BỘ NỘI VỤ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 20-NV | Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 1965 |
Kính gửi: | - Các Uỷ ban hành chính khu, thành, tỉnh. |
Trước tình hình đế quốc Mỹ tăng cường chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc nước ta, Bộ đã có Thông tư số 09/NV ngày 3 tháng 5 năm 1965 hướng dẫn các địa phương về việc quản lý nhà cửa ở các thành phố, thị xã.
Trong những Chỉ thị số 75/TTg-CN ngày 30 tháng 6 năm 1965 và số 79/TTg-TN ngày 17 tháng 7 năm 1965 Thủ tướng Chính phủ cũng đã quy định nguyên tắc người thuê nhà đi sơ tán được trả lại hợp đồng để khỏi phải trả tiền thuê nhà, đồng thời nhấn mạnh trong tình hình hiện nay, Nhà nước phải tăng cường thống nhất quản lý để chủ động điều hoà việc sử dụng nhà cửa vào những nhu cầu cấp bách của sản xuất và chiến đấu.
Sau một thời gian thi hành các chỉ thị nói trên của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 09/NV của Bộ, các địa phương đã thu được một số kết quả bước đầu về công tác quản lý nhà cửa trong tình hình mới, nhưng đồng thời cũng còn gặp một số mắc mứu về chính sách cụ thể.
Để tăng cường công tác quản lý nhà cửa nhằm phục vụ tốt sản xuất và chiến đấu, Bộ bổ sung Thông tư số 09/NV và giải thích thêm một số điểm cụ thể như sau:
Các đơn vị đã có quyết định di chuyển hẳn khỏi thành phố, thị xã thì phải chấp hành nguyên tắc: chuyển được đến đâu phải giao lại nhà, đất cho cơ quan quản lý nhà, đất đến đó, không đợi chuyển hết mới giao.
Các đơn vị có trách nhiệm ở lại thành phố, thị xã để công tác và sản xuất cũng cần thu gọn việc sử dụng nhà cửa lại, nhất là đối với các nhà ăn tập thể, hội trường, câu lạc bộ v.v... để dôi thêm diện tích sử dụng cho những nhu cầu phân tán các cơ quan, xí nghiệp, phân tán kho hàng hoá và vật tư thiết yếu của Nhà nước. Ngay cả những đơn vị còn người ở lại và làm việc, trường hợp cần thiết cũng có thể tìm cách bố trí người ở và làm việc ở tầng trên, còn tầng dưới thì làm kho tạm thời (Bộ đã có Công văn số 2936 ngày 1 tháng 9 năm 1965 hướng dẫn).
Đồ đạc của người thuê nhà tuy được tạm thời gửi lại nhưng khi Nhà nước cần sử dụng những diện tích đó vào các nhu cầu cần thiết thì người thuê nhà phải tìm cách chuyển đồ đạc đi nơi khác. Trường hợp cấp bách, cơ quan quản lý nhà, đất có thể cùng với cơ quan công an hoặc chính quyền khu phố lập biên bản và thu gọn đồ đạc vào một chỗ để lấy nhà sử dụng ngay; sau đó báo cho người thuê biết.
Những nhà cho thuê của tư nhân mà diện tích cho thuê dưới 20m2 thì tuỳ thuộc sự thương lượng giữa bên thuê và bên cho thuê mà có sự giải quyết thoả đáng. Những diện tích nhà cho thuê của tư nhân từ 20m2 trở lên (kế cả trong tình hình sơ tán phòng không) vẫn phải do cơ quan quản lý nhà, đất giám sát việc sử dụng hay cho thuê, theo đúng điều lệ cho thuê nhà của Hội đồng Chính phủ.
Đối với cán bộ, công nhân viên chức, cần tích cực áp dụng đúng biện pháp thu qua các cơ quan, xí nghiệp nơi họ công tác, như đã quy định trong điều lệ cho thuê nhà của Hội đồng Chính phủ. Uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố cần lãnh đạo cơ quan quản lý nhà, đất và các cơ quan, xí nghiệp ở địa phương làm tốt công việc này để tránh thất thu cho Nhà nước.
Để tạo thêm điều kiện dễ dàng cho việc trả tiền nhà, người thuê nhà đi sơ tán có thể trả tiền bằng bưu phiếu, cước phí bưu điện do cơ quan quản lý nhà, đất chịu và được trừ ngay khi mua bưu phiếu để chuyển tiền.
- Nhà nào trước đây vẫn cho thuê thu tiền thì đơn vị mới sử dụng cũng phải tiếp tục trả tiền thuê và ký hợp đồng theo đúng điều lệ cho thuê nhà.
- Nhà nào trước đây do các cơ quan tự quản thì nay tuỳ theo tình hình cụ thể của địa phương mà chuyển hẳn sang áp dụng chế độ cho thuê thu tiền (theo giá tạm thời của Uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) hoặc Uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố xét và quyết định cho đơn vị mới mượn không phải trả tiền thuê nhưng phải ký hợp đồng mượn nhà và phải sửa chữa mọi chỗ hư hỏng xảy ra trong suốt thời gian mình sử dụng. Hợp đồng mượn nhà phải làm chặt chẽ; việc vi phạm hợp đồng mượn nhà sẽ bị xử lý như vi phạm hợp đồng kinh tế.
