BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/1999/TT-BTC | Hà Nội, ngày 12 tháng 1 năm 1999 |
Căn cứ Nghị định số 178CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ về "nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Tài Chính";
Căn cứ Nghị định số 07/CP ngày 29/01/1994 của Chính phủ "Quy chế về Kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân";
Căn cứ thông tư số 22TC/CĐKT ngày 19/03/1994 của Bộ Tài chính về "Hướng dẫn thực hiện Quy chế về Kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân, ban hành kèm theo Nghị định số 07/CP ngày 29/01/1994 của Chính phủ".
Bộ Tài chính quy đinh và hướng dẫn việc đăng ký hành nghề kiểm toán của kiểm toán viên có đủ quyền ký báo báo kiểm toán trong các tổ chức kiểm toán độc lập hoạt động tại Việt Nam, như sau:
1- Kiểm toán viên hoạt động nghề nghiệp kiểm toán trong các tổ chức kiểm toán độc lập hoạt động tại Việt Nam phải đăng ký hành nghề kiểm toán tại Bộ Tài chính.
2- Kiểm toán viên xin đăng ký hành nghề kiểm toán trong các tổ chức kiểm toán độc lập phải có đủ các tiêu chuẩn của kiểm toán viên quy định tại Điều 9, 10, 12 trong Quy chế về Kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân và Điểm 8, 9 - Phần II trong Thông tư Hướng dẫn thực hiện Quy chế về Kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân.
3- Kiểm toán viên chỉ được phép hành nghề kiểm toán trong các tổ chức kiểm toán độc lập với tư cách kiểm toán viên chuyên nghiệp sau khi nhận được Giấy phép hành nghề kiểm toán do Bộ Tài chính Việt Nam cấp. Kiểm toán viên chuyên nghiệp hành nghề kiểm toán trong các tổ chức kiểm toán độc lập và kiểm toán viên có đủ quyền ký báo cáo kiểm toán.
Các tổ chức kiểm toán độc lập không được sử dụng các nhân viên kiểm toán không có Giấy phép hành nghề kiểm toán do Bộ Tài chính cấp với tư cách kiểm toán viên chuyên nghiệp trong hoạt động kiểm toán.
4- Khi thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, kiểm toán viên phải xuất trình Giấy phép hành nghề kiểm toán. Khi ký xác nhận báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên phải ghi rõ họ, tên và số đăng ký hành nghề kiểm toán do Bộ Tài chính cấp.
5- Kiểm toán viên phải nộp lại Giấy phép hành nghề kiểm toán trong những trường hợp: Thôi hành nghề kiểm toán (bỏ nghề, chuyển công tác khác,...), hoặc bị tước quyền hành nghề kiểm toán do vi phạm pháp luật, hoặc vi phạm kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp.
Trường hợp cần thiết, khi có đủ căn cứ pháp lý (liên quan đến việc chấp hành các quy định tại điểm 6 của Thông tư này), Bộ Tài chính chủ động ra Thông báo thu hồi Giấy phép hành nghề kiểm toán, xoá tên kiểm toán viên trong danh sách kiểm toán viên và gửi thông báo về việc thu hồi Giấy phép hành nghề kiểm toán cho kiểm toán viên và tổ chức kiểm toán để thi hành.
6- Kiểm toán viên không thực hiện đúng quy định về đăng ký hành nghề kiểm toán, hoặc hành nghề kiểm toán không có Giấy phép hành nghề kiểm toán, tổ chức kiểm toán độc lập sử dụng kiểm toán viên không có Giấy phép hành nghề kiểm toán sẽ bị xử phạt theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và hướng dẫn thi hành (Lệnh số 41-L/CTN ngày 19/07/1995 của Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam).
7- Bộ Tài chính là cơ quan quản lý danh sách kiểm toán viên hành nghề kiểm toán trong các tổ chức kiểm toán độc lập; thực hiện việc cấp và thu hồi Giấy phép hành nghề kiểm toán; kiểm tra việc hành nghề theo Giấy phép hành nghề kiểm toán của kiểm toán viên; xử lý vi phạm về đăng ký và sử dụng Giấy phép hành nghề kiểm toán.
