doanh vận tải hoặc cho chủ xe (lái xe) tổ chức kinh doanh vận tải trên nốt, tuyến và thương hiệu của đơn vị mình.
- 03/04 đơn vị được kiểm tra (gồm: Công ty CP Sao Vàng, HTX Vận tải Đoàn Kết, DNTN Vận tải Đức Giang) không có hồ sơ, tài liệu sửa chữa bảo dưỡng phương tiện hoặc theo dõi việc sửa chữa bảo dưỡng phương tiện.
- Cam kết kinh tế giữa xã viên và HTX Vận tải Đoàn Kết không quy định quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành của HTX đối với xe thuộc sở hữu của xã viên theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 91/2009/NĐ-CP.
- Kiểm tra qua TBGSHT một số xe từ ngày 10/7/2013 đến ngày 15/7/2013, kết quả:
+ Công ty CP Vận tải ô tô số 2 Lạng Sơn có 01 xe có 46 lỗi vi phạm về tốc độ, với tốc độ chạy xe lớn nhất là 85 km/h.
+ HTX Vận tải Đoàn kết có 11 xe có 423 lỗi vi phạm về tốc độ, với vận tốc chạy xe lớn nhất là 97 km/h.
5. Quản lý lái xe, nhân viên phục vụ trên xe:
- 01/04 đơn vị được kiểm tra (HTX Vận tải Đoàn Kết) không ký hợp đồng lao động với lái xe, nhân viên phục vụ trên xe theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định 91/2009/NĐ-CP.
- 01/04 đơn vị được kiểm tra (Công ty CP Sao Vàng) không quản lý, sử dụng lái xe để kinh doanh vận tải, do Công ty không tổ chức hoạt động kinh doanh vận tải, việc ký hợp đồng lao động với lái xe chỉ là hình thức.
- 02/04 đơn vị được kiểm tra (Công ty CP Vận tải ô tô số 2 Lạng Sơn, DNTN Vận tải Đức Giang) có hợp đồng lao động với lái xe, nhân viên phục vụ trên xe không đúng mẫu quy định tại Thông tư 21/2003/TT-BLĐTBXH; lái xe không có sơ yếu lý lịch, giấy khám sức khỏe; hợp đồng lao động không quy định thời gian làm việc của lái xe theo quy định tại Thông tư 21/2003/TT-BLĐTBXH và phù hợp với Luật Giao thông đường bộ.
- 03/04 đơn vị được kiểm tra (gồm: Công ty CP Sao Vàng, HTX Vận tải Đoàn Kết, DNTN Vận tải Đức Giang) không thực hiện việc kiểm tra, giám sát lái xe trong việc thực hiện biểu đồ vận hành, hành trình, lịch trình đón trả khách.
- 02/04 đơn vị được kiểm tra (Công ty CP Vận tải ô tô số 2 Lạng Sơn, DNTN vận tải Đức Giang) có lái xe, nhân viên phục vụ trên xe được kiểm tra tại hiện trường không có tên trong danh sách do Doanh nghiệp báo cáo Đoàn kiểm tra.
6. Phương án kinh doanh chất lượng dịch vụ vận tải:
- 01/04 đơn vị được kiểm tra (HTX Vận tải Đoàn Kết) không xuất trình được Phương án kinh doanh vận tải khách bằng ô tô.
- 04/04 đơn vị được kiểm tra có một số nội dung của Đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải chưa đảm bảo, như: chưa quy định cụ thể các quyền lợi của khách hàng; quy định mức hành lý miễn cước không đúng Luật Giao thông đường bộ; không có quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin kiến nghị của hành khách và phản ánh của thông tin đại chúng theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 14/2010/TT-BGTVT.
- 04/04 đơn vị được kiểm tra không thực hiện đúng quy định về niêm yết chất lượng dịch vụ vận tải tại bến xe và trên phương tiện theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 14/2010/TT-BGTVT.
- 04/04 đơn vị được kiểm tra có phương tiện được kiểm tra không có dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình theo đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải của đơn vị.
