BỘ THUỶ SẢN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04-TT/BVNLTS | Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 1996 |
Ngày 12 tháng 8 năm 1996 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 48/CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (sau đây gọi tắt là Nghị định 48/CP). Thực hiện Điều 14 của Nghị định 48/CP, Bộ Thuỷ sản hướng dẫn một số điểm sau đây:
I- GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG NGHỊ ĐỊNH 48/CP
1. Phạm vi điều chỉnh của Nghị định 48/CP.
Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hình thức và mức phạt, thẩm quyền xử phạt.
Các vấn đề khác như nguyên tắc xử phạt, thủ tục xử phạt, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo việc xử phạt, xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và người bị xử phạt vi phạm hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo v.v... đã được quy định đầy đủ trong Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính ngày 06/7/1995 (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính).
Do đó khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, người có thẩm quyền xử phạt phải nắm vũng và tuân thủ các quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 48/CP.
Các đối tượng được quy định tại khoản 1, Điều 5 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính nếu có hành vi vi phạm hành chính quy định từ Điều 4 đến Điều 10 của Nghị định 48/CP thì bị xử phạt theo quy định của Nghị định 48/CP. Như vậy tổ chức, cá nhân nước ngoài được các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam nếu có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thì bị xử phạt theo quy định của Nghị định 48/CP.
Các hành vi xâm phạm trái phép lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa Việt Nam để khai thác hải sản hoặc thực hiện các mục đích khác của tổ chức, cá nhân nước ngoài không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 48/CP. Trong khi kiểm tra, kiểm soát trên biển, nếu phát hiện các hành vi đó, Thanh tra viên bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản có trách nhiệm lập biên bản, bắt giữ người và phương tiện để chuyển giao cho Biên phòng xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam, đồng thời có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Biên phòng xử lý nếu các hành vi đó gây hại cho nguồn lợi thuỷ sản.
3. Các hành vi vi hạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản:
3.1. Các hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản (Điều 4 Nghị định 48/CP):
- Môi trường sống của các loài thuỷ sản bao gồm các vùng nước, các rạn đá ngầm, các bãi san hô, bãi thực vật ngầm, rừng ngập mặn, bãi cạn là những nơi cư trú, nơi sinh sống, nơi đẻ của các loài thuỷ sản.
- Các hành vi phá rạn đá ngầm, bãi san hô, bãi thực vật ngầm, phá dỡ hoặc xây dựng các công trình nổi, công trình ngầm không được cấp có thẩm quyền cho phép làm hại đến nơi cư trú, sinh sống, nơi đẻ của các loài thuỷ sản không kể mức độ, khối lượng là bao nhiêu đều bị xử phạt theo khoản 1, Điều 4 Nghị định 48/CP.
- Các hành vi phá rừng ngập mặn bị xử phạt theo quy định của Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ rừng. Thanh tra viên bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trong khi thi hành công vụ nếu phát hiện các hành vi phá rừng ngập mặn gây hại cho môi trường sống của các loài thuỷ sản thì có trách nhiệm ngăn chặn, lập biên bản và chuyển cho cơ quan Kiểm lâm xử lý.
- Các hành vi gây ô nhiễm vùng nước sinh sống của các loài thuỷ sản bị xử phạt theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 48/CP. Mức phạt được quy định theo đơn vị diện tích (ha) vùng nước bị ô nhiễm. Chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm vùng nước căn cứ vào nồng độ giới hạn cho phép của một số chất độc hại tan trong nước có hại cho tôm, cá và thuỷ sinh vật được quy định tại bảng 1 Thông tư 04 TS/TT ngày 30/8/1990 của Bộ Thuỷ sản hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh ngày 25-4-1989 của Hội đồng Nhà nước và Nghị định số 195/HĐBT ngày 02-6-1990 của Hội đồng Bộ trưởng về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản (sau đây gọi tắt là Thông tư 04 TS/TT).
3.2. Các hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ các loài thuỷ sản (Điều 5 Nghị định 48/CP).
- Các hành vi khai thác, vận chuyển, tiêu thụ, chế biến các loài thuỷ sản có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép khai thác bị xử phạt theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 48/CP. Kích thước tối thiểu cho phép khai thác đối với các loài thuỷ sản kinh tế sống trong các vùng nước tự nhiện được quy định tại bảng 9 Thông tư 04 TS/TT.
Theo quy định của Thông tư 04 TS/TT đối với khai thác hải sản, cho phép tỷ lệ lẫn các loài thuỷ sản có kích thước nhỏ hơn kích thước tối thiểu cho phép khai thác không quá 15% sản lượng của một mẻ lưới hoặc tổng sản lượng khai thác một chuyến biển. Quá tỷ lệ cho phép đó thì người khai thác hải sản bị xử phạt.