1- Điều kiện đăng ký và xin cấp Giấy phép hành nghề kiểm toán
Kiểm toán viên được đăng ký xin cấp Giấy phép hành nghề kiểm toán là những người có đủ các tiêu chuẩn được quy định tại Quy chế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân cụ thể như sau:
1.1- Tiêu chuẩn đối với kiểm toán viên là người Việt Nam:
- Có lý lịch rõ ràng, có phẩm chất trung thực, liêm khiết, nắm vững luật pháp và chính sách kinh tế, tài chính, chế độ kế toán, thống kê hiện hành, chưa có tiến án, tiền sự, chưa bị kỷ luật trong hoạt động nghề nghiệp kiểm toán, kế toán.
- Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc trung học chuyên ngành tài chính, kế toán; Đã làm công tác tài chính, kế toán từ 5 năm trở lên nếu tốt nghiệp đại học, hoặc 10 năm trở lên nếu tốt nghiệp trung học.
- Có chứng chỉ kiểm toán viên, hoặc Giấy chứng nhận trúng tuyển do Bộ Tài chính cấp.
- Được tuyển dụng vào làm việc tại một tổ chức kiểm toán độc lập hoạt động hợp pháp ở Việt Nam.
1.2- Tiêu chuẩn đối với kiểm toán viên là người nước ngoài:
- Được phép cư trú tại Việt Nam từ một năm trở lên.
- Chưa bị kỷ luật trong hoạt động nghề nghiệp kiểm toán, kế toán của nước sở tại.
- Có chứng chỉ kiểm toán viên do Bộ Tài chính Việt Nam cấp, hoặc bởi một tổ chức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán nước ngoài cấp và được Bộ Tài chính Việt Nam thẩm định, thừa nhận.
- Có những hiểu biết cần thiết về luật pháp kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán của Việt Nam.
Trường hợp kiểm toán viên có bằng (hoặc) chứng chỉ kiểm toán không phải do Bộ Tài chính Việt Nam cấp thì phải tham dự và đạt kết quả kỳ thi sát hạch kiến thức về luật pháp kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán của Việt Nam do Bộ Tài chính Việt Nam tổ chức. Ngôn ngữ sử dụng trong kỳ thi là tiếng Việt Nam, hoặc tiếng nước ngoài thông dụng.
- Được tuyển dụng vào làm việc trong một tổ chức kiểm toán độc lập hoạt động hợp pháp ở Việt Nam.
1.3- Công chức Nhà nước đương chức không được đăng ký hành nghề kiểm toán trong các tổ chức kiểm toán độc lập.
1.4- Kiểm toán viên đã bị thu hồi Giấy phép hành nghề kiểm toán (do bị vi phạm pháp luật, hoặc vi phạm kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp) không được đăng ký hành nghề lại.
2- Thủ tục đăng ký hành nghề kiểm toán
2.1- Kiểm toán viên lập và nộp hồ sơ đăng ký hành nghề kiển toán cho Công ty kiểm toán độc lập. Công ty kiểm toán độc lập có trách nhiệm tập hợp, lập danh sách và nộp cho Bộ Tài chính (02 bộ, được đóng quyển), trong đó:
- 01 bộ lưu tại Bộ Tài chính;
- 01 bộ lưu tại tổ chức kiểm toán độc lập nơi quản lý kiểm toán viên đang hành nghề.
2.2- Hồ Sơ đăng ký hành nghề kiển toán:
- Đơn xin đăng ký hành nghề kiểm toán trong tổ chức kiểm toán độc lập (Mẫu số 01 - KTV), kèm theo 03 ảnh 4 x 6 (chụp ở thời điểm làm đơn đăng ký);
- Chứng chỉ (bằng) kiểm toán viên:
. Do Bộ Tài chính Việt Nam cấp (bản sao có công chứng), hoặc;
. Do tổ chức nghề nghệp kế toán, kiểm toán nước ngoài cấp (bản sao bản dịch của cơ quan công chứng Việt Nam).
2.3- Công ty kiểm toán phải lập danh sách kiểm toán viên xin cấp Giấy phép hành nghề kiển toán (Mẫu số 02 - KTV) gửi kèm hồ sơ đăng ký hành nghề của kiểm toán viên cho Bộ Tài chính.
2.4- Kiểm toán viên xin đăng ký hành nghề kiểm toán phải nộp một khoản lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính. Lệ phí về đăng ký hành nghề được sử dụng cho công tác quản lý hoạt động nghề nghiệp kiểm toán của kiểm toán viên: Giấy phép hành nghề, hồ sơ quản lý, thư tín,... Khoản thu, chi về lệ phí đăng ký hành nghề được quản lý theo quy định hiện hành.