7. Bộ phận theo dõi về an toàn giao thông: 03/04 đơn vị được kiểm tra (gồm: Công ty CP Sao Vàng, HTX Vận tải Đoàn Kết, DNTN Vận tải Đức Giang) thành lập bộ phận theo dõi an toàn giao thông chỉ là hình thức, bộ phận theo dõi an toàn giao thông của các đơn vị không thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 14/2010/TT-BGTVT.
8. Niêm yết giá cước: 04/04 đơn vị được kiểm tra chưa thực hiện đúng quy định về niêm yết giá cước tại bến xe, trên phương tiện theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 14/2010/TT-BGTVT và Điều 4 Thông tư liên tịch 129/2010/TTLT-BTC-BGTVT.
1. Ưu điểm: Sở GTVT Lạng Sơn đã thực hiện công tác quản lý nhà nước chuyên ngành đối với hoạt động vận tải bằng ô tô cơ bản trên cơ sở các quy định của Nghị định 91/2009/NĐ-CP, Thông tư 14/2010/TT-BGTVT và các văn bản pháp luật khác có liên quan, thể hiện ở các nội dung:
- Sở đã xây dựng, thực hiện hoặc tham mưu cho UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành, chỉ đạo thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông và kiềm chế tai nạn giao thông.
- Các đơn vị kinh doanh vận tải khách, hàng hóa bằng ô tô đã được Sở GTVT Lạng Sơn cấp Giấy phép kinh doanh vận tải.
- Công tác cấp Giấy phép kinh doanh vận tải; chấp thuận khai thác tuyến, bổ sung xe khai thác tuyến; cấp phù hiệu chạy xe; xây dựng thời gian biểu chạy xe đã được Sở GTVT Lạng Sơn thực hiện cơ bản theo trình tự, thủ tục quy định.
- Công tác thanh tra, kiểm tra đã được Sở GTVT Lạng Sơn thực hiện.
2. Tồn tại: Bên cạnh các ưu điểm nêu trên, công tác quản lý nhà nước chuyên ngành của Sở còn có tồn tại, như:
- Chưa thực hiện tốt công tác kiểm tra, thẩm định hồ sơ khi cấp Giấy phép.
- Hiệu lực của công tác thanh tra, kiểm tra các đơn vị kinh doanh vận tải chưa cao; chưa quyết liệt xử lý các vi phạm được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra, dẫn đến nhiều đơn vị vận tải được kiểm tra có tồn tại, vi phạm, như không đảm bảo, duy trì hoặc không thực hiện đúng các quy định về điều kiện kinh doanh vận tải sau khi được cấp Giấy phép.
- Không tính hệ số có khách bình quân để làm căn cứ chấp thuận, bổ sung xe khai thác tuyến theo quy định tại Thông tư 14/2010/TT-BGTVT và Nghị định 91/2009/NĐ-CP.
- Không xác định hành trình của tuyến mới trùng bao nhiêu % so với tuyến đã công bố để quyết định việc có mở tuyến, cho khai thác thử không khi thực hiện mở tuyến, công bố tuyến.
- Từ năm 2010 đến nay, Sở chưa thực hiện công bố thời gian biểu chạy xe.
II. Đối với các đơn vị kinh doanh vận tải
1. Ưu điểm: Các đơn vị vận tải được kiểm tra có Giấy phép kinh doanh vận tải khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định. Tại thời điểm kiểm tra, các phương tiện đã được lắp TBGSHT và TBGSHT cơ bản theo dõi, trích xuất được các thông tin tối thiểu.
2. Tồn tại: Hoạt động của các đơn vị kinh doanh vận tải được kiểm tra có nhiều tồn tại, vi phạm, thể hiện ở một số nội dung sau:
- Một số đơn vị không đảm bảo điều kiện kinh doanh theo hình thức đăng ký.
- Không quản lý, sử dụng xe để kinh doanh vận tải mà giao khoán cho lái xe quản lý, sử dụng xe để kinh doanh vận tải hoặc cho chủ xe (lái xe) tổ chức kinh doanh vận tải trên nốt, tuyến và thương hiệu của đơn vị mình.
