Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ NGOẠI GIAO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 20/2013/TB-LPQT

Hà Nội, ngày 08 tháng 4 năm 2013

 

THÔNG BÁO

VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC

Thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:

Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Ca-dắc-xtan về hợp tác trong lĩnh vực kiểm dịch và bảo vệ thực vật, ký tại Astana ngày 10 tháng 9 năm 2012, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 4 năm 2013.

Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 68 của Luật nêu trên./.

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP

VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ




Nguyễn Thị Thanh Hà

 

HIỆP ĐỊNH

GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỞC CỘNG HÒA XẪ HỘI CHỦ NGHÍA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA cA-DẮC-XTAN VỀ HỢP TÁC TRONG LĨNH vực BẢO VỆ VÀ KIỂM DỊCH THựC VẬT

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chinh phủ nước Cộng hòa Ca-dắc-xtan, sau đây được gọi là “các Bên;

Thừa nhận những lợi ích của việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiểm dịch và bảo vệ thực vật và đối phó với các loài dịch hại nguy hiểm, nhằm ngăn chặn sự du nhập và lây lan của dịch hại từ lãnh thổ Bên này sang lãnh thô Bên kia;

Phù hợp với Công ước quốc tế về Kiểm dịch và Bảo vệ thực vật ngày 06 tháng 12 năm 1951;

Đã thỏa thuận như sau:

ĐIỀU 1. ĐỊNH NGHĨA

Các thuật ngữ sử dụng trong phạm vi Hiệp đinh này được hiểu như sau:

1. “Thực vật” - là cây và bộ phận của cây còn sống, bao gồm cả hạt giống và sinh chất dùng để làm giống.

2. “Sản phẩm thực vật” là các vật liệu chưa qua chế biến có nguồn gốc thực vật (bao gồm cả hạt) và sản phẩm thực vật đã chế biến mà do bản chất của sản phẩm hoặc do quá trình chế biến, có thể tạo ra nguy cơ du nhập và lây lan sinh vật gây hại.

3. “Dịch hại kiểm dịch thực vật” là loài dịch hại có nguy cơ gây hại nghiêm trọng tài nguyên thực vật trong một vùng và loài sinh vật này chưa xuất hiện hoặc xuất hiện có phân bổ hẹp trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc nước Cộng hòa Ca-dắc-xtan và cỏ trong danh mục dịch hại kiểm dịch thực vật quốc gia.

4. “Biện pháp kiểm dịch thực vật” là mọi văn bản luật, quy định hoặc quy trình chính thức nhằm ngăn ngừa sự du nhập và/hoặc lan rộng của dịch hại kiểm địch thực vật hoặc hạn chế tác động kinh tế của các dịch hại thuộc diện điều chỉnh không phải là dịch hại kiểm dịch thực vật.

5. “Xử lý kiểm dịch thực vật” là việc thực hiện quy trình chính thức để diệt trừ, làm mất hoạt tính hoặc loại bỏ dịch hại hoặc làm cho dịch hại mất khả năng sinh sản hoặc bị thoái hóa.

6. “Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật” là thực vật, sản phẩm thực vật, kho dự trữ, phương tiện sản xuất, bao gói, vận chuyển, công-ten-nơ, đất và các sinh vật hoặc những vật thể khác có khả năng gây hại hoặc lây lan dịch hại.

7. “Chuyến hàng” là một khối lượng thực vật, sản phẩm thực vật và/hoặc các vật thể khác được vận chuyển từ nước này tới nước khác và phải kèm một giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật khi được yêu cầu (một chuyến hàng có thể bao gồm một hoặc nhiều lô hàng).

8. “Pháp luật”:

- Đối với phía Việt Nam: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các luật cơ bản khác của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Đối với phía Ca-dắc-xtan: Hiến pháp nước Cộng hòa Ca-dắc-xtan, các đạo luật cơ bản khác của nước Cộng hòa Ca-dắc-xtan và các khu tự trị.

ĐIỀU 2. CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN

Cơ quan có thẩm quyền của mỗi Bên được quy định trong Hiệp định này gồm:

Phía Việt Nam: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Phía Ca-dắc-xtan: Bộ Nông nghiệp nước Cộng hòa Ca-dắc-xtan.

Với mục đích trao đổi thông tin chinh thức, các cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện công việc này thông qua kênh ngoại giao.

Các Bên sẽ thông báo cho nhau thông qua kênh ngoại giao về bất kỳ sự thay đổi nào đối với cơ quan có thẩm quyền như đã nêu ở trên.

ĐIỀU 3. HỢP TÁC TRAO ĐỔI THÔNG TIN

Các Bên có nghĩa vụ:

1. Trao đổi các văn bản pháp luật cũng như các điều ước quốc tế mà các Bên đã tham gia có liên quan đến lĩnh vực kiểm dịch và bảo vệ thực vật.

2. Thông báo cho Bên kia về những thay đổi trong quy định cũng như danh mục dịch hại kiểm dịch thực vật muộn nhất không quá 2 tháng kể từ khi văn bản được ban hành.

3. Thông báo về sự xuất hiện và lan rộng của các loài dịch hại kiểm dịch trên lãnh thổ các Bên, các biện pháp áp dụng muộn nhất không quá 2 tháng kể từ ngày công bố dịch.

4. Hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu kiểm dịch thực vật dựa trên cơ sở hợp tác giữa các viện và các tổ chức nghiên cứu khoa học về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, không cung cấp bất kỳ kết quả hoặc thông tin thu nhận được từ các hoạt động hợp tác này cho bên thứ 3 mà chưa có sự đồng ý của Bên kia.