3- Cấp và quản lý Giấy phép hành nghề kiểm toán
Trường hợp cấp Giấy phép hành nghề kiểm toán lần đầu:
3.1- Bộ Tài chính tiếp nhận hồ sơ đăng ký, xét duyệt và làm thủ tục cấp Giấy phép hành nghề kiểm toán cho kiểm toán viên đang làm việc tại các tổ chức kiểm toán độc lập, hoặc thu hồi Giấy phép hành nghề kiểm toán đối với các đối tượng được quy định tại Điểm 6, Phần I của Thông tư này.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi tổ chức thi sát hạch kiến thức (đối với kiểm toán viên người nước ngoài), hoăc từ khi nhận được hồ sơ đăng ký hành nghề kiểm toán theo đúng quy định, Bộ Tài chính sẽ thông báo kết quả thi và cấp Giấy phép hành nghề kiểm toán (Mẫu số 03 - KTV) cho kiểm toán viên.
3.2- Giấy phép hành nghề kiểm toán có giá trị trong thời hạn 3 năm, hoặc có giá trị trong thời hạn phù hợp với thời gian cư trú và làm việc liên tục tại Việt Nam (đối với người nước ngoài).
Trường hợp có sự thay đổi nơi công tác của kiểm toán viên:
3.3- Khi kiểm toán viên có Giấy phép hành nghề kiểm toán thuyên chuyển đến làm việc ở một tổ chức kiểm toán độc lập khác, tổ chức kiểm toán độc lập (nơi chuyển đi và nơi nhận mới) phải thông báo bằng văn bản với Bộ Tài chính trong thời hạn 10 ngày.
- Thông báo của tổ chức kiểm toán độc lập nơi chuyển đi của kiểm toán viên phải gửi kèm Hồ sơ cá nhân của kiểm toán viên có Giấy phép hành nghề kiểm toán.
- Thông báo của tổ chức kiểm toán độc lập nơi nhận kiểm toán viên, gửi kèm Quyết định tuyển dụng kiểm toán viên, hoăc hợp đồng lao động.
- Bộ Tài chính làm thủ tục chuyển hồ sơ kiểm toán viên đến tổ chức kiểm toán độc lập tiếp nhận kiểm toán viên để tiếp tục quản lý.
Trường hợp cấp lại Giấy phép hành nghề khi hết thời hạn;
3.4- Trước khi thời hạn của Giấy phép hành nghề kiểm toán của kiểm toán viên hết hiệu lực 30 ngày, tổ chức kiểm toán độc lập nơi quản lý kiểm toán viên đang hành nghề phải lập và gửi danh sách kiểm toán viên về Bộ Tài chính để xin cấp lại Giấy phép hành nghề mới cho kiểm toán viên (Mẫu số 02 - KTV) kèm theo giấy phép hành nghề đã cấp trước đây của kiểm toán viên. Trong thời hạn 20 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp lại Giấy phép hành nghề mới cho kiểm toán viên.
4- Trách nhiệm sử dụng Giấy phép hành nghề kiểm toán
Kiểm toán viên được cấp Giấy phép hành nghề kiểm toán có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ và tuân thủ kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp theo quy định hiện hành.
Tổ chức kiểm toán độc lập có trách nhiệm quản lý và sử dụng kiểm toán viên đang hành nghề kiểm toán theo đúng quy định của luật pháp hiện hành.
5- Thu hồi giấy phép hành nghề kiểm toán
5.1- Kiển toán viên phải nộp lại Giấy phép hành nghề kiểm toán trong các trường hợp được quy định ở Điểm 6, Phần I của Thông tư này và phải làm các thủ tục sau đây:
- Nộp lại Giấy phép hành nghề kiểm toán cho tổ chức kiểm toán độc lập để tổ chức kiểm toán độc lập làm thủ tục thu hồi Giấy phép hành nghề kiểm toán.
- Tổ chức kiểm toán độc lập phải thông báo bằng văn bản và gửi kèm Hồ sơ của kiểm toán viên và Giấy phép hành nghề kiểm toán của kiểm toán viên cho Bộ Tài chính.
5.2- Trường hợp kiểm toán viên đang hành nghề kiểm toán vi phạm pháp luật, hoặc vi phạm kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp kiểm toán thì công ty kiểm toán độc lập phải chủ động thu hồi Giấy phép hành nghề của kiểm toán viên đó và nộp cho Bộ Tài chính.