- Nhiều đơn vị không có hồ sơ, tài liệu về sửa chữa bảo dưỡng phương tiện; không thực hiện việc kiểm tra, giám sát lái xe trong việc thực hiện biểu đồ vận hành, hành trình, lịch trình đón trả khách.
- Bộ phận theo dõi an toàn giao thông không hoạt động, không thực hiện nhiệm vụ theo quy định; việc thành lập bộ phận theo dõi an toàn giao thông là hình thức.
- Không thực hiện quản lý, cập nhật, lưu trữ có hệ thống các thông tin bắt buộc theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư số 14/2010/TT-BGTVT.
- Không thực hiện đúng nội dung về chất lượng dịch vụ vận tải đã đăng ký; không thực hiện đúng các quy định trong việc niêm yết chất lượng dịch vụ vận tải, giá cước vận tải.
ĐỀ NGHỊ, YÊU CẦU CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
I. Đề nghị UBND tỉnh Lạng Sơn:
1. Tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng tại địa phương triển khai Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 23/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ v/v tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn tai nạn giao thông nghiêm trọng trong hoạt động vận tải.
2. Chỉ đạo Sở GTVT chủ trì phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị chức năng của tỉnh (như: Sở LĐTBXH, Sở Y tế) thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để tiến hành kiểm tra toàn diện hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô tại các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn (trừ các đơn vị đã được Bộ GTVT kiểm tra). Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đặc biệt vi phạm liên quan đến điều kiện kinh doanh vận tải; không tổ chức kinh doanh vận tải theo quy định; hoạt động khi không có Giấy phép kinh doanh vận tải; buông lỏng quản lý hoạt động của phương tiện, người lái và các vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông (như: chạy quá tốc độ, sai hành trình, quá thời gian làm việc của lái xe...).
3. Chỉ đạo Ban ATGT tỉnh, Sở GTVT và Công an tỉnh tăng cường phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động của xe quá khổ, quá tải gây hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông và tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông đường bộ.
4. Chỉ đạo Sở GTVT chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tiến hành rà soát tổng thể các đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container; qua đó tiếp tục thực hiện việc cấp Giấy phép kinh doanh, phù hiệu vận tải hàng hóa bằng container theo quy định.
5. Chỉ đạo Công an tỉnh tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm về tốc độ, đặc biệt đối với các xe chở khách tuyến cố định, xe chở hàng bằng container.
6. Nghiên cứu thành lập Trung tâm giám sát hoạt động của phương tiện vận tải qua thiết bị giám sát hành trình đặt tại Sở GTVT để phục vụ công tác quản lý vận tải đường bộ tại địa phương.
7. Hàng năm, tổ chức hội nghị chuyên đề về công tác quản lý vận tải và hoạt động vận tải để nghe ý kiến đánh giá, phân tích, kiến nghị của các nhà quản lý và các đơn vị vận tải, qua đó xây dựng và thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về vận tải. Trước mắt, tổ chức gặp các đơn vị kinh doanh vận tải để hướng dẫn, tuyên truyền cho các đơn vị biết các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh vận tải, đồng thời nghe các kiến nghị, đề xuất và qua đó đưa ra các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho đơn vị vận tải.
1. Nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác quản lý vận tải bằng xe ô tô, đồng thời khắc phục ngay các tồn tại như đã nêu ở trên.
2. Tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp trong công tác quản lý nhà nước chuyên ngành vận tải theo Chỉ thị số 18-CT/TW, Nghị quyết số 88/2011/NQ-CP, Chỉ thị số 12/CT-TTg, Chỉ thị số 02/CT-BGTVT, Chỉ thị số 10/CT-BGTVT, Chỉ thị số 12/CT-BGTVT... nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông và kéo giảm tai nạn giao thông đường bộ, trong đó tập trung vào các nội dung trọng tâm sau:
- Phổ biến tuyên truyền, hướng dẫn cụ thể các quy định về điều kiện kinh doanh vận tải, xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải đến các đơn vị kinh doanh vận tải để các đơn vị vận tải biết trách nhiệm và thực hiện đúng các quy định trong hoạt động kinh doanh vận tải; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đội ngũ lái xe trong việc chấp hành pháp luật giao thông đường bộ, đặc biệt chấp hành các quy định về tốc độ, hành trình, thời gian lái xe.