ĐIỀU 4. KIỂM DỊCH THỰC VẬT NHẬP KHẨU

1. Mỗi lô hàng nhập khẩu từ lãnh thổ của Bên này sang lãnh thổ Bên kia phải tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế và pháp luật về kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu.

2. Các chuyến hàng nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu về kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu và thể hiện trên giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật chính thức.

3. Cơ quan có thẩm quyền của các Bên thực hiện việc kiểm dịch thực vật và tùy trường hợp có thể yêu cầu kiểm tra lại tại phòng thí nghiệm, áp dụng biện pháp xử lý đối với các phương tiện chuyên chở, cũng như các phương pháp khác nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của dịch hại kiểm dịch thực vật vào lãnh thổ của nước mình dựa trên các nghĩa vụ quốc tế và quy định của mình trong lĩnh vực kiểm dịch và bảo vệ thực vật.

4. Cơ quan có thẩm quyền của các Bên có quyền áp dụng các biện pháp bổ sung đối với các chuyến hàng riêng lẻ trong trường hợp cần thiết hoặc có phán quyết dựa trên cơ sở khoa học.

Đồng thời cơ quan có thẩm quyền của các bên có nghĩa vụ:

a) Thông báo cho bên kia muộn nhất không quá 2 tháng sau khi ban hành và áp dụng biện pháp kiểm dịch thực vật bổ sung.

b) Cung cấp các cơ sở pháp lý về các biện pháp bổ sung theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền phía Bên kia.

5. Bên nhập khẩu có quyền quy định cửa khẩu nhập đối với các lô hàng nhập khẩu phù hợp với luật pháp của nước mình.

6. Cơ quan có thẩm quyền Bên nhập khẩu thông báo cho Bên kia về địa điểm sẽ áp dụng các biện pháp kiểm soát về kiểm dịch thực vật đối với hàng hóa nhập khẩu.

7. Các vật liệu như vỏ bào, giấy, nhựa và các vật liệu khác khi được sử dụng làm bao bì đóng gói phải đảm bảo không mang theo dịch hại và không dính đất. Cơ quan có thẩm quyền của các bên ban hành lệnh cấm nhập khẩu đối với đất (trừ than bùn) và rễ cây sống mang theo đất,

8. Phương tiện vận chuyển, từ nước này sang lãnh thổ nước kia, phải được làm sạch hoặc xử lý khử trùng nếu có yêu cầu.

9. Cơ quan có thẩm quyền của các bên có quyền áp dụng biện pháp tái xuất hoặc khử trùng đối với các lô hàng trong trường hợp phát hiện dịch hại kiểm dịch thực vật. Trong trường hợp không thể tái xuất hoặc khử trùng được thì sẽ tiến hành tiêu hủy với sự đồng ý của chủ lô hàng, khi đó các cơ quan có thẩm quyền phải thông báo cho nhau biết về từng trường hợp cụ thể.

ĐIỀU 5. GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH THỰC VẬT

Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cấp cho chuyến hàng phải là bản gốc và sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh. Mọi sửa chữa, tẩy xóa hoặc thông tin không phù hợp quy định trên giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật mà không có dấu và chữ ký của cán bộ kiểm dịch trong giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật thì không có giá trị pháp lý.

Trong trường hợp tái xuất khẩu, Bên xuất khẩu phải trình giấy chứng thư kiểm dịch thực vật của nước xuất xứ hàng hóa.

ĐIỀU 6. CÁC THỎA THUẬN QUỐC TẾ

Hiệp định này sẽ không làm ảnh hưởng tới những quyền và nghĩa vụ của mỗi Bên ký kết trong các thỏa thuận song phương và đa phương ký với các nước khác hoặc với các tổ chức quốc tế.

Những quy định không nằm trong Hiệp định này thì tuân thủ theo Công ước quốc tế về Kiểm dịch và Bảo vệ thực vật ngày 06 tháng 12 năm 1951.

ĐIỀU 7. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Các bên giải quyết tranh chấp đối với các điều khoản của Hiệp định này thông qua đàm phán và tham vấn.

ĐIỀU 8. ĐIỀU KHOẢN BỔ SUNG

Hiệp định này có thể được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản của các Bên.

ĐIỀU 9. HIỆU LỰC

Hiệp định này có hiệu lực sau ba mươi mốt ngày kể từ khi nhận được thông báo cuối cùng bằng văn bản, qua đường ngoại giao về việc các Bên ký kết đã hoàn thành các thủ tục pháp lý trong nước để Hiệp định có hiệu lực.

Hiệp định có giá trị cho đến khi một trong hai Bên ký kết thông báo cho Bên ký kết kia bằng văn bản, qua đường ngoại giao về ý định chấm dứt hiệu lực Hiệp định ít nhất sáu (6) tháng trước thời điểm hết hiệu lực.

Làm tại A-xtana, Thủ đô nước Cộng hòa Ca-dăc-xtan ngày 10 tháng 9 năm 2012, thành hai bản chính, mỗi bản bàng tiéng Việt, tiếng Nga, tiếng Ca-dăc và tiếng Anh; các văn bản có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự giải thích khác nhau đối với Hiệp định này, văn bản tiếng Anh sẽ được sử dụng làm cơ sở.

 

THAY MĂT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN




Cao Đức Phát

THAY MĂT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA CA-DẤC-XTAN
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP




Mamytbekov Asylzhan S.