5.3- Ngay sau khi nhận được thông báo và hồ sơ về thu hồi Giấy phép hành nghề kiểm toán của tổ chức kiểm toán độc lập, Bộ Tài chính sẽ thực hiện xoá tên kiểm toán viên trong Danh sách kiểm toán viên hành nghề kiểm toán; gửi Thông báo thu hồi Giấy phép hành nghề kiểm toán cho kiểm toán viên và tổ chức kiểm toán độc lập để thi hành (Mẫu số 04 - KTV).
Trường hợp kiểm toán viên có hành vi vi phạm pháp luật, hoặc vi phạm kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp, Bộ Tài chính thực hiện biện pháp tước quyền sử dụng Giấy phép hành nghề (có thời hạn và không thời hạn) theo Điều 11, 12, 13, 14, Chương II - Các hình thức xử phạt hành chính; Điều 37, Chương IV - Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính; Điều 45, 46, 47, 48, 50, Chương VI - Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và hướng dẫn thi hành (Lệnh số 41- L/CTN, ngày 19/07/1995 của Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Trường hợp nghiêm trọng sẽ chuyển hồ sơ sang cơ quan pháp luật truy cứu trách nhiệm hình sự.
1- Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những quy định trái với thông tư này bị bãi bỏ.
2- Kiểm toán viên và các tổ chức kiểm toán độc lập phải chấp hành nghiêm chỉnh, đầy đủ các quy định của Thông tư này.
3- Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán, Chánh Văn phòng và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Đào tạo Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ảnh về Bộ Tài chính để giải quyết.
Trần Văn Tá (Đã ký) |
Số ĐK hành nghề |
.................................. |
ĐƠN ĐĂNG KÝ HÀNH NGHỀ KIỂM TOÁN TRONG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
Kính gửi: Bộ Tài chính
Tôi họ, tên (Chữ in hoa)............................. Nam, (Nữ)................................
Ngày sinh................................Quê quán (hoặc Quốc tịch): ........................
Đăng ký thường trú tại: ...............................................................................
Trình độ chuyên môn:
Tốt nghiệp Trung học.................... Chuyên ngành............ Năm............
Đại học ....................... Chuyên ngành............ Năm............
Cao học........................ Chuyên ngành............ Năm...........
Học vị.......................... Năm bảo vệ...................................
Học hàm....................... Năm được phong...........................
Trình độ ngoại ngữ:
........................................................................................................................
Chứng chỉ (bằng) KTV số...................được cấp ngày..........bởi.....................
Quá trình làm việc
Thời gian từ.....đến | Công việc đảm nhiệm | Nơi làm việc |
Tôi xin đăng ký hành nghề kiểm toán trong tổ chức kiểm toán độc lập tại Việt Nam và xin chấp hành nghiêm chỉnh các quy định đối với kiểm toán viên trong Qui chế về kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân (ban hành kèm theo Nghị định số 07/CP ngày 29/01/1994 của Chính phủ); Thông tư số 22 TC/CĐKT ngày 19/03/1994 hướng dẫn về quy chế kiểm toán độc lập và Thông tư số 04/1999/TT-BTC ngày 12 tháng 01 năm 1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn đăng ký hành nghề kiểm toán trong các tổ chức kiểm toán độc lập.
Kính đề nghị Bộ Tài chính xem xét, chấp thuận.
Ngày...... tháng...... năm..........
Xác nhận của Công ty kiểm toán Người làm đơn
(Họ và tên, chữ ký, dấu) (Họ và tên, chữ ký)
Công ty:............................
Địa chỉ:.............................
Tel :..................................
Fax:..................................
Số:....................................
DANH SÁCH KIỂM TOÁN VIÊN XIN CẤP GIẤP PHÉP HÀNH NGHỀ KIỂM TOÁN
Công ty....... kính đề nghị Bộ Tài chính cấp Giấy phép hành ngề kiểm toán cho những kiểm toán viên trong danh sách dưới đây:
STT | Họ và tên | Năm sinh | Quê quán hoặc quốc tịch | Giấy chứng nhận trúng ** tuyển hoặc chứng chỉ KTV | Thời hạn xin phép hành nghề | |||
Nam | Nữ | Số | Ngày | Từ | Đến | |||
Công ty xin chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng kiểm toán viên được cấp Giấy phép hành nghề theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
...., ngày.... tháng... năm ....