- Chủ trì phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan chức năng của địa phương tổ chức kiểm tra toàn diện hoạt động vận tải của các đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn (trừ các đơn vị đã được Bộ GTVT kiểm tra); xử lý quyết liệt các vi phạm; kiên quyết thu hồi hoặc tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh vận tải đối với các đơn vị có vi phạm về điều kiện kinh doanh vận tải, về quản lý phương tiện, lái xe.
- Tăng cường phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông kiểm tra hoạt động của phương tiện vận tải khách trên tuyến để đánh giá việc chấp hành pháp luật của đơn vị kinh doanh vận tải; định kỳ tổ chức phân loại đối với các đơn vị kinh doanh vận tải khách, qua đó xử lý nghiêm đối với các đơn vị có nhiều vi phạm.
- Bố trí cán bộ thường trực để kiểm tra hoạt động của các đơn vị kinh doanh vận tải qua TBGSHT, xử lý nghiêm, quyết liệt các trường hợp vi phạm, đặc biệt là vi phạm về tốc độ, hành trình chạy xe; đình chỉ hoạt động, thu hồi phù hiệu đối với các xe có TBGSHT không hoạt động hoặc không đúng Quy chuẩn.
- Yêu cầu các bến xe thực hiện đúng các quy định về báo cáo vi phạm của đơn vị kinh doanh vận tải; trước khi đóng dấu sổ nhật trình phải kiểm tra điều kiện của phương tiện và lái xe, kiên quyết không cho xuất bến đối với phương tiện, lái xe không đảm bảo điều kiện an toàn theo quy định.
- Thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm đối với cán bộ, hội đồng sát hạch có tiêu cực trong công đào tạo, sát hạch cấp GPLX cơ giới đường bộ.
3. Yêu cầu các đơn vị vận tải quản lý chặt chẽ hoạt động của phương tiện và lái xe; không thực hiện giao khoán trắng cho lái xe hoặc bán thương hiệu; kiện toàn và duy trì thực hiện tốt nhiệm vụ của bộ phận theo dõi an toàn giao thông; thực hiện đúng các quy định về đăng ký, niêm yết và thực hiện chất lượng dịch vụ vận tải.
4. Phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư tiến hành rà soát tổng thể đối với các đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container; tiếp tục thực hiện việc cấp Giấy phép kinh doanh, phù hiệu vận tải hàng hóa bằng container theo quy định.
5. Sớm xây dựng và thực hiện kế hoạch về việc triển khai thực hiện Thông tư 18/2013/TT-BGTVT; tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức vận tải cho Giám đốc, Chủ nhiệm HTX và người làm công tác điều hành vận tải của các đơn vị kinh doanh vận tải.
6. Kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị kinh doanh vận tải khắc phục các tồn tại để bảo đảm hoạt động kinh doanh vận tải khách tuyến cố định đúng quy định của pháp luật; có văn bản xác nhận việc khắc phục tồn tại của các đơn vị vận tải được kiểm tra.
7. Xử lý vi phạm đối với các đơn vị kinh doanh vận tải có vi phạm được phát hiện qua kiểm tra của Bộ GTVT theo đề nghị của Đoàn kiểm tra, cụ thể:
- Thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải khách bằng ô tô theo tuyến cố định của Công ty CP Sao Vàng theo quy định tại Điều 21 Nghị định 91/2009/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 93/2012/NĐ-CP).
- Chỉ đạo Thanh tra Sở GTVT Lạng Sơn xử phạt vi phạm hành chính đối với đơn vị kinh doanh vận tải về các lỗi sau:
+ Không bảo đảm điều kiện kinh doanh vận tải theo hình thức kinh doanh đã đăng ký theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 31 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP đối với HTX VT Đoàn Kết, DNTN Đức Giang (áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh vận tải cho đến khi khắc phục xong vi phạm).
