BỘ NỘI VỤ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 07-NV | Hà Nội, ngày 08 tháng 4 năm 1967 |
Kính gửi: | - Các Bộ, các cơ quan ngang Bộ. |
Trước tình hình địch tăng cường chiến tranh phá hoại miền Bắc, để giải quyết những yêu cầu cấp bách về phân tán các xí nghiệp, kho tàng... nhằm bảo vệ tính mạng của công nhân, viên chức, tài sản của Nhà nước, đảm bảo sản xuất được liên tục và tăng cường sức chiến đấu, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 25/CP ngày 7-3-1967 ban hành chế độ sử dụng nhà cửa trong tình hình sơ tán phòng không. Nghị định này thay thế cho Chỉ thị số 111/TTg-TN ngày 4-9-1965 của Thủ tướng Chính phủ về điều hoà sử dụng nhà cửa của các cơ quan, xí nghiệp trong tình hình sơ tán.
Nay Bộ Nội vụ ra Thông tư giải thích và hướng dẫn thi hành chế độ sử dụng nhà cửa của Hội đồng Chính phủ như sau:
Nhu cầu về nhà cửa trong thời chiến vẫn đòi hỏi rất to lớn nhưng khả năng nhà cửa có hạn. Việc giáo dục cán bộ và nhân dân tinh thần đồng cam cộng khổ, tự lực cánh sinh, và việc động viên các ngành, các cấp cùng chung sức nhau giải quyết khó khăn về nhà cửa hiện nay nhằm phục vụ tốt cho sản xuất, chiến đấu và đời sông nhân dân nói chung là một vấn đề thiết thực, cấp bách trước mắt. Vì vậy, trong điểm 1, Mục I của chế độ sử dụng nhà cửa trong tình hình sơ tán phòng không, Hội đồng Chính phủ đã nhấn mạnh: "Các cơ quan, đoàn thể, xí nghiệp, trường học v.v... của Trung ương đã đi sơ tán, phải thu xếp lại chỗ ăn, ở, làm việc cho thật gọn, báo cáo và giao lại hết diện tích những nhà làm việc, nhà ở, câu lạc bộ, nhà kho, sân bãi, các công trình xây dựng khác tạm thời chưa sử dụng (gọi tắt là nhà cửa thừa) cho Bộ Nội vụ tạm mượn để phân phối sử dụng theo kế hoạch chung. Những nhà cửa thừa đó là:
1. Những nhà làm việc thừa của các cơ quan, sau khi Bộ Nội vụ đã thoả thuận với các cơ quan để lại số diện tích cần thiết đủ dùng cho cơ quan, số diện tích để lại này sẽ được tính toán căn cứ theo số công nhân, viên chức hiện có trong biên chế của cơ quan, trừ số đã đi sơ tán. Mỗi cơ quan chỉ được để lại một số diện tích cần thiết khoảng từ 1/5 đến 1/4 số nhà cửa thừa để công nhân viên, viên chức tạm thời khi đi về có chỗ làm việc.
2. Những nhà ở thừa của các khu nhà ở tập thể sau khi đã tính đủ tiêu chuẩn cho những người không đi sơ tán và đã dành lại khoảng 1/5 số giường của cán bộ đi sơ tán khi anh em về có chỗ tạm trú.
Những nhà ở theo tiêu chuẩn gia đình, nếu hai vợ chồng đều đi sơ tán, khoá cửa để đấy, xét từng trường hợp cụ thể, cũng có thể tạm mượn để sử dụng, khi nào họ về sẽ trả lại.
3. Những nhà cửa của các xí nghiệp đã sơ tán hoặc phân tán bộ phận.
4. Những nhà cửa thừa của các bệnh viện, trường học sau khi đã tính đủ diện tích cần thiết về nhà làm việc, nhà ăn, nhà ở cho công nhân, viên chức, học sinh, sinh viên không đi sơ tán.
5. Những hội trường, phòng họp còn lại của các cơ quan sau khi Bộ Nội vụ đã cùng với các cơ quan nghiên cứu dành lại một số hội trường, phòng họp cần thiết để dùng chung cho nhiều cơ quan trong cùng một khu vực.
6. Những nhà phúc lợi tập thể còn lại của các ngành như nhà ăn, nhà bếp, nhà trẻ, nhà mẫu giáo, nhà y tế v.v... sau khi các ngành đã thu xếp gọn lại chỗ đủ dùng cho những công nhân, viên chức không đi sơ tán.
II- VIỆC ĐIỀU CHỈNH NHÀ, CHO MƯỢN NHÀ
1. Các cơ quan, đơn vị có nhu cầu về nhà cửa cũng cần tính toán cụ thể và chặt chễ các nhu cầu đó để tự giải quyết lấy những nhu cầu có thể tự giải quyết được trên tinh thần tiết kiệm hợp lý theo thời chiến. Những nơi nào có điều kiện thì cơ quan có thể bố trí cán bộ vừa làm việc, vừa ở vào một nơi để tiết kiệm diện tích nhà, bớt cho cán bộ đi lại nhiều và thuận tiện cho việc bảo vệ cơ quan.
Sau khi tính toán kỹ các nhu cầu về nhà cửa, các ngành cần lập phương án điều hoà, điều chỉnh nhà cửa trong phạm vi nội bộ ngành mình, kể cả các cơ sở trực thuộc.
Phương án điều hoà, điều chỉnh nhà cửa do Thủ trưởng ngành duyệt và báo cáo cho Bộ Nội vụ để tham gia ý kiến trước khi thi hành.