Giám đốc Công ty
(Họ và tên, chữ ký, đóng dấu)
*- Danh sách này được gửi kèm theo hồ sơ của từng cá nhân có trong danh sách kiểm toán viên đăng ký hành nghề kiểm toán.
- Trường hợp tổ chức kiểm toán độc lập gửi danh sách kiểm toán viên về Bộ Tài chính để xin cấp Giấy phép hành nghề cho kiểm toán viên từ lần thứ hai cũng sử dụng mẫu này.
(**)- Ghi Giấy chứng nhận trúng tuyển (nếu chưa có Chứng chỉ kiểm toán viên-đối với kiểm toán viên người Việt Nam)
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ KIỂM TOÁN
(PROFESSIONAL LICENSE)
Ảnh (4x6) |
Cấp cho Ông/Bà:
Certied for Mrs/Mr:
Năm sinh:......... Quê quán, (hoặc Quốc tịch):.....
Birth of date:...............Nationality:.....................
Được phép hành nghề kiểm toán trong các tổ chức kiểm toán độc lập hợp pháp tại Việt Nam.
Is allowed to work in auditing in independent - legal - auditing organizations in Vietnam.
Số ĐK trong danh sách KTV BTCQL Registered No................................... Có giá trị đến ngày........................... Validateto......................................... Chữ ký KTV..................................... Singature | Hà nội, ngày..... tháng..... năm..... BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH Mynister of finance |
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Hà Nội, ngày.... tháng... năm....
THÔNG BÁO
THU HỒI GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ KIỂM TOÁN
Kính gửi:.......................................................
- Căn cứ.....................................................................................................
Nay thu hồi Giấy phép hành nghề kiểm toán số:................. của kiểm toán viên................... do Bộ Tài chính cấp, ngày......... tháng....... năm.....
Có thời hạn:
Không có thời hạn:
Lý do:...........................................................................................................
......................................................................................................................
TL/ BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán
Nơi nhận:
- Như trên:
- Cty, TCKT độc lập:
- TC Thuế, Cục Thuế ĐP;
- Lưu Vụ CĐKT
- 1 Thông tư 107/2000/TT-BTC hướng dẫn đăng ký hành nghề kiểm toán do Bộ tài chính ban hành
- 2 Quyết định 87/2003/QĐ-BTC công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành hết hiệu lực pháp luật, bị bãi bỏ hoặc có văn bản thay thế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3 Quyết định 87/2003/QĐ-BTC công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành hết hiệu lực pháp luật, bị bãi bỏ hoặc có văn bản thay thế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1 Công văn 2938/BTC-CĐKT về đăng ký hành nghề kiểm toán do Bộ Tài chính ban hành
- 2 Nghị định 133/2005/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 105/2004/NĐ-CP về Kiểm toán độc lập
- 3 Nghị định 105/2004/NĐ-CP về kiểm toán độc lập
- 4 Thông tư 107/2000/TT-BTC hướng dẫn đăng ký hành nghề kiểm toán do Bộ tài chính ban hành
- 5 Chỉ thị 04/CT-NH3 năm 1996 về việc tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát và kiểm toán trong ngành Ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 6 Nghị định 178-CP năm 1994 về nhiệm vụ,quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính
- 7 Thông tư 22-TC/CĐKT năm 1994 hướng dẫn thực hiện Quy chế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân kèm theo Nghị định 7-CP 1994 do Bộ Tài chính ban hành
- 8 Nghị định 07-CP năm 1994 ban hành Quy chế về kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân
- 1 Nghị định 133/2005/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 105/2004/NĐ-CP về Kiểm toán độc lập
- 2 Chỉ thị 04/CT-NH3 năm 1996 về việc tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát và kiểm toán trong ngành Ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3 Thông tư 107/2000/TT-BTC hướng dẫn đăng ký hành nghề kiểm toán do Bộ tài chính ban hành
- 4 Quyết định 87/2003/QĐ-BTC công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành hết hiệu lực pháp luật, bị bãi bỏ hoặc có văn bản thay thế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5 Nghị định 105/2004/NĐ-CP về kiểm toán độc lập
- 6 Công văn 2938/BTC-CĐKT về đăng ký hành nghề kiểm toán do Bộ Tài chính ban hành