Trường hợp người vận chuyển, tiêu thụ, chế biến các loài thuỷ sản nhỏ hơn kích thước cho phép khai thác, nếu không có xác nhận đó là số thuỷ sản thuộc 15% tỷ lệ lẫn cho phép kể trên hoặc đó là số thuỷ sản do các cơ sở nuôi mà có thì bị xử phạt.
- Các hành vi khai thác, vận chuyển tiêu thụ, chế biến các loài thuỷ sản trong thời gian cấm khai thác bị xử phạt theo khoản 2, Điều 5 Nghị định 48/CP. Thời gian cấm khai thác của một số loài thuỷ sản được quy định tại bảng 8 Thông tư 04 TS/TT.
- Các hành vi khai thác, vận chuyển, tiêu thụ, chế biến các loài thuỷ sản trong danh mục cấm khai thác bị xử phạt theo khoản 3, Điều 5 Nghị định 48/CP. Danh mục các loài thuỷ sản cấm khai thác được quy định tại bảng 7 Thông tư 04 TS/TT.
3.3. Các hành vi vi phạm hành chính về quản lý khai thác thuỷ sản (Điều 6 Nghị định 48/CP).
- Hành vi khai thác thuỷ sản, kể cả khai thác giống hoặc trứng của các loài thuỷ sản không có giấy phép hoạt động nghề cá do cơ quan có thẩm quyền cấp bị xử phạt theo điểm a, khoản 1 Điều 6 Nghị định 48/CP.
- Hành vi di chuyển lực lượng khai thác không có giấy phép thì bị xử phạt theo điểm b, khoản 1, Điều 6 Nghị định 48/CP. Theo quyết định số 682 TS/QĐ ngày 11/9/1993 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản về việc ban hành Quy chế khai thác và quản lý nguồn lợi hải sản trên các ngư trường trọng điểm (sau đây gọi tắt là Quyết định 682 TS/QĐ), việc di chuyển lực lượng khai thác đến các ngư trường trọng điểm phải có giấy phép. Giấy phép đó phải có dấu nổi của Cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ở góc trên, bên trái và do Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ký cấp.
- Các hành vi đặt chà rạo, đăng, đáy để khai thác thuỷ sản, đặt lồng, bè nuôi thuỷ sản không đúng quy định bị xử phạt theo điểm a, khoản 2, Điều 6 Nghị định 48/CP. Vị trí đặt chà rạo, đăng, đáy, lồng, bè do cơ quan cấp giấy phép hoạt động nghề cá quy định sao cho đảm bảo luồng lạch giao thông, đường di cư của các loài thuỷ sản và không ảnh hưởng đến các nghề khai thác thuỷ sản khác.
- Công suất nguồn sáng (điện, măng xông) nêu tại điểm b, khoản 2, Điều 5 Nghị định 48/CP được quy định tại Quyết định 682 TS/QĐ đối với một số nghề khai thác kết hợp ánh sáng. Công suất nguồn sáng là tổng công suất của các bóng đèn (không kể các bóng dự trữ) sử dụng để khai thác thuỷ sản trên một đơn vị thuyền nghề khai thác thuỷ sản (kể cả các bóng đèn sử dụng trên thuyền chính và các bóng đèn đặt trên các xuồng đèn, phao đèn, thúng chai). Nếu công suất vượt quá quy định 20% trở lên thì người sử dụng bị xử phạt tiền và bị tịch thu số bóng đèn vượt quá công suất quy định.
- Công cụ khai thác thuỷ sản trong danh mục cấm sử dụng nêu tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 48/CP là các loại công cụ (trừ tàu thuyền) dùng trong các nghề cấm khai thác như: Các công cụ khai thác dùng chất nổ; Các công cụ để tạo ra các tác nhân vật lý, hoá học làm tê liệt, làm chết hàng loạt thuỷ sản như các bộ kích điện (cả nguồn điện, dây dẫn, vợt cá), thiết bị phun hoá chất độc; Lưới có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định. Kích thước mắt lưới cho phép sử dụng đối với một số loại nghề được quy định tại bảng 3 Thông tư 04 TS/TT.
3.4. Các hành vi vi phạm hành chính về quản lý tầu thuyền nghề cá (Điều 7 Nghị định 48/CP).
- Tổ chức, cá nhân đóng mới tàu thuyền không kể cỡ loại, lắp máy hay không lắp máy; Sửa chữa lớn hoặc hoán cải tàu thuyền làm thay đổi thông số cơ bản và tính năng của tàu đều phải được cấp có thẩm quyền cho phép. Đóng mới tàu thuyền có chiều dài toàn bộ từ 15m trở lên hoặc lắp máy từ 20 CV trở lên phải có hồ sơ thiết kế. Các hành vi vi phạm các quy định trên đây bị xử phạt theo khoản 1 Điểu 7 Nghị định 48/CP.