Vì vậy, trong khi chờ đợi Nhà nước chính thức ban hành giá tiêu chuẩn, các địa phưong cần tích cực nghiên cứu điều chỉnh dần những trường hợp giá quá bất hợp lý, nhất là đối với giá cho thuê quá cao ảnh hưởng đến khả năng đóng góp của cán bộ và nhân dân đi thuê nhà hiện nay. Trước khi tiến hành điều chỉnh cần lập phương án chung và lấy ý kiến của Bộ, để bảo đảm thực hiện chính sách giá được thống nhất và tương xứng giữa các địa phương với nhau.
9. Việc trả tỷ lệ tiền thuê cố định cho các chủ nhà trong diện cải tạo hiện nay thi hành như sau:
Những nhà nào vẫn thu được tiền cho thuê nhà thì cứ tiếp tục trả tiền tỷ lệ cho chủ nhà. Nhà nào chưa thu được tiền nhà thì chưa trả tiền tỷ lệ, nhưng để chiếu cố những chủ nhà đã già yếu hoặc có đông con nhỏ mà nguồn sống chính là là dựa vào tiền tỷ lệ thì cơ quan quản lý nhà, đất có thể ứng trước cho họ một số tiền để tạm chi dùng. Sau này khi thu được tiền nhà sẽ trừ vào tiền tỷ lệ của họ. Trong khi thi hành chủ trương này, cần làm tốt công tác tư tưởng cho các chủ nhà để họ thông suốt và vui vẻ chấp hành.
Riêng đối với những nhà cải tạo phải tháo dỡ thì chủ nhà không được hưởng tiền tỷ lệ nữa mà sau này chỉ có thể được trả một số tiền bằng từ 15 đến 50% giá trị còn lại của vật liệu sa thải sau khi trả phí tổn tháo dỡ.
Những nhà của tư nhân mà chủ nhà muốn xin phép tháo dỡ lấy vật liệu để sử dụng hoặc bán thì giải quyết như sau:
- Chỉ cho phép tháo dỡ những nhà tre, lá hoặc những nhà đã bị oanh tạc để lấy vật liệu đem về nơi sơ tán làm lại nhà khác. Khi đã dỡ thì phải dỡ cả ngôi nhà, không được dỡ nham nhở từng bộ phận làm ảnh hưởng không tốt đến trật tự, vệ sinh và bộ mặt của thành phố, thị xã.
- Đối với những nhà gạch còn sử đụng được thì không cho phép dỡ những mái tôn, cánh cửa, v.v... để đem bán hoặc dùng vào việc khác.
Trong giai đoạn hiện nay, nhà cửa ở các thành phố, thị xã giữ một vị trí quan trong trong việc phục vụ sản xuất và chiến đấu. Công tác quản lý nhà cửa giờ đây không những không giảm nhẹ đi mà trái lại còn phức tạp hơn và ngày càng có thêm nhiều khó khăn mới như thiếu nhà, thiếu vật liệu để sửa chữa, tiền thuê nhà lại bị thất thu nhiều... Do đó, để góp phần bảo đảm các yêu cầu của sản xuất và chiến đấu, Bộ đề nghị các Uỷ ban tăng cường chỉ đạo công tác quản lý nhà, đất nhằm bảo vệ tốt nhà cửa hiện có, cố gắng giảm bớt hững hư hỏng, thiệt hại đến mức thấp nhất, kịp thời điều hoà việc sư dụng nhà cửa để đáp ứng những yêu cầu cấp bách, và đưa các mặt công tác khác về nhà và sửa chữa nhà hư hỏng. Những cán bộ đã làm công tác nhà, đất càng được đi sâu chuyên trách, trừ trường hợp đặc biệt, nói chung không nên thuyên chuyển số anh em đó đi làm công tác khác. Mặt khác, cần tiếp tục bổ sung cán bộ và kiện toàn bộ máy nhà, đất ở những nơi quá yếu.
Thông tư này bổ sung và thay thế Thông tư số 09-NV ngày 3 tháng 5 năm 1965 của Bộ, trừ phần II của Thông tư số 09-NV nói về sửa chữa nhà cửa thì vẫn có giá trị thi hành. Mong các Uỷ ban thường xuyên báo cáo cho Bộ biết kết quả thi hành Thông tư này.
Ung Văn Khiêm (Đã ký) |
- 1 Thông tư 26-NV-1967 về việc giải quyết một số vấn đề cụ thể về nhà cửa ở các thành phố, thị xã sau khi địch oanh tạc do Bộ Nội vụ ban hành
- 2 Thông tư 07-NV-1967 giải thích và hướng dẫn Nghị định 25/CP-1967 về chế độ sử dụng nhà trong tình hình sơ tán, phòng không do Bộ Nội vụ ban hành
- 3 Nghị định 25-CP năm 1967 về việc ban hành chế độ sử dụng nhà cửa trong tình hình sơ tán phòng không do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 1 Thông tư 26-NV-1967 về việc giải quyết một số vấn đề cụ thể về nhà cửa ở các thành phố, thị xã sau khi địch oanh tạc do Bộ Nội vụ ban hành
- 2 Thông tư 07-NV-1967 giải thích và hướng dẫn Nghị định 25/CP-1967 về chế độ sử dụng nhà trong tình hình sơ tán, phòng không do Bộ Nội vụ ban hành
- 3 Nghị định 25-CP năm 1967 về việc ban hành chế độ sử dụng nhà cửa trong tình hình sơ tán phòng không do Hội đồng Chính phủ ban hành