+ Không thực hiện đúng nội dung đã đăng ký về chất lượng dịch vụ vận tải theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 31 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP đối với HTX Vận tải Đoàn Kết, DNTN Đức Giang, Công ty CP Vận tải ô tô số 2, Công ty CP Sao Vàng (áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, trừ đơn vị bị thu hồi Giấy phép: Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh vận tải cho đến khi khắc phục xong vi phạm).
+ Không niêm yết tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 31 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP đối với HTX Vận tải Đoàn Kết, DNTN Đức Giang, Công ty CP Vận tải ô tô số 2, Công ty CP Sao Vàng.
- Đối với HTX VT Đoàn Kết và DNTN VT Đức Giang, nếu không khắc phục được các tồn tại (trong đó có tồn tại về hoạt động của bộ phận theo dõi an toàn giao thông) trước ngày 30/9/2013, yêu cầu Sở GTVT Lạng Sơn thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải khách bằng ô tô theo tuyến cố định của HTX VT Đoàn Kết và DNTN VT Đức Giang.
Báo cáo Bộ GTVT (qua Thanh tra Bộ) bằng văn bản kết quả thực hiện các nội dung nêu trên trước ngày 30/11/2013.
III. Yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải (trừ đơn vị bị thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải):
1. Tổ chức khắc phục ngay các tồn tại trong hoạt động kinh doanh vận tải.
2. Luôn duy trì và đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh vận tải; thực hiện tốt công tác sửa chữa, bảo dưỡng đảm bảo điều kiện kỹ thuật của phương tiện.
3. Quản lý chặt chẽ hoạt động phương tiện, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe; xây dựng và thực hiện quy chế nội bộ trong việc xử lý các lái xe có vi phạm, đặc biệt là vi phạm về tốc độ và hành trình chạy xe; tuyệt đối không thực hiện việc giao khoán trắng cho các lái xe, cho thuê thương hiệu trong hoạt động kinh doanh vận tải.
4. Kiện toàn bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông, đảm bảo bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông thực hiện đầy đủ và thường xuyên các nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 14/2010/TT-BGTVT.
5. Thực hiện đúng các quy định về niêm yết, thực hiện tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải và giá vé.
6. Thực hiện kiểm tra, khám sức khỏe định kỳ, đột xuất cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe. Kiên quyết xử lý và loại bỏ các lái xe và nhân viên phục vụ trên xe có sử dụng chất gây nghiện; sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện.
Theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện các nội dung của Thông báo kết luận./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
- 2 Quyết định 667/QĐ-BGTVT năm 2019 về điều chỉnh danh mục chi tiết tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ toàn quốc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3 Chỉ thị 04/CT-BGTVT năm 2018 về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô và công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật; kiên quyết không để tái diễn tình trạng "xe dù, bến cóc" do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4 Quyết định 767/QĐ-BGTVT năm 2018 về công bố phương án cắt giảm, đơn giản các quy định về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực giao thông vận tải do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5 Nghị định 116/2017/NĐ-CP về quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô
- 6 Quyết định 189/QĐ-BGTVT năm 2017 điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ toàn quốc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 7 Công điện 242/CĐ-TTg năm 2016 về tiếp tục chấn chỉnh tình trạng "xe dù, bến cóc" trong hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Thông báo 1071/TB-BGTVT năm 2015 kết luận của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng tại buổi làm việc với Lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn
- 9 Công điện 484/CĐ-UBATGTQG năm 2013 tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong đợt nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014 do Ủy ban an toàn giao thông quốc gia điện
- 10 Thông tư 137/2013/TT-BTC Hướng dẫn quản lý, sử dụng và thanh toán, quyết toán kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông do ngân sách nhà nước cấp do Bộ Tài chính ban hành
- 11 Thông báo 563/TB-BGTVT năm 2013 về kết quả kiểm tra thực hiện biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông - vận tải đường bộ và điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô tuyến cố định tại tỉnh Bình Định