Chỉ khi nào đã điều hoà, điều chỉnh nhà cửa trong nội bộ ngành mà vẫn không có đủ nhà cửa để giải quyết những nhu cầu cấp bách của sản xuất và chiến đấu của ngành mình, các ngành mới xin mượn nhà và cũng hạn chế đến mức thấp nhất diện tích cần mượn để giảm bớt khó khăn chung cho Nhà nước.
2. Các cơ quan, đơn vị muốn mượn nhà phải qua Bộ Nội vụ, do Bộ Nội vụ phân phối và giới thiệu và phải ký hợp đồng mượn nhà.
Các cơ quan có thể phát hiện, đề xuất với Bộ Nội vụ những nhà của cơ quan khác mà mình định mượn, để Bộ Nội vụ xem xét và giải quyết, không được tự dộng liên hệ với cơ quan khác để mượn nhà làm ảnh hưởng đến kế hoạch chung.
Sau khi được sự phân phối và giới thiệu của Bộ Nội vụ, cơ quan, đơn vị mượn nhà và cho mượn nhà phải cùng nhau ký hợp đồng mượn nhà. Hợp đồng mượn nhà làm theo mẫu của Cục quản lý nhà, đất Bộ Nội vụ và được Cục quản lý nhà, đất thông qua.
3. Cơ quan, đơn vị có nhà cho mượn vẫn là cơ quan chủ quản về nhà cửa, có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị mượn nhà thi hành đầy đủ hợp đồng và giữ gìn tốt nhà cửa. Cơ quan, đơn vị mượn nhà phải có trách nhiệm thi hành đầy đủ hợp đồng mượn nhà và giữ gìn tốt nhà cửa mà mình đã mượn.
Khi một bên vi phạm hơp đồng mượn nhà thì hai bên phải cùng nhau bàn bạc giải quyết. Nếu hai bên không tự giải quyết được thì mỗi bên báo cáo cho Bộ Nội vụ để Bộ Nội vụ đứng ra làm trọng tài giải quyết.
Trường hợp cơ quan mượn nhà cùng ở chung với cơ quan cho mượn nhà, hoặc nhiều cơ quan mượn nhà cùng ở chung một địa điểm thì các cơ quan phải cùng nhau thành lập một Ban quản lý chung và bàn bạc về các biện pháp sử dụng điện, nước, điện thoại, bảo vệ cơ quan, phòng không nhân dân v.v... như điểm 5 Mục I của chế độ sử dụng nhà cửa của Hội đồng Chính phủ đã quy định.
1. Việc trưng dụng nhà cửa đặt ra trong chế độ sử dụng nhà cửa của Hội đồng Chính phủ chỉ áp dụng đối với những trường hợp đặc biệt cần thiết mà cơ quan có nhà cửa thừa cố tình không giao cho Bộ Nội vụ tạm mượn, không có lý do hoặc có lý do nhưng chưa thật cấp bách so với nhu cầu khác của Nhà nước. Bộ trưởng Bộ Nội vụ được uỷ quyền của Hội đồng Chính phủ, sẽ căn cứ theo số lượng người phải đi sơ tán và số diện tích nhà cửa còn lại mà thảo luận với ông Bộ trưởng Phủ Thủ tướng kiêm trưởng Ban sơ tán Trung ương rồi ra lệnh trưng dụng những nhà cửa cần thiết.
2. Sau khi nhận được lệnh trưng dụng của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Thủ trưởng ngành có nhà bị trưng dụng và Uỷ ban hành chính địa phương phải nhanh chóng hướng dẫn, đôn đốc cấp dưới của mình đặt lợi ích chung của Nhà nước lên trên hết mà nghiêm chỉnh chấp hành lệnh trưng dụng, tạo mọi điều kiện cho cơ sở có nhà bị trưng dụng nhanh chóng thu dọn đồ đạc và giao lại nhà cho cơ quan mượn đúng thời hạn đã định trong lệnh trưng dụng.
3. Trường hợp cơ quan có nhà bị trưng dụng không chấp hành nghiêm chỉnh lệnh trưng dụng thì cơ quan được phân phối sử dụng nhà phải báo cáo ngay với Uỷ ban hành chính địa phương và mời cơ quan Công an đến lập biên bản báo cáo cho Bộ Nội vụ, đồng thời yêu cầu yêu cầu Uỷ ban hành chính địa phương và cơ quan Công an tạo mọi điều kiện để cơ quan có nhà bị trưng dụng thi hành nghiêm chỉnh lệnh trưng dụng đúng thời hạn đã quy định.
4. Đối với những nhà cửa bị trưng dụng, cơ quan có nhà bị trưng dụng và cơ quan được sử dụng nhà cũng phải ký hợp đồng và cũng có trách nhiệm như đã quy định ở điểm 3, Mục II trên đây.
IV- ĐỐI VỚI NHÀ CỬA Ở ĐỊA PHƯƠNG
Đối với những nhà cửa của các ngành Trung ương có ở địa phương mà địa phương cần mượn thì Uỷ ban hành chính địa phương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải báo cáo với Bộ Nội vụ để Bộ Nội vụ bàn bạc với các ngành giải quyết.
Đối với những nhà cửa thuộc quyền quản lý của Uỷ ban hành chính địa phương, trong trường hợp cần thiết, Bộ Nội vụ cùng bàn bạc với Uỷ ban hành chính địa phương để tạm mượn như đã nói ở Mục I trên đây và nếu các ngành ở địa phương giữ nhà không có lý do chính đáng thì ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng ra lệnh trưng dụng, như đã nói ở điểm 5, Mục II của chế độ sử dụng nhà cửa của Hội đồng Chính phủ.
Thông tư này thay thế Thông tư số 21/NV ngày 22-10-1965 của Bộ Nội vụ.
Tô Quang Đẩu (Đã ký) |