- Tất cả tàu thuyền khi đưa vào sử dụng phải đăng ký; Tàu thuyền có chiều dài toàn bộ từ 15m trở lên hoặc lắp máy từ 20 CV trở lên phải đăng kiểm; Người điều khiển tàu lắp máy từ 12 CV trở lên phải có bằng; Thuyền viên trên tàu cá phải có giấy tờ tuỳ thân, chứng chỉ chuyên môn. Các hành vi vi phạm các quy định trên bị xử phạt theo khoản 2, 3 Điều 7 Nghị định 48/CP.
- Các quy định về đóng, sửa, đăng ký, đăng kiểm và vận hành tàu thuyền nghề cá được quy định tại các văn bản:
+ Quyết định số 407 TS/QĐ ngày 07/12/1991 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản về việc ban hành Bản quy định về đăng ký và cấp các loại giấy phép liên quan đến hoạt động nghề cá.
+ Quyết định số 211 TS/QĐ ngày 17/6/1992 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản về việc quản lý kỹ thuật, kiểm tra an toàn phương tiện nghề cá.
+ Quyết định số 413 QĐ/BVNL ngày 01/4/1996 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản về việc ban hành Bản thể lệ đăng ký tàu cá và thuyền viên.
3.5. Các hành vi vi phạm hành chính về quản lý nuôi trồng thuỷ sản (Điều 8 Nghị định 48/CP).
Các hành vi vi phạm hành chính về quản lý nuôi trồng thuỷ sản bị xử phạt theo Điều 8 Nghị định 48/CP. Giống mới phải được Bộ Thuỷ sản công nhận; Di giống mới từ tỉnh này sang tỉnh khác, xuất nhập khẩu giống, xuất nhập khẩu thức ăn dùng cho nuôi trồng thuỷ sản phải được Bộ Thuỷ sản (Cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản) cho phép.
3.6. Các hành vi vi phạm hành chính về phòng trị dịch bệnh cho thuỷ sản (Điều 9 Nghị định 48/CP).
Các hành vi đổ các loài thuỷ sản hoặc xác các loài thuỷ sản đã nhiễm bệnh vào các vùng nước hoặc đổ xác của chúng ở những nơi có thể làm cho mầm bệnh lây lan vào các vùng nước mới; Các hành vi dùng, cho hoặc bán các loài thuỷ sản đã nhiễm bệnh cho người khác để nuôi, sản xuất giống hoặc làm thức ăn tươi cho thuỷ sản đều là các hành vi làm lây lan dịch bệnh, bị xử phạt theo điểm b, khoản 1, Điều 9 Nghị định 48/CP.
Số thuỷ sản đã nhiễm bệnh nếu chúng nhiễm bệnh tới mức không thể chữa trị được thì phải tiêu huỷ.
3.7. Các hành vi vi phạm hành chính về sử dụng các loại giấy phép (Điều 10 Nghị định 48/CP).
- Các loại giấy phép dùng trong hoạt động nghề cá bao gồm:
+ Giấy phép hoạt động nghề cá (áp dụng cho khai thác, nuôi trồng thuỷ sản, hậu cần dịch vụ, kinh doanh, chế biến thuỷ sản).
+ Giấy phép xuất nhập khẩu giống, động vật và sản phẩm động vật thuỷ sản, thuốc thú y thuỷ sản, thức ăn cho động vật thuỷ sản.
+ Giấy phép sản xuất, kinh doanh thuốc thú y thuỷ sản, thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản.
+ Giấy phép di chuyển lực lượng khai thác.
+ Giấy đăng ký phương tiện nghề cá.
+ Các loại giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật (đăng kiểm).
+ Giấy chứng nhận kiểm dịch; Giấy chứng nhận chất lượng giống, Giấy chứng nhận điều kiện sản xuất giống, điều kiện vệ sinh thú ý thuỷ sản.
+ Các loại chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ (bằng lái, Sổ thuyền viên...).
Người được cấp giấy phép mà vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc sử dụng giấy phép thì bị xử phạt theo Điều 10 Nghị định 48/CP.
- Giấy phép bị thu hồi trong các trường hợp sau:
+ Giấy phép do cơ quan cấp không đúng thẩm quyền.
+ Giấy phép có nội dung trái pháp luật.
+ Giấy phép bị tẩy xoá, sửa chữa. + Các loại giấy phép, giấy tờ giả.
Khi thu hồi giấy phép (tước quyền sử dụng giấy phép) người có thẩm quyền phải tuân theo thủ tục quy định tại Điều 50 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
4. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính (Điều 12 Nghị định 48/CP).
4.1. Khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, người có thẩm quyền phải thực hiện đúng quy định từ Điều 45 đến 55 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính (khoản 1 Điều 12 Nghị định 48/CP) và theo trình tự sau đây:
- Khi phát hiện vi phạm hành chính phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm.
- Lập biên bản về vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 47 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, trừ trường hợp áp dụng thủ tục đơn giản đối với hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 20.000đ thì không cần lập biên bản mà ra quyết định xử phạt tại chỗ.
Biên bản về vi phạm hành chính lập theo mẫu 03 XP/BVNL, nếu có tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì phải lập bảng kê theo mẫu 06 XP/BVNL. Biên bản được trao cho tổ chức, cá nhân vi phạm 1 bản và chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt 1 bản.
- Ra quy định xử phạt theo quy định tại Điều 48 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính được lập theo mẫu 01 XP/BVNL.
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính được trao cho tổ chức, cá nhân vi phạm và những người liên quan có trách nhiệm thi hành hoặc cần biết.
- Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày tổ chức, cá nhân nhận được Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu không tự nguyện thi hành thì người ra Quyết định xử phạt cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 55 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Quyết định cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính lập theo mẫu 02 XP/BVNL.
Các mẫu biên bản, Quyết định, bảng kê kể trên quy định tại phụ lục kèm theo Thông tư này.
4.2. áp dụng mức phạt và tổng hợp hình phạt.
Khung phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm trong Nghị định 48/CP được quy định theo khung mềm. Đối với hành vi vi phạm thông thường thì áp dụng mức phạt trung bình; Đối với hành vi vi phạm có tình tiết giảm nhẹ áp dụng mức phạt thấp hơn nhưng không dưới mức thấp nhất của khung phạt; Đối với hành vi vi phạm có tình tiết tăng nặng thì áp dụng mức phạt cao hơn nhưng không vượt quá mức cao nhất của khung phạt.
- Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi. Nếu các hình thức xử phạt là tiền thì phải được cộng lại thành mức phạt chung.
- Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt. Trường hợp nhiều người trên cùng một thuyền nghề khai thác thuỷ sản cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì Thuyền trưởng bị xử phạt.
4.3. Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải xử lý theo quy định tại Điều 52 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Đối với tang vật là các công cụ khai thác thuỷ sản trong danh mục cấm sử dụng, cơ quan xử lý phải huỷ hoặc có biện pháp loại trừ khả năng chúng được tái sử dụng vào mục đích khai thác thuỷ sản.
Đối với số Thuỷ sản bị nhiễm bệnh, khi tiêu huỷ phải có biện pháp loại trừ khả năng lây lan mầm bệnh vào các vùng nước.
4.4. Nộp tiền phạt và thu tiền phạt (khoản 2, Điều 12 Nghị định 48/CP).
Giám đốc Sở thuỷ sản, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn có trách nhiệm bàn bạc với Kho bạc Nhà nước tỉnh để quy định điểm thu tiền phạt hoặc uỷ nhiệm thu tiền phạt theo quy định tại khoản 2, Điều 12 Nghị định 48/CP đảm bảo thuận tiện cho việc thi hành Quyết định xử phạt.
5. Thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính.
Điều 38 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính quy định các biện pháp ngăn chăn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính gồm:
a) Tạm giữ người;
b) Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
c) Khám người;
d) Khám phương tiện vận tải, đồ vật;
đ) Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Khi áp dụng các biện pháp này, người có thẩm quyền phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định từ Điều 39 đến Điều 44 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Trong các biện pháp trên, khi thi hành công vụ Thanh tra viên bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản chỉ được áp dụng biện pháp khám phương tiện vận tải (trong đó có tàu thuyền đánh cá), đồ vật. Để đảm bảo việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Thanh tra viên bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản được tạm giữ các giấy tờ nêu tại mục 3.7 của Thông tư này hoặc giấy tờ tuỳ thân của tổ chức, cá nhân vi phạm cho đến khi tổ chức, cá nhân đó thi hành xong quyết định xử phạt.
Khi tạm giữ giấy tờ, phải ghi rõ trong biên bản về vi phạm hành chính và phải trả lại đương sự khi thi hành xong Quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Trong trường hợp không có giấy tờ để tạm giữ, Thanh tra viên được yêu cầu tổ chức, cá nhân vi phạm đưa phương tiện về bến hoặc trụ sở cơ quan để giải quyết.
Đối với các hành vi vi phạm hành chính mà trong mức phạt có quy định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì Thanh tra viên bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản được quyền giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đó để tịch thu.
- Quy định về xử phạt đối với người nước ngoài tại Điều 22 Nghị định 437-HĐBT ngày 22/12/1990 của Hội đồng bộ trưởng về Quy chế hoạt động nghề cá của người và phương tiện nước ngoài trong vùng biển nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong công tác thú ý thuỷ sản tại mục V Thông tư số 02 TS/TT ngày 25/6/1994 của Bộ Thuỷ sản hướng dẫn thi hành Nghị định số 93/CP ngày 27/11/1993 của Chính phủ về công tác thú y đối với động vật và sản phẩm động vật thuỷ sản.
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung Nghị định 48/CP.
Giao cho Cục trưởng Cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản giúp Bộ trưởng; Giám đốc các Sở thuỷ sản, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tuyên truyền, phổ biến nội dung Nghị định 48/CP và Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đến các tổ chức, cá nhân hoạt động nghề cá và hải sản có liên quan đến nghề cá.
Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tổ chức tập huấn cho lực lượng Thanh tra Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản về công tác xử phạt vi phạm hành chính, đào tạo đội ngũ Thanh tra viên Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản làm cho các Thanh tra viên nắm vững và áp dụng đúng Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 48/CP khi thi hành nhiệm vụ.
2. Hoàn thiện hệ thống tổ chức Thanh tra Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản:
- Giấy phép Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (nơi chưa có tổ chức Thanh tra Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản) tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh nhanh chóng thành lập tổ chức Thanh tra Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và bổ nhiệm Chánh Thanh tra Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh theo Quyết định 415/TTg ngày 10/8/1994 của Thủ tướng Chính phủ để tiến tới việc kiểm tra, kiểm soát và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản được tập trung vào một đầu mối là Thanh tra Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh.
3. Bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy:
Giao cho Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản chủ trì phối hợp với các Viện nghiên cứu, các địa phương tham mưu cho Bộ bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành mới các quy định về các loài thuỷ sản cấm khai thác, thời gian cấm khai thác, khu vực cấm khai thác, kích thước tối thiểu cho phép khai thác v.v....
Đối với các địa phương có đặc thù riêng, nhất là các tỉnh nội đồng, Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề xuất các quy định để Bộ Thuỷ sản ban hành hoặc uỷ quyền cho Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành áp dụng trong phạm vi tỉnh.
Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản có trách nhiệm giúp Bộ chỉ đạo, kiểm tra thực hiện Thông tư này.
Huỳnh Công Hoà (Đã Ký) |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04 TT/BVNL ngày 10-10-1996)
1. Mẫu 01 XP/BVNL: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
2. Mẫu 02 XP/BVNL: Quyết định cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
3. Mẫu 03 XP/BVNL: Biên bản về vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
4. Mẫu 04 XP/BVNL: Biên bản bàn giao hoặc trả lại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
5. Mẫu 05 XP/BVNL: Biên bản tiêu huỷ tang vật vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
6. Mẫu 06 XP/BVNL: Bảng kế tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN
- Căn cứ Điều 48 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06/7/1995;
- Căn cứ Nghị định 48/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản;
- Căn cứ biên bản vi phạm hành chính số ... BB/XP lập ngày... tháng... năm...
- Xét nội dung, tính chất, mức độ vi phạm hành chính;
Tôi...(2) .............. Chức vụ.............. (3)..............
Đơn vị công tác..................................................
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Xử phạt hành chính đối với:
- Ông (bà).........(4)....... Dân tộc (Quốc tịch).......
- Nghề nghiệp:.........................................
- Địa chỉ:..........................(5)................
- Chứng minh Nhân dân hoặc Hộ chiếu số:
do cơ quan...................cấp ngày...tháng...năm...
- Tên phương tiện vi phạm (nếu có)......................
Số đăng ký phương tiện................................
- Đã có hành vi:.................(6)...................
vi phạm điều....Nghị định 48/CP ngày 12/8/1996
- Hình thức xử phạt:................(7).................
- Nơi nộp tiền phạt.........(8)........................
Điều 2: Ông (bà) có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quy định này trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được quyết định.
Quá thời hạn quy định nếu ông (bà) không tự nguyện thi hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành. Mọi phí tổn cho việc tổ chức cưỡng chế do ông (bà) chịu.
Ông (bà) có thể khiếu nại đến..................trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định. Trong khi chờ giải quyết khiếu nại, ông (bà) vẫn phải thi hành quyết định này.
Người ra Quyết định
(10)
Nơi nhận (9):
- Ông (bà)...;
- Chi cục BVNLTS....;
- Điểm thu tiền phạt;
- Lưu.
HƯỚNG DẪN GHI CHÉP MẪU 01 XP/BVNL
(1): Cơ quan ban hành quyết định
(2): Ghi rõ họ tên người ký quyết định
(3): Ghi rõ chức vụ theo thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 11 Nghị định 48/CP.
(4): Ghi rõ họ tên người vi phạm hoặc tên của tổ chức vi phạm
(5): Ghi rõ nơi thường trú hoặc tên và địa chỉ cơ quan người vi phạm; nơi đóng trụ sở của tổ chức vi phạm.
(6): Ghi rõ các hành vi vi phạm được quy định trong các điều khoản nào của Nghị định 48/CP.
(7): Ghi rõ hình thức phạt chính, mức phạt, các biện pháp khác; Nếu áp dụng biện pháp tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm thì phải có bảng kê kèm theo.
(8): Ghi rõ địa điểm thu tiền phạt hoặc uỷ nhiệm thu tiền phạt của Kho bạc Nhà nước.
(9): Quyết định phải gửi cho người bị xử phạt, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản của địa phương quản lý người bị xử phạt, điểm thu tiền phạt, lưu cơ quan người ra quyết định xử phạt. Nếu quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên phải gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
(10): Ký tên, đóng dấu. Nếu người ký là Thanh tra viên hoặc Chánh Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thì đóng dấu Thanh tra Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
QUYẾT ĐỊNH CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN
- Căn cứ Điều 55 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06/7/1995;
- Để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số....QĐ/XP ngày....tháng...năm ... của ..............................
Tôi...(2) .............. Chức vụ.............. (3)..............
Đơn vị công tác..................................................
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1:
- Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
Đối với ông (bà).........(4)....... (Quốc tịch)......
Nghề nghiệp:.........................................
Địa chỉ:..........................(5)................
Chứng minh Nhân dân hoặc (Hộ chiếu) số:
do cơ quan...................cấp ngày...tháng...năm...
- Biện pháp cưỡng chế.......... .(6).....................
Điều 2: Uỷ nhiệm cho ông....(7)............chức vụ.......
Đơn vị công tác.................................
thi hành quyết định này.
Điều 3: Mọi phí tổn do việc tổ chức thi hành quyết định này do ông (bà) có tên ở Điều 1 chịu.
Người ra Quyết định
(9)
Nơi nhận (8):
- Như điều 1,2;
- Các cơ quan phối hợp;
- Lưu.
HƯỚNG DẪN GHI CHÉP MẪU 02 XP/BVNL
(1): Cơ quan phát hành, ban hành quyết định.
(2): Ghi rõ họ tên người ký quyết định. Nếu quyết định xử phạt vi phạm hành chính do Thanh tra viên hoặc Chánh thanh tra Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ký thì Quyết định Quyết định cưỡng chế do Chánh thanh tra Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ký.
(3): Ghi rõ chức vụ của thủ trưởng các cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 11 Nghị định 48/CP.
(4): Ghi rõ họ tên của người vi phạm hành chính hoặc Thủ trưởng của tổ chức vi phạm
(5): Ghi rõ nơi thường trú hoặc tên và địa chỉ cơ quan của người vi phạm hành chính; nơi đóng trụ sở của tổ chức vi phạm hành chính.
(6): Các biện pháp cưỡng chế theo Điều 55 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính (Khấu trừ lương, kê biên 1 phần tài sản tương đương mức tiền phạt để bán đấu giá hoặc các biện pháp khác).
(7): Họ tên người được giao trách nhiệm thi hành quyết định cưỡng chế. Đối với Quyết định do Chánh Thanh tra Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ký có thể uỷ nhiệm cho Thủ trưởng cơ quan phối hợp như Biên phòng, công an.
(8): Ngoài việc gửi cho các nơi như nơi nhận của Quyết định cưỡng chế còn phải gửi thêm cho các nơi đã nhận Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
(9): Ký tên, đóng dấu. Nếu người ký là Thanh tra viên hoặc Chánh Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thì đóng dấu Thanh tra Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
.CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN VỀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN
Hôm nay, ngày.... tháng.... năm.... vào hồi ..... giờ...; chúng tôi gồm:
a) Người lập biên bản:
- Ông (bà)................... Chức danh.......(2).......
- Thuộc đơn vị:.........................................
b) Tổ chức, cá nhân vi phạm:
- Ông (bà):....(3) Quốc tịch...(4) Nghề nghiệp.....
- Chứng minh thư Nhân dân hoặc Hộ chiếu số:...(5).....
cấp ngày..............................................
- Địa chỉ..................... (6)......................
c) Người làm chứng hoặc người bị hại: (7)
- Ông (bà)...................Nghề nghiệp:...............
- Địa chỉ ..............................................
Tiến hành lập biên bản về vi phạm hành chính như sau:
1- Ngày, giờ xảy ra vi pham......(8)...................
Nơi xảy ra vi phạm............(9)...................
2- Hành vi vi phạm..............(10)................... ....................................................
3- Tang vật, phương tiện vi phạm....(11)...............
4- Lời khai của người vi phạm........(12)..............
5- Lời khai của người làm chứng hoặc người bị hại:..
.......................(13)........................
6- Kết luận:
- Đã vi phạm điều...của Nghị định 48/CP ngày 12/8/1996
+ ........................(14)..........
+ ......................................
- Yêu cầu ông, bà đình chỉ ngay các hành vi vi phạm
và..........................................
- Chuyển về cơ quan để giải quyết ........(15)......
Địa chỉ...........................................
7- Ngoài những giấy tờ, tang vật bị tạm giữ kể trên, không thứ gì khác bị thu giữ.
Biên bản này được lập thành 2 bản, đương sự 1 bản, cơ quan giải quyết 1 bản. Những người ký tên dưới đây đã được nghe đọc lại toàn bộ nội dung biên bản.
Người làm chứng Người vi phạm Người lập biên bản
HƯỚNG DẪN GHI CHÉP MẪU 03 XP/BVNL
(1): Cơ quan ban hành biên bản
(2): Ghi rõ cấp bậc, chức vụ.
(3): Nếu là tổ chức vi phạm thì ghi họ tên thủ trưởng hoặc người đại diện của tổ chức vi phạm.
(4),(5): Quốc tịch và hội chiếu dành cho tổ chức, cá nhân.
(6): Nơi thường trú của cá nhân vi phạm hoặc địa chỉ của tổ chức vi phạm. Nếu là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì ghi địa chỉ giao dịch tại Việt Nam.
(7): Có thể là người phiên dịch nếu người đó cũng có mặt và chứng kiến hành vi vi phạm.
(8): Ghi rõ ngày, giờ
(9): Ghi rõ địa danh khu vực, nếu trên biển phải ghi rõ toạ độ.
(10): Kê đầy đủ hành vi vi phạm, các tình tiết liên quan
(11): Tang vật, phương tiện phải ghi rõ tên gọi, số đăng ký (đối với tàu thuyền), ký mã hiệu, quy cách, số lượng. Nếu là thuỷ sản ghi rõ chủng loại, quy cỡ, số lượng.
(12 + 13): Tóm tắt lời khai nếu có.
(15): Nếu người lập biên bản không đủ thẩm quyền để giải quyết thì chuyển về cơ quan để người có thẩm quyền giải quyết. Phải ghi rõ địa chỉ cơ quan.
(16): Nếu biên bản được lập trên nhiều tờ thì những người ký tên phải ký trên tất cả các tờ của biên bản; nếu người vi phạm hoặc người làm chứng từ chối ký tên thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
- Căn cứ biên bản hoặc quyết định số:...(2).ngày...tháng...năm...
Hôm nay, ngày... tháng... năm... vào hồi...giờ........
Tại............................................................
Chúng tôi gồm:
- Đại diện bên giao tang vật, phương tiện vi phạm:
- Ông (bà)................. Cấp bậc........Chức vụ...
- Đơn vị:............................................
- Đại diện bên nhận tang vật, phương tiên vi phạm:
- Ông (bà):........Cấp bậc..........Chức vụ..........
- Đơn vị.............................................
Tiến hành lập biên bản giao nhận tang vật, phương tiện vi
phạm hành chính theo bảng kê dưới đây (3):
TT | Tên tang vật, phương tiện | Ký mã hiệu | Quy cách | Đơn vị tính | Số lượng | Tình trạng tang vật, phương tiện |
Cộng:................. Khoản |
ý kiến của bên nhận.......................(4).....................
Biên bản này được lập thành 2 bản, mỗi bên giữ 1 bản.
Đại diện bên nhận Đại diện bên giao
(Đã kiểm tra, đối chiếu và nhận đủ) (Đã giao đủ)
HƯỚNG DẪN GHI CHÉP MẪU 04 XP/BVNL
(1): Cơ quan ban hành biên bản
(2): Số của Biên bản hoặc Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong đó có quy định việc bàn giao, tịch thu hoặc trả lại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
(3): Nếu số lượng tang vật, phương tiện vi phạm nhiều thì lập bảng kê riêng kèm theo. Cách ghi chép như hướng dẫn cách ghi chép mẫu 06 XP/BVNL.
(4): Có thể ghi ý kiến về tình trạng của tang vật, phương tiện vi phạm.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN TIÊU HUỶ TANG VẬT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN
Hôm nay, ngày... tháng... năm..., vào hồi...giờ...............
Tại.............................................................
Căn cứ Điều 52 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06/7/1995.
Căn cứ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số ........QĐ/XP
ngày......tháng........năm.......
1- Hội đồng tiêu huỷ tang vật vi phạm hành chính gồm: (2)
a) Đại diện cơ quan .......................................
- Ông (bà)................... Chức vụ...................
b) Đại diện cơ quan........................................
- Ông (bà)................... Chức vụ...................
c) Đại diện cơ quan........................................
- Ông (bà)................... Chức vụ...................
2- Tiến hành tiêu huỷ tang vật, phương tiên vi phạm bao gồm: (3)
a).........................................................
b).........................................................
c).........................................................
3- Lý do tiêu huỷ tang vật............................(4).......
4- Việc tiêu huỷ tang vật có sự chứng kiến của: .....(5)........
a) Đại diện chính quyền hoặc cơ quan chuyên môn..............
- Ông (bà)................... Chức vụ.....................
b) Người vi phạm hoặc đại diện đơn vị vi phạm hành chính:
- Ông (bà)................... Chức vụ..................... Việc tiêu huỷ tang vật vi phạm hành chính kết thúc vào hồi......
giờ..... ngày.... tháng..... năm ......
Người vi phạm Người làm chứng Các thành viên Hội đồng
a) b) c)
HƯỚNG DẪN GHI CHÉP MẪU 05 XP/BVNL
(1): Cơ quan ban hành biên bản
(2): Tuỳ theo tính chất của tang vật mà mời đại diện các cơ quan Nhà nước hữu quan làm thành viên Hội đồng. Cơ quan của người ra Quyết định xử phạt chủ trì.
(3): Ghi phù hợp với bảng kê tang vật vi phạm hành chính đã lập kèm theo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
(4): Phải ghi rõ lý do như: Chất độc hại, sản phẩm thuỷ sản bị nhiễm hoặc bị hư hỏng.
(5): Người chứng kiến có thể có hoặc không.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢNG KÊ TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN
(Kèm theo biên bản hoặc Quyết định số...(2)..ngày../..../199..)
TT | Tên tang vật, phương tiện | Ký mã hiệu | Quy cách | Đơn vị tính | Số lượng | Tình trạng tang vật, phương tiện |
(3) | (4) | (5) |
Cộng..........(6).................................................
Bảng kê đã được những người ký tên dưới đây kiểm tra, đối chiếu, xác nhận là đúng
Người làm chứng Người vi phạm Người lập bảng
(8) (7)
HƯỚNG DẪN GHI CHÉP MẪU 06 XP/BVNL
(1): Cơ quan ban hành bảng kê.
(2): Số của Biên bản vi phạm hành chính, biên bản giao tang vật, phương tiện vi phạm hoặc Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong đó có ghi tạm giữ, tịch thu, bàn giao hoặc trả lại tang vật, phương tiện vi phạm.
(3): Đối với tàu thuyền: ghi số đăng ký; Các trang thiết bị; ghi ký mã hiệu.
(4): Quy cách: Đối với tàu thuyền ghi công suất máy chính (CV), các trang thiết bị ghi tính năng đặc trưng như công suất, áp lực v.v... Các sản phẩm thuỷ sản ghi kích cỡ v.v...
(5): Ghi rõ đang hoạt động hay hỏng, nguyên đai nguyên kiện hay đã sử dụng dở v.v...
(6): Số khoản, bằng số thứ tự trong bảng kê.
(7): Người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm.
(8): Nếu có người làm chứng thì ghi, không có thì bỏ trống.
- 1 Thông tư 02/2004/TT-BTS hướng dẫn Nghị định 70/2003/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản do Bộ Thủy sản ban hành
- 2 Thông tư 01/1998/TT-BTS sửa đổi Thông tư 04/TT/BVNLTS-1996 hướng dẫn thi hành Nghị định 48/CP-1996 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản do Bộ Thuỷ sản ban hành
- 3 Quyết định 12/2004/QĐ-BTS công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực do Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành
- 4 Quyết định 12/2004/QĐ-BTS công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực do Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành
- 1 Nghị định 48-CP năm 1996 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
- 2 Quyết định 415-TTg năm 1994 về Quy chế Tổ chức và hoạt động của Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Nghị định 93-CP năm 1993 hướng dẫn Pháp lệnh Thú y
- 4 Nghị định 195-HĐBT năm 1990 thi hành Pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản do Hội đồng Bộ trưởng ban hành