- 12 Thông tư 18/2013/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 13 Chỉ thị 12/CT-BGTVT năm 2013 tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 14 Chỉ thị 12/CT-TTg năm 2013 tăng cường thực hiện giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn tai nạn giao thông nghiêm trọng trong hoạt động vận tải do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15 Chỉ thị 10/CT-BGTVT năm 2013 triển khai thực hiện quyết liệt các giải pháp đồng bộ nhằm kéo giảm tai nạn giao thông trong hoạt động vận tải đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 16 Nghị định 93/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 91/2009/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
- 17 Chỉ thị 18-CT/TW năm 2012 tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông do Ban Bí thư ban hành
- 18 Kế hoạch 94/KH-UBND năm 2011 thực hiện Nghị quyết 88/NQ-CP về tăng cường thực hiện giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 19 Nghị quyết 88/NQ-CP năm 2011 về tăng cường thực hiện giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông do Chính phủ ban hành
- 20 Chỉ thị 02/CT-BGTVT năm 2011 tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình giao thông do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 21 Thông tư liên tịch 129/2010/TTLT-BTC-BGTVT hướng dẫn giá cước vận tải đường bộ và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ do Bộ Tài chính - Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 22 Thông tư 14/2010/TT-BGTVT quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 23 Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
- 24 Công điện 103/CĐ-BGTVT chuẩn bị phục vụ tốt nhu cầu đi lại của cán bộ, nhân dân, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong hoạt động vận tải dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, dịp Lễ hội Xuân Canh Dần 2010 do Bộ Giao thông vận tải điện
- 25 Nghị định 91/2009/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
- 26 Thông báo số 274/TB-BGTVT về kết luận của Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng tại cuộc họp giao ban về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2009 do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 27 Luật giao thông đường bộ 2008
- 28 Thông tư 21/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành Nghị định 44/2003/NĐ-CP về hợp đồng lao động do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 29 Chỉ thị 454/TTg năm 1996 thực hiện Nghị định 36/CP về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt và đường thuỷ nội địa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Chỉ thị 454/TTg năm 1996 thực hiện Nghị định 36/CP về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt và đường thuỷ nội địa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Thông báo số 274/TB-BGTVT về kết luận của Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng tại cuộc họp giao ban về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2009 do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3 Công điện 103/CĐ-BGTVT chuẩn bị phục vụ tốt nhu cầu đi lại của cán bộ, nhân dân, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong hoạt động vận tải dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, dịp Lễ hội Xuân Canh Dần 2010 do Bộ Giao thông vận tải điện
- 4 Thông tư 137/2013/TT-BTC Hướng dẫn quản lý, sử dụng và thanh toán, quyết toán kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông do ngân sách nhà nước cấp do Bộ Tài chính ban hành
- 5 Thông báo 563/TB-BGTVT năm 2013 về kết quả kiểm tra thực hiện biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông - vận tải đường bộ và điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô tuyến cố định tại tỉnh Bình Định
- 6 Công điện 484/CĐ-UBATGTQG năm 2013 tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong đợt nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014 do Ủy ban an toàn giao thông quốc gia điện
- 7 Công điện 242/CĐ-TTg năm 2016 về tiếp tục chấn chỉnh tình trạng "xe dù, bến cóc" trong hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Thông báo 1071/TB-BGTVT năm 2015 kết luận của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng tại buổi làm việc với Lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn
- 9 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
- 10 Quyết định 189/QĐ-BGTVT năm 2017 điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ toàn quốc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 11 Nghị định 116/2017/NĐ-CP về quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô
- 12 Quyết định 767/QĐ-BGTVT năm 2018 về công bố phương án cắt giảm, đơn giản các quy định về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực giao thông vận tải do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 13 Chỉ thị 04/CT-BGTVT năm 2018 về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô và công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật; kiên quyết không để tái diễn tình trạng "xe dù, bến cóc" do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 14 Quyết định 667/QĐ-BGTVT năm 2019 về điều chỉnh danh mục chi tiết tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ toàn quốc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành